Tu hành tất cả là Bala mật hết, như ngày hôm qua ông Hải ông nói, người khỏe mạnh thì cái gì ăn cũng được hết, mà mình cứ chọn lựa, pháp của mình sao nó nhỏ như vậy?
Đừng có tưởng thầy trách móc những người không tới đây, bởi vì thầy muốn họ tới để họ tập dợt tu hành, anh không tới bởi vì anh thế này, thế nọ. Thì đời sau anh không làm ông thầy được bởi vì người ta dạy cho anh mà anh không tới thì đời sau làm sao anh làm thầy được.
Có nhiều người họ nghĩ ngược lại, là thầy trách móc bởi vì họ không tới, nên nhớ người tu hành họ trách móc là vì người đó chớ không phải vì họ. Thầy mà trách móc vì thầy thì thầy gây nghiệp nữa phải hông? Thầy trách móc là vì người đó, thầy thấy uổng quá, chuyện đơn giản như vậy mà làm không được mà anh làm là anh hưởng chớ thầy hưởng đâu?
Vấn đề là mình phải tận dụng cuộc đời mình, tất cả mọi thứ đều là bala mật hết, từ ăn uống cho tới nói chuyện, cho tới uống cà phê ngoài kia, tất cả mình phải làm nghiêm chỉnh, bởi vì tất cả đều là Ba la mật hết. À, mình làm tới đâu mình hưởng tới đó. Mình làm tới đâu thì biến thành vàng tới đó, còn bây giờ mình nói chỉ có nhà tôi là vàng còn cả thế giới vũ trụ này không có chỗ nào vàng hết thì uổng cho mình. Tu là thầy hay nói vậy, tu là tu toàn bộ, đồng bộ tất cả mọi thứ hết mà một lỗi nào đó nó không chỉ có lỗi đó, mà lỗi đó nó xảy ra toàn bộ.
Ví dụ như bây giờ không tới đây chẳng hạn, có những ông biết mà không chịu tới, không phải là có lỗi với thầy đâu, mà quan trọng là có lỗi với Pháp, mà khi có lỗi với Pháp thì ông không thể tương ưng với Pháp được, rồi ông có lỗi với chúng ở đây nữa, phải hông? Trách nhiệm của ông là trách nhiệm với chúng này nữa, thầy chỉ là chuyện nhỏ thôi, cho nên mình có một lỗi là mình có tất cả các lỗi, thành ra mình phải thấy tu hành là vậy đó.
Và người ta xét qua cái hành động của mình để người ta xét coi cái trí của anh tới đâu? Chớ đừng có tưởng ngồi đó mà nói dóc tánh là thế này, thế nọ đâu. Cái tánh nó biểu lộ trong các hành động của anh đó, cái nghiêm túc của anh với đời sống chớ đừng có nghĩ là tôi không có lỗi gì với ông tôi không thích là tôi không tới.
Trước hết là có lỗi với thầy, thứ hai là có lỗi với chúng này, và thứ ba quan trọng nhất là ông có lỗi với Pháp, anh có lỗi với Pháp thì Pháp nó không đến anh được, còn anh không có lỗi với Pháp thì Pháp nó chảy qua mình y như dòng sông nó chảy vậy thôi.
Thành ra mình tự ngăn chặn mình mà mình không hiểu, cái vô minh lớn lao nhất của mình là mình tự ngăn chặn mình.
Thầy đã nói rất rõ trong những buổi đầu tháng, phải mở ra những cái cửa phòng nào mà mình không thích, mình cứ mở ra đi đó là kho tàng của mình. Như tụng kinh, mình không khoái tụng kinh, thầy nói rất rõ chuyện trong kinh là chuyện người ta đã làm hai ngàn rưỡi năm nay rồi. Mà tông phái nào cũng làm hết, có tông phái thì dùng chuông mỏ, có tông phái không dùng, mà khi nói tụng kinh thì ông không tụng thì làm sao? Kinh là lời Phật anh không tụng là anh coi thường lời Phật, đầu óc mình kém suy nghĩ cho nên mình có tà kiến trong rất nhiều vấn đề.
