GIẢI THÍCH: PHẨM ĐOẠN KIẾN THỨ 14
(Kinh Đại Bát-nhã ghi:Phần 2, Phẩm Đoạn Chư Kiến thứ 12)
KINH: Bấy giờ Tuệ mạng Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: Bạch đức Thế tôn! Con muốn nói vì sao gọi là Ma-ha-tát.
Phật dạy: Ông hãy nói.
Xá-lợi-phất thưa: Chấp ngã, chấp chúng sinh, chấp thọ, chấp mạng, chấp sinh, chấp dưỡng dục, chấp chúng số, chấp người, chấp làm, chấp khiến làm, chấp khởi lên, chấp khiến khởi lên, chấp thọ, chấp khiến thọ, chấp có kẻ biết, chấp có kẻ thấy,[1] chấp đoạn (uccheda-dṛṣṭi), chấp thường (nitya-dṛṣṭi),[2] chấp có (astiva-niśrita), chấp không, chấp năm ấm, chấp mười hai nhập, chấp mười tám giới, chấp bốn đế, chấp mười hai nhân duyên, chấp bốn niệm xứ cho đến chấp mười tám pháp không chung, chấp Phật đạo, chấp thành tựu chúng sinh, chấp tịnh quốc độ Phật, chấp Phật, chấp chuyển pháp luân. Vì dứt các kiến chấp như vậy mà thuyết pháp, ấy gọi là Ma-ha-tát.
Tu-bồ-đề nói với Xá-lợi-phất rằng: Vì nhân
[1] T. 46: Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết (止觀輔行傳弘決), quyển 5, tr. 285c25-286a2.
[2] T. 53: Pháp uyển châu lâm (法苑珠林), quyển 72, tr. 834b20-24.
/p>
* Trang 165 *
nhân duyên gì nên chấp sắc gọi là kiến chấp? Vì nhân duyên gì nên chấp thọ, tưởng, hành, thức cho đến chấp chuyển Pháp luân gọi là kiến chấp?
Xá-lợi-phất nói với Tu-bồ-đề: Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật, không có phương tiện thiện xảo nên đối với sắc sinh ra kiến chấp, vì dùng hữu sở đắc; đối với thọ, tưởng, hành, thức cho đến chuyển Pháp luân sinh ra kiến chấp, vì dùng hữu sở đắc. Ở đây, Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật, lấy sức phương tiện thiện xảo, dứt các lưới kiến chấp mà thuyết pháp, vì dùng vô sở đắc.[1]
LUẬN. Hỏi: Phật dẫn 500 đại A-la-hán đến ao rồng A-na-bà-đạt-đa thọ sự dục lạc xa lìa, nói về nhân duyên nghiệp trước của tự thân và đệ tử mà Xá-lợi-phất không có ở đó. Phật bảo Mục-liên đi gọi đến. Khi ấy Mục-liên dùng sức thần thông đi đến Kỳ-hoàn gặp Xá-lợi-phất đang may y. Xá-lợi-phất nói với Mục-liên đợi chút, chờ may y xong sẽ đến. Mục-liên thúc dục đi mau. Bấy giờ Mục-liên lấy tay xoa y, y liền hoàn thành. Xá-lợi-phất thấy Mục-liên quí thần thông ấy, liền lấy eo dãi áo ném xuống đất và nói rằng: Ông hãy cất dãi áo ấy lên. Mục-liên lấy hai tay cất dãi lên, nhưng không làm sao cất lìa khỏi đất, liền vào định sâu xa để cất lên, quả đất bị rung động mạnh, dãi áo vẫn dính sát đất. Lúc ấy, Kiều-trần-như hỏi Phật: Vì nhân duyên gì mà quả đất rung động mạnh?
[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (Mahāprajñāpāramitā-sūtra- 摩訶般若波羅蜜經), quyển 4, lạc thuyết phẩm 14, tr. 244a18-244b7.
