Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (22)


Xem mục lục

Trong Phật giáo Nguyên Thủy thì không có kinh điển nào diển giải bạo lực, nhưng các trước tác sau này có đề cập đến vấn đề này. Tại Sri Lanka, ngày trước gọi là Tích Lan, đã có sử biên niên ghi chép lại những hành vi của của vị vua Phật tử và sinh mệnh của Phật giáo từ khi được du nhập vào hòn đảo này từ năm 250 trước công nguyên. Một biên niên sử bằng tiếng Phạn về Tích Lan quan trọng nhất là Mahà-vamsa [lxxi]được trước tác bởi vị sư Đại thừa vào thế kỷ V hoặc VI sau công nguyên. Hơn một phần tư của tài liệu đề cập đến việc trị vì của vua Dutthagàmani, (Sinhala Dutugàmunu, 101-77 trước công nguyên), tôn vinh ngài là một trong những anh hùng vĩ đại nhất của Tích Lan, (phần đông người Tích Lan là Phật tử và là thành phần đa số trên đảo). Chương XXV có kể lại việc ông đánh bại Elàra, một tướng lảnh của Tamil không theo đạo Phật, ngưởi đã tấn công đảo từ Nam Ấn và cũng thiết lập một vương quốc ở phía bắc kéo dài được hơn 44 năm. Elảra là một người trị vì từ tâm mà còn che chở cho Phật giáo, nhưng sử Mahà vamsa lại kể rằng chính ông là mối nguy hiểm cho sự an nguy của Phật giáo trên đảo. Dutthagàmani nói rằng ông đấu tranh không phải là vì có niềm vui của sự thống trị mà chính vì muốn bảo vệ cho Phật giáo. Vì thế mà những hành vi của ông ta được coi gần như là thánh chiến trong lịch sử Phật giáo, dù việc này được coi như là một cuộc chiến phòng thủ.

Sử kể rằng để bảo vệ Phật giáo, quân đội của Dutthagàmani đã có các tăng sư tháp tùng và có di tích

của Phật giáo về gươm giáo. Tăng sư được khuyến khích cởi bỏ cà sa và thành chiến sĩ, và có người trở thành tướng lảnh. Sau khi đánh bại quân Tamil nhà vua buồn khổ về vô số cái chết mà ông gây ra -cũng giống như tâm trạng của vua Asoka đã làm sau khi việc bại trận của Kalinga- có những A La Hán là các sư đã được khai ngộ đoan chắc với ông là người chết không ngăn lối của ông vào thiên đàng. Họ nói: „Muôn tâu bê hạ, ngài đã gây thiệt mạng cho một nửa dân tộc, nhưng Phật tử đã tìm nơi lánh nạn, những người khác tuân theo ngủ giới. Phần còn lại là những người xấu xa với những quan điểm sai trái, họ chỉ cũng được coi như thú vật. Bằng nhiêù cách khác nhau, bệ hạ sẽ soi sáng lời giáo huấn của Phật, chính vì thế mà xin bệ hạ đừng bận tâm lo nghĩ.“[lxxii]

Đoạn sử này được viết ra mấy thế kỷ sau khi những biến động cố nhằm mô tả đúng vào lúc có những đe doạ mới từ Nam Ấn, đúng hơn nên được coi là nhằm suy nghĩ sai lầm khi cho rằng giết một người ác thì ít tội hơn một người đạo hạnh, giết một con người có chủ tâm thì tội nhiều hơn giết một thú vật. Trong mọi trường hợp thì nhà vua đã tìm phương cách sám hối về hành vi của mình bằng cách sống một cuộc đời hửu ích cho cộng đồng, trước khi tái sanh vào cỏi thiên đàng.

Thực ra, Dutthagàmani là người đầu tiên thống nhất lại hòn đảo, ngay cả biên niên sử có nói rằng không phải tất cả những người chống lại ông đều là ngưòi Tamil và ông đã phải chống 32 vị vua trước khi tới được vương quốc của Elàra từ cực nam.[lxxiii]Khi sử cố tô đậm lại mọi hành vi của ông chỉ đơn thuần là một sự phòng vệ Tích Lan và bảo vệ Phật giáo là điều phóng đại. Sử đồng hoá người Tích Lan là theo Phật giáo và những người Tamil là lực lượng đang đe doạ có lẻ chỉ là một sản phẩm của những thời kỳ về sau. Có việc pha trộn về văn hóa và sắc tộc từ thời sơ khai, những việc này suy tàn dần từ thế kỷ thứ V khi những nhà lãnh đạo của ba vương quốc nam Ấn độ thành công trong việc làm suy yếu ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội Ấn độ giáo tại nam Ấn và đe doạ đến sự ổn định chính trị của Tích Lan làm nãy sinh sự lo sợ về những khó khăn cho Phật Giáo.[lxxiv]Đã có quá nhiều cuộc xâm lăng tác hại đáng kể trên đảo từ các nưóc Nam Ấn do người theo đạo Hindu cực đoan vào thế kỷ V, IX, X, XI và XIII.

