Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM CHUYỂN BÁNH XE BẤT THỐI THỨ 56
(Kinh Ma Ha Bát Nhã ghi: Phẩm Chuyển Bất Chuyển).

            KINH: Lại nữa Tu-bồ-đề, Ác ma đi đến chỗ Bồ-tát, muốn phá hoại tâm Bồ-tát, nói rằng: “Nhất thiết trí với hư không, không có tướng gì; các pháp cùng với hư không, không có tướng gì. Trong các pháp hư không, “không”, không có tướng gì ấy, không có được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng không có chẳng được. Các pháp ấy đều như hư không, không có tướng gì, ngươi luống chịu siêng năng khổ nhọc; Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà ngươi được nghe nói đều là ma sự, chẳng phải Phật nói, ngươi nên phóng xả tâm nguyện ấy, ngươi chớ suốt ngày đêm chịu sự không an ổn, lo khổ, đọa ác đạo”. Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn ấy khi nghe lời chê trách đó nên nghĩ như vầy: Đó là việc ác ma phá hoại tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của ta. Các pháp tuy như hư không, không có gì của chính nó, tự tướng không mà chúng sanh

* Trang 508 *
device

không biết, không thấy, không hiểu, ta đem nghĩa lý các pháp như hư không, không có gì của chính nó, tự tướng không với đại thệ nguyện trang nghiêm, được trí Nhất thiết chủng, vì chúng sanh nói pháp ấy, khiến được giải thốt, được quả Tu-đà-hồn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán, đạo Bích-chi Phật và Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát từ khi mới phát tâm lại đây nghe pháp như vậy nên kiên cố tâm mình, không động không chuyển. Bồ-tát đem tâm kiên cố, tâm không động không chuyển ấy tu sáu Ba-la-mật sẽ vào Bồ-tát vị.
            Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, vì không động chuyển nên gọi là chẳng thối chuyển, động chuyển cũng gọi là chẳng thối chuyển?
            Phật dạy: Không động chuyển (asaṃhīraṃ asankuppaṃ) nên gọi là chẳng thối chuyển, động chuyển nên cũng gọi là chẳng thối chuyển.
            Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, tại sao không động chuyển nên gọi là chẳng thối chuyển, động chuyển nên cũng gọi là chẳng thối chuyển.
            Phật bảo Tu-bồ-đề: Nếu Bồ-tát đối với Thanh-văn, Bích-chi Phật địa không động chuyển nên gọi chẳng động chuyển. Nếu Bồ-tát đối với Thanh

* Trang 509 *
device

-văn, Bích-chi Phật địa động chuyển nên cũng gọi là chẳng thối chuyển.[1]
Tu-bồ-đề do hành, loại, tướng mạo ấy nên biết ấy là tướng của Bồ-tát chẳng thối chuyển. Do hành, loại, tướng mạo ấy nên ác ma không thể phá hoại tâm Bồ-tát, khiến lìa Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát chẳng thối chuyển, nếu muốn vào Sơ thiền, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền cho đến diệt thọ tưởng định liền được vào.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát chẳng thối chuyển, nếu muốn tu bốn niệm xứ, cho đến tám thánh đạo phần, không, vô tướng, vô tác, tam-muội cho đến năm thần thông liền tu được. Bồ-tát ấy tuy tu bốn niệm xứ cho đến năm thần thông, nhưng không thọ quả bốn niệm xứ; tuy tu các thiền, không thọ quả các thiền, cho đến không thọ quả diệt thọ tưởng định, không chứng quả Tu-đà-hồn cho đến không chứng đạo Bích-chi Phật. Bồ-tát ấy cố vì chúng sanh mà thọ thân, theo chỗ thích ứng mà làm lợi ích cho họ. Tu-bồ-đề, do hành, loại, tướng mạo ấy nên biết ấy gọi là Bồ-tát chẳng thối chuyển.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát chẳng thối chuyển ấy thường nhớ đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác trọn không lìa tâm Nhất thiết trí nên không quí sắc, không quí tướng, không
 

[1] T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 13, tr. 88a5-19: Tu-Bồ-đề thưa hỏi: Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ-tát không thoái chuyển gọi là A-duy-việt-trí, thoái chuyển gọi là A-duy-việt-trí phải không? Phật đáp: Không thoái chuyển là A-duy-việt trí, thoái chuyển cũng gọi là A-duy việt-trí:
Tu-Bồ-đề hỏi: Bạch Thế Tôn! việc ấy thế nào? Phật đáp: Từ địa vị A-la-hán, Bích-chi-phật có thoái chuyển là A-duy-việt-trí, từ A-la-hán, Bích-chi-phật mà không có thoái chuyển mới gọi là Bồ-tát thoái chuyển. Này Tu-Bồ-đề! Do hình tướng và hành động đầy đủ, biết đó là Bồ-tát không thoái chuyển.
T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra- 大般若波羅蜜多經), quyển 449, tr. 264c20-265a3: Thiện Hiện! Bồ-tát ma-ha-tát này từ sơ phát tâm đã nghe pháp đây, nơi tâm kiên cố không động không chuyển. Nương tâm kiên cố không động không chuyển thường tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tịnh lự, bát-nhã ba-la-mật-đa. Do sáu thứ Ba-la-mật đa này, tùy từng phần viên mãn. Ðã vào Bồ-tát Chánh tánh ly sanh, lại chánh tu hạnh bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tịnh lự, bát-nhã ba-la-mật-đa. Do đây được trụ bậc Bất thối chuyển. Vậy nên ác ma dù làm các thứ phương tiện để thối hoại, mà không thể thối tâm đại Bồ đề mà Bồ tát đã phát.
Thiện Hiện! Bồ-tát ma-ha-tát này vượt các bậc Thanh-văn, Ðộc-giác, tất cả ma sự không thể Thoái chuyển sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nên gọi là Bất thối chuyển. Xa lìa tất cả sở chấp hư vọng phân biệt các pháp, Nhị thừa địa cũng gọi là Thối chuyển. Nên Bồ tát đây có hai tên gọi, không phải như các địa vị khác chỉ gọi là thối chuyển.

* Trang 510 *
device

quí Thanh-văn, Bích-chi Phật, không quí Thí ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật; không quí bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, không quí bốn niệm xứ cho đến tám thánh đạo phần; không quí mười trí lực cho đến mười tám pháp không chung của Phật, không quí sự nghiêm tịnh cõi Phật, không quí sự thành tựu tuệ giác cho chúng sanh; không quí việc thấy Phật, không quí việc gieo trồng thiện căn, vì sao? Vì hết thảy pháp tự tướng không, không thấy pháp gì có thể qúi có thể sanh tâm quí, vì sao? Vì hết thảy pháp cùng với hư không, không có gì của chính nó, tự tướng không.[1]
Tu-bồ-đề, Bồ-tát chẳng thối chuyển thành tựu tâm ấy đối với bốn oai nghi của thân ra vào, đến đi, ngồi nằm, đi ở, nhất tâm không loạn. Này Tu-bồ-đề, do hành, loại, tướng mạo ấy nên biết ấy là Bồ-tát chẳng thối chuyển.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát chẳng thối chuyển nếu ở nhà dùng sức phương tiện vì lợi ích cho chúng sanh nên thọ năm dục, bố thí cho chúng sanh, cần ăn cho ăn, cần uống cho uống, áo chăng đồ nằm cho đến đồ cần để nuôi sống đều cấp cho cả. Bồ-tát ấy tự mình tu Thí ba-la-mật, dạy người tu thí, tán thán việc tu thí, hoan hỷ tán thán người tu Thí ba-la-mật, tu Giới ba-la-mật cho đến Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy. Tu-bồ-đề, Bồ-tát chẳng thóai chuyển khi ở nhà có thể đem
 

[1] T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 13, tr. 88a19-26: Lại nữa, Tu-Bồ-đề! Bồ tát không thoái chuyển thường nghĩ tới đạo, không xa lìa đạo, không tham hình sắc, thân tướng, chỗ ở, sáu pháp Ba-la-mật, bốn Tâm vô lượng, bốn không định. Thần thông, mười Lực, mười tám pháp Bất cộng, cũng không tham cõi Phật; không tham việc giáo hóa chúng sanh, không tham thấy Phật, không tham căn lành. Vì sao? Vì đối với không, không có pháp, không có chấp, không thấy, hoàn toàn không. Pháp không tướng làm sao có thể tham được. Vì sao? Vì tướng của các pháp, các việc có không hoàn toàn đều là không. 