B'>catvāri-dhyānāni), bốn tâm vô lượng (catvāri apramāṇāni), bốn định vô sắc (catur-ārūpya brahmaloka); niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm xả, niệm thiên, niệm điều lành; niệm hơi thở, niệm thân, niệm chết; đó gọi là pháp lành thế gian.
Những gì là pháp chẳng lành (Akuśala)? Cướp mạng kẻ khác, không cho mà lấy, tà dâm, nói dối, nói hai lưỡi, nói ác, nói phi thời, tham dục, não hại, tà kiến, mười bất thiện đạo; ấy gọi là pháp chẳng lành.
Thế nào là pháp hữu ký? Hoặc pháp lành hoặc pháp chẳng lành; ấy là pháp hữu ký.
Những gì là pháp vô ký? Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp vô ký, bốn đại vô ký; năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới vô ký, quả báo vô ký; ấy gọi là pháp vô ký.
Những gì là pháp thế gian? Pháp thế gian là năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới, mười thiện
* Trang 166 *
Phật dạy: Vì Mục-liên vào định sâu xa, dùng sức thần thông lớn cất dãi áo của Xá-lợi-phất lên mà không được.
Phật bảo các Tỳ-kheo: Thiền định của Xá-lợi-phất vào hoặc ra, cho đến Mục-liên còn không biết rõ tên; thiền định của Phật vào và ra, cho đến Xá-lợi-phất còn không biết rõ tên.[1]
Hỏi: Như vậy, trí tuệ Xá-lợi-phất còn cách xa Phật, cớ sao nói con cũng vui nói?
Đáp: Xá-lợi-phất chẳng phải muốn phô bày trí tuệ của mình trước đại chúng, cao tâm cố nói. Xá-lợi-phất chỉ là người theo Phật chuyển pháp luân, rộng làm lợi ích chúng sinh. Nghĩa chữ Ma-ha-tát ích lợi rất lớn, thế nên Phật dạy xong, Xá-lợi-phất tiếp nói theo.
* Lại nữa, nhiều người tin vui Xá-lợi-phất nói, vì cớ sao? Vì nhân duyên đời trước nghe Xá-lợi-phất nói, nhiều người phát tâm Bồ-tát. Phật do các nhân duyên vì tâm đại từ bi, tâm tôi, ta và căn bản tập khí đã nhổ sạch, pháp ái đã dứt, nên cho phép Xá-lợi-phất nói.
Xá-lợi-phất nói: Chấp ngã, chấp kẻ biết, kẻ thấy, chấp Phật, chấp Bồ-tát, chấp chúng sinh và các tà kiến chấp hữu, vô, đoạn, thường, năm uẩn cho đến các kiến chấp về chư Phật chuyển pháp luân. Bồ-tát ấy dứt được ba thứ kiến chấp ấy nên sẽ thuyết pháp giữa đại chúng. Ba thứ kiến chấp này, từ vô thỉ lại, đã dính quen vào xương tủy. Tu-bồ-đề nghĩ rằng: Phật dạy năm uẩn cho đến các Phật pháp là chỗ hành của Bồ-tát, cớ sao vì dứt các kiến chấp nên thuyết pháp? Nghĩ như vậy rồi liền hỏi Xá-lợi-phất. Xá-lợi-phất đáp: Bồ-tát không có
[1] T. 2: Tăng nhất a hàm kinh (Ekottarāgama-增壹阿含經), quyển 29, kinh số 2, Lục trùng phẩm 37 (六重品37), tr. 708c28-709b28.
ya brahmaloka); niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm xả, niệm thiên, niệm điều lành; niệm hơi thở, niệm thân, niệm chết; đó gọi là pháp lành thế gian.
Những gì là pháp chẳng lành (Akuśala)? Cướp mạng kẻ khác, không cho mà lấy, tà dâm, nói dối, nói hai lưỡi, nói ác, nói phi thời, tham dục, não hại, tà kiến, mười bất thiện đạo; ấy gọi là pháp chẳng lành.