Một người ở đời gọi là khá khá, cao cao thì nó phải có đầy đủ các đức tin phải hông? Nếu bây giờ anh giàu mà anh tầm bậy tầm bạ anh xài phí, thì người ta cũng kêu anh là thằng ăn chơi thôi chớ người ta đâu có nễ anh. Còn những người giàu như Bill Gate chẳng hạn làm việc có trách nhiệm, đó người ta mới nễ anh, thành ra người cao cấp là nó đầy đủ tất cả những đức tính, nếu mà anh ăn chơi sa đọa thì ai nễ anh, anh nghiêm chỉnh trong món đồ anh làm ra mà cuộc đời anh cũng rất nghiêm chỉnh, thậm chí anh tới 40 tuổi rồi anh mới nghĩ tới chuyện lấy vợ, anh lựa một cô anh ưng ý nhất trong đám nhân viên của anh, vừa thông minh, vừa con mắt của anh, chớ anh làm tỷ phú từ lâu mà anh có ăn chơi gì đâu? Mình không truy ra thôi chớ anh đối với cha mẹ như thế nào, rồi với thầy cũ như thế nào… Nhưng ông thánh nó còn đầy đủ và cao cấp hơn nữa.
Cho nên mình phải thấy Phật giáo gọi 84000 pháp môn là vậy đó. Cái gì cũng là Ba la mật hết, mình sẽ thấy, quét nhà, bơm nước… Tất cả đều là Ba la mật đơn giản như kinh điển nói là: “Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”, anh cứ phụng sự chúng sanh để cúng dường chư Phật đi. Bao nhiêu người đây bao nhiêu chuyện đây, bao nhiêu cái này, cái nọ đó là những cơ hội bằng vàng của mình. Tu hành là phải biết như vậy, đó là cơ hội bằng vàng. Bây giờ tới khi nó biến thành vàng mình phải tin như vậy, nó là cơ hội bằng vàng của mình, thành ra phải tận dụng khai thác cái tiềm năng của mình.
Không phải cứ ngồi đọc cuốn kinh rồi nói tôi hiểu cái này, tôi hiểu cái kia chừng đó có giỏi lắm thì mới trí tuệ Ba la mật thôi. Còn từ Ba la mật, chân thật Ba la mật… Thầy nói vậy chớ nói một lời chân thật không phải dễ, như buổi học này có anh nào đó không tới, khi hỏi anh, anh sẽ nói dối liền phải hông? Anh nói bởi vì con bận như thế này, như thế nọ.
Bởi vì mình không nói lời chân thật, chính vì mình nói dối nhiều cho nên khi tụng kinh mình không thấy ép- phê gì hết. Vì cái miệng mình nó hư rồi, khẩu nghiệp nó hư rồi. Thật sự ra vì mình phá hư cái khẩu nghiệp của mình rồi cũng như thầy hay nói mấy thằng hay chửi thề lung tung như vậy, nó tu nó trì chú không được, bởi vì ống loa đã bị nhét bùn rồi, bây giờ làm sao ra được?
Thành ra mình phải thấy mỗi ngày là một ngày bằng vàng, bởi vì mình có rất nhiều cơ hội mà cơ hội nào cũng bằng vàng hết, nếu trước một tình huống mà anh biết xử lý và anh làm cái hạnh cở nào thì anh sẽ ở cấp độ Bồ tát cở đó, vậy thôi.
Ví dụ, ngài Thích Quảng Đức lúc đó ông bức xúc, trước đó ông không nghĩ tới tự thiêu, nhưng ông xử lý bằng cách tự thiêu, là ông nhảy lên vài cấp như thường, dù chết sớm nhưng ông vẫn nhảy lên vài cấp, bởi vì nó như vậy, nó có nhân quả, không có một sự hy sinh nào vì đạo pháp mà làm cho anh bị tuột cấp. Tuột xuống thì ai dám tu?
