Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM TẬP TÁN THỨ 9
(Kinh Đại Bát-nhã ghi: Phẩm Thắng Quân thứ 8)


 
KINH: Bấy giờ Tuệ mạng Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Con không biết không nắm được Bồ-tát ấy tu hành Bát-nhã ba-la-mật, thời sẽ vì ai nói Bát-nhã ba-la-mật?
Bạch đức Thế Tôn! Con không biết không nắm được hết thảy pháp hoặc tập hoặc tán, nếu con vì Bồ-tát lập danh tự nói là Bồ-tát, thời hoặc con sẽ có hối hận.
Bạch Thế Tôn! Danh tự ấy chẳng trụ, cũng chẳng phải trụ, vì cớ sao? Vì danh tự ấy không có gì, thế nên danh tự ấy chẳng trụ cũng chẳng phải chẳng trụ (Kinh Đại Bát-nhã ghi: Bạch đức Thế Tôn! Con đối với Bồ-tát ma-ha-tát và đối với Bát-nhã ba-la-mật đều không biết không nắm được, làm sao khiến con đem pháp Bát-nhã ba-la-mật tương ưng giáo giới giáo thọ cho các Bồ-tát ma-ha-tát? Bạch Thế Tôn! Con đối với các pháp hoặc tăng hoặc

* Trang 46 *
device

giảm còn không biết không nắm được, nếu con đem các pháp giáo giới giáo thọ cho các Bồ-tát ma-ha-tát, thời con sẽ có hối hận v.v... - ND).
Bạch Thế Tôn! Con chẳng nắm được sắc hoặc tập hoặc tán, cho đến thức hoặc tập hoặc tán; nếu không thể nắm được, làm sao sẽ lập danh tự?
Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên đó, danh tự ấy chẳng trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ, vì cớ sao? Vì danh tự ấy không có gì.
Bạch Thế Tôn! Con không nắm được mắt hoặc tập hoặc tán, cho đến ý hoặc tập hoặc tán; nếu không thể nắm được, làm sao sẽ lập danh tự gọi là Bồ-tát? Bạch Thế Tôn! Danh tự mắt cho đến danh tự ý, ấy chẳng trụ cũng chẳng phải chẳng trụ, vì cớ sao? Vì danh tự ấy không có gì. Thế nên danh tự ấy chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ.
Bạch Thế Tôn! Con không nắm được sắc hoặc tập hoặc tán, cho đến pháp hoặc tập hoặc tán, làm sao sẽ lập danh tự gọi là Bồ-tát? Bạch Thế Tôn! Danh tự sắc cho đến danh tự pháp ấy, chẳng trụ cũng chẳng phải chẳng trụ, vì cớ sao? Vì danh tự ấy không có gì. Thế nên danh tự ấy chẳng trụ cũng chẳng phải chẳng trụ. Nhãn thức cho đến ý thức; nhãn xúc cho đến ý xúc; nhãn xúc làm nhân duyên sinh thọ cho đến ý xúc làm nhân duyên sinh thọ

* Trang 47 *
device

cũng như vậy.
Bạch Thế Tôn! Con không nắm được vô minh hoặc tập hoặc tán, cho đến không nắm được già chết hoặc tập hoặc tán. Bạch Thế Tôn! Con không nắm được vô minh tận hoặc tập hoặc tán, cho đến không nắm được già chết tận hoặc tập hoặc tán.
Bạch Thế Tôn! Con không nắm được dâm, nộ, si hoặc tập hoặc tán; các tà kiến hoặc tập hoặc tán, đều cũng như vậy.
Bạch Thế Tôn! Con không nắm được sáu Ba-la-mật hoặc tập hoặc tán; bốn niệm xứ hoặc tập hoặc tán; cho đến tám Thánh đạo phần hoặc tập hoặc tán; không, vô tướng, vô tác hoặc tập hoặc tán; bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn định vô sắc hoặc tập hoặc tán; niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Bố thí, niệm Trời, niệm lành, niệm hơi thở ra vào, niệm Thân, niệm Chết hoặc tập hoặc tán. Con cũng không nắm được mười lực của Phật cho đến mười tám pháp không chung hoặc tập hoặc tán.
Bạch Thế Tôn! Con nếu không nắm được sáu Ba-la-mật cho đến mười tám pháp không chung hoặc tập hoặc tán, thời làm sao sẽ lập danh tự gọi là Bồ-tát? Bạch Thế Tôn! Danh tự ấy chẳng trụ cũng chẳng phải chẳng trụ, vì cớ sao? Vì danh tự ấy

* Trang 48 *
device

không có gì. Thế nên danh tự ấy chẳng trụ cũng chẳng phải chẳng trụ.
Bạch Thế Tôn! Con không nắm được năm uẩn như mộng hoặc tập hoặc tán; con không nắm được năm uẩn như tiếng vang, như bóng, như ráng nắng, như huyễn hóa[1] hoặc tập hoặc tán, cũng nói như trên.
Bạch Thế Tôn! Con không nắm được xa lìa hoặc tập hoặc tán; con không nắm được tịch diệt, bất sinh bất diệt, không hiển thị, không nhơ không sạch hoặc tập hoặc tán. Bạch Thế Tôn! Con không nắm được như như, pháp tánh, thật tế, pháp tướng, pháp vị hoặc tập hoặc tán, cũng nói như trên.
Con không nắm được pháp lành, pháp chẳng lành, hoặc tập hoặc tán; con không nắm được pháp hữu vi vô vi, pháp hữu lậu vô lậu hoặc tập hoặc tán; pháp quá khứ, vị lai, hiện tại hoặc tập hoặc tán; pháp chẳng quá khứ, chẳng vị lai, chẳng hiện tại hoặc tập hoặc tán. Những gì là pháp chẳng quá khứ, chẳng vị lai, chẳng hiện tại? Đó là pháp vô vi.
Bạch Thế Tôn! Con cũng không nắm được pháp vô vi hoặc tập hoặc tán.
Bạch Thế Tôn! Con cũng không nắm được Phật hoặc tập hoặc tán. Bạch Thế Tôn! Con cũng không nắm được thế giới chư Phật như hằng hà sa ở
 

[1] Tham khảo Tương ưng bộ kinh III, Kinh Bọt nước, tr.  141-143: Ví như, này các Tỷ-kheo, sông Hằng này chảy mang theo đống bọt nước lớn. Có người có mắt nhìn đống bọt nước ấy, chuyên chú, như lý quán sát.  Do nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó, đống bọt nước ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong đống bọt nước được? Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; vị Tỷ-kheo thấy sắc, chuyên chú, như lý quán sát sắc. Do vị Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát sắc, sắc ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong sắc được?
… Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có thọ gì…
… Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có tưởng gì...
… Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm các hành gì…
… Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại,  hoặc xa hay gần; Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát, thức ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là trống rỗng, hiện rõ ra là không có lõi cây. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cây trong thức được?
Sắc ví với đống bọt, thọ ví bong bóng nước, tưởng ví ráng mặt trời, hành ví với cây chuối, thức ví với ảo thuật, đấng bà con mặt trời, đã thuyết giảng như vậy.  
Nếu như vậy chuyên chú, như lý chơn quán sát, như lý nhìn (các pháp), hiện rõ tánh trống không. 

* Trang 49 *
device

mười phương và Bồ-tát, Thanh-văn Tăng hoặc tập hoặc tán.
Bạch Thế Tôn! Nếu con không nắm được chư Phật hoặc tập hoặc tán, thời làm sao dạy Bát-nhã ba-la-mật cho Bồ-tát ma-ha-tát?
Bạch Thế Tôn! Danh tự Bồ-tát ấy chẳng trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ, vì cớ sao? Vì danh tự ấy không có gì. Thế nên danh tự ấy chẳng trụ cũng chẳng phải chẳng trụ.
Bạch Thế Tôn! Con không nắm được thật tướng các pháp hoặc tập hoặc tán, thời làm sao lập danh tự Bồ-tát để gọi đó là Bồ-tát!
Bạch Thế Tôn! Danh tự các pháp thật tướng ấy chẳng trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ, vì cớ sao? Vì danh tự ấy không có gì. Thế nên danh tự ấy chẳng trụ cũng chẳng phải chẳng trụ.
LUẬN:  Hỏi: Trong phẩm trước[1] đã nói không thấy Bồ-tát, danh tự Bồ-tát, Bát-nhã ba-la-mật,[2] hết thảy các pháp không trong không ngoài, không ở giữa v.v... sao nay còn nói lại?
Đáp: Có bốn thứ ái là dục ái, hữu ái, phi hữu ái, pháp ái. Dục ái dễ thấy, lỗi nó là bất tịnh v.v...; hữu ái, không bất tịnh v.v... tế tiểu khó khiển trừ. Phi hữu ái, phá hữu, vì phá hữu nên in tuồng trí tuệ, khó khiển trừ. Pháp ái, ái trước các đạo thiện pháp lợi ích. Trong pháp ái, tội lỗi khó thấy, nên
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 41, tr.  357a-c; T.  8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), Tam giả phẩm đệ thất (三假品第7), tr.  230c5-231b12.
[2] T.  8: Đại phẩm bát-nhã kinh (大品般若經), quyển 2, Tam giả phẩm đệ thất (三假品第7), tr.  230b4-231a19; T.  8: Phóng quang Bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 2: Hành phẩm đệ cửu (行品第9), tr.  11b5-c7; T.  8: Quan tán Bát-nnã kinh (光讚般若經), quyển 2, Phân biệt không phẩm đệ lục (分別空品第6), tr.  162b10-163a9.

* Trang 50 *
device

nói lại; ví như cây cỏ nhỏ, gia công ít dễ trừ, còn cây lớn, gia công nặng khó trừ.
* Lại nữa, pháp trên và pháp đây có đồng có khác, trên kia nói không thấy danh tự Bồ-tát, ở đây nói không biết không nắm được danh tự Bồ-tát. Vì không biết không nắm được nên không thấy, chẳng phải vì lực trí tuệ ít nên không thấy.
Hỏi: Khi chưa tập hành Bát-nhã ba-la-mật là có Bồ-tát chăng? Sao nay nói không thấy Bồ-tát tập hành Bát-nhã ba-la-mật?
Đáp: Từ vô thỉ lại, chúng sinh vốn không thể có được, chứ chẳng phải vì tập hành Bát-nhã ba-la-mật nên không thể có được. Chỉ vì điên đảo hư dối, người phàm phu chạy theo giả danh cho là có. Nay tập hành Bát-nhã ba-la-mật diệt điên đảo hư dối, rõ nó là không, chẳng phải vốn có nay không; vốn có nay không thời rơi vào đoạn diệt.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề tâm hối hận, sợ phá giới vọng ngữ, vì cớ sao? Vì trong Phật pháp hết thảy pháp quyết định là vô ngã, mà ta nói có Bồ-tát để nói Bát-nhã ba-la-mật cho họ, thời bị đọa vào tội vọng ngữ, thế nên tâm hối hận.
* Lại nữa, có nhân duyên làm cho tâm hối hận, hết thảy pháp vì là không, không thể có được nên đều không, vì cớ sao? Vì không tập không tán. Ví như mắt và sắc làm nhân duyên sinh nhãn thức, ba sự hòa hợp (Ba sự là mắt, sắc, nhãn thức - ND) nên sinh nhãn xúc, trong nhân duyên nhãn xúc liền sinh các tâm số pháp thọ, tưởng, tư v.v... Trong đây, vì tà kiến ức

* Trang 51 *
device

niệm nên sinh ra các phiền não tội nghiệp, vì chánh ức niệm nên sinh ra các thiện pháp. Do nghiệp thiện ác mà thọ quả báo trong sáu đường. Từ nơi thân này lại gây ra nghiệp thiện ác, như vậy triển chuyển vô cùng, ấy gọi là Tập. Các căn tai, mũi v.v... cũng như vậy.
Tán, là nhãn thức v.v... niệm niệm diệt, vì các nhân duyên ly tán. Các pháp nhãn thức v.v... khi sinh không từ đâu lại, chẳng phải như hạt lúa trên ruộng vận chuyển tụ tập ; còn khi diệt không đi đâu, chẳng phải như phân tán lúa cho dân; ấy gọi là lược nói tướng tập tán của các pháp; khi sinh không từ đâu đến, khi diệt không đi về đâu,[1] các pháp đều như huyễn hóa, chỉ dối hoặc con mắt.
Hỏi: Nếu như vậy, đã có tướng tập tán,[2] cớ sao Tu-bồ-đề nói không biết không nắm được?
Đáp: Vì không từ đâu đến nên tướng tụ tập không thể có được; vì không đi về đâu nên tướng phân tán không thể có được.
* Lại nữa, sinh không có, nên tướng tụ tập không thể có được; diệt không có, nên tướng phân tán không thể có được; vì rốt ráo không, nên tướng tụ tập không thể có được; vì nghiệp nhân duyên không mất nên tướng phân tán không thể có được.
* Lại nữa, quán lý thế gian biến diệt nên tướng tụ tập không thể có được, quán lý thế gian tụ tập nên tướng phân tán không thể có được.[3] Có các nghĩa như vậy, nên biết tướng tụ tập phân tán không thể có được, làm sao lập danh tự là Bồ-
 

[1] T.  2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含經), quyển 13, kinh số 335: Đệ nhất nghĩa không kinh (第一義空經), tr.  92c.
[2] Tập tán, Huyền Trang dịch là tăng giảm, tham khảo T.  7: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (大般若波羅蜜多經), quyển 408, Đệ nhị phần thắng quân phẩm đệ bát chi nhất (第二分勝軍品第八之一), tr.  45b: Bạch Thế-tôn con đối với các pháp, hoặc tăng, hoặc giảm, không biết, không nắm được. Nếu đem các pháp giáo giới, dạy cho các bồ-tát ma-ha-tát, thế nên con hối hận.
[3] T.  2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含經), quyển 2, kinh số 53, tr.  12c 23-25: Phật bảo Bà-la-môn: Có nhân có duyên tập của thế gian, có nhân có duyên thế gian tập, có nhân có duyên diệt thế gian, có nhân có duyên thế gian diệt; T.  2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含經), quyển 10, kinh số 262, tr.  67a: Này Ca-chiên-diên! Như thật chánh quán thế gian tập là, thời không sanh thế gian không thấy; như thật chánh quán thế gian diệt thời không sanh thế gian có thấy. Này Ca-chiên-diên! Như-lai đã lìa nhị biên, thuyết trung đạo.

* Trang 52 *
device

tát? Nếu gượng nói có danh ấy, thì danh ấy cũng không trụ, cũng chẳng phải không trụ.
Hỏi: Danh tự ấy cớ sao không trụ?
Đáp: Danh tự trụ ở trong pháp, vì pháp không (dharma śūnyatā), nên danh tự không có chỗ trụ, như xe do bánh xe, vành xe, cái tay hoa xe, cái bầu xe, hòa hợp nên có tên xe; nếu sự hòa hợp ấy phân tán thời mất tên xe.[1] Tên xe ấy chẳng phải ở trong bánh xe v.v... cũng chẳng phải ở trong chỗ lìa bánh xe v.v... Danh tự xe, tìm trong một, khác đều không thể có được, vì mất danh tự xe, danh tự không có chỗ trụ. Khi nhân duyên phân tán còn không có, huống gì khi nhân duyên diệt? Chúng sinh cũng như vậy, do năm uẩn sắc, thọ v.v... hòa hợp, nên có danh tự chúng sinh, nếu năm uẩn ly tán, thời danh tự không có chỗ trụ; khi năm uẩn ly tán còn không có, huống gì không có năm uẩn?
Hỏi: Nếu khi phân tán, danh tự không thể có được, còn khi đang hòa hợp chưa phân tán thời có danh tự, cớ sao nói không thể có được?
Đáp: Bồ-tát ấy danh tự chỉ có một, mà năm uẩn thời có năm, một không làm thành năm, năm không làm thành một ; nếu năm làm một, không thể được; như năm con vật không được dùng làm một con, hoặc một làm năm, không thể được, như một con vật không được dùng làm năm con. Vì vậy một danh tự Bồ-tát không được trụ trong năm uẩn. Chẳng phải không trụ là nếu không có danh tự, theo nhân duyên hòa hợp, thời ngôn ngữ, sự việc thế tục đều tiêu mất. Thế đế không có
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 1: Vì có những pháp theo nhân duyên hòa hợp nên có, chứ không có tính biệt lập. Ví như xe, do có càng, nhíp, trục, bánh hòa hợp lại nên có, chứ không có chiếc xe riêng. Con người cũng như thế, do năm uẩn hòa hợp nên có, chứ không có con người riêng; Đại trí độ luận, quyển 31, tr. 291c21-292c-28: Tán không (anavakāra-śūnyatā): Tán là tướng lìa biệt, như các pháp hòa hợp nên có, như xe do thùng, gọng, tăm, vành, hợp lại thành, nếu lìa rồi mỗi cái mỗi nơi, thời mất tên xe; do năm uẩn hòa hợp nên gọi là người, nếu năm uẩn lìa biệt, thời người chẳng có được; tham khảo Kinh Na-tiên tỳ-kheo, tr.  26-28: chữ “xe” ám chỉ trong Kinh Na-tiên tỳ-kheo: Bạch Tôn giả, tôi không nói dối, bởi vì chính do cái càng, do cái trục, các bánh xe, thân xe, cột cờ, cái ách, dây cương, và do cái roi mà ‘xe’ hiện hữu như một biểu thị, một danh xưng, một mô tả, như một diễn đạt, như một cái tên”.
“Thưa Ngài, thật khéo là Ngài hiểu được một chiếc xe. Ngay cả đối với tôi cũng thế, thưa Ngài, do tóc của đầu và do lông của thân . . . và do não trong đầu và do hình chất và thọ và tưởng và các khuynh hướng tập quán và thức mà ‘Na Tiên” hiện hữu như một biểu thị, một danh xưng, như một mô tả, như một diễn đạt, chỉ như một cái tên. Nhưng theo ý nghĩa cao nhất thì con người không được nắm bắt ở đây. Thưa Ngài, điều này đã do tỳ-kheo-ni Vajirā trực tiếp trả lời với ác ma: Giống như vì có sự kết hợp các bộ phận nên có chữ xe, cũng vậy khi có các uẩn thì có ‘chúng sanh’ hiện hữu theo quy ước.” (yathā hi aṃgasambhāra hoti saddo ratho iti, evaṃ khandhesu santesu hoti ‘satto’ ti sammuti.) 

* Trang 53 *
device

nên đệ nhất nghĩa đế cũng không có; hai đế không có nên các pháp rối loạn.
* Lại nữa, nếu trong nhân duyên có danh tự thời như nói lửa ắt bị cháy miệng, nói có ắt bị lấp bít miệng. Nếu danh tự không ở trong pháp thời nói lửa không nên sinh ý tưởng về lửa, tìm lửa cũng có thể được nước. Từ xa xưa lại đây, chung nhau truyền danh tự nên nhân danh tự mà biết đến việc. Do vậy nên nói nghĩa của danh tự chẳng phải trụ chẳng phải không trụ.
* Lại nữa, trong đây Tu-bồ-đề tự nói nhân duyên: Vì không có gì nên danh tự ấy chẳng phải trụ chẳng phải không trụ. Giống như danh tự Bồ-tát, danh tự các pháp năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới cũng như vậy.
Hỏi: Như trước đã nói các pháp năm uẩn hoặc tập hoặc tán đều không có được, nay cớ sao còn nói năm uẩn?
Đáp: Ở trên nói ngay năm uẩn, nay muốn nói năm uẩn như mộng, như huyễn.
* Lại nữa, có người nói năm uẩn của người phàm phu hư dối không thật, như mộng, còn năm uẩn của thánh nhân chẳng phải hư dối, vì vậy nên Tu-bồ-đề nói như mộng như huyễn, đều đồng chẳng trụ.
Hỏi: Trong mười thí dụ[1] cớ sao đây chỉ nói đến năm việc?
Đáp: Nếu nói mười việc thì không có trong hiện tại, chỉ theo tâm chúng sinh nói năm dụ đủ biện biệt năm việc,
 

[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 6, chương 10 dụ thứ 11.

* Trang 54 *
device

nên không nói hết. Hoặc vì năm uẩn nên nói năm dụ, các pháp khác cũng như vậy.
Lìa có hai: 1. Thân lìa. 2. Tâm lìa. Thân lìa là bỏ thế sự ân ái gia đình, ở chỗ nhàn tịnh; tâm lìa là xa lìa hết các kiết sử.
Lại Lìa có hai thứ: 1. Các pháp lìa danh tự. 2. Các pháp mỗi mỗi lìa tự tướng. Trong đây cốt nói hai thứ lìa sau, vì cớ sao? Vì trong đây cốt phá danh tự, còn chỗ khác nói lìa tự tướng. Trong pháp Tiểu thừa phần nhiều nói hai thứ lìa trước (thân lìa, tâm lìa).
Tịch diệt cũng có hai: 1. Thuần tướng lành tịch diệt ác sự. 2. Như tướng Niết-bàn tịch diệt. Quán các pháp thế gian cũng như vậy, trong đây chỉ nói thứ tịch diệt sau.
Bất sinh cũng có hai: 1. Pháp vị lai và vô vi. 2. Hết thảy pháp thật tướng vô sinh. Vì tướng sinh không thể có được nên trong đây chỉ nói thứ bất sinh sau.
Bất diệt có ba: 1. Trí duyên diệt (trạch diệt). 2. Phi trí duyên diệt (phi trạch diệt). 3. Vô thường diệt. Trong đây cốt nói vô thường diệt; vì trái với đây nên gọi là bất diệt.
Bất thị là hết thảy các quán diệt, đường ngôn ngữ dứt,[1] không có pháp có thể chỉ bày, pháp ấy tướng như vậy, hoặc có hoặc không, hoặc thường hoặc vô thường, chẳng nhơ chẳng sạch.[2] Nghĩa là như như, pháp tánh, thật tế,[3] pháp tướng,[4] pháp vị,[5] như trước đã nói.
Hỏi: Năm uẩn có tập có tán, trái với đây nên nói không
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 5, tr.  96c10-14; quyển 12,145c10-11; quyển 12, tr.  146b20-21; quyển 15, tr.  170b20-29; quyển 16, tr.  175a2-5; quyển 18, tr.  190b10-18; quyển 45, tr.  383c16-18; quyển 50, tr.  420c26-27; quyển 61, tr.  488b6-7; quyển 86, tr.  662c13-22; quyển 89, tr.  692a25-26.
[2] Xem Đại trí độ luận, quyển 35.
[3] Đại trí độ luận, quyển 32.
[4] Đại trí độ luận, quyển 6, 15,18,25,31,32,53,67,và 70.
[5] Đại trí độ luận, quyển 2 và 32.

* Trang 55 *
device

tập không tán; còn như như, pháp tánh, thật tế v.v... không trái nhau, cớ sao không tập không tán?
Đáp: Hành giả được như như, pháp tánh v.v... nên gọi là tập, vì mất nên gọi là tán. Như hư không tuy không tập không tán, khoét vách cửa gọi là tập, lấp bít lại gọi là tán. Các nghĩa thiện, bất thiện cho đến mười phương hằng hà sa chư Phật, như trước đã nói.[1]
Các pháp ấy và danh tự Phật không chỗ nương dựa, cho nên đều không, chẳng trụ chẳng phải không trụ.
KINH: Bạch Thế Tôn! Các pháp do nhân duyên hòa hợp, giả danh bày đặt gọi là Bồ-tát. Danh tự ấy, không thể nói nó ở trong năm uẩn; không thể nói ở trong mười hai nhập, mười tám giới, cho đến mười tám pháp không chung, cũng không thể nói nó ở trong pháp hòa hợp. Bạch Thế Tôn! Ví như mộng, không thể nói nó ở trong các pháp; tiếng vang, bóng, ráng nắng, huyễn hóa, cũng không thể nói nó ở trong các pháp; ví như danh tự hư không, không thể nói nó ở trong pháp nào (Kinh Đại Bát-nhã ghi: Vô xứ khả thuyết - Không thể nói nó ở chỗ nào - ND) Bạch Thế Tôn! Như danh tự đất, nước, lửa, gió cũng không thể nói ở trong pháp nào; danh tự giới, Tam-muội, trí tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến cũng không thể nói ở trong pháp nào; như danh tự Tu-đà-hoàn, cho đến danh tự A-la-hán,
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 42.

* Trang 56 *
device

Bích-chi Phật, cũng không thể nói ở trong pháp nào; như danh tự Phật, danh tự Pháp cũng không thể nói ở trong pháp nào; như danh tự hoặc thiện hoặc bất thiện, hoặc thường hoặc vô thường, hoặc khổ hoặc vui, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịch diệt hoặc lìa, hoặc có hoặc không, không thể nói ở trong pháp nào.
Bạch Thế Tôn! Con vì nghĩa ấy nên tâm hối hận (nếu con nói Bát-nhã ba-la-mật-đa cho các Bồ-tát - ND). Hết thảy các pháp tướng tập, tướng tán không thể có được, làm sao vì Bồ-tát lập danh tự gọi là Bồ-tát?
Bạch Thế Tôn! Danh tự ấy không trụ chẳng phải không trụ, vì cớ sao? Vì danh tự không có gì. Vì vậy danh tự ấy không trụ cũng chẳng phải không trụ.
Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ-tát ma-ha-tát nghe nói Bát-nhã ba-la-mật tướng như vậy, nghĩa như vậy mà tâm không chìm đắm, không hối, không kinh, không hãi, không sợ, nên biết Bồ-tát ấy chắc chắn trụ tánh bất thối chuyển, vì trụ không trụ pháp.

LUẬN: Môn không trụ cũng chẳng phải không trụ[1] trước đây dùng để phá danh tự Bồ-tát và các pháp, nay dùng môn khác để phá danh tự Bồ-tát, không có pháp gì có thể gọi là Bồ-tát, vì cớ sao? Vì Bồ-tát chẳng phải là năm uẩn, năm
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 41, Tập tán phẩm đệ cửu (集散品第9).

* Trang 57 *
device

uẩn chẳng phải là Bồ-tát; trong năm uẩn không có Bồ-tát, trong Bồ-tát không có năm uẩn; năm uẩn không thuộc Bồ-tát, Bồ-tát không thuộc năm uẩn; lìa năm uẩn không có Bồ-tát, lìa Bồ-tát không có năm uẩn. Như vậy, danh tự Bồ-tát không thể có được, nên biết nó là không, cho đến mười tám pháp không chung cũng như vậy; thí như việc trông thấy trong mộng, đều là hư dối không thể nói. Trong mộng ấy không có tướng pháp nhất định gọi là năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới, chỉ có tâm cuồng. Bóng, tiếng vang, ráng nắng, huyễn hóa cũng như vậy, chỉ dối gạt tai mắt; như hư không, không thể nói ở trong các pháp, vì vô tướng. Vì hư không trái với sắc, nên không được nói là sắc, chỗ sắc tiêu hết cũng chẳng phải hư không, vì không có pháp riêng biệt. Nếu bảo chỗ thân ra vào là tướng hư không, việc ấy không đúng. Đó là thân nghiệp chẳng phải tướng hư không, nếu không có tướng thời không có pháp. Vì vậy, hư không chỉ có danh tự. Danh tự Bồ-tát cũng như vậy.
Hỏi: Như mộng, hư không v.v... có thể chỉ có danh tự; làm sao đất, nước, lửa, gió thật pháp mà cũng chỉ có danh tự?
Đáp: Người vô trí cho các vật đất v.v... là thật, thánh nhân bằng tuệ nhãn xem thấy toàn là hư dối. Thí như trẻ con thấy tượng trong gương cho là thật, vui mừng muốn lấy, người lớn xem đó chỉ là dối hoặc mắt người. Những người phàm phu thấy vi trần hòa hợp thành đất, cho là đất thật, ai có mắt trời phân tán đất ấy, chỉ thấy vi trần, còn dùng tuệ nhãn phân biệt phá tan thì đất ấy hoàn toàn không thể có được.

* Trang 58 *
device

* Lại nữa, trong phẩm đầu của Luận, dùng các cách phá thân tướng,[1] như thân phá, đất cũng phá.
* Lại nữa, nếu đất là thật, tại sao khi quán hết thảy lửa thì đều là lửa? Hoặc cho thiền định quán là thật, còn Phật nói hết thảy pháp Không là hư vọng, nhưng việc ấy không đúng; nước, lửa, gió cũng như vậy. Như bốn đại hợp làm thân, vốn còn như vậy, huống gì các nghiệp do thân làm như giữ giới v.v... mà chẳng không? Như giữ giới là thô nghiệp còn không, huống gì thiền định, trí tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến v.v... mà chẳng không? Nếu năm pháp uẩn giới, định v.v... còn không, huống gì các Thánh đạo quả do giữ giới, thiền định v.v... làm nhân duyên để chứng đắc mà chẳng không? Nếu Thánh đạo quả còn không, huống gì người chứng Tu-đà-hoàn cho đến Phật mà chẳng không? Vì vậy, danh tự Bồ-tát tuy là thiện pháp, cho đến xuất ra từ trong pháp có, không, không gọi là thiện, cho đến không gọi là có, không, vì tập và tán không thể có được.
Tu-bồ-đề đã biết tướng không như vậy, làm sao gọi là Bồ-tát, để nói Bát-nhã ba-la-mật cho Bồ-tát? Nếu Bồ-tát nghe như vậy, không sợ, không hãi, thời trụ trong tánh bất thối chuyển, vì như pháp bất trụ mà trụ vậy.[2]
Tánh bất thối chuyển là Bồ-tát ấy chưa được vô sinh pháp nhẫn, chưa được chư Phật thọ ký, chỉ nhờ sức phước đức trí tuệ, có thể tin vui các pháp rốt ráo không, ấy gọi là trụ trong tánh bất thối chuyển, vì được khí phần bất thối chuyển,
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 25, 19, 20, 31 và 48.
[2] Đại trí độ luận, quyển 11.

* Trang 59 *
device

như trẻ con sinh trong dòng họ quý, tuy chưa làm nên việc, mà do dòng họ quý thành quý.
KINH: Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật, không nên trụ nơi sắc, không nên trụ nơi thọ, tưởng, hành, thức. Không nên trụ nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không nên trụ nơi nhãn xúc cho đến không nên trụ nơi ý xúc; không nên trụ nơi thọ do nhãn và xúc làm nhân duyên sinh, cho đến không nên trụ nơi thọ do ý và xúc làm nhân duyên sinh; không nên trụ nơi địa chủng, thủy, hỏa, phong, không, thức chủng; không nên trụ nơi vô minh cho đến lão tử, vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Sắc, sắc tướng không, thọ tưởng, hành, thức, thức tướng không. Bạch Thế Tôn! Sắc không, không gọi là sắc, lìa không cũng không có sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức, thức không,[1] không gọi là thức, lìa không cũng không có thức; thức tức là không, không tức là thức, cho đến lão tử, lão tử tướng không. Bạch Thế Tôn! Lão tử không, không gọi là lão tử, lìa không cũng không có lão tử; lão tử tức là không, không tức là lão tử.
Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên ấy nên Bồ-tát ma-ha-tát muốn tu hành Bát-nhã ba-la-mật, không nên trụ nơi sắc cho đến không nên trụ nơi lão tử.
 

[1]Prajđpramithṛdayastra: iha riputra rpaṃ nyat, nyataiva rpam,  rpnna pṛthak nyat, nyaty na pṛthag rpam. Yadrpaṃ s nyat, y nyat tadrpam. Evam eva vedan saṃjđ saṃskra vijđnni.
 

* Trang 60 *
device

Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát muốn tu hành Bát-nhã ba-la-mật, không nên trụ nơi bốn niệm xứ, vì cớ sao? Vì bốn niệm xứ, bốn niệm xứ tướng không. Bạch Thế Tôn! Bốn niệm xứ không, không gọi là bốn niệm xứ, lìa không cũng không có bốn niệm xứ; bốn niệm xứ tức là không, không tức là bốn niệm xứ; cho đến mười tám pháp không chung cũng như vậy.
Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên ấy nên Bồ-tát ma-ha-tát muốn tập hành Bát-nhã ba-la-mật, không nên trụ nơi bốn niệm xứ cho đến mười tám pháp không chung.
* Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát muốn tu hành Bát-nhã ba-la-mật, không nên trụ nơi Thí ba-la-mật, không nên trụ nơi Giới ba-la-mật, không nên trụ nơi Nhẫn nhục ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật, vì cớ sao? Vì Thí ba-la-mật, Thí ba-la-mật tướng không, cho đến Bát-nhã ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật tướng không. Bạch Thế Tôn! Thí ba-la-mật không, không gọi là Thí ba-la-mật; lìa không cũng không có Thí ba-la-mật; Thí ba-la-mật tức là không, không tức là Thí ba-la-mật; cho đến Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy.
Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên ấy nên Bồ-tát ma-ha-tát muốn tu hành Bát-nhã ba-la-mật, không 

* Trang 61 *
device

nên trụ nơi sáu Ba-la-mật.
LUẬN: Trên kia Tu-bồ-đề do “khiêm nhượng” mà nói Bát-nhã, tuy nói không nói, song thật đã vì Bồ-tát nói Bát-nhã ba-la-mật. Nay Tu-bồ-đề do môn “không trụ”, thẳng vì Bồ-tát nói Bát-nhã ba-la-mật. Bát-nhã ba-la-mật có các danh tự: Quán, tu, tương ưng, hợp, nhập, tập, trụ v.v... ấy đều gọi là tu hành Bát-nhã ba-la-mật, chỉ nói các danh tự, người nghe hoan hỷ.
* Lại nữa, hơi có sai biệt về danh tự tu hành : Lắng nghe, đọc tụng, viết chép, chánh ức niệm, thuyết giảng, tư duy, trù lượng, phân biệt, tu tập cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chung lại gọi là tu hành. Vì từ tu hành mà phân biệt ra: Bắt đầu gọi là quán, như bắt đầu thấy vật; mỗi ngày học dần gọi là tập; có thể cùng Bát-nhã tương ưng gọi là hiệp; tùy thuận Bát-nhã ba-la-mật gọi là tương ưng; thấu suốt Bát-nhã ba-la-mật gọi là nhập; phân biệt chấp thủ tướng có việc ấy gọi là niệm; thường tập hành không dứt làm cho tương tợ gọi là học; học xong, phương tiện khéo léo quán sát biết phải, quấy, được, mất, gọi là tư duy; dùng tâm thiền định tu hành, chung gọi là tu; được đạo Bát-nhã ba-la-mật ấy không mất, gọi là trụ; trái với trụ là chẳng trụ.
Hỏi: Trước nói các pháp không, tức là chẳng trụ, sao nay nói không nên trụ nơi hết thảy pháp?
Đáp: Trước tuy đã nói, song tâm đắm trước pháp ái khó khiển trừ nên nay nói lại.

* Trang 62 *
device

* Lại nữa, có Vô tướng Tam-muội; vào Tam-muội ấy, không chấp thủ tướng các pháp nhưng không vào diệt định. Trí tuệ Bồ-tát không thể nghĩ bàn, tuy không chấp thủ hết thảy pháp tướng, nhưng có thể hành đạo, như chim ở giữa hư không, tuy không chỗ nương tựa mà có thể bay cao. Bồ-tát cũng như vậy, không trụ nơi các pháp mà có thể hành đạo Bồ-tát.
Hỏi: Tâm người gặp duyên thì khởi, làm sao Bồ-tát không trụ nơi hết thảy pháp mà không vào diệt định?
Đáp: Tu-bồ-đề tự nói: Sắc, sắc tướng tự không, sắc không là chẳng phải sắc, cũng chẳng lìa không có sắc; sắc tức là không, không tức là sắc. Nghĩa này ở trong phẩm thứ hai đã nói,[1] cho đến không nên trụ nơi sáu Ba-la-mật cũng như vậy, vì không cho nên không chỗ trụ.
KINH: Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát muốn tu hành Bát-nhã ba-la-mật, không nên trụ nơi văn tự, không nên trụ nơi môn một chữ, môn hai chữ, các môn chữ như vậy, vì cớ sao? Vì các chữ, các chữ tướng không, như trên đã nói.
* Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát muốn tu hành Bát-nhã ba-la-mật, không nên trụ nơi các thần thông, vì cớ sao? Vì các thần thông, các thần thông tướng không; thần thông không, không gọi là thần thông, lìa không cũng không có thần thông; thần thông tức là không, không tức là thần thông.
 

[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 35.

* Trang 63 *
device

Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên ấy, Bồ-tát ma-ha-tát muốn tu hành Bát-nhã ba-la-mật, không nên trụ nơi các thần thông.
LUẬN: Có hai hạng Bồ-tát: 1. Tập thiền định. 2. Học tụng. Ngồi thiền thì sinh thần thông, học tụng thời khởi tâm phân biệt văn tự.
Môn một chữ là một chữ một lời, như đất gọi là Phù (bhū).
Môn hai chữ là hai chữ một lời, như nước gọi là Xà-lam (jala).
Danh tự ba chữ như nước gọi là Ba-ni-lam (pānīya). Như vậy các tự môn.
Lại nữa, Bồ-tát nghe một chữ, tức vào trong thật tướng hết thảy pháp, như nghe chữ “A” tức biết các pháp từ xưa lại đây không sinh. Như vậy v.v... như nghe chữ “Đầu khư” (duḥkha) biết hết thảy pháp sinh tướng khổ, tức thời sinh tâm đại bi; như nghe chữ “A-ni-tra” (anitya) biết hết thảy pháp tướng vô thường, tức thời vào đạo Thánh hạnh. Ngoài ra như trong văn tự Đà-la-ni nói rộng.[1]
Nghĩa thần thông, trước đã nói.[2] Hai việc ấy rốt ráo không, nên Bồ-tát không trụ nơi đó.
KINH: Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát muốn tu hành Bát-nhã ba-la-mật, sắc là vô thường không nên trụ, thọ tưởng hành thức là vô thường không nên trụ, vì cớ sao? Vì vô thường, vô
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 48, tr.  407c10-409c.
[2] Đại trí độ luận, quyển 5, tr.  97c21-98b10; quyển 24, tr.  235c28-240c10.

* Trang 64 *
device

thường tướng không. Bạch Thế Tôn! Vô thường không, không gọi là vô thường, lìa không cũng không có vô thường; vô thường tức là không, không tức là vô thường.
Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên ấy, Bồ-tát ma-ha-tát muốn tu hành Bát-nhã ba-la-mật, sắc là vô thường, không nên trụ, thọ tưởng hành thức là vô thường không nên trụ; sắc là khổ không nên trụ, thọ tưởng hành thức là khổ không nên trụ; sắc là vô ngã không nên trụ, thọ, tưởng, hành, thức là vô ngã không nên trụ; sắc là không, không nên trụ, thọ, tưởng, hành, thức là không, không nên trụ; sắc là tịch diệt không nên trụ, thọ, tưởng, hành, thức là tịch diệt không nên trụ; sắc là lìa không nên trụ, thọ, tưởng, hành, thức là lìa không nên trụ; như trên nói.
* Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát muốn tu hành Bát-nhã ba-la-mật không nên trụ nơi như như, vì sao? Vì như như, tướng như như không. Bạch Thế Tôn! Tướng như như không, không gọi là như như, lìa không cũng không có như như ; như như tức là không, không tức là như như .
Bạch Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát muốn tu hành Bát-nhã ba-la-mật, không nên trụ nơi pháp tánh, pháp tướng, pháp vị, thật tế, vì sao? Vì thật tế, thật tế không. Bạch Thế Tôn! Thật tế không không gọi

* Trang 65 *
device

là thật tế, lìa không cũng không có thật tế; thật tế tức là không, không tức là thật tế.
* Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát muốn tu hành Bát-nhã ba-la-mật, không nên trụ nơi hết thảy môn Đà-la-ni, không nên trụ nơi hết thảy môn Tam-muội, vì sao? Vì môn Đà-la-ni, môn Đà-la-ni tướng không; môn Tam-muội, môn Tam-muội tướng không. Bạch Thế Tôn! Môn Đà-la-ni, môn Tam-muội không, không gọi là môn Đà-la-ni, môn Tam-muội; lìa không cũng không có môn Đà-la-ni, môn Tam-muội; môn Đà-la-ni, môn Tam-muội tức là không, không tức là môn Đà-la-ni, môn Tam-muội.
Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên ấy nên Bồ-tát ma-ha-tát muốn tu hành Bát-nhã ba-la-mật, không nên trụ nơi Như như cho đến môn Đà-la-ni, môn Tam-muội.
Bạch Thế Tôn! Như Bồ-tát ma-ha-tát muốn tu hành Bát-nhã ba-la-mật, vì không phương tiện, đem tâm tôi, ta, mà trụ nơi sắc, Bồ-tát ấy gia hạnh đối với sắc, đem tâm tôi, ta mà trụ nơi thọ tưởng hành thức, Bồ-tát ấy gia hạnh đối với thức. Nếu Bồ-tát gia hạnh là không nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật, cũng không đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật, vì không đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật nên không thể thành tựu Tát-bà-nhã được.

* Trang 66 *
device

Bạch Thế Tôn! Như Bồ-tát ma-ha-tát muốn tu hành Bát-nhã ba-la-mật, vì không phương tiện, đem tâm tôi, ta trụ nơi mười hai nhập cho đến môn Đà-la-ni, Tam-muội, Bồ-tát ấy gia hạnh đối với mười hai nhập cho đến gia hạnh đối với môn Đà-la-ni, Tam-muội. Nếu Bồ-tát gia hạnh là không nhiếp thọ Bát-nhã ba-la-mật, cũng không đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật. Vì không đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật nên không thể thành tựu Tát-bà-nhã được, vì sao? Vì sắc là không nhiếp thọ, thọ tưởng hành thức là không nhiếp thọ. Sắc không nhiếp thọ thời chẳng phải sắc, thọ tưởng hành thức không nhiếp thọ thời chẳng phải thức, vì tánh không vậy.
Mười hai nhập là không nhiếp thọ, cho đến môn Đà-la-ni, Tam-muội là không nhiếp thọ, mười hai nhập không nhiếp thọ thời chẳng phải mười hai nhập; cho đến môn Đà-la-ni, Tam-muội không nhiếp thọ, thời chẳng phải môn Đà-la-ni, Tam-muội, vì tánh không vậy.
Bát-nhã ba-la-mật, cũng không nhiếp thọ, Bát-nhã ba-la-mật không nhiếp thọ thời chẳng phải Bát-nhã ba-la-mật, vì tánh không vậy.
Như vậy, Bồ-tát ma-ha-tát muốn tu hành Bát-nhã ba-la-mật nên quán các pháp tánh không. Khi quán như vậy tâm không chỗ duyên, ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát Tam-muội không nhiếp thọ, vi diệu thù 

* Trang 67 *
device

thắng, có tác dụng rộng lớn vô ngại, không chung với Thanh-văn, Bích-chi Phật. Tuệ Tát-bà-nhã (Nhất thiết trí trí-Sarvajñājñā) ấy cũng không nhiếp thọ; vì trong không ngoài không, trong ngoài không, không không, đại không, đệ nhất nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô thỉ không, tán không, tánh không, tự tướng không, các pháp không, bất khả đắc không, vô pháp không, hữu pháp không, vô pháp hữu pháp không vậy, vì cớ sao? Vì Tát-bà-nhã ấy, không thể lấy tướng tu được, vì lấy tướng tu hành có cấu uế (phiền não). Thế nào là tướng cấu uế? Tướng sắc cho đến tướng môn Đà-la-ni, môn Tam-muội, ấy gọi là tướng cấu uế.
LUẬN: Các Thánh hạnh quán vô thường,[1] như như, pháp tánh, thật tế,[2] môn Đà-la-ni, Tam-muội,[3] như trước đã nói.
Hỏi: Trong pháp cấu uế không nên trụ, vì tội lỗi, còn trong pháp thiện, vô ký, cớ sao không nên trụ?
Đáp: Nó tuy chẳng phải tội, mà làm nhân duyên sinh tội, như Phật nói trong đây: Có Bồ-tát đem tâm tôi, ta tu hành Bát-nhã ba-la-mật, trụ trước nơi sắc, vì sinh sắc nên tạo tác các nghiệp; trụ trước nơi thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Vì sinh khởi năm uẩn nên tu hành, ấy là không nhiếp thủ Bát-nhã ba-la-mật. Người ấy tuy nói ta tu hành Bát-nhã ba-la-mật, ấy là cách tu hành thế gian, không đầy đủ Bát-nhã ba-la-
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 11, tr.  138a7-10; quyển 20, tr.  207a12-23.
[2] Đại trí độ luận, quyển 32, tr.  297b22-299a21.
[3] Đại trí độ luận, quyển 5, tr.  95c2-97c4; quyển 28, tr.  268a2-269b26.

* Trang 68 *
device

mật, không thể đạt đến Nhất thiết trí trí. Cho đến môn Đà-la-ni, Tam-muội cũng như vậy.
Trong đây Tu-bồ-đề tự nói nhân duyên không trụ, đó là sắc không nhiếp thọ, nếu sắc không nhiếp thọ thời chẳng phải sắc, vì tánh thường không vậy.
Hỏi: Sắc ấy vì có tội lỗi vô thường, khổ, không, vô ngã nên không nhiếp thọ; thí như cục vàng cháy nóng, tuy vàng có thể tham, nhưng vì nóng nên không thể lấy, còn đây có lỗi gì, mà cưỡng phá năm uẩn?
Đáp: Có hai thứ đắm trước: 1. Dục trước. 2. Kiến trước. Có người quán vô thường, khổ, phá dục trước mà được giải thoát; hoặc có người tuy quán vô thường v.v... mà còn đắm trước pháp, sinh vọng kiến. Vì hạng người ấy phân biệt sắc tướng không, như vậy thời xa lìa kiến trước; cho đến môn Đà-la-ni, Tam-muội cũng như vậy.
Hỏi: Thanh-văn, Bích-chi Phật, không nhiếp thọ hết thảy pháp nên lậu hoặc dứt hết, cớ sao trong đây nói Tam-muội không nhiếp thọ không chung với Nhị thừa?
Đáp: Nhị thừa tuy có Tam-muội không nhiếp thọ, song không có tác dụng rộng lớn, lanh lợi, không sâu cũng không kiên cố.
* Lại nữa, Thanh-văn, Bích-chi Phật khi lậu hoặc hết, mới được không nhiếp thọ các pháp, còn Bồ-tát tu lâu xa đã biết các pháp không nhiếp thọ, tất cả đều như Vô-dư Niết-bàn rốt ráo không, vì vậy nên nói không chung với nhị thừa.

* Trang 69 *
device

* Lại nữa, Nhị thừa còn có tập khí, có ngại có chướng, nên tuy có Tam-muội không nhiếp thọ, nhưng không thanh tịnh, như Đại Ca-diếp nghe Bồ-tát đánh nhạc, không thể tự an trên chỗ ngồi. Các Bồ-tát Hỏi: Ngài có hạnh đầu đà đệ nhất, tại sao vẫn lay động như múa? Ca-diếp Đáp: Tôi đối với năm dục của cõi trời cõi người lìa hẳn không lay động, còn đây là sức biến hóa do nghiệp phước đức của Bồ-tát, tôi chưa thể nhẫn được. Như núi chúa Tu-di, bốn phía gió nổi, đều kham chịu nổi, nếu gặp gió Tùy-lam[1] thổi đến thời không thể yên. Tập khí của Thanh-văn, Bích-chi Phật, đối với Bồ-tát thì đó là phiền não.
* Lại nữa, Tam-muội không nhiếp thọ ấy, chỉ có Phật biết khắp. Bồ-tát vì cầu Phật đạo nên tuy không thể biết khắp mà vẫn hơn Nhị thừa, vì vậy nên nói không chung với Nhị thừa. Vì người quý trọng Tam-muội không nhiếp thọ ấy mà sinh tâm đắm trước, nên Tu-bồ-đề nói: Không chỉ Tam-muội ấy không nhiếp thọ, mà sắc cho đến nhất thiết chủng trí đều không nhiếp thọ, vì cớ sao? Vì Tu-bồ-đề tự nói nhân duyên: Vì mười tám không nên không nhiếp thọ.
Hỏi: Cớ sao dùng mười tám không để quán các pháp đều không?
Đáp: Trong đây, Tu-bồ-đề tự nói nhân duyên: Vì chấp thủ tướng đắm trước nên sinh các kiết sử. Tướng là các tướng sắc cho đến môn Đà-la-ni, các môn Tam-muội, đều là cội gốc phiền não. Nếu trong Phật pháp, thì cho đến không có tướng vi tế pháp có thể chấp thủ.
 

[1] Gió tùy lam: Xem Đại trí độ luận, quyển 10, tr.  127c; T.  28: Tỳ-bà-sa luận (鞞婆沙論), quyển 6, tr.  460c; T.  54: Phiên phạn ngữ (翻梵語), quyển 9, tr.  1046a: Gió tùy lam (隨藍風) cũng gọi là tỳ-lam-bà hoặc tỳ-lam, dịch là tấn mãnh phong (迅猛風-cơn bão tố).

* Trang 70 *
device

KINH: Nếu chấp thủ tướng ấy mà tu đạt được Tát-bà-nhã thì Tiên-ni Phạm-chí (Thắng quân Phạm-chí)[1] không bao giờ sinh lòng tin đối với Nhất thiết trí. Thế nào là tin ? Tin Bát-nhã ba-la-mật, phân biệt hiểu biết, so lường, suy nghĩ (Nhất thiết trí trí - ND) không bằng vào tướng, không bằng vào vô tướng. Như vậy Tiên-ni Phạm-chí không chấp thủ tướng, ở vào hạng tùy tín hành. Do trí tánh không, ngộ nhập thật tướng các pháp, không chấp thủ tướng sắc, không chấp thủ tướng thọ, tưởng, hành, thức, vì sao? Vì các pháp tự tướng không vậy, không thể thủ đắc.
Tiên-ni Phạm-chí ấy chẳng phải do nội quán được thấy trí tuệ ấy, chẳng phải do ngoại quán được thấy trí tuệ ấy, chẳng phải do nội quán ngoại quán được thấy trí tuệ ấy, cũng chẳng phải không có trí quán mà được thấy trí tuệ ấy,[2] vì sao? Vì Phạm-chí ấy không thấy pháp, người biết, pháp biết, chỗ biết (Kinh Đại Bát-nhã ghi: Vì Phạm-chí không thấy trí Tát-bà-nhã bị quán, không thấy Bát-nhã năng quán, không thấy người quán, không thấy chỗ quán nương dựa và lúc khởi quán - ND). Phạm-chí ấy chẳng phải nơi nội sắc thấy trí tuệ ấy, chẳng phải nơi nội thọ, tưởng, hành, thức thấy trí tuệ ấy; chẳng phải nơi ngoại sắc thấy trí tuệ ấy; chẳng phải nơi ngoại thọ, tưởng, hành, thức thấy trí tuệ ấy; chẳng phải
 

[1] Tham khảo T.  2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含經), quyển 5, kinh số 105, tr.  31c-32c; T.  27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 1, tr.  3a; T.  28: A-tỳ-đàm tỳ-bà-sa luận (阿毘曇毘婆沙論), quyển 1, tr.  3a; T.  28: Tỳ-bà-sa luận (鞞婆沙論), quyển 1, tr.  417c.
[2] T.  7: Đại bt-nh ba-la-mật-đa kinh(大般­Y波羅蜜多經), quyển 409, đệ nhị phần thắng quân phẩm đệ bát (第?G分?Ĩ­x品第?K), tr. 48b17-21; Pađcaviśati prajđpramit stra, Nalinaksha Dutt biên tập, tr.  134, dòng 4-7:  Tathhi sa ndhytmaprptathabhisamayatastajjđnaṃ samanupẳyati, na bahirdhprptathabhisamayatastajjđnaṃ samanupẳyati, ndhytmabahirdhprptathabhisamayatastajjđnaṃ samanupaśyati, npyanyatraprptathabhisamayatastajjđnaṃ samanupaśyati.
 

* Trang 71 *
device

nơi nội ngoại sắc thấy trí tuệ ấy, chẳng phải nơi nội ngoại thọ, tưởng, hành, thức thấy trí tuệ ấy; cũng chẳng lìa sắc, thọ, tưởng, hành, thức thấy trí tuệ ấy, vì nội ngoại đều không vậy.
Tiên-ni Phạm-chí tâm được tin hiểu Nhất thiết trí nơi trong đây. Vì vậy Phạm-chí tin thật tướng các pháp, vì hết thảy pháp không thể có được. Tin hiểu như vậy, không có pháp có thể chấp thủ, vì các pháp vô tướng, không ức niệm vậy.
Phạm-chí ấy đối với các pháp cũng không sở đắc, hoặc lấy hoặc bỏ, vì lấy bỏ không thể có được.
Phạm-chí ấy cũng không ức niệm trí tuệ, vì các pháp tướng vô niệm vậy.
Bạch Thế Tôn! Ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát tu Bát-nhã ba-la-mật như vậy có thể từ bờ này đến bờ kia. Bồ-tát ấy không chấp thủ sắc, thọ, tưởng, hành, thức, không chấp thủ hết thảy pháp, cho đến không chấp thủ các môn Đà-la-ni, Tam-muội. Vì không chấp thủ hết thảy pháp nên Bồ-tát ấy cũng không chấp thủ Niết-bàn; mà vì bổn nguyện tu bốn niệm xứ, cho đến tám Thánh đạo phần chưa đầy đủ, và vì bổn nguyện chứng mười lực, mười tám pháp không chung của Phật chưa được thành tựu, vì cớ sao? Vì bốn niệm xứ ấy chẳng phải bốn niệm xứ, cho đến mười tám pháp không chung, chẳng phải mười tám

* Trang 72 *
device

pháp không chung, vì các pháp ấy là phi pháp, cũng chẳng phi pháp. Ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát tu Bát-nhã ba-la-mật không chấp thủ tướng sắc cho đến tướng mười tám pháp không chung.
LUẬN:  Hỏi: Trong đây vì nhân duyên gì mà nói đến Tiên-ni Phạm-chí (Senika)?
Đáp: Kinh này dùng các nhân duyên nói về pháp không, cho đến không có một chút tướng có thể chấp thủ. Lòng người nghi ngờ lấy làm lạ không tin, lý ấy khó thấy, vì rốt ráo vô tướng, thế nên Tu-bồ-đề dẫn chứng trong Tiểu thừa còn có nói pháp không, huống gì người tu hành pháp Đại thừa mà không tin pháp không.
Lại nữa, như Bà-la-môn Sằng-nhã (Saṅjñā Brahman),[1] giỏi biết tướng người Nhất thiết trí, thấy Bồ-tát ăn cháo sữa, mà biết Bồ-tát sẽ thành Phật ngày hôm nay. Tiên-ni là cậu của Bà-la-môn ấy, tuổi già, trí đức, có tiếng tăm lớn, xuất gia đọc rộng hết thảy kinh sách, tu tâm, ngồi thiền, học đạo. Bấy giờ muốn cầu trí tuệ nên đi đến luận nghị đường. Ở đây các Phạm-chí nói : Sáu thầy ngoại đạo đều tự xưng Nhất thiết trí. Bất-lan Ca-diếp (Phú-lan-na Ca-diếp: Pūrṇakāśyapa) có tiếng tăm lớn, là thầy của đại chúng, đệ tử ông ta chết, hoặc lớn hoặc nhỏ đều không nói nơi họ sinh đến, còn đệ tử của năm thầy ngoại đạo kia, chết hoặc nhỏ hoặc lớn, đều có nói nơi sinh đến của họ. Phật cũng là bậc Đại sư, có tiếng tăm lớn, đệ tử Ngài chết, nhỏ thì nói chỗ họ sinh đến, lớn thì không nói chỗ họ sinh
 

[1] Tham khảo T.  22: Tứ phần luật (四分律), quyển 33, tr.  798c; quyển 34, tr.  805c; T.  54: Phiên Phạn ngữ (翻梵語), quyển 2, tr.  997b: Sằng-nhã dịch là tưởng vậy (刪若譯曰想也).

* Trang 73 *
device

đến. Tiên ni nghe vậy rồi, vào lúc khác đi đến chỗ Phật, hỏi han xong, ngồi qua một bên, bạch Phật:
- Phật cho phép tôi thưa.
Phật bảo:
- Tùy ý ông hỏi.
Tiên ni nói:
- Trước đây có lần tôi đi đến luận nghị đường, cùng các người luận nghị, và đem điều xưa đã nghe thuật đủ lại với Phật, nói tiếp: Lúc ấy tôi suy nghĩ, pháp của Phật nói người đệ tử nhỏ chết rồi còn tái sinh, đệ tử lớn không tái sinh, lấy gì làm chắc?
Phật bảo Tiên-ni:
- Pháp của Ta sâu xa, vi diệu, khó hiểu, các ông đêm dài đắm trước cái thấy khác, ham muốn khác, giáo pháp khác, đối với pháp của Ta, ông không thể chóng thấy được!
Tiên ni Phạm-chí bạch Phật rằng:
- Tâm con kính Phật, nguyện xin thương xót nói Diệu pháp khiến cho con ngay tại chỗ ngồi được mắt sáng, không để đứng dậy suông.
Phật hỏi Phạm-chí:
- Ý ông nghĩ sao? Ông thấy sắc ấy là Như khứ chăng? (Tathāgata Trung Hoa dịch là Như Lai hay Như khứ - ND).
- Thưa không.
- Thọ, tưởng, hành, thức là Như khứ (Như lai) chăng?

* Trang 74 *
device

- Thưa không.
- Trong sắc là Như khứ chăng?
- Thưa không.
- Trong thọ, tưởng, hành, thức là Như khứ chăng?
- Thưa không.
- Lìa ngoài sắc là Như khứ chăng?
- Thưa không.
- Lìa ngoài thọ, tưởng, hành, thức là Như khứ chăng?
- Thưa không.
- Ông lại thấy không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức là Như khứ chăng?
- Thưa không.
- Nếu ông theo các “phương tiện không” thấy Như khứ thì có nên sinh tâm nghi rằng Phật pháp lấy gì làm chắc không?
- Thưa, không nên.
Phật bảo Tiên-ni:
- Nếu đệ tử Ta không hiểu rõ pháp ấy thời Ta nói họ còn tái sinh đời sau, vì ngã mạn xưa nay còn dư tàn. Nếu đệ tử Ta hiểu rõ nghĩa ấy, thì Ta không nói chỗ họ tái sinh, vì ngã mạn xưa nay không còn dư tàn.
Tiên-ni nghe như vậy rồi liền đắc đạo. Đắc đạo rồi đứng dậy khỏi chỗ ngồi bạch Phật rằng: Con xin được xuất gia hành đạo. Tức thời râu tóc tự rụng bèn thành Sa-môn, không

* Trang 75 *
device

không bao lâu chứng được A-la-hán, vì từ nơi Phật được mắt sáng không hư dối vậy.
Kinh này luận nghị, Tiên-ni tin tưởng, là tin Phật có thể làm cho ông đắc đạo, ấy gọi là bắt đầu tin. Vậy sau nghe Phật phá tâm chấp ta, tôi, từ xưa lại đây, thường tự vô ngã, vô ngã nên các pháp không thuộc về đâu, như huyễn như mộng, hư cuống không thật, không thể thủ lấy được. Được tín lực ấy rồi, vào thật tướng các pháp, không chấp thủ sắc là Như khư, cho đến thức là Như khứ.
Hỏi: Cớ sao Phạm-chí đều đáp không với Phật?
Đáp: Phạm-chí vốn lấy tướng chung làm ngã, nay Phật mỗi mỗi hỏi riêng, vì vậy nên đều đáp với Phật rằng không.
* Lại nữa, Phạm-chí nghe người ta hai lối nói ngã: Hoặc có người nói năm uẩn tức là ngã, hoặc có người nói lìa ngoài năm uẩn riêng có ngã. Nếu năm uẩn tức là ngã, thời không có ngã riêng, vì sao? Vì ngã là một, uẩn là năm, một không làm năm, năm không làm một.
* Lại nữa, năm uẩn tướng vô thường sinh diệt, nếu năm uẩn là ngã, ngã lý đáng cũng sinh diệt; nếu ngã sinh diệt thời mất tội phước. Năm uẩn ấy từ nhân duyên hòa hợp sinh, không tự tại; ngã nếu như vậy, thời dùng ngã làm gì, vì nó không tự tại vậy.
Có các sai lầm như thế nên không được nói sắc Như khứ, thọ tưởng hành thức Như khứ.
Lìa ngoài năm uẩn, cũng không nên có ngã, vì vô 

* Trang 76 *
device

tướng. Hoặc biết, thấy, lãnh thọ v.v... thời đó đều là tướng năm uẩn, chẳng phải tướng ngã; người trí làm sao nói lìa ngoài năm uẩn mà có ngã? Vì vậy nên đáp không.
Nếu có người nói còn có ngã riêng, không có năm uẩn, việc ấy không đúng, đều là điên đảo phân biệt thấy lầm.
Có các nhân duyên như vậy nên biết là vô ngã, ngã tức là Như khứ (Như Lai). Các pháp cũng như vậy, đều đồng Như khứ, vì vô chủ nên pháp cũng không thuộc về đâu.
* Lại nữa, Phạm-chí suy cầu trí tuệ đắc đạo, theo nơi bốn niệm xứ cầu, đều không có định tướng, nghĩa là quán năm uẩn nơi tự thân là nội, quán năm uẩn nơi thân người là ngoại, kia đây gọi là trong ngoài. Ba thứ trí tuệ ấy không đắc đạo, không trí tuệ cũng không đắc đạo.
* Lại nữa, nội là sáu nhập bên trong, ngoại là sáu nhập bên ngoài.
* Lại nữa, nội gọi là trí tuệ năng quán, ngoại gọi là chỗ sở quán. Tiên-ni biết các quán đều có tội lỗi, vì sao? Vì do sức trí tuệ bên trong nên cho các pháp bên ngoài là thường, vô thường, có, không v.v... chứ chẳng phải pháp ngoài có định tướng. Nếu có định tướng thời không trí dụng. Lại trí tuệ ấy từ ngoại pháp làm nhân duyên phát sinh; tướng ngoại pháp không nhất định, nên trí tuệ cũng không nhất định. Như cái cân vì vật, vật vì cái cân, hai sự tiếp đãi nhau, nếu lìa vật thì không có cân, lìa cân thì không có vật. Trí không lường kể gọi là đắc đạo, phương tiện đắc gọi là được Thánh đạo quả. 

* Trang 77 *
device

* Lại nữa, lược nói nghĩa trí tuệ thật, đó là không thấy nó nơi năm uẩn bên trong, không thấy nó nơi năm uẩn bên ngoài, cũng không thấy nó nơi năm uẩn trong ngoài, cũng không thấy nó lìa năm uẩn, thấy trí tuệ ấy là thật.
Lấy trí tuệ vô thường quán năm uẩn vô thường, trí tuệ ấy do nhân duyên hòa hợp mà có nên không thật. Chấp trước quán là tà kiến, không chấp trước là đắc đạo, nếu tướng vô thường là thật, thì vì sao chấp trước vô thường lại không đắc đạo? Vì vậy, nên hết thảy trong ngoài không thấy trí tuệ nhất định. Nếu lìa vô thường quán mà đắc đạo, thì hết thảy phàm phu cũng nên đắc đạo, vì vậy nên nói lìa trí tuệ, ấy cũng không được gì.
Bấy giờ, Phạm-chí lấy trí tuệ đối với hết thảy pháp tâm được xa lìa, đối với trí tuệ cũng lại xa lìa. Hết thảy tà kiến chấp thủ tướng về ngã kiến v.v... đều dứt sạch, cũng chẳng từ vô trí đắc.
Bấy giờ, Phạm-chí hoan hỷ, quán tánh tướng vô lượng pháp, Phật thật là Đại sư!
Không bỏ là vì các pháp đều có sức trợ đạo.
Không lấy là vì thật tướng các pháp rốt ráo không, không sở đắc.
* Lại nữa, vì các phiền não kiết sử điên đảo hư dối nên không có gì bỏ, chỉ biết các pháp tướng như thật, không tướng không ức niệm; ấy gọi là Bồ-tát Ba-la-mật không lấy không bỏ, gọi là Bát-nhã ba-la-mật, không qua bờ này bờ kia. Tướng thế gian tức là tướng Niết-bàn, tướng Niết-bàn tức là tướng

* Trang 78 *
device

thế gian, nhất tướng vô tướng. Nếu biết như vậy nên tịch diệt, vì chưa đầy đủ các công đức nên không diệt, vì lực bổn nguyện đại từ bi nên không diệt. Tuy cầu Phật đạo mà ở nơi pháp ấy cũng không có tướng tốt xấu và tướng lấy bỏ. Vì vậy, phi pháp cũng phi phi pháp, ấy gọi là Bồ-tát tu Bát-nhã ba-la-mật, không chấp thủ hết thảy tướng.
(Hết cuốn 42 theo bản Hán)
 
 
KINH: Lại nữa, bạch Thế Tôn! Bồ-tát ma-ha-tát muốn tu hành Bát-nhã ba-la-mật, nên suy nghĩ như vầy: Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật? Vì sao gọi là Bát-nhã ba-la-mật? Bát-nhã ba-la-mật của ai? Nếu Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật suy niệm như vầy: Nếu pháp không có gì, không thể có được, ấy là Bát-nhã ba-la-mật.
Bấy giờ, Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề: Những pháp gì không có gì, không thể có được?
Tu-bồ-đề nói: Bát-nhã ba-la-mật là pháp không có gì, không thể có được; Thiền ba-la-mật, Tấn ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Thí ba-la-mật, pháp ấy không có gì, không thể có được, vì trong không, ngoài không, trong ngoài không, không không, đại không, đệ nhất nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, rốt ráo không, vô thỉ không, tán không, tánh không, tự tướng không, các pháp

* Trang 79 *
device

không, bất khả đắc không, vô pháp không, hữu pháp không, vô pháp hữu pháp không vậy.[1]
Này Xá-lợi-phất! Sắc pháp không có gì, không thể có được; thọ (vedanā), tưởng (saṃjñā), hành (saṃskāra), thức (vijñāna) pháp không có gì, không thể có được; pháp trong không, không có gì, không thể có được (an-upalambha); cho đến pháp vô pháp hữu pháp không, không có gì, không thể có được (an-upalambha).
Này Xá-lợi-phất! Pháp bốn niệm xứ (Catvāri smṛti-upasthānāni) không có gì (avidyamāna), không thể có được, cho đến mười tám pháp không chung không có gì, không thể có được.
Này Xá-lợi-phất! Các pháp thần thông không có gì, không thể có được. Pháp như như không có gì, không thể có được. Pháp tánh (dharmatā), pháp tướng (dharmalakṣaṇa), pháp trụ (dharmasthititā), pháp vị (bhūtatathatā), pháp thật tế không có gì, không thể có được.
Này Xá-lợi-phất! Phật không có gì, không thể có được. Pháp Tát-bà-nhã (sarvajñā) không có gì, không thể có được. Trí nhất thiết chủng không có gì (Sarvathā-jñāna), không thể có được, vì trong không cho đến vô pháp hữu pháp không vậy.
Này Xá-lợi-phất! Nếu Bồ-tát ma-ha-tát khi suy nghĩ như vậy, quán như vậy tâm không chìm đắm, không hối, không kinh, không hãi, không sợ, nên biết Bồ-tát ấy không lìa hạnh Bát-nhã ba-la-mật.
Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề: Do nhân duyên gì
 

[1] T.  8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 3, Tập tán phẩm 9 (集散品9), tr. 236a5-8; Đại trí độ luận (Mahāprajñāpāramitā-śāstra-大智度論), quyển 42, phẩm Tập tán thứ 9 (集散品9), tr. 367b26-29. 

* Trang 80 *
device

nên biết Bồ-tát không lìa hạnh Bát-nhã ba-la-mật?
Tu-bồ-đề nói: Sắc (rūpa), lìa sắc tánh, thọ (vedanā), tưởng (saṃjñā),  hành (saṃskāra), thức (vijñāna) lìa thức tánh, sáu Ba-la-mật lìa sáu Ba-la-mật tánh, cho đến thật tế lìa thật tế tánh.
Xá-lợi-phất lại hỏi Tu-bồ-đề: Thế nào là sắc tánh, thế nào là thọ tưởng hành thức tánh, cho đến thế nào là thật tế tánh?
Tu-bồ-đề nói: Không có gì là sắc tánh; không có gì là thọ tưởng hành thức tánh, cho đến không có gì, là thật tế tánh. Này Xá-lợi-phất! Do nhân duyên ấy nên biết sắc lìa sắc tánh, thọ tưởng hành thức lìa thức tánh, cho đến thật tế lìa thật tế tánh.
Này Xá-lợi-phất! Sắc cũng lìa sắc tướng, thọ tưởng hành thức cũng lìa thức tướng, cho đến thật tế cũng lìa thật tế tướng. Tướng cũng lìa tướng, tánh cũng lìa tánh.
Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề: Bồ-tát ma-ha-tát nếu học như vậy, được thành tựu Tát-bà-nhã ư?
Tu-bồ-đề nói: Như vậy, như vậy! Xá-lợi-phất! Nếu Bồ-tát ma-ha-tát học như vậy, được thành tựu Tát-bà-nhã, vì sao? Vì các pháp chẳng sinh, chẳng thành tựu vậy.
Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề: Do nhân duyên gì các pháp chẳng sinh, chẳng thành tựu?
Tu-bồ-đề nói: Sắc, sắc không nên sắc ấy sinh, 

* Trang 81 *
device

thành tựu không thể có được; thọ, tưởng, hành, thức, thức không nên thức ấy sinh, thành tựu không thể có được; cho đến thật tế, thật tế không, nên thật tế ấy sinh, thành tựu không thể có được.
Này Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát học như vậy, dần dần gần Tát-bà-nhã; dần dần được thân thanh tịnh, tâm thanh tịnh, tướng thanh tịnh; dần dần được thân thanh tịnh, tâm thanh tịnh, tướng thanh tịnh, nên Bồ-tát ấy không sinh tâm ô nhiễm, không sinh tâm giận, không sinh tâm si, không sinh tâm kiêu mạn, không sinh tâm xan tham, không sinh tâm tà kiến. Bồ-tát ấy không sinh tâm ô nhiễm, cho đến không sinh tâm tà kiến, nên trọn không sinh trong bụng mẹ, thường được hóa sinh, từ một nước Phật đến một nước Phật, thành tựu chúng sanh, thanh tịnh Phật độ, cho đến chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi), trọn không lìa chư Phật.
Này Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát nên tu hành Bát-nhã ba-la-mật như vậy, hãy học Bát-nhã ba-la-mật như vậy.
LUẬN:  Hỏi: Từ trước đến nay đã nói rộng Bát-nhã ba-la-mật, sao nay Tu-bồ-đề còn nói rằng, Bồ-tát ma-ha-tát nên suy nghĩ như vầy: Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật?
Đáp: Tu-bồ-đề trước đây theo môn “khiêm nhượng” nói, còn nay theo môn “không trụ” nói.[1] Nay nói rõ thể Bát-nhã ba-la-mật.[2]
 

[1] Đại trí độ luận, quyển 42.
[2] Tham khảo Đại trí độ luận (Mahāprajñāpāramitā-śāstra-大智度論), quyển 54, 55, 83. 

* Trang 82 *
device

Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật? Bát-nhã ba-la-mật là thật tướng hết thảy pháp, không thể phá, không thể hoại, hoặc có Phật, hoặc không có Phật, thường trú các pháp tướng,[1] pháp vị, chẳng phải Phật, chẳng phải Bích-chi Phật, chẳng phải Bồ-tát, chẳng phải Thanh-văn, chẳng phải trời người làm được, huống gì các chúng sanh nhỏ khác.
* Lại nữa, thường còn là một bên, đoạn diệt là một bên; lìa hai bên ấy, hành theo trung đạo, ấy là Bát-nhã ba-la-mật.
* Lại nữa, thường (nitya), vô thường (anitya), khổ (duḥkha), vui (sukha), không (śūnya), thật (bhūta), ngã (ātman), vô ngã (anātman) v.v... cũng như vậy. Sắc pháp là một bên, vô sắc pháp là một bên, pháp có thể thấy, pháp không thể thấy, có đối ngại (pratigha), không đối ngại (apratigha), hữu vi (saṃskṛta), vô vi (asaṃskṛta), hữu lậu (āsrava), vô lậu (anāsrava), thế gian (loka), xuất thế gian (lokottara) v.v... hai pháp cũng như vậy.
* Lại nữa, vô minh là một bên, vô minh hết là một bên, cho đến già chết là một bên, già chết hết là một bên, các pháp có là một bên, các pháp không có là một bên, lìa hai bên ấy, hành theo trung đạo, ấy là Bát-nhã ba-la-mật.
Bồ-tát là một bên, sáu Ba-la-mật là một bên, Phật là một bên, Bồ-đề là một bên; lìa hai bên ấy, hành theo trung đạo, ấy là Bát-nhã ba-la-mật.
Lược nói: Sáu căn (ṣaḍindriyāṇi) trong là một bên, sáu trần (ṣaḍviṣayāḥ) ngoài là một bên; lìa hai bên ấy, hành theo trung đạo, ấy là Bát-nhã ba-la-mật.
Đây Bát-nhã ba-la-mật là một bên, đây chẳng phải Bát-nhã ba-la-mật là một bên; lìa hai bên ấy, hành theo trung
 

[1] T. 8: Phóng quang bát nhã kinh (放光般若經), quyển 19, tr. 135c23-25; T. 25: Đại trí độ luận (Mahāprajñāpāramitā-śāstra-大智度論), quyển 2, tr. 75a, quyển 65, tr. 515c15-16; quyển 65, tr. 516c8-10, quyển 91, tr. 703c20-21. 

* Trang 83 *
device

đạo, ấy là Bát-nhã ba-la-mật. Có hai môn như vậy nên nói rộng vô lượng tướng Bát-nhã ba-la-mật.
* Lại nữa, lìa có, lìa không, lìa chẳng có chẳng không, không rơi vào ngu si mà có thể tu hành thiện đạo, ấy là tướng Bát-nhã ba-la-mật. Có ba môn như vậy, là tướng Bát-nhã ba-la-mật.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề tự nói trong đây: Pháp ấy không có gì, không thể có được.[1] Vì Bát-nhã ba-la-mật ấy không nên không có gì; vì các lối quán thường, vô thường v.v... tìm cầu không có tướng nhất định nên không thể có được.
* Lại nữa, không có gì là trong đây Tu-bồ-đề tự nói: Bát-nhã ba-la-mật cho đến năm Ba-la-mật kia không có gì, không thể thủ, không thể thọ, không thể đắm trước.
* Lại nữa, vì mười tám không, nên sáu Ba-la-mật không có gì, không thể có được; thí như gió lớn phá tan đám mây, cũng như lửa lớn đốt cháy cỏ khô, cũng như Kim-cang báu tồi phá núi lớn; các Không cũng như vậy, hay phá các pháp.
Sao gọi là Bát-nhã ba-la-mật? Bát-nhã, Trung Hoa dịch là trí tuệ. Đệ nhất trong hết thảy trí tuệ, không trên, không gì bằng, lại không gì hơn, cùng tận bờ mé như giữa hết thảy chúng sanh, Phật là đệ nhất; giữa hết thảy pháp Niết-bàn là đệ nhất; giữa hết thảy chúng Tăng, Tỳ-kheo Tăng là đệ nhất.
Hỏi: Trước ông nói thật tướng các pháp là Bát-nhã ba-la-mật, đó là pháp vị, pháp trụ, dù có Phật không Phật, vẫn thường trú không khác, sao nay nói giữa các trí tuệ, Bát-nhã ba-la-mật là đệ nhất; ví như giữa các pháp, Niết-bàn là đệ nhất?
 

[1] T. 8: Ma ha bát nhã ba la mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 3, Tập tán phẩm (集散品), tr. 236b16-19. 

* Trang 84 *
device

Đáp: Pháp thế gian, hoặc có khi trong nhân nói quả, có khi trong quả nói nhân, không lỗi. Như nói người ăn ngày hết vài xấp vải, vải không thể ăn, nhưng nhân vải mà được ăn ấy gọi là trong nhân nói quả. Và như thấy bức vẽ đẹp nói khéo tay, ấy gọi là trong quả nói nhân. Thật tướng các pháp sinh trí tuệ, ấy là trong quả nói nhân.
* Lại nữa, Bồ-tát ấy vào pháp môn bất nhị, khi ấy có thể tu hành đầy đủ Bát-nhã ba-la-mật, không phân biệt là nhân là quả, là duyên là trí, là trong là ngoài, là đây là kia v.v... nghĩa là nhất tướng vô tướng. Vì vậy nên không nên vấn nạn.
* Lại nữa, có ba thứ trí tuệ thế gian: 1. Sự xảo diệu thế tục, hiểu rộng văn nghệ, nhân, trí, lễ kính v.v... 2. Trí tuệ lìa dục sinh, nghĩa là lìa cõi Dục cho đến vô sở hữu xứ. 3. Trí tuệ xuất thế gian, đó là trí tuệ của hàng Thanh-văn, Bích-chi Phật, lìa ngã, ngã sở, các lậu hoặc sạch hết. Bát-nhã ba-la-mật là tối thù thắng, rốt ráo thanh tịnh, vì không nhiễm trước, vì lợi ích hết thảy chúng sanh. Trí tuệ Thanh-văn, Bích-chi Phật tuy sạch hết lậu hoặc nên được thanh tịnh, nhưng không có tâm đại từ bi, không thể lợi ích hết thảy chúng sanh, nên không bằng, huống gì trí tuệ thế tục tội cấu, bất tịnh, giả dối? Ba thứ trí tuệ trên không bằng trí tuệ này, gọi là Bát-nhã ba-la-mật.
* Lại nữa, trí tuệ này vì độ chúng sanh, vì cầu Phật đạo; thọ, tưởng, hành, thức tương ưng với trí tuệ này, và thân nghiệp khẩu nghiệp từ trí tuệ khởi lên, và các tâm bất tương

* Trang 85 *
device

ưng hành như sinh, trụ v.v... các pháp ấy hòa hợp, gọi là Ba-la-mật. Trong các Ba-la-mật ấy, phần trí tuệ nhiều nên gọi là Bát-nhã ba-la-mật, phần niệm định nhiều nên gọi là Thiền ba-la-mật, nghĩa các Ba-la-mật khác cũng như vậy.
Có vô lượng nhân duyên như vậy nên gọi là Bát-nhã ba-la-mật.
Bát-nhã ba-la-mật ấy là của ai? Trong đệ nhất nghĩa (nghĩa tuyệt đối) không có kẻ biết, kẻ thấy, kẻ được; hết thảy pháp không ta[1], không của ta, các pháp chỉ là không, do nhân duyên hòa hợp tương tục phát sinh, nếu như vậy thời Bát-nhã thuộc ai?
Phật pháp có hai thứ: 1. Thế đế (saṃvṛti-satyat). 2. Đệ nhất nghĩa đế (paramārtha-satyat). Theo thế đế thì Bát-nhã ba-la-mật thuộc Bồ-tát, người phàm phu có nhiều tội lỗi, không thanh tịnh nên Bát-nhã không thuộc phàm phu. Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo thanh tịnh, phàm phu không ưa, như ruồi ưa ở chỗ nhơ nhớp, không ưa hoa sen. Người phàm phu tuy có lìa dục, song vì tâm chấp tôi, ta, đắm theo pháp lìa dục nên không ưa Bát-nhã ba-la-mật. Thanh-văn, Bích-chi Phật tuy ưa thích Bát-nhã ba-la-mật song không có tâm từ bi sâu xa, rất chán thế gian, một lòng hướng thẳng Niết-bàn, cho nên không thể đầy đủ được Bát-nhã ba-la-mật.
Bát-nhã ba-la-mật này, khi Bồ-tát thành Phật, đổi gọi là Trí nhất thiết chủng (sarvathā-jñāna-hoặc Nhất thiết trí trí - ND).[2] Vì vậy nên Bát-nhã không thuộc Phật, không thuộc Thanh-văn, Bích-chi Phật, không thuộc phàm phu, chỉ thuộc Bồ-tát.
 

[1] T. 31: Đại thừa bách pháp minh môn luận (大乘百法明門論), quyển 1, tr.  855b15-16: Như Thế-tôn dạy: hết thảy pháp vô ngã. Thế nào là hết thảy pháp? Thế nào là vô ngã? (如世尊言. 一切法無我. 何等一切法. 云何為無我); Mahāyāna-śatadharma-prakāśamukha-śāstra: yathaha bhagavān sarvadharmā nirātmakā iti tatra ke sarvadharmāḥ. Kiṃ nairātmyam.
[2] Xem Đại trí độ luận, quyển 11, tr. 139c8-10, quyển 58, tr. 471b7-15; quyển 82, tr. 636b11-19, quyển 83, tr. 643b5-6.

* Trang 86 *
device

Hỏi: Trong kinh này thường nói năm uẩn trước, nói Trí nhất thiết chủng sau, sao nay trước nói đến sáu Ba-la-mật?
Đáp: Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề nghĩa không có gì. Năm uẩn dùng các nhân duyên quán, cưỡng làm cho nó không có gì, khó hiểu; Bát-nhã ba-la-mật tức là không có gì, dễ hiểu. Thí như mặt trăng trong nước dễ rõ nó là không, còn mặt trăng trên trời khó làm cho nó không có gì. Năm Ba-la-mật cùng Bát-nhã ba-la-mật đồng tên đồng sự, cho nên tiếp tục nói năm Ba-la-mật, vậy sau tiếp tục nói năm uẩn, cho đến Trí nhất thiết chủng không có gì, không thể có được. Bồ-tát vào môn này, quán thật tướng các pháp mà không hãi không sợ, nên biết Bồ-tát không lìa Bát-nhã ba-la-mật.
Không lìa là thường tập hành Bát-nhã ba-la-mật không hư luống, chắc chắn có quả báo. Trong đây Tu-bồ-đề tự nói nhân duyên không lìa, đó là sắc lìa tánh sắc, trong sắc không có tướng sắc, hư dối, không có gì. Bồ-tát biết được như vậy, không lìa trí tuệ thật, cho đến Thật tế cũng như vậy. Bồ-tát hành được đạo không chướng ngại ấy, được đến Trí nhất thiết chủng, vì hết thảy pháp không sinh không xuất vậy.
Xá-lợi-phất hỏi Tu-bồ-đề: Thế nào là hết thảy pháp không sinh?
Tu-bồ-đề đáp: Sắc, tướng sắc không, cho nên sắc không sinh không thành tựu, cho đến Thật tế cũng như vậy. Nếu Bồ-tát hành được như vậy là thanh tịnh đệ nhất, không trên, không gì so sánh, tạm gần Trí nhất thiết chủng. Tạm gần Trí nhất thiết chủng nên tâm không sinh tà kiến phiền 

* Trang 87 *
device

não hý luận, liền được tâm thanh tịnh. Quả báo tâm thanh tịnh nên được thân thanh tịnh, 32 tướng (dvātriṃṣanmahā-puruṣa-lakṣaṇāni),[1] 80 vẻ đẹp tùy hình (aśītyanuvyañjanāni),[2] trang nghiêm thân. Được ba thứ thanh tịnh nên phá các pháp chấp thủ tướng hư dối, thọ pháp tánh sanh thân, tức là thường được hóa sinh, không ở bào thai.
Hỏi: Nếu có sức như thế, thì cần gì hóa sinh, tham trước thân mà không thủ chứng Niết-bàn?
Đáp: Có hai nhân duyên nên chư Phật là báu ở giữa chúng sanh, vì chúng sanh muốn cúng dường không chán; vì bản nguyện độ sinh, tịnh Phật độ chưa tròn.
Bồ-tát ấy do lực phương tiện, phước đức nên thường không xa lìa chư Phật.[3]
 
 
____________
 
 

[1] T. 1: Trường a hàm kinh (Dỵrghgama長ª含經), quyển 13, tr. 82b7-16; 
T. 1: Trung a hm kinh (Madhyamgama-中阿?t經), quyển 11, Vương tương ưng phẩm 6 (王相?³品6), tr. 493c15-17; T. 1: Phạm ma du kinh (梵?¯渝?g), quyển 1, tr. 883c22-884a11; T. 3: Phật bản hạnh tập kinh (佛?本行?集經), quyển 9,  tướng sư chiêm khán phẩm 8 (相?v占看品8), tr. 692c19-26; T. 25: Đại trí độ luận, quyển 4, tr. 90a27-29; Arthavinicaya-stra (Kinh Phật thuyết pháp thừa nghĩa quyết định).
[2] T. 17, số 763: Kinh Phật thuyết pháp thừa nghĩa quyết định (佛?說法乘義決定經), quyển 3, tr. 659b21-660a14: Arthavinicaya-stram: Katamni ẳỵtyanuvyađjanni? tmranakhca buddh bhagavantaḥ, snigdhanakhca uttuṅganakhca vṛttṅgulinakhca cittṅgulayẳca anuprvṅgulayẳca gḍhẳirca nirgranthiirca gḍhagulphca siṁhavikrntagminẳca ngavikrntagminẳca haṁsavikrntagminẳca vṛṣabhavikrntagminẳca pradakṣiṇagminẳca crugminẳca avakragtrca vṛttagtrca anuprvagtrca pṛthugurumaṇḍalca pariprṇavyađjanca samakramca ucigtrca mṛdugtrca viuddhagtrca utsadagtrca susaṁhatagtrca suvibhaktapratyaṅgca vitimirẳuddhalocanca vṛttakukṣayẳca mṛṣṭakukṣayẳca abhagnakukṣayẳca kṣmodarca gambhỵranbhayẳca vartanbhayẳca samantaprsdikca ucisamcrca vyapagatatilakagtrca tlasadṛasukumrapṇayẳca snigdhapṇirekhca gambhỵrapṇirekhca.....nirekhca alpyatavadanca bimbapratibimbaapratibimbadẳanavadanca mṛdujihvca tmrajihvca gajagarjitajỵmtaghoṣca madhuragurumađjusvarca vṛttadaṁṣṭrca tỵkṣṇasamadaṁṣṭrca anuprvadaṁṣṭrca tuṅgansca ucinsca vilanayanca yatalekhanca vi(kasi)tapadmanayanca nỵlotpaladalanayanca vyyatapỵnacakṣuṣẳca yatabhruvẳca samaromabhruvẳca snigdhabhruvẳca pỵnyatakarṇca samakarṇca anupahatakarṇca supariṇatalalṭca supariprṇca bhramarasadṛakeca vṛttakeca uklakeca asaṁsuḍhitakeca aparuṣakeca suparikeca rỵvatsasvastikanandyvartacakravajrapadmamatsydilđchanapdatalca buddh bhagavanto bhavanti, imni bhikṣavastathgatasya ẳỵtyanuvyađjanni kye nirvṛtni. 
[3] Xem, Đại trí độ luận, quyển 29, tr. 275b29-c2, quyển 37, tr. 333b17-28, quyển 38, tr. 338c18-24. 

* Trang 88 *
device

Xem mục lục