* Trang 511 *
device

trân bảo đầy cõi Diêm-phù-đề thí cho chúng sanh, cho đến đem trân bảo đầy cả ba ngàn đại thiên thế giới thí cho chúng sanh; cũng không tự vì tu phạm hạnh,[1] không lấn ép khảo đánh người khác khiến họ ưu não. Tu-bồ-đề, do hành, loại, tướng mạo ấy nên biết ấy gọi là Bồ-tát chẳng thối chuyển.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, chẳng thối chuyển là vị thần cầm kim cương thường theo dõi Bồ-tát nguyện rằng: Bồ-tát ấy sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, ta thường theo dõi, cho đến vị thần ngũ tánh cầm kim cương thường theo thủ hộ. Vì thế nên hoặc trời hoặc ma, hoặc phạm, hoặc các kẻ có sức lớn ở thế giới khác, không thể phá hoại tâm Nhất thiết trí của Bồ-tát ấy, cho đến khi Bồ-tát ấy được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Này Tu-bồ-đề, ấy gọi là tướng chẳng thối chuyển của Bồ-tát.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát thường đầy đủ năm căn (pañcedriya) là tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, ấy gọi là tướng chẳng thối chuyển.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát chẳng thối chuyển là bậc thượng nhơn, chẳng phải hạ nhơn.

            Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, Thế nào là thượng nhơn?
 

[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 449, tr. 265c7-9: Thiện Hiện! Bồ-tát ma-ha-tát hiện ở cư gia, mà thường tu phạm hạnh, trọn không thọ dụng các cảnh diệu dục. Tuy hiện nhiếp thọ nhiều thứ của báu, mà đối trong ấy không khởi nhiễm đắm.
 

* Trang 512 *
device

Phật bảo Tu-bồ-đề: Nếu Bồ-tát nhất tâm tu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác tâm không tán loạn, ấy gọi là thượng nhơn. Do hành, loại, tướng mạo ấy nên biết ấy là tướng chẳng thối chuyển.
            * Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát chẳng thối chuyển nhất tâm thường niệm Phật đạo; không làm chú thuật, hòa hợp thuốc thang, không chú thuật quỷ thần khiến nhập vào trai gái để hỏi việc lành dữ, trai gái, bỗng lộc, thọ mệnh dài ngắn, vì sao? Vì Bồ-tát ấy biết các pháp ấy tự tướng không (svalakṣaṇa śūnyatā), vì không thấy tướng các pháp nên không làm việc nuôi sống một cách tà vạy, mà làm việc nuôi sống một cách thanh tịnh. Này Tu-bồ-đề, do hành, loại, tướng mạo ấy nên biết ấy gọi là tướng của Bồ-tát chẳng thối chuyển.
            LUẬN: Lại có tướng của Bồ-tát chẳng thối chuyển là nếu ác ma nghĩ rằng: Nhất thiết trí (sarvajña) với hư không bình đẳng. Nhất thiết trí có các danh tự hoặc gọi Nhất thiết trí, hoặc gọi Nhất thiết chủng trí, hoặc gọi Vô thượng đạo, hoặc gọi vô lượng Phật pháp, hoặc gọi bồ-đề, đều là danh tự của Nhất thiết trí. Trong đây nói Nhất thiết trí nên biết là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Hết thảy Bồ-tát đều nguyện muốn được Nhất thiết trí, ma đi đến muốn phá hoại nói rằng: “Nhất thiết trí ấy trống không, không có gì của chính nó, chỉ các sư dối người vậy thôi, như hư không không có gì của chính nó, không sắc, không hình, không thể

* Trang 513 *
device

biết, Nhất thiết trí cũng như vậy. Thế nên nói cùng với hư không bình đẳng. Các pháp là các pháp trợ đạo giúp đưa đến trí Nhất thiết chủng như sáu Ba-la-mật v.v… pháp ấy cũng không. Trí Bát-nhã không, không có tướng gì của chính nó, các pháp chỉ có danh tự, không có thật sự. Ở trong đó không có người được Nhất thiết trí, không có đi đến Nhất thiết trí (sarvajña), không có trợ đạo. Ngươi chỉ luống chịu cay đắng. Thầy ngươi thường dạy ngươi xa lìa ma sự, nhưng Nhất thiết trí chính là Ma sự, vì sao? Vì bỏ Niết-bàn mà thủ lấy sanh tử. Các kinh ngươi nghe trước đó hoặc nghĩa lý về sáu Ba-la-mật, đều chẳng phải Phật pháp, đều do người tạo ra, nay ngươi hối hận gấp, bỏ tà tâm ấy; nếu không bỏ, suốt ngày đêm chịu khổ trong ba đường ác”.
            Bồ-tát chẳng thối chuyển nghe việc ấy liền giác tri Ma sự, Ma hủy báng Nhất thiết trí, muốn khiến ta xa lìa Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì sao? Vì hết thảy pháp tuy không, không có gì của chính nó nhưng vì chúng sanh phàm phu, điên đảo che tâm nên không biết, không thấy, ta sẽ lấy “tự tướng không” làm trang nghiêm được Nhất thiết trí, vì chúng sanh nói pháp. Nếu hết thảy pháp không mà ta lấy thật hữu làm trang nghiêm là không tương ứng, nếu các pháp không, trang nghiêm cũng không ấy là tương xứng; vì chúng sanh thuyết pháp cũng như vậy. Khiến chúng sanh được quả Tu-đà-hồn; quả Tu-đà-hồn có hai: 1. Là pháp vô vi dứt ba kiết sử; 2. Là quả Tu-đà-hồn hữu vi tương ưng với không, vô tướng, vô tác tam-muội. Hai thứ ấy đều không: Trong pháp hữu vi do ba môn giải thóat nên 

* Trang 514 *
device

không; trong pháp vô vi do không có tướng sanh, trụ, diệt nên không; cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cũng như vậy. Bồ-tát chẳng thối chuyển, từ khi mới phát tâm trở đi, nghe pháp ấy kiên cố tâm mình không động, không chuyển. Mũi tên phiền não không vào được nên gọi là kiên cố; ngoại đạo ác Ma không lay chuyển được nên gọi là không động; không thối chuyển Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nên gọi là không chuyển. Bồ-tát đem ba tâm như vậy tu sáu Ba-la-mật vào Bồ-tát vị. Nghĩa chữ Bồ-tát vị như trước đã nói. Vào Bồ-tát vị gọi là chẳng thối chuyển.
            Tu-bồ-đề hỏi: Không chuyển nên gọi là chẳng thối chuyển, sao chuyển nên gọi là chẳng thối chuyển?
            Phật đáp: Phật đáp bằng hai cách bằng lấy hai đế[1] là Thế đế (saṃvṛti-satya) và Đệ nhất nghĩa đế (paramārtha-satya). Nếu Bồ-tát vào Bồ-tát vị thời chuyển tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật mà thẳng vào Bồ-tát vị, ấy gọi là chuyển; không chuyển là vào đệ nhất nghĩa chẳng thối chuyển. Trong các pháp “nhứt tướng” nghĩa là “vô tướng” còn không có định tướng Nhất thừa, huống gì Tam thừa thời không có gì để chuyển. Vì không có gì để chuyển nên gọi là chẳng thối chuyển.
* Lại nữa, chẳng thóai chuyển, tuy hành theo pháp cõi Dục (kāmadhātu) để độ chúng sanh mà đối với thiền định thì ra vào tự tại; vì đối với thiền định tự tại nên nếu muốn giáo hóa người khác tu bốn niệm xứ cho đến tám thánh đạo phần (āryāṣṭāṅgika-mārga), ba môn giải thốt (trīṇi-vimokṣa-mukhāni), năm thần thông (pañcabhijñā) đều được tự tại. Tuy vào thiền định mà tâm kia nhu nhuyến,
 