Đó là một cơ hội cho nên đức Thích Ca mà ngài vượt qua bảy tám kiếp gì đó, bởi vì ngài thấy một vị độc giác Phật đang ngồi thiền, ngài đứng ngài chấp tay, ngài đứng luôn cả mấy ngày trường, trong kinh điển nói chỉ có mấy ngày đó mà ngài vượt qua mấy kiếp vậy đó, thành ra mình đừng có coi thường cái gì hết.
Mình là chúng sanh thì mình coi thường tất cả mọi sự, còn người biết tu hành là trân trọng tất cả mọi sự. Đừng có coi thường việc thắp nhang hay là gì đó, anh không coi thường cái đó, anh sẽ thấy giá trị cuộc đời này kinh khủng lắm, bởi vậy cho nên nói đời người đáng quý là vậy. Có khổ là mình cứ hay nghĩ tà kiến không hà, nhiều khi thấy ông đó ổng tới, thầy nhắc một hai lần thôi.
Bên Thiên Chúa giáo cái đức quan trọng nhất của Thiên Chúa giáo là biết vâng lời, mà ở đời này ông thấy ông mời anh tới để tụng kinh mà anh không tới thì anh là cái gì? Đâu phải ông thầy cần anh tới đâu? Chẳng qua là tôi thấy anh mất đi gia tài lớn nên tôi mời anh tới, tôi giảng giải rất là uổng mình không biết gì hết, rồi mình đem tâm nhân ngã, ta người, ờ ông thầy ông mời chắc là ông cần mình lắm đây, mà tôi không thích ông thầy cái điểm nào đó, tôi không tới, tôi ỏng ẹo kiểu đó rồi làm sao tu hành, vị pháp vong thân mà bây giờ ỏng ẹo rồi làm sao mà tu?
Mà anh đối xử bất công với bất kỳ một người nào thôi, kể cả người ăn xin đi nữa thì pháp của anh cũng bị sứt mẻ liền, chớ còn đừng nói tới một ông thầy, ông thầy ông nói anh tới mà anh không tới thì sức mẻ cái pháp của anh ghê lắm. Đối xử bất công đối với một con gà thôi là anh đã bất công với một phần pháp rồi, trong khi tu hành làm sao mình tương ưng với tất cả pháp, tương ưng với sự thật, tương ưng với tất cả mọi thứ.
Đừng có nghĩ thầy la mà mấy ông không vừa ý thầy, thầy la là vì mấy ông, thầy thấy uổng quá, cuộc đời mình xái phí quá, bởi vì mình không biết cơ hội là cái gì, bởi vì một ngày như mọi ngày, ngày nào cũng là cao điểm hết, ngày nào cũng đưa tới cái chức vô địch hết, anh chỉ cần sút một cái là anh vô địch!
Mình sống làm sao vài ngày của cuộc đời cũng phải bằng vài kiếp, chớ giởn chơi đâu, chỉ cần vài ngày thôi nó đi vài kiếp hà.
Đó nó như vậy đó, cho nên bày đặt ra cái chuyện sinh nhật đồ thầy đâu có ưa, mệt thầy nữa, nhưng mà thầy phải làm bởi vì đó là ý muốn của chúng, mà ý muốn đó thì mình lợi dụng cơ hội để mình làm tốt đẹp. Chớ nói thẳng ra càng đông người chừng nào thầy càng ăn ít chừng đó bởi vì đông người thầy ăn không được, thói quen vậy đó. Chỉ ăn đủ sức cho một ngày đó thôi. Thành ra càng tổ chức chừng nào thầy càng mệt chừng đó, nhưng mà người ta cho mình thì mình phải nhận mặc dù mình không muốn nhận. Phải kham nhẫn, nhẫn nhục Ba la mật chớ vui vẻ gi đâu?