Thế nào là pháp hữu ký? Hoặc pháp lành hoặc pháp chẳng lành; ấy là pháp hữu ký.
Những gì là pháp vô ký? Thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp vô ký, bốn đại vô ký; năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới vô ký, quả báo vô ký; ấy gọi là pháp vô ký.
Những gì là pháp thế gian? Pháp thế gian là năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới, mười thiện
* Trang 167 *
phương tiện thiện xảo mà muốn tu hành Bát-nhã ba-la-mật, quán sắc tìm định tướng, thủ lấy sắc định tướng nên sinh ra chấp kiến sắc; trái với đây, gọi là có phương tiện thiện xảo. Bồ-tát này tuy quán sắc, không sinh vọng kiến mà dứt được các tà kiến.
KINH: Bấy giờ Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Con cũng muốn nói vì sao gọi là Ma-ha-tát!
Phật dạy: Ông hãy nói.
Tu-bồ-đề nói: Bạch đức Thế tôn! Tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tâm vô đẳng đẳng ấy không chung với tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật, vì cớ sao? Vì tâm Nhất thiết trí là vô lậu, chẳng ràng buộc; đối với tâm vô lậu, chẳng ràng buộc cũng không chấp trước; vì nhân duyên ấy nên gọi là Ma-ha-tát.
Xá-lợi-phất nói với Tu-bồ-đề: Thế nào là tâm vô đẳng đẳng của Bồ-tát ma-ha-tát không chung với tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật?
Tu-bồ-đề nói: Bồ-tát ma-ha-tát từ khi mới phát tâm đến nay không thấy pháp có sinh có diệt, có thêm có bớt, có nhơ có sạch. Xá-lợi-phất! Nếu pháp không sinh không diệt, cho đến không nhơ không sạch, trong đó không có tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật, không có tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh
* Trang 168 *
giác, không có tâm Phật. Xá-lợi-phất! Ấy gọi là tâm vô đẳng đẳng của Bồ-tát ma-ha-tát, không chung với tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật.
Xá-lợi-phất nói với Tu-bồ-đề: Như Tu-bồ-đề nói, tâm Nhất thiết trí, tâm vô lậu, tâm không ràng buộc, không dính mắc. Tu-bồ-đề! Sắc cũng không dính mắc; thọ, tưởng hành, thức cũng không dính mắc; bốn niệm xứ cũng không dính mắc, cho đến mười tám pháp không chung cũng không dính mắc, cớ sao chỉ nói tâm ấy không dính mắc?
Tu-bồ-đề nói: Như vậy, như vậy! Sắc cũng không dính mắc, cho đến mười tám pháp không chung cũng không dính mắc.
Xá-lợi-phất nói với Tu-bồ-đề: Tâm người phàm phu cũng vô lậu không ràng buộc, vì tánh không; tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật, tâm chư Phật cũng vô lậu chẳng ràng buộc, vì tánh không.
Tu-bồ-đề nói: Đúng vậy, Xá-lợi-phất!
Xá-lợi-phất nói: Tu-bồ-đề! Nếu sắc cũng vô lậu chẳng ràng buộc, vì tánh không; thọ, tưởng, hành, thức cũng vô lậu chẳng ràng buộc, vì tánh không; cho đến ý xúc làm nhân duyên sinh thọ cũng vô lậu, chẳng ràng buộc, vì tánh không.
Tu-bồ-đề nói: Đúng như vậy!
* Trang 169 *
Xá-lợi-phất nói: Bốn niệm xứ cũng vô lậu chẳng ràng buộc, vì tánh không, cho đến mười tám pháp không chung cũng vô lậu chẳng ràng buộc, vì tánh không.
Tu-bồ-đề nói: Đúng vậy! Như điều Xá-lợi-phất nói, tâm người phàm phu cũng vô lậu chẳng ràng buộc, vì tánh không; cho đến mười tám pháp không chung cũng vô lậu chẳng ràng buộc, vì tánh không.
Xá-lợi-phất nói với Tu-bồ-đề: Như chỗ Tu-bồ-đề nói không, vì không có tâm nên không chấp trước tâm ấy. Tu-bồ-đề! Vì sắc không có nên không chấp trước sắc; vì thọ, tưởng, hành, thức cho đến ý xúc làm nhân duyên sinh thọ không có nên không chấp trước thọ; vì bốn niệm xứ không có nên không chấp trước bốn niệm xứ, cho đến vì mười tám pháp không chung không có nên không chấp trước mười tám pháp không chung.
Tu-bồ-đề nói: Đúng như vậy, Xá-lợi-phất! Vì sắc không có nên đối với sắc không chấp trước, cho đến vì mười tám pháp không chung không có nên đối với mười tám pháp không chung không chấp trước. Như vậy, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật dùng tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tâm vô đẳng đẳng, không chung với tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật, không nghĩ có tâm ấy, cũng không chấp trước tâm ấy, vì hết thảy
* Trang 170 *
pháp vô sở đắc, vì thế nên gọi là Ma-ha-tát.[1]
LUẬN: Tu-bồ-đề nói tâm vô đẳng đẳng của Ma-ha-tát, đối với tâm ấy cũng không chấp trước. Không chấp trước là Bồ-tát từ khi phát tâm lại đây không thấy có pháp, có tướng nhất định hoặc sinh hoặc diệt, hoặc thêm hoặc bớt, hoặc nhơ hoặc sạch. Tâm ấy rốt ráo không, trong đó không có tâm tướng phi tâm tướng, vì các tướng rốt ráo thanh tịnh, vì thế nên không có tâm Thanh-văn, tâm Bích-chi Phật, tâm Bồ-tát, tâm Phật.
Tu-bồ-đề xưng quí tâm Bồ-tát như vậy cũng tốt, Bồ-tát không chấp trước tâm ấy cũng là tôn quí. Xá-lợi-phất muốn hỏi Tu-bồ-đề nên nói rằng: Chẳng phải chỉ có tâm Nhất thiết trí là vô lậu chẳng ràng buộc, Bồ-tát không nên tự cao, vì cớ sao? Vì tâm người phàm phu cũng vô lậu chẳng ràng buộc, vì tánh thường không. Như tâm Thanh-văn, Bích-chi Phật, tâm Phật vô lậu, chẳng ràng buộc, thật tướng của tâm người phàm phu tánh không. Thật tướng tánh không, thanh tịnh không dính mắc, như trước nói: Mây tối che mặt trời mặt trăng, chứ không thể ô uế mặt trời mặt trăng. Lại, thật tướng của các phiền não với tâm tướng thường tánh không không khác nhau, chỉ ở nơi địa vị phàm phu thì là nhơ là sạch, còn ở nơi địa vị Thánh, vì tu trí tuệ vô tướng, không có phân biệt, chỉ vì thương xót chúng sinh nên tuy còn có nói năng mà tâm không chấp trước. Chẳng phải riêng tâm phàm phu là vô lậu chẳng ràng buộc, mà năm uẩn cho đến mười tám pháp không chung cũng như vậy.
[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramit-sūtra-摩訶般若波羅蜜經), quyển 4, Lạc thuyết phẩm 14 (樂說品14), tr. 244b7-244c16.
* Trang 171 *
Tu-bồ-đề nói: Phải!
Xá-lợi-phất lại nói: Tâm ấy không có tâm, vì tâm tướng không, nên không chấp trước. Nơi sắc, sắc tướng không có nên cũng không chấp trước, cho đến các Phật pháp cũng như vậy.
Tu-bồ-đề nói: Đúng như vậy! Vì thế nên Bồ-tát có thể quán các pháp tánh thường không, bất khả đắc không rốt ráo thanh tịnh, vì vậy nên nói tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tâm vô đẳng đẳng, không chung với tâm Thanh-văn, tâm Bích-chi Phật, không nghĩ có tâm ấy, cũng không chấp trước tâm ấy, có thể mau đạt đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
____________
* Trang 172 *