[1] T. 30: Trung luận (中論), quyển 4, phẩm 24: Quán tứ đế (觀四諦品24), tr. 32c16-33a7: Vì chúng sanh, chư Phật nương theo hai đế thuyết pháp: 1. Thế tục đế. 2. Đệ nhất nghĩa đế.
Nếu người đối với hai đế mà không biết, không phân biệt, thời không biết được nghĩa chơn thật của Phật pháp sâu xa.
Thế tục đế là hết thảy pháp tính không, mà vì thế gian điên đảo, nên sinh ra pháp hư dối, đối với thế gian thì cho pháp hư dối đó là thật, còn đối với các Hiền Thánh đã như thật biết tính điên đảo, nên biết tất cả pháp đều không, không sinh. Đối với Thánh nhân thì Đệ nhất nghĩa đế này la thật. Các đức Phật nương theo hai đế, vì chúng sanh mà thuyết pháp. nếu người không thể đúng như thật phân biệt hai đế, thời không hiểu được thật nghĩa của Phật pháp sâu xa. Nếu bảo rằng hết thảy pháp chẳng sinh là Đệ nhất nghĩa đế, không cần đệ nhị tục đế, nói như vậy không đúng, vì sao?
Nếu không nương theo tục đế, thời không được Đệ nhất nghĩa đế, không được Đệ nhất nghĩa đế, thời không được Niết-bàn.
Đệ nhất nghĩa đều nhân nơi ngôn thuyết, mà ngôn thuyết là thế tục, thế nên, nếu không nương thế tục đế thời không thể nói Đệ nhất nghĩa. Nếu không ngộ được Đệ nhất nghĩa, thời làm sao đến được Niết-bàn. Thế nên các pháp tuy không sinh mà có hai đế.
Madhyamaka-śāstra, Āryasatya-parīkṣa caturviṁśatitamaṁ prakaraṇam:
Dve satye samupāśritya buddhānāṃ dharmadeśanā|  
Lokasaṃvṛtisatyaṃ ca satyaṃ ca paramārthataḥ (8);
Ye’nayorna vijānanti vibhāgaṃ satyayordvayoḥ|
Te tattvaṃ na vijānanti gambhīraṃ buddhaśāsane (9); Vyavahāramanāśritya paramārtho na deśyate|
Paramārthamanāgamya nirvāṇaṁ nādhigamyate (10)
T. 30: Bát-nhã đăng luận (般若燈論釋), quyển 14, phẩm 24: Quán thánh đế  (觀聖諦品24), tr. 125a3-4; T. 42: Trung quán luận sớ (中觀論疏), quyển 10, phẩm 24: Tứ đế (四諦品24), tr. 150b3-13; tham khảo Kinh bồ tát bản nghiệp anh lạc, quyển thượng; Luận Du già sư địa, quyển 55; Luận Biện trung biên, quyển trung; Luận Hiển dương thánh giáo, quyển 6; Đại thừa trang  nghiêm kinh luận, quyển 2; Luận tạp a-tỳ-đàm tâm, quyển 10; Luận Câu xá, quyển 22.

* Trang 515 *
device

, thanh tịnh nên không hưởng thọ cái phước sống lâu ở cõi trời, chỉ ở cõi Dục để giáo hóa, nên tuy tu bốn niệm xứ (catvāri-smṛti-upasthānāni) cũng không chứng quả Tu-đà-hồn cho đến Bích-chi Phật đạo. Bồ-tát ấy xem xét mười phương quốc độ (daśa-diśaḥ kṣetra) biết chỗ nào có thể làm lợi ích chúng sanh thời thọ thân sanh ở cõi ấy; như vậy gọi là tướng của chẳng thối chuyển (avaivartika). Bồ-tát ấy nhất tâm thâm niệm, thường không xa lìa Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nên chỉ quí Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không quí việc khác nghĩa là thân kim sắc đủ 32 tướng của Phật (dvātriṃśanmahā-puruṣa-lakṣaṇāni); vì không bỏ bản nguyện độ sanh nên không quý Thanh-văn, Bích-chi Phật đạo. Người ấy vì quí pháp rốt ráo không vô sở đắc nên không quí việc bố thí, cho đến không quí việc gieo trồng căn lành, huống gì lợi dưỡng ngũ dục của thế gian, vì sao? Vì Bồ-tát xem xét hết thảy pháp tự tướng không, không thấy có thật pháp nhất định có thể sanh tâm quí.
            * Lại nữa, có người vì có chỗ tham quí nên tâm lay động không tự an, nếu được thời vui mừng, mất thời lo buồn; Bồ-tát không quí gì, không tham gì nên đối với được mất tâm thanh tịnh không lay động. Thân hành, khẩu hành điều hòa không khác, nên bốn oai nghi nơi thân, nhất tâm thường nhớ không có trái lỗi.
            * Lại nữa, vì thâm nhập Thiền ba-la-mật. Nên bốn oai nghi nơi thân không có trái lỗi.
            Hỏi: Trong kinh nói Bồ-tát chẳng thối chuyển có lực phương tiện, vì lợi ích chúng sanh nên hưởng thọ năm dục ấy là phương tiện gì?

* Trang 516 *
device

Đáp: Thí như lấy kềm gắp lửa, tuy gắp mà không bị cháy tay. Năm dục lạc như lửa hay đốt cháy thiện căn của người. Bồ-tát suy nghĩ ta xuất gia, chỉ có cái thân duy nhất làm sao dùng để bố thí, nhiếp hóa chúng sanh? Chúng sanh cần nhiều ăn uống, y phục mà vật chu cấp của ta lại ít. Bồ-tát vì nhiếp hóa chúng sanh nên sanh vào nhà giàu sang để bố thí cho chúng sanh tự do theo chỗ cần dùng của họ, chúng sanh xuất gia, tại gia đều được lợi ích. Thí như đại địa, nhân dân chim thú đều mong nhờ lợi nhuận. Khi ấy bốn cách tu sáu Ba-la-mật. Nếu xuất gia tán thán việc bố thí thì hoặc có người nói: Ông chỉ có một thân không có tài sản mà chỉ dạy người bố thí thời người ta không thể tín thọ; thế nên Bồ-tát phương tiện làm người cư-sĩ, đem tài sản làm sung mãn cho tất cả mà khuyên người bố thí, thời người ta tín thọ. Bồ-tát hoặc làm Chuyển luân Thánh vương (cakravartī), trong khi khởi tâm nghĩ đến việc bố thí thời châu báu đầy cõi Diêm-phù-đề (jambudvīpa), như vua Đảnh sinh ở trong cung điện, khởi tâm muốn châu báu thời có châu báu đến bên đầu gối; hoặc làm Đế-thích, hoặc làm Phạm vương, mưa châu báu đầy ba ngàn thế giới cúng dường chư Phật sung mãn hết thảy. Vì nhiếp hóa chúng sanh nên không tự thọ hưởng. Người hưởng thụ năm dục thời tâm sanh kiêu mạn, lấn ép người khác. Bồ-tát thường dứt tham dục, các phiền não mỏng, không sanh kiêu mạn; vì không sanh kiêu mạn, nên không lấn ép người khác, ấy là tướng của chẳng thối chuyển.
            * Lại nữa, nếu Bồ-tát được vô sanh pháp nhẫn vào Bồ-tát vị, được thọ ký, tức thời thần kim cương theo dõi 