Thế kỷ XX tại Sri Lanka, có một cuốn sách lập luận về sư dính liú của tăng sĩ Phật giáo tới các vấn đề xã hội gây nhiều ảnh hưởng là cuốn Bhiksuwage Urumaya của Walpola Ràhula.[lxxv]Trong bối cảnh thuộc điạ, sách này nói về chủ nghiã dân tộc mang màu sắc tôn giáo và tinh thần ái quốc và mộ đạo của Phật tử Tích Lan. Sách cũng có đề cập đến hành vi của Dutthagàmani chống lại tướng Elàra, cuộc thánh chiến để nhằm giải phóng đất nước và tôn giáo khỏi gông kìm ngoại bang nhằm kềm hảm sự phát triển của Phật giáo.[lxxvi]

Từ lúc ấy thì chủ nghiả ái quốc và lòng mộ đạo của người dân Tích Lan được kết chặt vào nhau. Ái quốc trong tinh thần tôn giaó vào thời kỳ này làm tăng thêm sức mạnh cho tỳ kheo và cư sĩ vì coi việc giết người để giải phóng tôn giáo và đất nước không phải là tội ác nghiêm trọng.

Sử Mahà Vamsa kể rằng các đấng được coi như là A La Hán có nói những người Tamil bị giết không phải là người.[lxxvii]Ràhula nói đó là hoàn toàn đi ngược lại lời Phật dạy. Đối với chúng ta hiện nay, thật là khó mà xác nhận hay phủ định lời cuả các A La Hán sống vào thế kỷ II trưóc công nguyên đã có tuyên bố như thế hay không. Nhưng có một điều hiển nhiên là Mahàman Thera, tác giả của biên niên sử Mahàmàna Vamsa, sống vào thế kỷ thứ V sau công nguyên, đã ghi nhận điều này trong sử Mahà Vamsa.[lxxviii]Ông cho rằng điều này chỉ rõ các sư tăng có trách nhiệm trong thời kỳ này phải chấp nhận ý nghĩ như thế và coi rằng đó là một nghĩa vụ hy sinh khi dấn thân vào việc phục vụ cho xứ sở cũng giống như phục vụ cho tôn giáo.

Khi Richard Gombrich phỏng vấn những sư tăng người Tích Lan vào thập kỷ 1960, ông tìm ra rằng hầu hết, nếu không phải là tất cả, các sư tăng hầu như do dự chấp nhận quan điểm do Dutthagàmani đề xuất, vì họ nghĩ rằng không hề phủ hợp với đạo đức Phật giáo.Tuy nhiên, những khuôn mẩu này quá mạnh đến độ khó có thể bị phá vở những sự kiện lịch sử.[lxxix]

Khi các sư tăng được hỏi về đạo đức của vua Dutthagànmani trong chiến tranh, thì các câu trả lời có khác nhau đôi chút, nhưng tựu chung lập luận tiêu biểu là giết người Tamil là có tội, nhưng không quá trầm trọng, bởi vì mục tiêu chính không là giết người mà chính là cứu Phật giáo. Ông ta không hề có tâm địa giết người. Nhưng phải nói là ông ta không trả giá cho tội lỗi của mình là một điều sai.[lxxx]Chỉ có một vị sư nói rằng nhà vua sai lầm trong suy nghĩ của mình, khi cho rằng mục tiêu tối hậu của ông ta làm cho hành động của ông ta là đúng, thì đây là một điều sai. Chỉ có hai vị sư nói rằng vua không có tội. Một vị sư, dù tế nhị nhưng lại thẳng thừng, nói nhà vua không có tội khi giết ngưòi Tamil, khi họ có quan điểm sai trái. Vì thế giết người để cứu tôn giáo thì không sai. Người khác lại cho rằng giết người không có tội khi nhằm bảo vệ Phật giáo, đúng như Dutthagàmani làm.[lxxxi]

Từ năm 1983 Sri Lanka thường có nhiều tin liên quan đến nổi loạn đẩm máu giửa các chủng tộc, vì sự xung đột dữ dội giửa chính quyền và kháng chiến quân thật nhẩm tâm trong chiến đấu dành độc lâp cho Tamil tại vùng đông bắc của hòn đảo.[lxxxii]Sự xung đột giửa đa số người Tích Lan, mà họ chiếm đến 74% và người Tamil chỉ chiếm có 18 % dân số. Mục tiêu xung đột nhằm vào các vấn đề sử dụng ngôn ngử, các khu vực định cư cho nông dân và phân chia quyền lực cho địa phương. Ngôn ngử của Tích Lan chiếm ưu thế, những người nói tiếng Tamil cảm thấy bị thua thiệt trong vấn đề giáo dục và lao động trong chính quyền. Phương thức giải quyết định cư cho nông dân có dính liú tới phong trào của người Tích Lan trong các khu vực khô ráo, mà họ đã định cư từ thời sơ khai, làm bất quân bình dân số hiện nay với người Tamil trong các khu vực này. Việc tản quyển địa phương cho các khu vực của người Tamil được đặt ra nhằm giải quyết vượt qua các vấn đề kinh tế, mặc dù là các thành phần cực đoan luôn muốn tìm một nhà nước tự trị. Những căng thẳng bắt nguồn từ các vấn đề này càng lên cao trước những áp lực về dân số bộc phát lan rộng và thành quả tệ hại về kinh tế của xứ sở, mặc dù có nhiều kỷ lục tốt đẹp về y tế và giáo dục.

Xung đột mang tầm vóc tôn giáo. Đa số những người Tích Lan là Phật tử và Phật giáo là một thành tố quan trong trong bản sắc của họ. Thực ra, trong chiều dài lịch sử về tôn giáo tại hòn đảo này thì ngưòi Tích Lan đã đóng góp rất nhiều trong việc bảo tồn và phát huy Phật giáo Nguyên Thuỷ. Hầu hết người Tamil là ngưòi Ấn, nhưng tôn giáo không đưọc coi trọng như là một phần trong bản sắc văn hoá của họ. Phật tử Tích Lan tự coi mình như là một thiểu số đang lâm vào nguy hiểm khi bảo vệ truyền thống xa xưa của mình. Trong khi người Tích Lan chiếm đa số trong nước, những chuyện xâm lăng của quá nhiều ngưòi Tamil từ Nam Ấn gây cảm tưởng bất an cho họ. Juergensmeyer đã phỏng vấn một sư tăng lãnh đạo vào năm 1987. Vị sư này có nói về phương diện điạ lý thì Giáo hội Phật giáo Tích Lan quá nhỏ bé và mong manh như là một giọt nước hay một hạt cát trong đại dương mênh mông.[lxxxiii]Ít nhất đối với người Công giáo nước Anh thì việc tuởng tượng ra những kịch bản sau đây sẽ mang lại sự hiểu biết vấn đề tường tận hơn trong tâm trí họ. Nếu so sánh đảo Ái nhỉ Lan thuộc về nước Anh giống với Sri Lanka và các quần đảo Bắc Âu giống như các nước Đông Nam Á, thì các bán đảo theo đạo Thiên Chuá này sau một thời kỳ dài là một pháo đài kiên cố của Thiên chúa giáo, phải đối phó với châu Âu thế nào khi hầu hết trở thành Hồi giáo, việc này giống như Phật giáo gặp phải khi đối đầu với Ấn độ giáo tại Ấn, khi sự hiện diện của người Hồi vây quanh vùng Nam Á của nước Anh có thể gây nên nhiều nổi lo âu, đặc biệt là nếu ở đó đã có một lịch sử về sự xâm lăng của người theo đạo Hồi ở châu Âu. Hơn nửa, nếu đạo Thiên chuá dù cải biến thành đạo Tin Lành, chỉ hiện diện tại Anh và các nước Bắc Âu, có thể so sánh giống như Phật giáo Nguyên Thủy tại Tích Lan, thì mối lo âu lại càng tăng lên. Dĩ nhiên, sự so sánh tương tự với tình hình của Do thái giáo tại Isarel nơi mà lại một lần nửa cho thấy ngưòi ta cảm nhận rằng có một nhu cầu bảo vệ đất nước vì lý do tôn giáo.

Sau khi dành được độc lập tử người Anh vào năm 1948, Phật tử Tích Lan luôn tìm cách hồi sinh và phát triển văn hoá của mình sau thời kỳ thuộc địa. Họ cố vuợt qua những di sản của thực dân để laị khi đem lại tương đối cho người Tamil một thiểu số đặc quyền. Trong việc xây dựng chủ nghiã dân tộc dựa trên bản sắc Phật giáo và khi theo đuổi lý tưởng này thì họ dựa trên những nhận thức về nền văn minh Phật giáo Tích Lan và lại có những tác dụng tiêu cực là loại trừ những người Tamil không theo Phật giáo. Những giá trị của Phật giáo đã trở thành xáo trộn khi Phật giáo ngày càng được các tầng lớp dân chúng Tích Lan và cả nước xem như bản sắc. Trong khi sử Mahà-vamsa có ghi Đức Phật tiên tri rằng Phật giáo sẽ thịnh hành ở Sri Lanka. Điều này làm cho một vài người đã hiều lầm mà hổ trợ cho phong trào phục hồi lại toàn bộ và cho rằng chỉ có Phật tử giử vai trò lãnh đạo .[lxxxiv]Viễn tượng này đã đưa đến việc Phật tử lạm dụng vị thế đa số của mình và loại trừ người Tamil mà họ vẫn luôn nghĩ rằng mình còn là thiểu số đặc quyền. Chính khách người Tích Lan đã gây cường điệu tạo thu hút dư luận, họ lợi dụng tôn giáo để thủ lợi bằng cách tổng quát hoá các vấn đề chính trị.[lxxxv]Các đảng đối lập thường phản đối khi đảng cầm quyển không quan tâm đến các yêu sách của người Tamil. Cũng đã có những Phật tử chống lại việc này. Dù vậy, cả hai Đại hội Phật giáo Tích Lan và Tổng Hội Thanh Nìên Phật Tử Tích Lan đã thông qua nghị quyết yêu cầu chính quyền hủy bỏ hệ thống đảng phái.[lxxxvi]Sự chia rẻ giửa các tăng đoàn về các đường lối chính trị cũng không giúp được họ mặc dù có làn sóng dư luận chống lại việc này.

Nhưng đối với người cực đoan từ hai phiá, bao gồm cả những sư tăng đã biểu tình chống lại những nhượng bộ cho người Tamil, thì những người hoà diụ có thể giải quyết vần đề xung đột sắc tộc bằng cách nghiên cứu những quan tâm từ hai phiá và khuyến khích việc tha thứ cho nhau những sai lầm trong quá khứ. Trong những nổ lực nhằm bảo vệ Phật giáo, Phật tử Tích Lan cần phải quan tâm nhiều hơn nửa đến các vấn đề mà họ đang bảo vệ và nên ít chú trọng hơn những nhu cầu cho nội dung chính trị của vấn đề này. Nhấn mạnh lại giá trị Phật giáo về bất bạo động và khoan dung là việc cần thiết, xem đó như là một mô hình đa nguyên về chủ nghĩa dân tộc mang màu sắc Phật giáo.[lxxxvii]Tambiah chỉ rỏ rằng khi nhà nước chú trọng quá mức vào luật lệ Anh làm di sản, nhưng luât lệ này không thể tìm ra được những vấn đề đặt ra trước thời thuộc địa.[lxxxviii]Các vị vua trước thời thuộc điạ Anh đã dựa theo mô hình một giải ngân hà có một tâm điểm tương tác một cách năng động với các nước chư hâù hoặc các nhóm di dân vây quanh, mà không hề dựa trên một mô hình nhà nước cứng nhắc và độc quyền.[lxxxix]Ông cảm thấy rằng việc lý tưỏng hoá quá khứ xa xưa của Tích Lan đã đưa đến việc xem nhẹ thời trung cổ và trước thuộc địa mà thời đó đã có một nền văn minh đa nguyên và đa văn hoá mang đặc trưng Phật giáo.[xc]

Vào cuối thập kỷ 1990 chính quyền của bà Kumaratunga đã có nhũng đối thoại hòa diụ với người Tamil cực đoan và cố gắng đánh bại người Tamil theo phong trào kháng chiến Tiger. Tháng 11 năm 1997 bà đã đề ra kế hoạch lập ra một quốc gia với mô hình liên bang và điạ phương tự trị, đặc biệt là các lảnh vực an ninh, nông nghiệp và thuế vụ. Trong khi những người theo chủ nghĩa dân tộcTích Lan và các nhà sư nổi tiếng chống lại việc này, người ta vẫn hy vọng rằng sẽ đạt đến sự đồng thuận qua cuộc trung cầu dân ý để đánh đổi việc tổn thất ít nhất 50000 sinh mạng, quân phí lên đến một phần tư kinh phí chính phủ và nền kinh tế thành lụn bại qua thời gian.

Xem mục lục