Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (22)


Xem mục lục

Nếu bạn là bậc cha mẹ, hãy cứ hỗ trợ, hướng dẫn và bảo vệ cho con bạn tối

đa, nhưng quan trọng hơn là bạn hãy cho chúng không gian để chúng được sống

tự nhiên. Nhờ bạn mà chúng có mặt trong thế giới này nhưng chúng không phải

là vật sở hữu của bạn. Quan niệm cho rằng "cha biết điều gì tốt nhất cho con" có

thể đúng khi con bạn còn bé, nhưng khi trẻ dần lớn khôn thì điều đó ngày càng

trở nên không đúng. Khi bạn càng trông mong chúng nên sống theo cách bạn

mong muốn thì bạn càng rơi vào thói quen suy tư15 thay vì có mặt với chúng.

Không sớm thì muộn, chúng sẽ mắc phải sai lầm và sẽ có kinh nghiệm về khổ

đau như tất cả mọi người. Thực ra, khi nói chúng mắc phải sai lầm là ta nói từ

góc nhìn của bạn thôi. Đối với bạn thì chuyện đó là một điều sai lầm, nhưng đối

với chúng thì đó là một điều cần thiết mà chúng phải đi qua. Bạn hãy giúp cho

con cái của bạn, càng nhiều càng tốt, nhưng cũng nên hiểu rằng có lúc bạn phải

để cho chúng mắc phải những sai lầm trong đời sống, đặc biệt là khi chúng sắp

đến độ tuổi trưởng thành. Cũng có lúc bạn phải để cho chúng có kinh nghiệm về

khổ đau. Khổ đau có thể đến với chúng vì chúng đã làm một điều gì sai hoặc khổ

đau có thể đến với chúng mà không hề báo trước.

   Vậy, có phải là điều tốt khi bạn giúp con cái tránh được những khổ đau trong

đời sống không? Không. Vì làm như vậy, chúng sẽ không bao giờ khôn lớn và

trưởng thành; chúng sẽ dễ trở nên nông cạn, dễ tự đồng nhất mình với những

biểu hiện của hình tướng bên ngoài của đời sống. Hơn nữa, khổ đau có tác dụng

đưa chúng ta đi sâu hơn vào con đường tâm linh. Điều nghịch lý là đau khổ của

chúng ta xảy ra khi chúng ta vô thức tự đồng nhất mình với hình tướng, nhưng

cũng chính nhờ những khổ đau đó mà chúng ta giảm bớt sự đồng hóa mình với

hình tướng. Tương tự như thế, bản ngã là nguyên nhân gây ra cho bạn nhiều khổ

đau nhưng rốt cùng, chính khổ đau của bạn sẽ làm tiêu tan đi bản ngã ở trong

bạn, khi bạn nhận diện được niềm khổ đau ấy ở trong mình.

    Không sớm thì muộn, loài người tất yếu sẽ vượt thoát được khổ đau, nhưng

không nhất thiết phải theo cách mà bản ngã của bạn nghĩ. Một trong những cách

suy nghĩ sai lầm của bản ngã là "Tôi không nên chịu khổ như thế này nữa"16. Có

lúc cách suy nghĩ này được chuyển sang cho một người thân của bạn: "Con tôi

không nên chịu khổ như thế này". Ý tưởng đó, tự thân nó, đã làm cho bạn khổ

đau hơn. Vì khổ đau không phải là một điều vô ích, nó có một mục đích cao cả là

để tạo nên sự tiến hóa cần thiết trong nhận thức của con người và đưa bản ngã

đến chỗ diệt vong. Người chịu đóng đinh ở trên cây thập tự giá17 là một hình ảnh

điển hình. Nó đại diện cho tất cả mọi người, dù là đàn ông hay đàn bà. Bạn càng

cưỡng lại khổ đau thì quá trình hoại diệt của bản ngã ở trong bạn càng trở nên

chậm lại. Trái lại, khi bạn chấp nhận khổ đau thì quá trình hoại diệt ấy được tăng

tốc, vì lúc đó bạn cam chịu khổ đau một cách có ý thức. Bạn có thể chấp nhận

khổ đau đến với mình hay đến với người khác - như với con cái hoặc bố mẹ bạn.

Trong quá trình chịu khổ có ý thức, bạn sẽ có sự chuyển hóa. Ngọn lửa của khổ

đau sẽ trở thành ánh sáng của nhận thức ở trong bạn.

   Tuy bản ngã của bạn nói: "Tôi không nên chịu khổ", nhưng chính ý nghĩ này

làm cho bạn đau khổ hơn. Chống đối là bơi ngược lại dòng chảy của đời sống.

Chân lý chính là hãy chấp nhận niềm đau trước khi bạn có thể vượt thoát được

nỗi đau đó.

Xem mục lục