* Trang 517 *
device

thủ hộ; khi thành Phật đạo thời hiện thân kia, khiến người trông thấy. Trong đây Phật tự nói nhân duyên: Hoặc người, hoặc phi nhân không thể phá hoại; người phá hoại là hoặc giết, hoặc trói, hoặc luận nghị hơn. Phi nhơn phá hoại là làm cho bệnh, cuồng, hoặc cướp mạng, hoặc hiện thân hung dữ làm cho sợ hãi, hoặc biến làm thân Phật nói tà đạo. Những việc như vậy không thể chiếc phục Bồ-tát.
            Hỏi: Nếu được thần kim cương thủ hộ thế là Bồ-tát tự mình không có sức sao?
            Đáp: Bồ-tát tự mình cũng có sức, lại do công đức của Bồ-tát nên hay khiến thần kim cương thủ hộ; vì thần kim cương thủ hộ nên tuy chưa được pháp thân mà công đức vẫn tăng thêm. Lại khiến thiên thần thấy thần kim cương hộ vệ nên càng thêm kinh sợ. Bồ-tát đầy đủ năm căn là nếu như người không có năm căn mắt, tai v.v… thời không khác gì cây đá; do lực năm căn nên hay thấy, hay nghe. Trong tâm Bồ-tát không có năm căn (pañcendriyāṇi) tín (śraddhendriya), tấn (vīryendriya), niệm (smṛtīndriya), định (samādhīndriya), tuệ (prajñendriya ) tức là phàm phu, không vào hàng Thánh.
            Hỏi: Như kinh A-tỳ-đàm nói: Ai thành tựu năm căn là người không dứt thiện căn,[1] cớ sao nay nói người không có năm căn tín, tấn v.v… tức là phàm phu?
            Đáp: Chúng sanh không dứt thiện căn, tuy thành tựu năm căn nhưng không thể phát khởi tác dụng. Thí như trẻ nhỏ tuy có các phiền não, tham dục v.v… nhưng chưa thể phát sanh tác dụng, nên nói là không có. Năm căn, tín, tấn, niệm, định, tuệ cũng như vậy, chúng sanh
 

[1] T. 28: Tạp a-tỳ-đàm tâm luận (雜阿毘曇心論), quyển 8, tr. 941b2-4: Tín v.v… năm căn: không đoạn thiện căn chắc chắn thành tựu, đoạn thời không thành tựu; ba vô lậu căn: tùy địa thánh nhân chắc chắn thành tựu (kiến địa-darśanabhūmi, tu địa-bhāvanabhūmi, vô học địa-aśaikṣabhūmi), phàm phu không thành tựu.

* Trang 518 *
device

tuy có mà không phát khởi tác dụng thế nên không kể. Năm căn tín, tấn, niệm, định, tuệ có hai loại: 1. Là thuộc Thanh-văn, Bích-chi Phật; 2. Là thuộc Phật và Bồ-tát. Năm căn thuộc Thanh-văn, Bích-chi Phật hay thâm tín Niết-bàn, hay dùng trí tuệ biết thế gian vô thường, không, biết được Niết-bàn tịch diệt; năm căn thuộc Bồ-tát hay sanh tâm từ bi sâu xa đối với chúng sanh ốn ghét, cũng hay quán thật tướng các pháp là vô sanh, vô diệt, tuy chưa được thành Phật cũng có thể tín thọ việc Phật. Lại do năm căn của Bồ-tát nên hay thấy, hay nghe, hay biết lực thần thông của Phật, chẳng phải hàng Thanh-văn, Bích-chi Phật bắt kịp. Như trong kinh Bất Khả Tư Nghì Giải Thốt nói: Xá-lợi-phất, Mục-liên, Tu-bồ-đề v.v… tuy ở hai bên Phật, song vì không có năm căn của Bồ-tát nên không thấy Bồ-tát đại hội và lực thần thông, cũng không nghe Phật nói lý bất khả tư nghì giải thốt.[1] Thế nên nói, nếu Bồ-tát đầy đủ năm căn tín, tấn v.v… thời gọi là chẳng thối chuyển.
            Hỏi: Trong các kinh khác nói: Người lành thời thân, khẩu, ý nghiệp không có dữ, biết ân, báo ân, hay vì chúng sanh nên từ bỏ cái vui của mình để an ổn cho chúng sanh, có làm việc lợi ích gì không cầu quả báo, như vậy là tướng của Thượng nhơn. Vì sao chỉ nói có một việc tâm không tán loạn, tu vô thượng đạo gọi là Thượng nhơn?
            Đáp: Trong đây Phật tự lược nói chỉ một việc nhất tâm không tán loạn là thu nhiếp các pháp lành, vì sao? Vì quí trọng Phật đạo nên các phiền não bị bẻ mỏng,
 

[1] T. 10: Đại phương quảng phật hoa nghiêm kinh (Buddhāvataṃsaka-mahāvaipulya-sūtra-大方廣佛華嚴經), quyển 60, tr. 322c15-22. 

* Trang 519 *
device

sanh từ tâm sâu xa đối với chúng sanh, tự đem thân mạng cấp thí huống gì không biết ân, báo ân. Thường nhất tâm niệm tưởng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, giữ giới thanh tịnh, nên không sống theo tà mạng là không làm chú thuật, hòa hợp thuốc thang. Chú thuật là có thể dấu thân khiến người khác không thấy, có thể biến người làm súc thú. Hòa hợp thuốc thang là dùng mồi cầu Tiên giáng và hòa hợp các thứ thuốc chữa bệnh để cầu tài cầu danh. Chú quỷ là có người muốn biết việc vị lai, phù chú ma quỷ khiến nhập vào con trai, con gái để hỏi việc lành dữ, sanh con trai hay sanh con gái, thọ mạng dài ngắn giàu, vui, hơn, thua v.v… Nếu có làm là vì nhiếp hóa chúng sanh, phá tâm kiêu mạn của nó, không vì tài lợi danh vọng, vì sao? Vì người ấy biết hết thảy pháp tự tướng không; nên không thấy các pháp tướng là thân mình, vợ, con, nam nữ; vì không thấy tướng ấy nên không làm việc tà để nuôi sống.
(Hết cuốn 73 theo bản Hán)
 
KINH: Lại nữa, Tu-bồ-đề, nay sẽ nói tiếp hành, loại, tướng mạo của Bồ-tát chẳng thối chuyển, hãy nhất tâm lắng nghe.
Phật bảo Tu-bồ-đề: Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật thường không xa lìa tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nên không nói đến năm uẩn, không nói đến mười hai nhập, không nói đến

* Trang 520 *
device

mười tám giới, vì cớ sao? Vì thường quán niệm năm uẩn tướng không, mười hai nhập, mười tám giới tướng không, Bồ-tát ấy không ưa nói việc quan, vì sao? Vì Bồ-tát ấy an trú trong các pháp tướng không, không thấy pháp hoặc sang hoặc hèn. Không ưa nói việc giặc giả, vì sao? Vì các pháp tự tướng không nên không thấy hoặc được, hoặc mất. Không ưa nói việc quân binh, vì sao? Vì các pháp tự tướng không, nên không thấy hoặc nhiều, hoặc ít. Không ưa nói việc đấu tranh, vì sao? Vì Bồ-tát ấy an trú trong các pháp “như” nên không thấy pháp hoặc ghét hoặc yêu. Không ưa nói việc phụ nữ, vì sao? Vì an trú trong các pháp không, không thấy hoặc đẹp hoặc xấu. Không ưa nói việc xóm làng, vì sao? Vì các pháp tự tướng không, nên không thấy pháp hoặc khởi, hoặc tán. Không ưa nói việc thành ấp, vì sao? Vì an trú trong các pháp thực tế, không thấy có hơn có thua.[1] Không ưa nói việc nước, vì sao? Vì an trú trong thực tế, không thấy pháp có sở thuộc, không sở thuộc. Không ưa nói việc ta, vì sao? Vì an trú trong pháp tánh, không thấy pháp là ta, là không ta, cho đến không thấy kẻ biết kẻ thấy. Như vậy, không nói đến các việc thế gian, chỉ ưa nói Bát-nhã ba-la-mật, không xa lìa tâm Nhất thiết trí. Nếu khi tu Thí ba-la-mật chẳng làm việc xan tham; khi tu Giới ba-la-mật chẳng làm việc phá giới; khi tu Nhẫn ba-la-mật chẳng làm việc
 

[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra- 大般若波羅蜜多經), quyển 449, tr. 266b24-26: Thiện Hiện! Bồ-tát ma-ha-tát không muốn quán sát luận nói việc thành ấp. Vì cớ sao? Vì Bồ-tát ma-ha-tát trụ hư không giới không, không thấy chút pháp tướng có sở thuộc không sở thuộc tốt xấu vậy.

* Trang 521 *
device

sân hận đấu tranh; khi tu Tấn ba-la-mật chẳng làm việc giải đãi; khi tu Thiền ba-la-mật chẳng làm việc tán loạn; khi tu Bát-nhã ba-la-mật chẳng làm việc ngu si. Bồ-tát tuy tu hết thảy pháp không mà vui pháp, yêu pháp. Bồ-tát tuy tu pháp tánh, thường tán thán pháp bất hoại mà vui thích thiện tri thức là chư Phật và Bồ-tát, Thanh-văn, Bích-chi Phật, những vị hay giáo hóa khiến vui thích an trú Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi). Bồ-tát ấy thường nguyện muốn thấy chư Phật, nghe quốc độ nào có Phật hiện tại thì theo nguyện sanh đến đó; tâm như vậy thường hành ngày đêm đó là tâm niệm Phật. Như vậy, Tu-bồ-đề, Bồ-tát chẳng thối chuyển tu Sơ thiền cho đến phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, nhờ sức phương tiện, nên muốn khởi tâm cõi Dục, nếu gặp chúng sanh hay tu mười thiện đạo, và chỗ hiện tại có Phật thời sanh đến trong đó. Có hành, loại, tướng mạo như vậy, nên biết ấy là Bồ-tát chẳng thối chuyển.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát chẳng thối chuyển, khi tu Bát-nhã ba-la-mật an trú nội không, ngoại không cho đến vô pháp hữu pháp không; an trú bốn niệm xứ cho đến ba môn giải thốt là không, vô tướng, vô tác; ở trong tự địa mỗi mỗi biết rõ, không nghi ta là chẳng thối chuyển hay chẳng phải chẳng thối chuyển, vì cớ sao? Cho đến không thấy mảy may pháp hoặc

* Trang 522 *
device

chuyển hoặc không chuyển đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi). Thí như người được quả Tu-đà-hồn, an trú trong Tu-đà-hồn địa mỗi mỗi tự rõ biết, trọn không nghi, không hối; Bồ-tát chẳng thối chuyển cũng như vậy, an trú trong địa vị chẳng thối chuyển trọn không nghi. An trú trong địa vị ấy làm nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sanh, các ma sự khởi lên tức thời biết rõ không theo ma sự, mà phá hoại ma sự. Thí như có người tạo tội ngũ nghịch, cái tâm tạo tội ngũ nghịch cho đến khi chết thường theo dõi không rời, tuy có tâm khác cũng không thể làm ngăn cách. Bồ-tát chẳng thối chuyển cũng như vậy, tự an trú ở địa vị mình, tâm thường bất động hết thảy thế gian người, trời, a-tu-la không thể động chuyển, vì cớ sao? Vì Bồ-tát ấy đã vượt khỏi hết thảy thế gian người, trời, a-tu-la mà vào trong ngôi vị chánh pháp, an trú trong địa vị tự chứng; đầy đủ các thần thông của Bồ-tát hay nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sanh, từ một cõi Phật đến một cõi Phật, ở chỗ mười phương Phật gieo trồng căn lành, thân cận hỏi han chư Phật. Bồ-tát an trụ như vậy, các ma sự khởi lên liền biết mà không theo; lấy lực phương tiện đặt ma sự vào trong thực tế, trong địa vị tự chứng, không nghi, không hối, vì cớ sao? Vì trong thực tế không có tướng nghi, nên biết thực tế ấy chẳng phải một

* Trang 523 *
device

một chẳng phải hai. Vì nhân duyên ấy nên Bồ-tát cho đến khi chuyển thân, trọn không hướng đến Thanh-văn, Bích-chi Phật địa. Bồ-tát ấy đối với các pháp tự tướng không, không thấy pháp hoặc sanh, hoặc diệt, hoặc nhơ, hoặc sạch. Tu-bồ-đề, Bồ-tát ấy cho đến khi chuyển thân cũng không nghi ta sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác hoặc chẳng được, vì cớ sao? Vì các pháp tự tướng không tức là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi). Tu-bồ-đề, Bồ-tát ấy an trú trong địa vị tự chứng, không nghe theo lời người khác, không ai phá hoại được, vì cớ sao? Vì Bồ-tát chẳng thối chuyển ấy thành tựu trí tuệ bất động. Tu-bồ-đề, do các hành, loại, tướng mạo ấy, nên biết ấy là Bồ-tát chẳng thối chuyển.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát ấy nếu có ác Ma hiện làm thân Phật đi đến nói với Bồ-tát rằng: “Nay ở đây người có thể thủ chứng A-la-hán đạo, chứ ngươi không có được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng chưa được vô sanh pháp nhẫn, ngươi cũng không có các hành, loại, tướng mạo chẳng thối chuyển, cũng không có tướng được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”. Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát nghe lời nói ấy tâm không đổi khác, không biến mất, không khinh, không sợ; Bồ-tát ấy nên tự biết ta chắc chắn theo chư Phật được thọ ký Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì cớ sao? Vì các Bồ-tát do các pháp ấy mà được thọ ký, ta cũng có pháp ấy được thọ

* Trang 524 *
device

ký. Này Tu-bồ-đề, hoặc ma, hoặc kẻ bị ma sai khiến hiện làm thân Phật đi đến, thọ ký Thanh-văn, Bích-chi Phật cho Bồ-tát, Bồ-tát ấy nghĩ rằng: Đó là ác ma hoặc kẻ bị ma sai khiến hiện làm thân Phật đi đến chứ chư Phật thời không lẽ nào dạy Bồ-tát xa lìa Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, dạy an trú vào Thanh-văn, Bích-chi Phật đạo. Này Tu-bồ-đề, do các hành, loại, tướng mạo ấy, nên biết ấy là tướng chẳng thối chuyển.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Ác ma lại hiện làm thân Phật đi đến chỗ Bồ-tát nói rằng: “Kinh điển của ngươi học, chẳng phải do Phật nói, cũng chẳng phải do Thanh-văn nói mà là ma nói”. Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát nên biết rằng: Đó là ác ma, hoặc ma sai khiến, dạy ta xa lìa Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Này Tu-bồ-đề, nên biết Bồ-tát ấy đã được Phật quá khứ thọ ký an trú địa vị chẳng thối chuyển, vì cớ sao? Vì các Bồ-tát kia đã có các hành, loại, tướng mạo chẳng thối chuyển. Bồ-tát này cũng có hành, loại, tướng mạo ấy, đó gọi là Bồ-tát chẳng thối chuyển.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát chẳng thóai chuyển khi tu Bát-nhã ba-la-mật. Vì hộ trì các pháp, nên không tiếc thân mạng huống gì vật khác. Bồ-tát hộ trì pháp nghĩ rằng: Ta không vì hộ trì pháp của một đức Phật, ta vì hộ trì pháp của mười phương ba đời các đức Phật. Này Tu-bồ-

* Trang 525 *
device

đề, Thế nào là Bồ-tát hộ trì Phật pháp, nên không tiếc thân mạng? Tu-bồ-đề, như Phật nói hết thảy các pháp chơn không, khi ấy có người ngu si phá hoại không tín thọ, nói rằng: Đó là chẳng phải pháp, chẳng phải lành, chẳng phải Thế Tôn dạy. Tu-bồ-đề, Bồ-tát vì hộ trì pháp như vậy nên không tiếc thân mạng. Bồ-tát cũng nên nghĩ rằng: Chư Phật đời vị lai, ta cũng ở trong số ấy được thọ ký, pháp ấy cũng là pháp của ta, thế nên không tiếc thân mạng. Tu-bồ-đề, Bồ-tát thấy được sự lợi ích ấy, nên hộ trì pháp không tiếc thân mạng. Tu-bồ-đề, do hành, loại, tướng mạo ấy nên biết đó là tướng chẳng thối chuyển.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề, Bồ-tát chẳng thối chuyển nghe Phật thuyết pháp, chẳng nghi, chẳng hối, nghe xong thọ trì trọn không quên mất, vì cớ sao? Vì được Đà-la-ni.
Tu-bồ-đề thưa: Bạch đức Thế Tôn, được Đà-la-ni gì mà nghe Phật thuyết kinh pháp không bị quên mất?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Bồ-tát ấy được Đà-la-ni (dhāraṇī) văn trì nên nghe Phật nói kinh pháp, không quên, không mất, không nghi, không hối.[1]
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, chỉ có nghe Phật thuyết pháp, không quên, không mất, không nghi, không hối hay là nghe Thanh
 

[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra- 大般若波羅蜜多經), quyển 449, tr. 268b16-22: Bấy giờ, Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát đã được những đà-la-ni nào, nghe các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác thuyết chánh pháp không lầm không nghi, nghe rồi thọ trì thường không quên mất?
Phật dạy: Thiện Hiện! Bồ-tát ma-ha-tát đã được Vô tận tạng đà-la-ni, Hải ấn đà-la-ni, Liên hoa chúng tạng đà-la-ni v.v…, nên nghe các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác thuyết chánh pháp không lầm, không nghi, nghe rồi thọ trì thường chẳng quên mất.

* Trang 526 *
device

văn, Bích-chi Phật nói, nghe Thiên long, Quỷ thần, A-tu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già nói, cũng không quên, không mất, không nghi, không hối?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Có các việc nói năng gì vị Bồ-tát được Đà-la-ni nghe xong đều không quên, không mất, không nghi, không hối. Tu-bồ-đề, thành tựu các hành, loại, tướng mạo như vậy, nên biết ấy là Bồ-tát chẳng thối chuyển.
LUẬN: Phật lại muốn nói kỷ càng về tướng chẳng thối chuyển, nên bảo Tu-bồ-đề nhất tâm lắng nghe. Bồ-tát thường không xa lìa Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, ưa tu rốt ráo không, nên không ưa phân biệt tướng quyết định của năm uẩn (pañcaskandha), mười hai nhập (āyatana), mười tám giới (aṣṭādaśa-dhātavaḥ), lại không ưa nói việc quốc vương v.v… như các ngoại đạo, hưởng thọ người khác cúng dường, vì không có chánh đạo, hư dối, nhiễm đắm, tâm muốn giải sầu, nên luận bàn quốc sự, phân biệt cái vui thế lực của các quốc vương thời quá khứ; còn vị Bồ-tát chẳng thối chuyển không bàn luận các việc ấy, vì thấy hết thảy thế gian thường bị lửa vô thường thiêu đốt, chúng sanh đáng thương, ta chưa thành Phật đạo, ta chỉ nên nói pháp độ sanh, không nên nói việc khác. Vì hết thảy pháp rốt ráo không, nên tướng lớn nhỏ không thể thủ đắc, việc giặc, việc binh cũng như vậy. Rốt ráo không tức là như như, pháp tánh, thật tế. Tu sáu Ba-la-mật, không nói đến sáu tệ.[1] Bồ-tát tuy an trú trong hết thảy pháp không mà vẫn vui pháp, yêu pháp, vì cớ sao? Vì Bồ-tát không đắm trước hết thảy pháp không ấy. Lại tu
 

[1] T. 44: Đại thừa nghĩa chương (大乘義章), quyển 6, tr. 597c17-20: tám vạn bốn ngàn phiền não: kinh chỉ nói số, không liệt tên, làm sao có thể biết, tám vạn bốn ngàn các độ pháp môn, tức là tám vạn bốn ngàn phiền não, giống như sáu tệ, đối với sáu độ tức là sáu tệ.

* Trang 527 *
device

pháp thứ lớp từ, thiền định, trí tuệ v.v… vậy sau mới chứng được hết thảy pháp không; pháp không ấy không thể miệng nói mà tâm đắm trước được, thế nên trước tu pháp tu thứ lớp.
* Lại nữa, trong pháp tánh không phân biệt các pháp, vì pháp tánh chẳng phải tướng phá hoại; Bồ-tát không đắm trước pháp tánh, thương xót chúng sanh vì họ mà phân biệt pháp thiện, bất thiện, khiến họ được hiểu. Tuy vì chúng sanh nói như vậy cũng thường tán thán pháp không phá hoại, dẫn dắt chúng sanh vào trong pháp tánh.
* Lại nữa, Bồ-tát chẳng thối chuyển lại không có người thân thiện, chỉ lấy chư Phật và đại Bồ-tát cùng những người hay tán thán các pháp thực tướng làm thân thiện. Công đức và trí tuệ của Bồ-tát ấy rất lớn, nên tùy ý đi đến, nếu muốn đến các cõi Phật thời tùy ý sanh đến. Bồ-tát ấy tuy lìa dục được thiền định, do sức phương tiện nên vì chúng sanh mà sanh đến cõi Dục nơi có Phật hiện tại. Sanh vào cõi Dục là cố vì chúng sanh mà lưu lại một phần ái và mạn, chứ không vì quả báo thiền định mà sanh cõi Sắc và cõi Vô sắc; chỉ lấy thiền định làm nhu hòa tâm mình mà không thọ quả báo thiền định.
* Lại nữa, Bồ-tát ấy, an trú trong nội không v.v… an trú nghĩa là thâm nhập thông suốt, tâm không vướng mắc, nên không sanh nghi: Ta là chẳng thối chuyển hay chẳng phải chẳng thối chuyển, tự tâm thâm nhập trí tuệ ấy gọi là tự địa chứng. Lại Bồ-tát

* Trang 528 *
device

ấy không thấy hết thảy pháp hoặc chuyển hoặc không chuyển thế nên không sanh nghi. Nghi là thủ tướng có sở đắc, như người đi đêm thấy cây trụi nghĩ rằng hình người ta cũng như vậy, liền sanh tâm nghi, hoặc chấp thủ hai tướng ấy nên gọi là nghi. Bồ-tát tu vô tướng tam-muội nên đối với hết thảy pháp không thủ tướng, thời không có chỗ để sanh nghi. Trong đây Phật nói thí dụ: “Như Tu-đà-hồn từ vô thỉ lại chưa được trí tuệ vô lậu, do dứt ba kiết, nên liền tự mình biết được pháp vô lậu đối với tứ đế, tâm quyết định không nghi hoặc khổ hoặc vui”; bậc chẳng thối chuyển cũng như vậy, từ vô thỉ lại chưa được thật tướng các pháp là địa vị chẳng thối chuyển, đến khi được cũng không sanh nghi. Các người sanh nghi là thấy việc trái ngược, không giống như điều đã được nghe; Bồ-tát đối với hết thảy pháp rốt ráo không, chẳng thấy việc không giống như pháp đã được nghe, nghi không có chỗ trú nên không nghi. Tự biết đó là đạo rốt ráo không thể bàn luận, không thể phá hoại. An trú trong địa vị ấy mà giáo hóa chúng sanh, nghiêm tịnh cõi Phật, cũng có thể dùng sức phương tiện phá các ma sự. Pháp chẳng thối chuyển ấy thường dõi theo Bồ-tát cho đến khi thành Phật. Trong đây, Phật nói hai thí dụ: 1. Là Tu-đà-hồn; 2. Năm tội nghịch. Hai tâm ấy sâu nặng nên không thể trừ bỏ: Tâm Tu-đà-hồn thường không thể từ bỏ; tâm tạo năm tội nghịch khi tội hết mới trừ. Như người vận suy, quỷ thường theo dõi, tâm chẳng thối chuyển theo dõi Bồ-tát còn quá hơn thế. Tâm chẳng thối chuyển, không ai có thể làm chuyển động được; các việc khổ bức bách

* Trang 529 *
device

bách không thể chuyển động; các sự cúng dường lợi dưỡng cũng không thể làm cho bỏ tâm ngộ thật tướng và tâm từ bi.
Từ trước lại đây nói về tướng mạo của tâm chẳng thối chuyển, nay nói việc nó làm là giáo hóa chúng sanh, là nghiêm tịnh cõi Phật, từ chỗ các đức Phật gieo trồng căn lành, từ một đức Phật hỏi han pháp thâm yếu của chư Phật và các pháp môn độ sanh, mười phương các ma sự dấy lên mà không theo, do sức phương tiện xem xét ma sự ấy; đúng như Phật pháp xem xét các thân Ma như Phật không khác, vì cớ sao? Vì hết thảy pháp và thật tế đồng một tướng, nghĩa là vô tướng. Bồ-tát khi chuyển thân cũng không hướng đến Thanh-văn, Bích-chi Phật địa, vì sao? Vì Bồ-tát khi được địa vị chẳng thối chuyển biết hết thảy pháp thật tướng không, khi chuyển thân, tâm cũng không hướng vào Nhị địa, tâm không nghi hoặc được vô thượng đạo, hoặc không được. Bồ-tát ấy đời đời không có ai hàng phục, phá hoại được.
Phật vì thí nghiệm Bồ-tát ấy, nên nêu thí dụ: Nếu ma hiện làm thân Phật đi đến muốn dối trá thử Bồ-tát ấy mà nói rằng: “Ngươi có thể thủ chứng A-la-hán trong đời nay, chứ ngươi không có tướng chẳng thối chuyển có thể được Phật đạo; vô sanh pháp nhẫn tức là hết thảy pháp, trong đó làm sao có thể nhẫn được”. Nếu Bồ-tát nghe lời ấy tâm không thối mất, Bồ-tát ấy tự biết chắc chắn được thọ ký từ chư Phật, vì sao? Vì ta có vô sanh pháp nhẫn nghe, ma sự mà không sợ hãi.

* Trang 530 *
device

* Lại nữa, ác ma biết Bồ-tát ấy hoan hỷ liền cho thọ ký Thanh-văn, Bích-chi Phật đạo, hoặc đời nay được quả A-la-hán, đời sau được Bích-chi Phật đạo; nếu Bồ-tát không nghe theo lời ma biến hóa thân Phật ấy, biết đó là ma hoặc ma sai khiến, vì cớ sao? Vì thân Phật mà lời nói ma, như thử tiền vàng gõ ra tiếng thời biết đó là thật hay giả. Nếu Phật thọ ký cho Bồ-tát quả vị Thanh-văn, Bích-chi Phật thời trọn không có lẽ đó, vì cớ sao? Vì Phật dùng các phương tiện (upāya) đều muốn khiến cho mọi người vào Phật đạo chứ làm sao lại dắt Bồ-tát đi đến Thanh-văn.
* Lại nữa, ma lại hóa làm thân Phật nói với Bồ-tát rằng: “Kinh sách của ngươi hành trì đều là ma nói”. Bồ-tát ấy biết đó là ma sự, nên biết Bồ-tát ấy đã được Phật thọ ký an trú trong tánh chẳng thối chuyển.
* Lại nữa, Bồ-tát chẳng thối chuyển rất ưa vui pháp, nên nghe pháp thời tâm liền mê say, tồn thân lông dựng ngược. Nghĩ đến tâm đại bi của Phật thời buồn vui rơi nước mắt, hoặc đối với pháp thậm thâm sanh tâm vui mừng, nên biết ấy là tướng của tâm chẳng thối chuyển. Thí như quân binh lớn bị thối bại thời sợ hãi sầu muộn, ngã xuống đất giống như chết, bà con trông thấy, muốn biết rõ sống chết, lấy gậy đánh vào, nếu thấy có lằn nỗi lên thời biết chắc còn sống. Bồ-tát cũng như vậy, đều mang thân xác thịt, cớ sao biết chắc chắn có thể thành Phật? Nếu nghe Phật pháp mà trong thân có tướng hiện ra, lông trên thân dựng đứng, nhan sắc khác thường, còn người khác nghe pháp không nhập

* Trang 531 *
device

tâm, thời không có tướng dị thường, giống như người chết đánh không nỗi lằn. Bồ-tát rất ưa pháp nên có thể xả thân vì pháp, hoặc Phật, hoặc đệ tử Phật ở giữa đại hội nói các pháp rốt ráo không, có một người cuồng chấp lấy tướng âm thanh, danh tự, đắm trước rốt ráo không, đưa ra những điều sai quấy rằng: Nếu các pháp rốt ráo không, thời không có Phật, không có pháp, không có nghiệp tội phước, cũng không có tu hành tinh tấn đắc đạo chứng quả, như vậy đưa ra vô lượng sai quấy. Vị Bồ-tát chẳng thối chuyển quán sát, so lường biết người nào thuyết pháp có tâm không nhiễm trước, theo lời Phật thương xót chúng sanh nên nói; và biết người nào cuồng si đắm trước tướng ngôn ngữ, phá hoại rốt ráo không nên nói.
Bấy giờ Bồ-tát chẳng thối chuyển thà chết, hỗ trợ nói rằng: Đó là người cuồng, là người tà kiến, tự chìm vào tà kiến cũng dạy nhiều người rơi vào tà kiến hoại diệt Phật pháp. Ôm lòng sân hận quá sâu nên hoặc tự giết, hoặc bảo đệ tử giết. Bấy giờ Bồ-tát nếu chết đã đến bên mình, mà vì bảo trợ pháp, nên không vì sợ hãi mà hủy hoại pháp tánh. Trong đây Phật nói nhân duyên: Bồ-tát nghĩ rằng: Phật đời vị lai, ta cũng ở trong số ấy, pháp ấy cũng là pháp của ta, vì là pháp của ta nên không tiếc thân mạng để thủ hộ. Lại suy nghĩ rằng: Ta trong vô lượng đời vì phiền não tà kiến nên mất mạng nhiều vô số. Nay vì phát khởi tâm hỗ trợ pháp của chư Phật trong ba đời mười phương, hoặc có ích mà chết còn hơn vô ích mà sống. Tâm vì pháp như vậy nên không tiếc thân mạng.

* Trang 532 *
device

* Lại nữa, Bồ-tát chưa thành Phật đạo, theo Phật nghe pháp thậm thâm, lảnh thọ được hết, không mất tín lực nên có thể thọ trì, có lực văn trì Đà-la-ni nên không quên mất, có lực đoạn nghi Đà-la-ni nên không nghi.
Tu-bồ-đề hỏi: Chỉ nghe lời Phật, tin tưởng ghi nhớ không nghi, nghe lời người khác cũng như vậy chăng?
Phật dạy: Hết thảy lời ai nói đều có thể ghi nhớ, hoặc hàng Nhị thừa, trời, rồng v.v… nói có đạo lý thời có thể tin tưởng, ghi nhớ, không nghi; không có đạo lý thời ghi nhớ, không nghi mà không tin.
* Lại nữa, có người nói: Tín là tà pháp, không nghi điều bất thiện là thiện. Có người nói hàng chư thiên, rồng, nhị thừa nói, đều là Phật pháp, do tướng chẳng thối chuyển ấy nên nghe thời ghi nhớ, không nghi, không hối. Bồ-tát ấy tuy chưa làm Phật, nhưng đối với thật tướng các pháp hồn tồn không có nghi. Do các hành, loại, tướng mạo như vậy, ấy là Bồ-tát chẳng thối chuyển.
Hỏi: Được việc gì từ đó trở đi gọi là chẳng thối chuyển?
Đáp: Trong luận A-tỳ-đàm Tỳ-bà-sa nói: Quá ba a tăng kỳ kiếp về sau, gieo trồng nhân duyên về ba mươi hai tướng, từ đó trở đi gọi là chẳng thối chuyển.[1] Trong luận Tỳ-ni-a-ba-đà-na (avadāna) nói:[2] Từ khi gặp Phật Nhiên Đăng, lấy năm cành hoa cúng Phật, lấy tóc trải trên đất để Phật đi qua, Phật thọ ký cho chẳng thối chuyển, bay
 

[1] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 177, tr. 892a3-9: từ đức Phật ấy phát nguyện về sau, cho đến gặp Phật Bảo-kế (Ratnaśiratkatā), ấy gọi là sơ kiếp a-tăng kỳ; từ đây về sau cho đến gặp Phật Nhiên-đăng  (Dīpaṃkara), ấy gọi là đệ nhị kiếp a-tăng kỳ; từ đây về sau cho đến gặp Phật Thắng-quan (Vipaśyin), ấy gọi là đệ tam kiếp a-tăng kỳ. Từ đây về sau trải qua 91 kiếp tu nghiệp diệu tướng, cho đến gặp Phật Ca-diếp-ba (Kāśyapa-buddha) mới được viên mãn.
[2] Đại trí độ luận, quyển 33, chương 45: giải thích đến bờ bên kia, tr. 307b8-13:  
A-ba-đà-na (Avadana - Thí dụ) là tương tợ lời nói thô thiển nhu nhuyến của thế gian, như kinh Trường A-la-đà-na trong Trung A-hàm; kinh Đại A-ba-đà-na trong Trường A-hàm; Ức nhĩ A-bà-đà-na, Nh? th?p ?c A-bà-đà-na ở trong luật; Dục A-ba-đà-na nhất bộ trong kinh Giải-nhị Bách-ngũ Thập-giới, Bồ-tát A-ba-đà-na xuất ra một bộ, như vậy có vô lượng A-ba-đà-na. 

* Trang 533 *
device

lên giữa hư không, dùng kệ tán Phật, từ đó trở đi gọi là chẳng thối chuyển. Trong Bát-nhã ba-la-mật này nếu Bồ-tát đầy đủ tu sáu Ba-la-mật được lực trí tuệ phương tiện không đắm trước Ba-la-mật rốt ráo không, quán sát hết thảy pháp, chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng thêm, chẳng bớt, chẳng nhơ, chẳng sạch, chẳng đến, chẳng đi, chẳng một, chẳng khác, chẳng thường, chẳng đoạn, chẳng phải có, chẳng phải không, vô lượng hai pháp đối đãi nhau như vậy, do trí tuệ quán sát phá hết thảy tướng vô thường, sanh diệt v.v… Trước tiên nhơn nơi vô thường v.v… phá điên đảo chấp thường v.v… nay cũng bỏ luôn cách quán chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng thường, chẳng đoạn v.v…; đối với chẳng sanh chẳng diệt cũng không đắm trước, cũng không rơi vào cái không, không có gì của chính nó; cũng biết đó là tướng chẳng sạnh chẳng diệt, chẳng được không đắm trước, nên cũng tin dùng pháp chẳng sanh, chẳng diệt ấy, đối với trí tuệ chơn thật của chư Phật có tín lực nên thông suốt vô ngại, ấy gọi là Bồ-tát được vô sanh pháp nhẫn, vào Bồ-tát vị, gọi là chẳng thối chuyển. Bồ-tát ấy tuy từ khi mới phát tâm lại đây, gọi là chẳng thối chuyển, nhưng tướng chẳng thối chuyển chưa đầy đủ nên không được Phật thọ ký cho, vì sao? Vì ngoại đạo, Thánh nhơn, chư Thiên, tiểu Bồ-tát nghĩ rằng: Phật thấy người ấy có được những việc gì mà thọ ký cho? Người ấy chưa đủ nhân duyên an trú trong Phật đạo vì sao thọ ký cho; thế nên Phật chưa thọ ký cho. Bồ-tát có hai hạng: 1. Là mang thân xác thịt còn sanh tử. 2. Là thân pháp tánh sanh.[1] Được vô sanh pháp nhẫn, dứt các phiền não, sau
 

[1] Pháp tánh sanh thân (thân pháp tánh sanh): Thân hóa sanh ngoài ba cõi của Phật và các bậc đại Bồ-tát, là một trong năm loại Pháp thân (dharmakāya) của Như lai (tathāgata), là một trong hai thứ thân của Bồ tát.
Sanh thân này thể chứng pháp tánh, được vô sinh pháp nhẫn (anutpattika-dharma-kṣānti), khác với nhục thân ở trong bào thai hoặc do nghiệp chiêu cảm; thân Như-lai chính đã sinh ra từ thân Pháp tánh này. Nếu phối hợp với ba thân thì thân này tương đương với Báo thân Phật mà ngài Cát Tạng đã nói.
Pháp tánh sanh thân của đức Phật có vô lượng vô số a-tăng-kỳ các vị Bồ-tát Nhất sinh bổ xứ theo hầu. Đó là vì trong vô lượng a-tăng-kỳ kiếp Phật đã chứa nhóm các công đức thiện căn, cho nên làm việc gì cũng thành tựu, nguyện nào cũng viên mãn. Còn Bồ tát, sau khi được Vô sanh pháp nhẫn, xả bỏ nhục thân để thụ thân đời sau; vì Bồ-tát thể nhập được vô sanh pháp nhẫn, nên không còn các phiền não, đã chẳng chứng quả Nhị thừa, lại cũng chưa thành Phật, vì thế thân mà Bồ tát thụ trong khoảng đó cũng gọi là Pháp tánh sanh thân.
Pháp hoa huyền luận, quyển 9 đem Nhục thân  trong 2 loại thân của Bồ tát phối hợp với Phần đoạn sanh tử mà đem Pháp tính sinh thân phối hợp với Biến dịch sinh tử. Hàng nhị thừa và Bồ tát Pháp thân tuy có Pháp tính sinh thân, nhưng đều tùy phần mà lãnh thọ; còn Pháp tánh sanh thân của Phật thì có năng lực chiếu suốt pháp tánh, cho nên Pháp tánh sanh thân chân thực duy chỉ có Phật mới chứng được mà thôi.

* Trang 534 *
device

khi bỏ thân xác thịt được thân pháp tánh sanh. Bồ-tát thân xác thịt chẳng thối chuyển cũng có hai hạng: Có hạng ở trước Phật được thọ ký; có hạng không ở trước Phật được thọ ký. Nếu gặp lúc Phật không ở đời, được vô sanh pháp nhẫn, hạng ấy không ở trước Phật được thọ ký.
Hỏi:  Nếu như vậy có người đọc tụng, giảng nói, nhớ nghĩ đúng, tùy thuận nghĩa lý vô sanh pháp nhẫn, người ấy chưa được thiền định, hoặc sanh tâm nghi, hoặc bị tâm chấp trước lôi kéo, hạng người như thế là Bồ-tát gì? Là Bồ-tát chẳng thối chuyển chăng?
Đáp: Người ấy không gọi là Bồ-tát chẳng thối chuyển. Bồ-tát chẳng thối chuyển đối với Phật pháp thậm thâm còn không nghi huống gì đối với pháp môn ban đầu là vô sanh nhẫn.[1] Người chưa được chẳng thối chuyển có hai hạng: 1. Là có lòng tin ít mà nghi ngờ nhiều. 2. Là nghi ngờ ít mà lòng tin nhiều. Tin ít nghi nhiều là hơn chút ít đối với người đọc tụng Kinh; tin nhiều nghi ít là nếu được thiền định tức thời được “nhu thuận nhẫn-anulomikī-dharma-kṣānti”, vì chưa dứt tâm ái trước pháp nên hoặc sanh tâm ái trước, hoặc bị lui mất. Người ấy nếu thường tu tập nhu thuận nhẫn ấy, nhu thuận nhẫn tăng trưởng nên dứt tâm ái trước pháp, được vô sanh nhẫn (anutpattika-dharma-kṣānti), vào Bồ-tát vị. Lược nói nghĩa tướng chẳng thối chuyển đã xong.
 
____________
 

[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 42. 

* Trang 535 *
device

Xem mục lục