Rồi mình mới lợi dụng cơ hội đó mình đem lại cho người ta một chút lợi ích nào đó, bữa đó mình ngồi lại phải nói tệ lắm là 15 phút, giảng pháp cho họ thì đó là gia tài của mình. Mình đem lời về cho mình, muốn lời thì phải cực chớ.
Mình phải biết làm lời cho mình trong bất kỳ trường hợp nào, tu hành là vậy, nhiều khi không thích cũng phải làm nữa không thích mà phải làm là tu nhẫn Ba la mật.
Chánh kiến là mình biết, luôn luôn mình thấy cơ hội, cũng như ông nhà giàu, ông dòm đâu ông cũng làm ra tiền hết.
Nhìn cây thì nhìn thấy tiền, còn mình thì không lưu ý, cho nên mình không thấy cơ hội. Một ngày mình nó quý giá cho nên trong kinh mới có nguyện: “Trú dạ thời hằng kiết tường”, ngày đêm gì cũng là đầy cơ hội tốt lành hết, tại mình không biết xài, cho nên người ta bày cho anh những sân chơi nhiều sân chơi, càng bày thầy càng mệt chớ gì đâu?
Có khổ là các anh không biết, phước của thầy là bày ra sân chơi còn anh có chịu lấy phước của anh hay không là chuyện của anh. Như vậy, nếu mà mình biết thì mình làm cái gì cũng là Ba la mật hết, mà Ba la mật thì càng ngày là vàng, vàng một chập thì thành Phật. Còn như thầy sơ sơ thì sơ sơ thôi. Thành ra cuộc đời này nó kinh khủng lắm, giây phút nào cũng là giây phút bằng vàng hết.
Tu hành thì mình phải tu toàn bộ, không có tu riêng cái gì hết, thiền định không thì không đủ, một cái trí huệ không thì không đủ, phải có cả bố thí, nhẫn nhục, nói theo mười Ba la mật phải chân thật, phải từ Ba la mật… mà một cái như vậy nó triệt hạ những cái khác, như mình có tâm từ thì tâm nhân ngã cái ta của mình nó sẽ tiêu lần lần, chớ không cần gì thiền định hết.
Thí dụ như trong chúng lục hòa ở với nhau vậy là: thân hòa đồng trú, thân thì cùng ở với nhau, rồi khẩu hòa vô tranh, miệng mình đừng có nói những lời tranh cãi, tranh luận với nhau, rồi kiến hòa đồng giải, mình có được cái thấy như thế nào thì mình đưa ra để mình cùng hiểu nhau. Đó chỉ lục hòa là nó tới đâu cũng thành hết, chớ đâu có nói một mặt thôi đâu. Mình sống như vậy thì cái ta của mình nó lần lần nó hết, tu là tu như vậy đó chớ không phải ngồi thiền, đọc kinh mà tìm trí huệ thôi, không phải, tu là trong chuyện thường này nè. Thầy nói tài liệu thì ai cũng đầy mà giỏi hay dỡ là do ăn thua học.
Đối với Phật giáo thì anh bình đẳng với tất cả mọi cái, chẳng qua là anh không thấy thôi, mình bình đẳng với tất cả tài liệu của trần gian này, anh nào cũng có mắt tai mũi lưỡi thân ý, bình đẳng hết, chẳng qua là mình không khéo thôi.
Thí dụ như ngài Lục Tổ Huệ Năng khi Ngũ Tổ đưa ngài đi ngài nói: “Ngươi khéo hộ trì” thầy nói cái chữ khéo đó rất là kinh khủng bởi vì chỉ có một vị Bồ tát mới khéo được thôi, khéo là không bỏ lỡ cơ hội nào hết, cho nên giây phút nào cũng là giây phút bằng vàng hết. Đơn giản vậy thôi mình không khéo, như bà mẹ thầy nói ở chùa này nhìn ra chỗ nào cũng đẹp hết. Có khi mình thích ngồi bên đó thôi mình không thấy đẹp cả chùa này. Mình chọn một chỗ thành ra uổng. Cho nên tu hành Phật giáo là phải khéo, phải biết quý trọng một ngày của mình.
Tu hành là phải biết lợi dụng từng giây từng phút một là vậy đó, thành ra đức Đạt Lai, Lạt Ma ngài nói: “Ích kỷ thông minh”, bởi vì mình tu là mình tu cho mình chớ tu cho ai? Còn người đời ích kỷ mà không thông minh còn hại mình nữa.
Thầy nghe ông Hải cùng đoàn qua Thốt Nốt là tạo phước cho ổng, nhưng có giao lưu thì có tạo phước, nhiều khi mình không muốn đi nhưng mà lâu lâu cũng phải đi, chớ như vậy nó ích lợi cho nhiều người. Có người cũng nói đi làm chi cho nó mệt… nhưng mà họ có dỡ thì mình đi giao duyên.
Thành ra mình đi có một hai người ích lợi là đủ rồi, đi như vậy là tu là bố thí thời gian, sức lực và pháp mà mình biết. Còn ai nhận hay không thì tôi không biết. Trí huệ phước đức về phần tôi, còn không nhận là chuyện của ông.
Trong bố thí Ba la mật còn có xả Ba la mật, mình phải coi ông đó ông khen tôi thì tôi nói, còn ông này ông chê tôi thì tôi không nói, xả là phải thấy mình bình đẳng không thân sơ với ai hết.
Tu hành là trong từng giây phút một phải Ba la mật hết, cho nên mình nói bình đẳng nhưng mà mình tới những nơi ai khen mình, còn chê mình thì mình không tới.
Mình lấy lý do là thế này thế nọ, cái con ma ý thức nó lấy lý do hay lắm, dựa theo Phật pháp để làm lý do nữa, con người mình nó kinh khủng lắm.
Anh tới đó anh cứ bố thí pháp vậy thôi, không phải vị nễ tôi tôi mới tới, còn coi thường tôi là tôi không tới, tu pháp xả không được. Ba la mật càng ngày nó tương ưng với tánh, mà tánh thì không có chuyện thương ghét, thích hay không thích trong này.
Thành ra từng chút một, chút một, càng ngày mình càng tương ưng với tánh, cho nên nói : “Xứng tánh tác Phật sự” là vậy.
Khổ cái Phật sự mình không làm nổi mà mình làm ma sự hà, ai thích tôi thì tôi tới, không thích tôi không tới là ma sự chớ gì nữa?
Cho nên Tây Tạng nói cái thấy chưa đủ phải thiền định và hạnh, nhất là hạnh, nó mới bẻ gãy tất cả những hạnh chúng sanh của mình.
Tánh Hải Kính ghi
Tên thường gọi: Chùa Phi LaiChùa tọa lạc tại phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. ĐT: 061.821019. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa do HT Thích Diệu Tâm,
Thiền sư Dogen (Đạo Nguyên) viết trong Kinh Núi và Sông:"Dòng sông không mạnh cũng không yếu, không ướt cũng không khô, không chảy cũng không dừng, không lạnh cũng không nóng,
Bạch thầy con thấy mình sống trong cái chùa này đây tất cả không gian này, mình thấy có tách biệt thầy với mình, với mọi cái, nhưng mà mọi cái đều
Thiền Sư Minh Châu Hương Hải(1628-1715) là một tác giả văn học Phật giáo thời Hậu Lê. Ngữ lục cho biết sư biên soạn, biên dịch được 20 tác phẩm. Hầu hết
Khái Quát về bịnh Alzheimer Alzheimer là ai? Alois Alzheimer là một y sĩ người Ðức, vào đầu thế kỷ 20 (1907) ông ta là người đầu tiên phát hiện ra bịnh
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt