GIẢI THÍCH: PHẨM ĐẠI THỪA THỨ 18
(Kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật ghi: Phẩm Vấn Thừa)
(Kinh Đại Bát-nhã ghi: Phần 2, Phẩm Tam-ma-địa thứ 16)
KINH: Bấy giờ Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là tướng Đại thừa của Bồ-tát ma-ha-tát? Làm sao biết Bồ-tát ma-ha-tát phát tâm thú hướng Đại thừa? Thừa ấy phát xuất từ chỗ nào? Thừa ấy đi đến chỗ nào? Thừa ấy trú chỗ nào? Ai cưỡi Đại thừa ấy đi ra?
Phật bảo Tu-bồ-đề: Ông hỏi thế nào là tướng Đại thừa của Bồ-tát ma-ha-tát ư? Tu-bồ-đề! Sáu Ba-la-mật là Đại thừa của Bồ-tát ma-ha-tát. Những gì là sáu? Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật và Bát-nhã ba-la-mật.
Sao gọi là Thí ba-la-mật? Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát đem tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, bố thí tài vật trong ngồi, cùng hết thảy chúng sinh hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì dùng vô sở đắc. Tu-bồ-đề! Ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-
* Trang 217 *
tát Thí ba-la-mật.
Sao gọi là Giới ba-la-mật? Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát đem tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, tự làm mười thiện đạo, cũng dạy người khác làm mười thiện đạo, vì dùng vô sở đắc. Ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát chẳng chấp trước Giới ba-la-mật.
Sao gọi là Nhẫn ba-la-mật? Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát đem tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, tự đầy đủ nhẫn nhục, cũng dạy người khác tu nhẫn nhục, vì dùng vô sở đắc, ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát Nhẫn ba-la-mật.
Sao gọi là Tinh tấn ba-la-mật? Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát đem tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, tu năm Ba-la-mật, siêng tu không nghỉ, cũng an lập hết thảy chúng sinh nơi năm Ba-la-mật, vì dùng vô sở đắc; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát Tinh tấn ba-la-mật.
Sao gọi là Thiền ba-la-mật? Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát đem tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng tự lấy phương tiện vào các thiền, không sinh theo thiền cũng dạy người khác khiến vào các thiền, vì dùng vô sở đắc; ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát Thiền ba-la-mật.
Sao gọi là Bát-nhã ba-la-mật? Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát đem tâm tương ưng với Trí nhất thiết
* Trang 218 *
chủng, không đắm hết thảy pháp, cũng quán hết thảy pháp tánh, vì dùng vô sở đắc; cũng dạy người khác không đắm hết thảy pháp, cũng quán hết thảy pháp tánh, vì dùng vô sở đắc, ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát Bát-nhã ba-la-mật. Tu-bồ-đề!
Ấy là tướng Đại thừa của Bồ-tát ma-ha-tát.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Đại thừa của Bồ-tát ma-ha-tát là nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, đệ nhất nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô thỉ không, tán không, tánh không, tự tướng không, chư pháp không, bất khả đắc không, vô pháp không, hữu pháp không, vô pháp hữu pháp không.
Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Thế nào là nội không (adhyātma-śūnyatā)? Phật dạy: Nội không là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Mắt, mắt không chẳng phải thường, chẳng phải đoạn, vì sao? Vì tánh nó tự như vậy. Tai, tai không; mũi, mũi không; lưỡi, lưỡi không; thân, thân không; ý, ý không chẳng phải thường chẳng phải đoạn, vì sao? Vì tánh nó tự như vậy; ấy gọi là nội không.
Sao gọi là ngoại không (bahirdhā-śūnyatā)? Pháp ngồi gọi là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Sắc, sắc không chẳng phải thường chẳng phải đoạn, vì sao? Vì tánh nó tự như vậy. Thanh, thanh không; hương, hương không; vị, vị không; xúc, xúc không; pháp, pháp
* Trang 219 *
không chẳng phải thường chẳng phải đoạn, vì sao? Vì tánh nó tự như vậy; ấy gọi là ngoại không.
Sao gọi là nội ngoại không (adhyātma-bahirdhā-śūnyatā)? Pháp trong ngồi gọi là trong sáu nhập, ngồi sáu nhập. Pháp trong, pháp trong không chẳng phải thường chẳng phải đoạn, vì sao? Vì tánh nó tự như vậy. Pháp ngồi, pháp ngồi không chẳng phải thường chẳng phải đoạn, vì sao? Vì tánh nó tự như vậy; ấy gọi là nội ngoại không.
Sao gọi là không không (śūnyatā-śūnyatā)? Hết thảy pháp không, không ấy cũng không, chẳng phải thường chẳng phải đoạn, vì sao? Vì tánh nó tự như vậy; ấy gọi là không không.
Sao gọi là đại không (mahā-śūnyatā)? Phương đông, phương đông không chẳng phải thường chẳng phải đoạn, vì sao? Vì tánh nó tự như vậy. Phương nam, tây, bắc, bốn góc trên dưới; phương nam, tây, bắc, bốn góc trên dưới không chẳng phải thường chẳng phải đoạn, vì sao? Vì tánh nó tự như vậy; ấy gọi là đại không.[1]
Sao gọi là đệ nhất nghĩa không (paramārtha-śūnyatā)? Đệ nhất nghĩa tức là Niết-bàn; Niết-bàn, Niết-bàn không chẳng phải thường chẳng phải đoạn, vì sao? Vì tánh nó tự như vậy; ấy gọi là đệ nhất nghĩa không.
Sao gọi là hữu vi không ?Pháp hữu vi là cõi
[1] Trung bộ kinh III, kinh số 121: Kinh Tiểu không (Cūḷasuññata sutta); kinh số 122: Kinh Đại không (Mahāsuññata sutta); T. 1: Trung a-hàm (Madhyamāgama-中阿含), quyển 49, Kinh số 191, kinh Đại không (大空經-Mahāśūnyatā), tr. 738a04.
* Trang 220 *
Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc; cõi Dục, cõi Dục không; cõi Sắc, cõi Sắc không; cõi Vô sắc, cõi Vô sắc không; chẳng phải thường chẳng phải đoạn, vì sao? Vì tánh nó tự như vậy, ấy gọi là hữu vi không.
Sao gọi là vô vi không (asaṃskṛta-śūnyatā)? Pháp vô vi gọi là tướng không sinh, tướng không trụ, tướng không diệt; pháp vô vi, pháp vô vi không chẳng phải thường chẳng phải đoạn, vì sao? Vì tánh nó tự như vậy; ấy gọi là vô vi không.
Sao gọi là rốt ráo không (atyanta-śūnyatā)? Rốt ráo tức là các pháp rốt ráo không thể có được, chẳng phải thường chẳng phải đoạn, vì sao? Vì tánh nó tự vậy; ấy gọi là rốt ráo không.
Sao gọi là vô thỉ không (anavarāgra-śūnyatā)? Hoặc pháp chỗ bắt đầu đến không thể có được, chẳng phải thường chẳng phải đoạn, vì sao? Vì tánh nó tự như vậy; ấy gọi là vô thỉ không.
Sao gọi là tán không (anavakāra-śūnyatā)? Tán là các pháp không diệt, chẳng phải thường chẳng phải đoạn, vì sao? Vì tánh nó tự như vậy; ấy gọi là tán không.
Sao gọi là tánh không (prakṛti śūnyatā)? Hết thảy pháp tánh, hoặc tánh pháp hữu vi hoặc tánh pháp vô vi, tánh ấy chẳng phải Thanh văn, Bích-chi Phật làm, chẳng phải Phật làm, cũng chẳng phải các người khác làm ra. Tánh ấy tánh không, chẳng phải thường chẳng
* Trang 221 *
phải đoạn, vì sao? Vì tánh nó tự như vậy, ấy gọi là tánh không.
Sao gọi là tự tướng không (svalakṣaṇa-śūnyatā)? Tự tướng sắc là hư hoại, thọ là tướng lãnh thọ, tưởng là tướng thủ lấy tướng, hành là tướng tạo tác, thức là tướng hiểu biết. Như vậy các pháp hữu vi, vô vi, mỗi mỗi tự tướng không, chẳng phải thường chẳng phải đoạn, vì sao? Vì tánh nó tự như vậy; ấy gọi là tự tướng không.
Sao gọi là các pháp không (sarva-dharma-śūnyatā)? Các pháp là sắc, thọ, tưởng, hành, thức ; mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới cho đến ý giới, pháp giới, ý thức giới. Các pháp ấy, các pháp không, chẳng phải thường chẳng phải đoạn vì sao? Vì tánh nó tự như vậy, ấy gọi là các pháp không.
Sao gọi là bất khả đắc không (anupalambha-śūnyatā)? Tìm cầu các pháp không thể có được, ấy là bất khả đắc không, chẳng phải thường chẳng phải đoạn, vì sao? Vì tánh nó tự như vậy; ấy gọi là bất khả đắc không.
Sao gọi là vô pháp không (abhāva-śūnyatā)? Hoặc pháp không có ấy cũng không, chẳng phải thường chẳng phải đoạn, vì sao? Vì tánh nó tự như vậy; ấy gọi là vô pháp không.
Sao gọi là hữu pháp không (svabhāva-śūnyatā)? Pháp có là các
* Trang 222 *
pháp trong sự hòa hợp có tự tánh tướng, pháp có ấy không, chẳng phải thường chẳng phải đoạn, vì sao? Vì tánh nó tự như vậy; ấy gọi là hữu pháp không.
Sao gọi là vô pháp hữu pháp không (abhāva-svabhāva-śūnyatā)? Trong các pháp không có pháp, trong các pháp hòa hợp, có tướng tự tánh (Kinh Đại Bát-nhã ghi: Thế nào là vô tánh tự tánh không? Vô tánh tự tánh là các pháp không thể có tánh hòa hợp và có tự tánh hòa hợp - ND). Vô pháp hữu pháp ấy không, chẳng phải thường chẳng phải đoạn, vì sao? Vì tánh nó tự như vậy; ấy gọi là vô pháp hữu pháp không.
* Lại nữa, Tu-bồ-đề! Pháp, pháp tướng không; vô pháp, vô pháp tướng không; tự pháp, tự pháp tướng không; tha pháp, tha pháp tướng không.[1]
Sao gọi là pháp, pháp tướng không? Pháp là năm uẩn, năm uẩn không; ấy gọi là pháp, pháp tướng không (dharma śūnyatālakṣaṇa).
Sao gọi là vô pháp, vô pháp tướng không? Vô pháp là pháp vô vi; ấy gọi là vô pháp, vô pháp tướng không.
Sao gọi là tự pháp, tự pháp tướng không? Các pháp, tự pháp không, cái không ấy chẳng phải trí làm, chẳng phải cái thấy làm; ấy gọi là tự pháp, tự pháp tướng không.
Sao gọi là tha pháp, tha pháp tướng không?
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 413, Tam ma địa phẩm 16 (三摩地品16), tr. 73c21-74a2.
* Trang 223 *
Hoặc Phật ra đời, hoặc Phật chưa ra đời, pháp trụ, pháp tướng, pháp vị, pháp tánh, như như, thật tế, quá các pháp không này; ấy gọi là tha pháp, tha pháp tướng không (Kinh Đại Bát-nhã ghi: Hết thảy pháp hoặc Phật ra đời hoặc không ra đời, pháp trụ, pháp định, pháp tánh, pháp giới, pháp bình đẳng tánh, pháp ly sinh tánh, chơn như bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, thật tế, đều do tha tánh nên không, ấy gọi là tha tánh do tha tánh nên không, ấy gọi là tướng Đại thừa của Bồ-tát ma-ha-tát - ND).
LUẬN: Hỏi : Kinh này tên là Bát-nhã ba-la-mật, lại Phật khiến Tu-bồ-đề vì Bồ-tát nói Bát-nhã ba-la-mật, Tu-bồ-đề nên hỏi Bát-nhã ba-la-mật, Phật cũng nên đáp Bát-nhã ba-la-mật, sao nay Tu-bồ-đề lại hỏi tướng Đại thừa, Phật cũng đáp Đại thừa ?
Đáp: Bát-nhã ba-la-mật và Đại thừa cùng một nghĩa, chỉ có danh tự khác nhau, hoặc nói Bát-nhã ba-la-mật, hoặc nói Đại thừa, không lỗi. Đại thừa là Phật đạo, thực hành pháp ấy được đến Phật, đó là sáu pháp Ba-la-mật. Lớn nhất trong sáu Ba-la-mật là Bát-nhã ba-la-mật, như ở phẩm sau Phật nói các nhân duyên lớn, nếu nói Bát-nhã ba-la-mật, thời nhiếp hết sáu Ba-la-mật. Nếu nói sáu Ba-la-mật thời nói đủ Bồ-tát đạo. Nghĩa là bao gồm từ khi mới phát tâm cho đến khi thành Phật; ví như vua đến, chắc chắn có kẻ tùy tùng; tuy không nói kẻ tùy tùng, mà nên biết chắc chắn có. Đại thừa cũng như vậy.
* Trang 224 *
Bồ-tát ban đầu phát tâm tu hành vì cầu Phật đạo, tu tập thiện pháp, tùy chúng sinh có thể độ mà nói các pháp, đó là kinh Bổn khởi, kinh Dứt hết thảy sinh nghi, kinh Hoa thủ, kinh Pháp hoa, kinh Mây, kinh Mây lớn, kinh Mây pháp, kinh Di-lặc hỏi, kinh Sáu Ba-la-mật, kinh Đại Bát-nhã ba-la-mật. Như vậy vô lượng vô biên vô số kinh, hoặc Phật nói, hoặc Hóa Phật nói, hoặc đại Bồ-tát nói, hoặc Thanh văn nói, hoặc trời đắc đạo nói, việc ấy hòa hợp đều gọi là Đại thừa. Trong các Kinh ấy, Bát-nhã ba-la-mật rất lớn, nên nói là Đại thừa, tức biết đã nói Bát-nhã ba-la-mật. Các pháp trợ đạo khác không có Bát-nhã ba-la-mật hòa hợp thời không thể đi đến thành Phật. Vì vậy hết thảy pháp trợ đạo đều là Bát-nhã ba-la-mật. Như phẩm sau, Phật bảo Tu-bồ-đề: Ông nói Đại thừa không khác Bát-nhã ba-la-mật.[1]
Hỏi: Nếu như vậy, cớ sao lúc đầu không nói Đại thừa trước?
Đáp: Ở trên tôi đã nói Bát-nhã ba-la-mật rất lớn cho nên phải nói trước. Lại, ý Phật muốn nói Đại Bát-nhã ba-la-mật nên phóng ra ánh sáng lớn, mười phương các Bồ-tát đều tự hỏi Phật, nay sao có ánh sáng đó? Chư Phật đều đáp: Ở thế giới Ta-bà có Phật hiệu Thích-ca Mâu-ni muốn nói Bát-nhã ba-la-mật, các Bồ-tát kia và các trời người hòa hợp đi đến.
Xá-lợi-phất hỏi Phật: Bạch đức Thế Tôn! Vì sao Bồ-tát ma-ha-tát muốn biết hết thảy pháp phải nên tập hành Bát-nhã ba-la-mật?[2] Lại, trong phẩm đầu, Phật mỗi mỗi tán thán
[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (Mahāprajñāpāramitā sūtra sūtra- 摩訶般若波羅蜜經), quyển 7, hội tông phẩm 24 (會宗品24), tr. 266c10-11: Ông nói Đại thừa theo Bát-nhã ba-la-mật không lìa. Đại thừa không khác Bát-nhã ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật không khác Đại thừa, Bát-nhã ba-la-mật, Đại thừa không hai không khác; T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 5, tr. 33b20-22: Ông nói Đại thừa giáo, thuận tùng không chống trái không mất Bát-nhã ba-la-mật giáo vậy; T. 8: Quang tán kinh (光讚經), quyển 9, tr. 204b10-11: Ông nói đại thừa thuận theo Bát-nhã ba-la-mật giáo; Đại trí độ luận, (Mahāprajñāpāramitā sūtra-śāstra- 大智度論), quyển 52, tr. 429c27-29: Đại thừa không khác Bát-nhã ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật không khác Đại thừa, Bát-nhã ba-la-mật, Đại thừa không hai không khác.
[2] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (Mahāprajñāpāramitā sūtra-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 217b8-218c21; T. 8: Phóng quang bát nhã kinh (放光般若經), quyển 1, tr. 1b9-2b2; T. 8: Quang tán kinh (光讚經), quyển 1, tr. 147b9-149a13.
* Trang 225 *
thán công đức Bát-nhã ba-la-mật rằng, nếu ai muốn được như vậy hãy nên học Bát-nhã ba-la-mật. Có các nhân duyên như vậy, nên ban đầu nói Bát-nhã ba-la-mật. Phật bảo Tu-bồ-đề: Ông hãy vì các Bồ-tát nói Bát-nhã ba-la-mật. Tu-bồ-đề khiêm nhường nói: Bồ-tát “không” chỉ có tên gọi; tiếp sau lại nói là biết rõ hiểu được tướng Bồ-tát như vậy, tức là hành Bát-nhã ba-la-mật.[1] Đã biết như vậy rồi lại hỏi cú nghĩa Bồ-tát,[2] tiếp đến hỏi nghĩa Ma-ha-tát.[3] Trong nghĩa Ma-ha-tát có Đại Trang Nghiêm,[4] Đại thừa;[5] ví như dũng sĩ tuy có dao gậy trang nghiêm mà không cưỡi ngựa hay, thời không thể làm gì.
Đại thừa, Thiên Trúc gọi là Ma-ha Diễn (Mahāyāna). Chư Phật vì dứt pháp ái, và vì nói rõ nghĩa Bát-nhã ba-la-mật không khác, nên Phật không quở trách. Vì vậy, Tu-bồ-đề lại dùng tên khác hỏi Ma-ha Diễn.
Hỏi: Như trong lời tựa Ma-ha Diễn nói: Từ khi mới phát tâm cho đến khi thành Phật đạo, vì Phật đạo nên nhóm hết thảy thiện pháp, đều gọi là Ma-ha Diễn. Sao nay chỉ nói sáu Ba-la-mật là Ma-ha Diễn?
Đáp: Như trước nói: Nói Bát-nhã ba-la-mật, thời đã nói sáu Ba-la-mật, nói sáu Ba-la-mật thời đã nhiếp hết thảy thiện pháp. Vì vậy không nên hỏi các thiện pháp có nhiều sao chỉ nói sáu Ba-la-mật.
* Lại nữa, Ma-ha Diễn, ban đầu phát tâm lập nguyện, cho đến về sau sáu Ba-la-mật phương tiện v.v... Các pháp ấy tuy không gọi là Ba-la-mật, nhưng theo nghĩa đều ở trong sáu Ba-la-mật. Như ban đầu phát tâm lập nguyện vì tâm đại bi
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 41.
[2] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (Mahāprajñāpāramitā sūtra-sūtra-摩訶般若波羅蜜經), quyển 4, Cú nghĩa phẩm 12 (句義品), tr. 241-242c3; Đại trí độ luận, quyển 44.
[3] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (Mahāprajñāpāramitā sūtra –sūtra-摩訶般若波羅蜜經), quyển 4, Kim cang phẩm-ma ha tát phẩm 13 (金剛品-摩訶薩品), tr. 243b11-19; Đại trí độ luận, quyển 45.
[4] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (Mahāprajñāpāramitā sūtra-sūtra-摩訶般若波羅蜜經), quyển 5, Trang nghiêm phẩm 17 (莊嚴品第十七), tr. 247c13-23; Đại trí độ luận, quyển 45.
[5] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (Mahāprajñāpāramitā sūtra-sūtra-摩訶般若波羅蜜經), quyển 5, Vấn thừa phẩm 18 (問乘品第十八), tr. 250a2-251b13; Đại trí độ luận, quyển 50.
* Trang 226 *
v.v... có sức lớn nên gọi là Tinh tấn ba-la-mật; bỏ lợi nhỏ, thủ lấy Đại thừa, thời gọi là Bát-nhã ba-la-mật.
Phương tiện tức là trí tuệ, trí tuệ thanh tịnh nên đổi gọi là phương tiện.
Giáo hóa chúng sinh, tịnh quốc độ Phật v.v... đều ở trong sáu Ba-la-mật, tùy nghĩa thu nhiếp nhau.
Hỏi: Nếu như vậy, cớ sao sau lại nói mười tám pháp không, 108 Tam-muội v.v... gọi là Ma-ha Diễn?
Đáp: Sáu Ba-la-mật là thể Ma-ha Diễn, về sau chỉ phân biệt rộng nghĩa nó. Như mười tám không, bốn mươi hai chữ v.v... là nghĩa Bát-nhã ba-la-mật, 108 Tam-muội là nghĩa Thiền ba-la-mật. Vì vậy nên ban đầu nói sáu Ba-la-mật.
Hỏi: Cớ sao chỉ nói đúng sáu Ba-la-mật, không nhiều không ít?
Đáp: Phật là đấng Pháp vương, tùy chúng sinh có thể độ, hoặc có khi lược nói một, hai, ba, bốn, hoặc có khi nói rộng, như kinh Hiền Kiếp[1] nói 84.000 Ba-la-mật.
* Lại nữa, sáu đạo chúng sinh đều chịu thân tâm khổ não, như chúng sinh địa ngục bị khổ tra khảo, trong súc sinh bị khổ tàn hại lẫn nhau, trong ngạ quỷ bị khổ đói khát, trong lồi người bị khổ tìm cầu dục lạc, ở cõi trời bị khổ xa lìa điều ưa muốn, A-tu-la bị khổ đấu tranh; Bồ-tát sinh tâm đại bi muốn dứt khổ cho sáu đạo chúng sinh nên phát sinh sáu Ba-la-mật. Vì vậy nên nói sáu Ba-la-mật, không nhiều không ít hơn.
[1] T. 14: Hiện tại hiền kiếp thiên phật danh kinh (現在賢劫千佛名經), quyển 1, tr. 383b27-c4.
* Trang 227 *
Hỏi: Thí ba-la-mật có nhiều tướng, sao trong đây Phật chỉ nói năm tướng là dùng tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, xả tài vật trong ngồi, đem phước ấy chung với chúng sinh, hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì dùng vô sở đắc, sao không nói đến tâm đại từ bi, cúng dường chư Phật, và thần thông, bố thí v.v...?
Đáp: Năm tướng ấy gồm nhiếp hết thảy bố thí.
1. Tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng mà bố thí là duyên theo Phật đạo, nương theo Phật đạo.
2. Xả tài vật trong ngồi là xả hết thảy phiền não;
3. Chung với chúng sinh là tâm đại bi.
4. Hồi hướng là đem sự bố thí này chỉ cầu Phật đạo; không cầu quả báo gì khác.
5. Dùng vô sở đắc là được khí phần của Bát-nhã ba-la-mật về thật tướng các pháp. Thí ba-la-mật chẳng phải hư dối, chẳng phải điên đảo, cũng không cùng tận.
Hỏi: Nếu như vậy thời không cần năm tướng, chỉ nói tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng là đủ?
Đáp: Việc ấy có thể như vậy. Chỉ vì chúng sinh chẳng biết nghĩa thế nào là tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng mà bố thí, cho nên lấy bốn việc phân biệt nghĩa kia.
Tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng là tâm Bồ-tát cầu Trí nhất thiết chủng của Phật làm duyên, làm ức niệm để buộc tâm; đem tâm ấy mà bố thí nên được quả Trí Ba-la-mật.
* Lại nữa, sáu đạo chúng sinh đều chịu thân tâm khổ não, như chúng sinh địa ngục bị khổ tra khảo, trong súc sinh bị khổ tàn hại lẫn nhau, trong ngạ quỷ bị khổ đói khát, trong lồi người bị khổ tìm cầu dục lạc, ở cõi trời bị khổ xa lìa điều ưa muốn, A-tu-la bị khổ đấu tranh; Bồ-tát sinh tâm đại bi muốn dứt khổ cho sáu đạo chúng sinh nên phát sinh sáu Ba-la-mật. Vì vậy nên nói sáu Ba-la-mật, không nhiều không ít hơn.
[1] T. 14: Hiện tại hiền kiếp thiên phật danh kinh (現在賢劫千佛名經), quyển 1, tr. 383b27-c4.
* Trang 228 *
Trí nhất thiết chủng, chứ không cầu nhân duyên đời nay, tiếng tăm, trả ân, cũng không cầu đời sau làm Chuyển luân Thánh vương, vua trời, chỗ giàu sang. Vì độ chúng sinh, không cầu Niết-bàn, chỉ muốn đầy đủ các Phật pháp Nhất thiết trí v.v... vì dứt hết khổ cho hết thảy chúng sinh, nên gọi là tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng.
Tài vật trong ngồi là, trong là đầu não, xương tủy, máu thịt v.v... vì khó xả bỏ nên nói trước; vật ngồi là quốc độ, vợ con, bảy báu, uống ăn v.v...
Cùng với hết thảy chúng sinh là, quả báo phước đức bố thí cho hết thảy chúng sinh dùng chung; ví như nhà giàu trồng lúa cho mọi người ăn chung. Quả báo phước đức của Bồ-tát, hết thảy chúng sinh đều đến nương nhờ; ví như cây có quả tốt, chim chóc đều qui tụ.
Hồi hướng là, bên cạnh phước đức, không cầu quả báo khác, chỉ cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Hỏi: Trước tiên nói tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, sau nói hồi hướng, có sai khác gì?
Đáp: Tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng là nhân duyên sinh khởi các phước đức, còn hồi hướng là không cầu quả báo khác, chỉ cầu Phật đạo.
* Lại nữa, tâm tương ưng với Trí nhất thiết chủng, vì ứng hợp với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nên bố thí, như nghĩa ở trước nói[1] Trí nhất thiết chủng làm chủ, hết thảy công đức đều vì Trí nhất thiết chủng.
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 11, 28, 29.
* Trang 229 *
Tán thán trí tuệ Phật có hai thứ: 1. Chánh trí vô thượng, gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. 2. Trí nhất thiết chủng, gọi là Tát-bà-nhã.
Dùng vô sở đắc là, dùng tâm Bát-nhã ba-la-mật để bố thí, thuận với thật tướng các pháp mà không hư dối.
Như vậy, là nói về nghĩa Thí ba-la-mật.[1]
Hỏi: Giới ba-la-mật thời tổng nhiếp hết thảy giới pháp; ví như biển lớn tổng nhiếp các dòng. Nghĩa là không uống rượu, không ăn quá ngọ, không đánh đập chúng sinh v.v... việc ấy không nhiếp vào trong mười thiện, cớ sao chỉ nói mười thiện?
Đáp: Phật nói tổng tướng sáu Ba-la-mật, mười thiện là tổng tướng giới, biệt tướng thời có vô lượng giới. Không uống rượu, không ăn quá ngọ... nhập vào trong điều thiện không tham; không gia hại chúng sinh nhập vào trong điều thiện không giận; các việc khác tùy nghĩa mà nhiếp theo nhau.
Giới là nhiếp vào bảy thiện đạo, thân nghiệp có ba, khẩu nghiệp có bốn.
Mười thiện đạo và đầu cuối,[2] như khởi tâm muốn giết, khi ấy khởi phương tiện miệng nói dữ, đánh đập, trói buộc, cắt chém cho đến sắp chết, đều thuộc giai đoạn đầu. Sau khi chết, lột da, ăn, nuốt, cắt xẻ, vui mừng đều gọi là giai đoạn cuối. Cướp mạng sống là điều căn bản; ba việc ấy hòa hợp chung gọi là bất thiện đạo về sát. Vì vậy nên biết nói mười thiện đạo thời thu nhiếp hết thảy giới.
[1] T. 8: Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 5, tr. 250a13-16: Thế nào gọi là Thi-la ba-la-mật? Tu-bồ-đề, Bồ-tát ma-ha-tát dùng tâm Tát-bà nhã, tự thực àhnh 10 thiện đạo, cũng dạy cho người khác 10 thiện đạo, dùng vô sở đắc, ấy gọi là Bồ-tát ma-ha-tát thi-la ba-la-mật.
[2] T. 27: Đại tỳ bà sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-大毘婆沙論), quyển 113, tr. 583b-584b; T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (Abhidharmakośa-śāstra- 阿毘達磨俱舍論), quyển 16, tr. 84c-85a: Trái ngược với ác hạnh là các diệu hạnh, tức các nghiệp của thân, ngữ và ý; cộng thêm vô tham, vô sân và chánh kiến (samyagdṛṣṭi). Làm sao có thể xem tà kiến và chánh kiến là ác, là thiện được? Bởi vì tà kiến thì không cố ý làm hại người khác, và chánh kiến cũng không có ý làm lợi cho người khác. Dĩ nhiên là như vậy; nhưng chúng lại là gốc rễ của hai loại tư trên.
Mười nghiệp đạo được nói đến, bao gồm các ác hạnh và diệu hạnh, có tính chất thô hiển, nên mới thành thiện, ác.
Luận: Về mười nghiệp đạo (karmapatha), kinh đã định nghĩa rằng các nghiệp đạo thiện bao gồm những diệu hạnh thô hiển nhất, dễ thấy nhất trong số các diệu hạnh; và các nghiệp đạo bất thiện bao gồm những ác hạnh thô hiển nhất trong số các ác hạnh. (Hỏi) Những ác hạnh và diệu hạnh nào không được bao hàm trong các nghiệp đạo? (Đáp) Đó là một phần các ác hạnh của thân, gồm (1) các nghiệp đạo gia hành và hậu khởi của thân (prayoga, pṛṣṭhabhūta), (2) một số nghiệp nhiễm ô (kliṣṭa) của thân như uống rượu, đánh đập, trói bắt, v.v… bởi vì các ác hạnh này không quá thô hiển. Trong số các ác hạnh của thân, chỉ có các ác hạnh như tước đoạt mạng sống, tiền của, vợ con của người khác mới là nghiệp đạo vì chúng là những ác hạnh cần phải xả ly.
Những ác hạnh thô hiển nhất trong số các ác hạnh của ngữ cũng được gọi là nghiệp đạo với những lý do như trên; tức không bao hàm các nghiệp gia hành, hậu khởi và các nghiệp nhẹ.
Một phần ác hạnh thuộc về ý, tức là tư (cetanā), cũng không được bao hàm trong các nghiệp đạo bất thiện.
Những diệu hạnh không được bao gồm trong các nghiệp đạo là (1) một phần diệu hạnh của thân: Tức gia hành, hậu khởi; từ bỏ uống rượu, v.v.; bố thí, lễ bái, v.v.; (2) một phần diệu hạnh của ngữ như ái ngữ v.v.; (3) một phần diệu hạnh của ý, như thiện tư.
* Trang 230 *
* Lại nữa, Bồ-tát sinh tâm từ bi, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, bố thí lợi ích chúng sinh, tùy chỗ họ cần đều cấp cho, trì giới không não hại chúng sinh, không gia thêm các khổ,[1] thường thí vô úy,lấy mười thiện nghiệp đạo làm căn bản. Ngồi ra, các việc khác là nhân duyên xa không não hại chúng sinh. Giới luật vì thủ chứng Niết-bàn tại đời này, dâm dục tuy không não hại chúng sinh, mà vì tâm bị trói buộc nên đại tội. Vì vậy nên dâm dục đứng đầu trong giới luật, kẻ bạch y thì giới bất sát ở trước. Vì cầu phước đức nên Bồ-tát không cầu Niết-bàn, trong đời này, qua lại sinh tử trong vô lượng đời để tu các công đức. Mười thiện là cựu giới, các luật nghi là khách.
* Lại nữa, nếu Phật ra đời vào thời kỳ tốt đẹp, thời không có giới luật này. Như đức Phật Thích-ca Văn, tuy ở đời ác, mà sau khi thành đạo mười hai năm cũng không có giới này,[2] vì vậy nên biết nó là khách.
* Lại nữa, có hai thứ Giới: Giới lúc có Phật hoặc có hoặc không và mười thiện, dù lúc có Phật không có Phật vẫn thường có.[3]
* Lại nữa, Giới trong Giới luật, tuy là vi tế mà sám hối thời thanh tịnh, còn phạm mười thiện giới, tuy sám hối mà tội ba ác đạo không thể trừ. Như Tỳ-kheo giết súc sinh, tuy được sám hối, nhưng tội báo vẫn không trừ. Do các nhân duyên như vậy, chỉ nói mười thiện nghiệp đạo, cũng tự làm, cũng dạy người khác làm, gọi là Giới ba-la-mật.
[1] Đại trí độ luận, quyển 29, chương 41: tùy hỷ hồi hướng, tr. 271b7-16: Bồ-tát thành tựu là không mất tâm bồ đề, thương xót chúng sanh … Lại xuất gia Bồ-tát thủ hộ giới nên không chứa tài vật. Lại tự suy nghĩ công đức của giới hơn công đức bố thí, nên tùy có được vật gì thí vật ấy.
tuệ có được ở khoảng trung gian đó, gọi là Bát-nhã Ba-la-mậT. Đến khi thành Phật, thì Bát-nhã Ba-la-mật ấy đổi lại gọi là Tát-bà-nhã.”
[2] T. 22: Tứ phần luật (Dharmagupta-vinaya- 四分僧戒本), quyển 1, tr. 1030b4-8: khéo hộ nơi lời nói, ý chí thường tự tịnh, thân không làm điều ác, ba nghiệp đạo thanh tịnh, có được hành như vậy, là đạo đại tiên nhân, đây là Thích Ca Mâu-ni Như-lai vô sở trước đẳng chánh giác, trong 12 năm vì Tăng vô sự nên nói giới kinh; T. 23: Căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ tỳ nại da (Mūla-sarvāstivāda-vinaya- 根本說一切有部毘奈耶), quyển 1, tr. 628a3-5: Phật (Bạt-già-phạn) từ khi chứng ngộ trong 12 năm , các đệ tử Thanh-văn không có lỗi lầm, chưa sanh hữu lậu, Thế-tôn vì các đệ tử, lược nói biệt giải thoát giới; T. 22: Ma-ha tăng kỳ luật (Mahāsāṃghika-vinaya-摩訶僧祇律), quyển 2, tr. 238a22-24; T. 24: Thiện kiến luật tỳ bà sa (Samantapāsādikā-善見律毘婆沙), quyển 5, tr. 708a7-8: đức Phật Thích-ca Mâu-ni, từ khi chứng đạo Bồ-đề trong 12 năm thuyết giáo thọ Ba-la-đề-mộc-xoa.
[3] T. 24: Ưu-bà-tắc giới kinh (Upāsakaśīla sūtra- 優婆塞戒經), quyển 6, tr. 1066c4-6: Thiện sanh thưa: Kính bạch Thế-tôn! Khi chư Phật Như-lai chưa xuất hiện ở đời, Bồ-tát ma-ha-tát lấy gì làm giới? Thiện nam tử! Phật chưa xuất hiện ở đời, lúc ấy không có tam quy y giới, chỉ có người trí cầu đạo Bồ-đề, tu mười thiện pháp.
* Trang 231 *
Mười thiện đạo, bảy việc là giới, ba việc là thủ hộ. Gọi chung là Giới ba-la-mật. Các Ba-la-mật khác cũng như vậy, tùy nghĩa mà phân biệt. Như đã luận nghĩa nói rộng ở trong phẩm đầu.[1]
Kinh này gọi là Bát-nhã ba-la-mật. Bát-nhã ba-la-mật gọi là tướng lìa bỏ, vì vậy nên đối với hết thảy pháp đều dùng vô sở đắc.
Hỏi: Nếu dùng hữu sở đắc để nhóm các thiện pháp thời đã còn khó, huống gì dùng vô sở đắc? Nếu được trí vô sở đắc thời lúc ấy có thể trở ngại làm việc thiện, hoặc sinh tà nghi; nếu không được trí vô sở đắc thời lúc ấy không trở ngại làm việc thiện, cũng không sinh tà nghi?
Đáp: Phật cũng không khen tâm chấp trước thủ tướng làm các việc thiện, vì sao? Vì hư dối ở thế gian, cuối cùng tiêu hết. Nếu chấp trước tâm tu thiện, bị phá rất dễ, nếu chấp trước Không, thời sinh hối hận, trở lại mất đạo; ví như lửa sinh trong cỏ, gặp nước thời tắt, nếu lửa sinh trong nước, thì không vật gì làm tắt được. Bồ-tát ban đầu tập hành mà chấp trước tâm thủ tướng tu phước đức, giống như cỏ sinh lửa, dễ cháy, dễ tắt. Nếu Bồ-tát thể hội được thật tướng các pháp, lấy tâm đại bi tu các hạnh, khó thể phá được; như lửa sinh trong nước, không thể diệt được. Vì vậy nên dùng tâm vô sở đắc tu các hạnh, tâm cũng không nhu nhược, không sinh nghi hối.
Ấy là lược nói sáu Ba-la-mật, còn nói rộng như trong phẩm đầu, mỗi mỗi Ba-la-mật đều đầy đủ.[2]
[1] Đại trí độ luận, quyển 11, 18.
[2] Đại trí độ luận, quyển 11, 18.
* Trang 232 *
Mười tám không là trong sáu Ba-la-mật nói nghĩa của Bát-nhã ba-la-mật là không nhiễm trước các pháp, vì sao? Vì mười tám không.[1] Luận nghị về mười tám không, như trong phẩm đầu Phật bảo Xá-lợi-phất rằng: Bồ-tát ma-ha-tát muốn an trụ mười tám không hãy học Bát-nhã ba-la-mật.[2] Nghĩa ấy nên như đã nói rộng trong ấy.[3]
Hỏi: Mười tám không, sau nội không v.v... đều nói chẳng phải thường chẳng phải diệt, nghĩa ấy thế nào ?
Đáp: Nếu người không tu tập hai không ấy, tức rơi vào hai bên hoặc thường hoặc đoạn diệt, vì sao? Vì nếu các pháp thật có thời không có nghĩa diệt, bị rơi vào chấp thường; như người ra khỏi nhà này đi vào nhà khác, mắt tuy không thấy mà không gọi là không có. Các pháp cũng như vậy, từ đời vị lai đi vào đời hiện tại, từ đời hiện tại đi vào đời quá khứ, như vậy thời không diệt.
Hành giả vì lo sợ có, mà dùng không để phá tâm chấp có, song lại quí không mà đắm vào không, thời bị rơi vào đoạn diệt. Vì vậy nên tu hành không ấy để phá có, cũng không đắm không. Xa lìa hai bên ấy, lấy trung đạo để hành mười tám không, dùng tâm đại bi mà độ chúng sinh, thế cho nên sau mười tám không, đều nói chẳng phải thường chẳng phải diệt; ấy gọi là Ma-ha Diễn. Trái với đây là hý luận của người cuồng, ở trong Phật pháp luống không được gì, như người ở giữa đống trân bảo lượm lấy ngọc thủy tinh, mắt tuy thấy đẹp mà chẳng có giá trị gì.
Hỏi: Nếu mười tám không đã nhiếp hết các không, cớ
[1] Đại trí độ luận, quyển 31, chương 43: 18 không, tr. 285c12-16: Mười tám không là không, không có tướng gì, Bát-nhã ba-la-mật cũng là không, không có tướng gì. Mười tám không là lìa bỏ tướng, Bát-nhã ba-la-mật cũng là lìa bỏ tướng hết thảy pháp. Mười tám không không trước tướng, Bát-nhã ba-la-mật cũng không trước tướng. Vì vậy nên học Bát-nhã ba-la-mật thời chính là học mười tám không.
[2] Đại trí độ luận, quyển 31, chương 43: 18 không, tr. 285b6-10: Lại nữa, này Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát muốn trụ nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, đệ nhất nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô thỉ không, tán không, tánh không, tự tướng không, các pháp không, bất khả đắc không, vô pháp không, hữu pháp không, vô pháp hữu pháp không, nên học Bát-nhã ba-la-mật.
[3] Đại trí độ luận, quyển 31, chương 43: 18 không, tr. 285b5-296b2.
* Trang 233 *
sao còn nói bốn không?
Đáp: Trong mười tám không, hiện không nhiếp hết. Chư Phật có hai cách thuyết pháp, hoặc đầu nói lược sau nói rộng, hoặc đầu nói rộng sau nói lược. Đầu lược sau rộng là vì giải nghĩa; đầu rộng sau lược là vì dễ thọ trì. Hoặc vì chúng sinh đến sau nên lược nói yếu nghĩa, hoặc nói bằng kệ, tụng. Nay Phật đầu nói rộng mười tám không, sau lược nói tướng bốn không.
Pháp, pháp tướng không là trong hết thảy pháp, pháp tướng chẳng thể có được, như trong sắc, sắc tướng chẳng thể có được.
* Lại nữa, trong pháp chẳng sinh pháp, gọi là pháp pháp không.
Vô pháp, vô pháp không là pháp vô vi, gọi là vô pháp, vì sao? Vì tướng nó không thể có được.
Hỏi: Phật dùng ba tướng nói pháp vô vi, tại sao nói vô tướng?
Đáp: Không phải vậy, phá sinh nên nói vô sinh, phá trụ nên nói vô trụ, phá diệt nên nói vô diệt; đều từ bên sinh, trụ, diệt mà có tên gọi đó, không phải riêng có pháp vô sinh, vô diệt gọi là vô pháp, vô pháp không. Nghĩa này như đã nói trong phẩm Vô vi không.[1]
Tự pháp, tự pháp không là tự pháp, tự tánh các pháp. Tự tánh có hai: 1. Như pháp thế gian đất có tánh cứng v.v... 2. Như như, pháp tánh (dharmatā), thật tế mà Thánh nhân rõ biết pháp ấy
[1] Đại trí độ luận, quyển 31, tr. 288c21-289b25: (8) Vô vi không …
>
* Trang 234 *
ấy không, vì sao? Vì không do trí thấy biết. Có hai tánh không, như trước nói.[1]
Hỏi: Như như, pháp tánh (dharmatā), thật tế (bhūtatathatā), đã nhiếp vào trong pháp vô vi, sao còn nói lại?
Đáp: Trong khi quán xét phân biệt nói thật tướng năm uẩn, là pháp tánh, như như, thật tế. Lại chẳng phải do trí Không quán sát làm cho nó không, mà tánh nó tự không như vậy.
Hỏi: Như sắc là tự pháp, thức là tha pháp, trong đó vì sao nói như, pháp tánh, thật tế, có Phật không Phật vẫn thường trú, quá đây gọi là tha pháp không?
Đáp: Có người vì chưa khéo dứt kiết sử tà kiến nên mỗi mỗi sinh tâm chấp trước, người ấy nghe nói như như, pháp tánh, thật tế, thì cho rằng vượt quá đây còn có pháp khác, vì vậy nên nói vượt quá như như, pháp tánh, thật tế cũng không.
(Hết cuốn 46 theo bản Hán)
KINH: Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát Đại thừa gọi là Tam-muội Thủ Lăng-nghiêm (śūraṃgama-samādhi),[2] Tam-muội Bảo ấn (ratnamudrā-samādhi), Tam-muội Sư tử du hý (siṃha-vikrīḍita-samādhi), Tam-muội Diệu nguyệt, Tam-muội Nguyệt tràng tướng, Tam-muội Xuất chư pháp, Tam-muội Quán đảnh, Tam-muội
[1] Đại trí độ luận, quyển 18, chương 28: giải thích tướng Bát-nhã, tr. 193c1-6: Đại thừa Không môn là, hết thảy các pháp, tánh thường tự không, không do trí tuệ phương tiện quán cho nên không. Như Phật nói với Tu-bồ-đề: “Sắc, sắc tự không; thọ, tưởng, hành, thức, thức tự không. Mười hai nhập, mười tám giới, mười hai nhân duyên, ba mươi bảy đạo phẩm, mười lực, bốn vô sở úy, mười tám pháp bất cọng, đại từ đại bi, Tát-bà-nhã, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đều tự không quyển 31, 36, 44, 53.
[2] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (Mahāprajñāpāramitā sūtra sūtra-摩訶般若波羅蜜經), quyển 5, tr. 251a8-253b16; T. 5: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 52, Sơ phần (初分), tr. 292c10-297b12, quyển 414, tr. 74c1-77c6, quyển 488, tr. 481a14-483c5; T. 8: Phóng quang bát nhã kinh (放光般若經), quyển 4, tr. 23b15-24c24; T. 8: Quang tán kinh (光讚經), quyển 6, tr. 190a18-193a10.
sūtra-優婆塞戒經), quyển 6, tr. 1066c4-6: Thiện sanh thưa: Kính bạch Thế-tôn! Khi chư Phật Như-lai chưa xuất hiện ở đời, Bồ-tát ma-ha-tát lấy gì làm giới? Thiện nam tử! Phật chưa xuất hiện ở đời, lúc ấy không có tam quy y giới, chỉ có người trí cầu đạo Bồ-đề, tu mười thiện pháp.
* Trang 235 *
muội Tất pháp tánh, Tam-mội Tất tràng tướng, Tam-muội Kim cang, Tam-muội Nhập pháp ấn, Tam-muội Vương an lập Tam-muội, Tam-muội Phóng quang, Tam-muội Lực tiến, Tam-muội Cao xuất, Tam-muội Tất nhập biện tài, Tam-muội Thích danh tự, Tam-muội Quán phương, Tam-muội Đà-la-ni ấn, Tam-muội Vô cuống, Tam-muội Nhiếp chư pháp hải, Tam-muội Biến phú hư không, Tam-muội Kim cang luân, Tam-muội Bảo đoạn, Tam-muội Năng chiếu, Tam-muội Bất cầu, Tam-muội Vô trú, Tam-muội Vô tâm, Tam-muội Tịnh đăng, Tam-muội Vô biên minh, Tam-muội Năng tác minh, Tam-muội Phổ chiếu minh, Tam-muội Kiên tịnh chư Tam-muội, Tam-muội Vô cấu minh, Tam-muội Hoan hỷ, Tam-muội Điển quang, Tam-muội Vô tận, Tam-muội Oai đức, Tam-muội Ly tận, Tam-muội Bất động, Tam-muội Bất thối, Tam-muội Nhật đăng, Tam-muội Nguyệt tịnh, Tam-muội Tịnh minh, Tam-muội Năng tác minh, Tam-muội Tác hành, Tam-muội Biết tướng, Tam-muội Như Kim cang, Tam-muội Tâm trú, Tam-muội Phổ minh, Tam-muội An lập, Tam-muội Bảo tụ, Tam-muội Diệu pháp ấn, Tam-muội Pháp đẳng, Tam-muội Đoạn hỷ, Tam-muội Đáo pháp đảnh, Tam-muội Năng tán, Tam-muội Phân biệt chư pháp cú, Tam-muội Tự đẳng tướng, Tam-muội Ly tự, Tam-muội Đoạn duyên, Tam-muội Bất hoại, Tam-muội
* Trang 236 *
Vô chủng tướng, Tam-muội Vô xứ hành, Tam-muội Ly mông muội, Tam-muội Vô khứ, Tam-muội Bất biến dị, Tam-muội Độ duyên, Tam-muội Tập chư công đức, Tam-muội Trú vô tâm, Tam-muội Tịnh diệu hoa, Tam-muội Giác ý, Tam-muội Vô lượng biện, Tam-muội Vô đẳng đẳng, Tam-muội Độ chư pháp, Tam-muội Phân biệt chư pháp, Tam-muội Tán nghi, Tam-muội Vô trú xứ, Tam-muội Nhất trang nghiêm, Tam-muội Sinh hành, Tam-muội Nhất hành, Tam-muội Bất nhất hành, Tam-muội Diệu hành, Tam-muội Đạt nhất thiết hữu để tán, Tam-muội Nhập danh ngữ, Tam-muội Ly âm thanh tự ngữ, Tam-muội Nhiên cự, Tam-muội Tịnh tướng, Tam-muội Phá tướng, Tam-muội Nhất thiết chủng diệu túc, Tam-muội Bất hỷ khổ lạc, Tam-muội Vô tận tướng, Tam-muội Đa Đà-la-ni, Tam-muội Nhiếp chư tà chánh tướng, Tam-muội Diệt tăng ái, Tam-muội Nghịch thuận, Tam-muội Tịnh quang, Tam-muội Kiên cố, Tam-muội Mãn nguyệt tịnh quang, Tam-muội Đại trang nghiêm, Tam-muội Năng chiếu nhất thiết thế, Tam-muội Đẳng Tam-muội, Tam-muội Nhiếp nhất thiết hữu tránh vô tránh, Tam-muội Bất lạc nhất thiết trú xứ, Tam-muội Như trú định, Tam-muội Hoại thân suy, Tam-muội Hoại ngữ như hư không, Tam-muội Ly trước hư không bất nhiễm.
* Trang 237 *
Sao gọi là Tam-muội Thủ Lăng-nghiêm? Biết chỗ thi hành của các Tam-muội, gọi là Tam-muội Thủ Lăng-nghiêm.
Sao gọi là Tam-muội Bảo ấn? Trú ở Tam-muội ấy có thể trung ấn nhập các Tam-muội khác, gọi là Tam-muội Bảo ấn.
Sao gọi là Tam-muội Sư tử du hý? Trú ở Tam-muội ấy có thể dạo chơi trong các Tam-muội như Sư tử, gọi là Tam-muội Sư tử du hý.
Sao gọi là Tam-muội Diệu nguyệt? Trú ở Tam-muội ấy có thể chiếu soi các Tam-muội như trăng trong, gọi là Tam-muội Diệu nguyệt.
Sao gọi là Tam-muội Nguyệt tràng tướng? Trú ở Tam-muội ấy có thể giữ gìn các tướng Tam-muội, gọi là Tam-muội Nguyệt tràng tướng.
Sao gọi là Tam-muội Xuất chư pháp? Trú ở Tam-muội ấy có thể xuất sinh các Tam-muội, gọi là Tam-muội Xuất chư pháp.
Sao gọi là Tam-muội Quán đảnh? Trú ở Tam-muội ấy có thể quán xem các chú đảnh Tam-muội, gọi là Tam-muội Quán đảnh.
Sao gọi là Tam-muội Tất pháp tánh? Trú ở Tam-muội ấy quyết định biết pháp tánh, gọi là Tam-muội Tất pháp tánh.
Sao gọi là Tam-muội Tất tràng tướng? Trú ở
* Trang 238 *
Tam-muội ấy có thể giữ gìn các Tam-muội tràng, gọi là Tam-muội Tất tràng tướng.
Sao gọi là Tam-muội Kim cang? Trú ở Tam-muội ấy có thể phá các Tam-muội, gọi là Tam-muội Kim cang.
Sao gọi là Tam-muội Nhập pháp ấn? Trú ở Tam-muội ấy nhập vào các pháp ấn, gọi là Tam-muội Nhập pháp ấn.
Sao gọi là Tam-muội Vương an lập Tam-muội? Trú ở Tam-muội ấy thì an lập trú trong các Tam-muội như vua, gọi là Tam-muội Vương an lập Tam-muội.
Sao gọi là Tam-muội Phóng quang? Trú ở Tam-muội ấy có thể phóng ánh sáng chiếu các Tam-muội, gọi là Tam-muội Phóng quang.
Sao gọi là Tam-muội Lực tiến? Trú ở Tam-muội ấy có thể làm thế lực đối với các Tam-muội, gọi là Tam-muội Lực tiến.
Sao gọi là Tam-muội Cao xuất? Trú ở Tam-muội ấy có thể tăng trưởng các Tam-muội, gọi là Tam-muội Cao xuất.
Sao gọi là Tam-muội Tất nhập biện tài? Trú ở Tam-muội ấy có thể biện thuyết các Tam-muội, gọi là Tam-muội Tất nhập biện tài.
Sao gọi là Tam-muội Thích danh tự? Trú ở
* Trang 239 *
Tam-muội ấy có thể giải thích danh tự các Tam-muội, gọi là Tam-muội Thích danh tự.
Sao gọi là Tam-muội Quán phương? Trú ở Tam-muội ấy có thể quán sát các phương Tam-muội, gọi là Tam-muội Quán phương.
Sao gọi là Tam-muội Đà-la-ni ấn? Trú ở Tam-muội ấy giữ gìn các Tam-muội ấn, gọi là Tam-muội Đà-la-ni ấn.
Sao gọi là Tam-muội Vô cuống? Trú ở Tam-muội ấy không khi dối đối với các Tam-muội, gọi là Tam-muội Vô cuống.
Sao gọi là Tam-muội Nhiếp chư pháp hải? Trú ở Tam-muội ấy, có thể thu nhiếp các Tam-muội như nước biển lớn, gọi là Tam-muội Nhiếp chư pháp hải.
Sao gọi là Tam-muội Biến phú hư không? Trú ở Tam-muội ấy, khắp trùm các Tam-muội như hư không, gọi là Tam-muội Biến phú hư không.
Sao gọi là Tam-muội Kim cang luân? Trú ở Tam-muội ấy, có thể giữ gìn phần các Tam-muội, gọi là Tam-muội Kim cang luân.
Sao gọi là Tam-muội Bảo đoạn? Trú ở Tam-muội ấy, dứt nhơ cấu phiền não nơi các Tam-muội, gọi là Tam-muội Bảo đoạn.
* Trang 240 *
Sao gọi là Tam-muội Năng chiếu? Trú ở Tam-muội ấy, có thể lấy ánh sáng chiếu rõ các Tam-muội; gọi là Tam-muội Năng chiếu.
Sao gọi là Tam-muội Bất cầu? Trú ở Tam-muội ấy, không pháp gì không cầu, gọi là Tam-muội Bất cầu.
Sao gọi là Tam-muội Vô trú? Trú ở Tam-muội ấy không thấy pháp trú trong hết thảy Tam-muội, gọi là Tam-muội Vô trú.
Sao gọi là Tam-muội Vô tâm? Trú ở Tam-muội ấy tâm tâm số pháp không hiện hành; gọi là Tam-muội Vô tâm.
Sao gọi là Tam-muội Tịnh đăng? Trú ở Tam-muội ấy làm sáng như đèn nơi các Tam-muội, gọi là Tam-muội Tịnh đăng.
Sao gọi là Tam-muội Vô biên minh? Trú ở Tam-muội ấy làm ánh sáng vô biên cho các Tam-muội, gọi là Tam-muội Vô biên minh.
Sao gọi là Tam-muội Năng tác minh? Trú ở Tam-muội ấy tức thời làm ánh sáng cho các Tam-muội, gọi là Tam-muội Năng tác minh.
Sao gọi là Tam-muội Phổ chiếu minh? Trú ở Tam-muội ấy có thể chiếu rõ các cửa Tam-muội, gọi là Tam-muội Phổ chiếu minh.
* Trang 241 *
Sao gọi là Tam-muội Kiên tịnh chư Tam-muội? Trú ở Tam-muội ấy, có thể làm kiên tịnh các tướng Tam-muội, gọi là Tam-muội Kiên tịnh chư Tam-muội.
Sao gọi là Tam-muội Vô cấu minh? Trú ở Tam-muội ấy, có thể trừ cấu nhiễm của các Tam-muội; cũng có thể chiếu hết thảy Tam-muội, gọi là Tam-muội Vô cấu minh.
Sao gọi là Tam-muội Hoan hỷ? Trú ở Tam-muội ấy có thể lãnh thọ cái mừng của các Tam-muội, gọi là Tam-muội Hoan hỷ.
Sao gọi là Tam-muội Điển quang? Trú ở Tam-muội ấy chiếu các Tam-muội như điện sáng, gọi là Tam-muội Điển quang.
Sao gọi là Tam-muội Vô tận? Trú ở Tam-muội ấy đối với các Tam-muội chẳng thấy cùng tận, gọi là Tam-muội Vô tận.
Sao gọi là Tam-muội Oai đức? Trú ở Tam-muội ấy đối các Tam-muội uy đức chiếu rõ, gọi là Tam-muội Oai đức.
Sao gọi là Tam-muội Ly tận? Trú ở Tam-muội ấy không thấy các Tam-muội cùng tận, gọi là Tam-muội Ly tận.
* Trang 242 *
Sao gọi là Tam-muội Bất động? Trú ở Tam-muội ấy, khiến các Tam-muội không động, không đùa bỡn, gọi là Tam-muội Bất động.
Sao gọi là Tam-muội Bất thối? Trú ở Tam-muội ấy, có thể không thấy các Tam-muội thối, gọi là Tam-muội Bất thối.
Sao gọi là Tam-muội Nhật đăng? Trú ở Tam-muội ấy phóng ánh sáng chiếu các môn Tam-muội; gọi là Tam-muội Nhật đăng.
Sao gọi là Tam-muội Nguyệt tịnh? Trú ở Tam-muội ấy có thể trừ bóng tối nơi các Tam-muội, gọi là Tam-muội Nguyệt tịnh.
Sao gọi là Tam-muội Tịnh minh? Trú ở Tam-muội ấy, được bốn trí vô ngại đối với các Tam-muội, gọi là Tam-muội Tịnh minh.
Sao gọi là Tam-muội Năng tác minh? Trú ở Tam-muội ấy, hay làm sáng các môn Tam-muội, gọi là Tam-muội Năng tác minh.
Sao gọi là Tam-muội Tác hành? Trú ở Tam-muội ấy hay khiến các Tam-muội mỗi mỗi có tác động, gọi là Tam-muội Tác hành.
Sao gọi là Tam-muội Tri tướng? Trú ở Tam-muội ấy thấy tướng biết của các Tam-muội, gọi là Tam-muội Tri tướng.
* Trang 243 *
Sao gọi là Tam-muội như Kim cang? Trú ở Tam-muội ấy hay xuyên suốt các pháp, cũng không thấy xuyên suốt, gọi là Tam-muội như Kim cang.
Sao gọi là Tam-muội Tâm trú? Trú ở Tam-muội ấy tâm không động, không chuyển không não, cũng không nghĩ có tâm ấy, gọi là Tam-muội Tâm trú.
Sao gọi là Tam-muội Phổ minh? Trú ở Tam-muội ấy khắp thấy ánh sáng các Tam-muội, gọi là Tam-muội Phổ minh.
Sao gọi là Tam-muội An lập? Trú ở Tam-muội ấy đối với các Tam-muội an lập chẳng động, gọi là Tam-muội An lập.
Sao gọi là Tam-muội Bảo tụ? Trú ở Tam-muội ấy khắp thấy các Tam-muội như thấy báu tích tụ, gọi là Tam-muội Bảo tụ.
Sao gọi là Tam-muội Diệu pháp ấn? Trú ở Tam-muội ấy hay ấn nhập các Tam-muội, vì vô ấn ấn nhập vậy, gọi là Tam-muội Diệu pháp ấn.
Sao gọi là Tam-muội Pháp đẳng? Trú ở Tam-muội ấy quán xem các pháp bình đẳng, không pháp gì không bình đẳng; gọi là Tam-muội Pháp đẳng.
Sao gọi là Tam-muội Đoạn hỷ? Trú ở Tam-muội ấy dứt sự mừng trong hết thảy pháp, gọi là Tam-muội Đoạn hỷ.
* Trang 244 *
Sao gọi là Tam-muội Đáo pháp đảnh? Trú ở Tam-muội ấy dứt các ám muội đối với pháp, cũng ở trên các Tam-muội, gọi là Tam-muội Đáo pháp đảnh.
Sao gọi là Tam-muội Năng tán? Trú ở Tam-muội ấy, hay phá tán các pháp, gọi là Tam-muội Năng tán.
Sao gọi là Tam-muội Phân biệt chư pháp cú? Trú ở Tam-muội ấy phân biệt các pháp cú của các Tam-muội, gọi là Tam-muội Phân biệt chư pháp cú.
Sao gọi là Tam-muội Tự đẳng tướng? Trú ở Tam-muội ấy, được các danh tự Tam-muội, gọi là Tam-muội Tự đẳng tướng.
Sao gọi là Tam-muội Ly tự? Trú ở Tam-muội ấy cho đến chẳng thấy một chữ trong các Tam-muội, gọi là Tam-muội Ly tự.
Sao gọi là Tam-muội Đoạn duyên? Trú ở Tam-muội ấy dứt các duyên Tam-muội, gọi là Tam-muội đoạn duyên.
Sao gọi là Tam-muội Bất hoại? Trú ở Tam-muội ấy chẳng được các pháp biến dị; gọi là Tam-muội Bất hoại.
Sao gọi là Tam-muội Vô chủng tướng? Trú ở Tam-muội ấy chẳng thấy chủng chủng pháp, gọi là Tam-muội Vô chủng tướng.
* Trang 245 *
Sao gọi là Tam-muội Vô xứ hành? Trú ở Tam-muội ấy không thấy nơi chỗ của Tam-muội, gọi là Tam-muội Vô xứ hành.
Sao gọi là Tam-muội Ly mông muội? Trú ở Tam-muội ấy lìa các tối tăm vi tế của Tam-muội, gọi là Tam-muội Ly mông muội.
Sao gọi là Tam-muội Vô khứ? Trú ở Tam-muội ấy không thấy tướng đi của hết thảy Tam-muội, gọi là Tam-muội Vô khứ.
Sao gọi là Tam-muội Bất biến dị? Trú ở Tam-muội ấy không thấy tướng biến dị của các Tam-muội, gọi là Tam-muội Bất biến dị.
Sao gọi là Tam-muội Độ duyên? Trú ở Tam-muội ấy độ khỏi cảnh giới duyên của hết thảy Tam-muội, gọi là Tam-muội Độ duyên.
Sao gọi là Tam-muội Tập chư công đức? Trú ở Tam-muội ấy nhóm các công đức Tam-muội, gọi là Tam-muội Tập chư công đức.
Sao gọi là Tam-muội Trú vô tâm? Trú ở Tam-muội ấy, tâm không nhập vào các Tam-muội, gọi là Tam-muội Trú vô tâm.
Sao gọi là Tam-muội Tịnh diệu hoa? Trú ở Tam-muội ấy khiến các Tam-muội được sáng sạch như hoa, gọi là Tam-muội Tịnh diệu hoa.
* Trang 246 *
Sao gọi là Tam-muội Giác ý? Trú ở Tam-muội ấy được bảy giác phần trong các Tam-muội, gọi là Tam-muội Giác ý.
Sao gọi là Tam-muội Vô lượng biện? Trú ở Tam-muội ấy được biện tài vô lượng đối với các pháp ; gọi là Tam-muội Vô lượng biện.
Sao gọi là Tam-muội Vô đẳng đẳng? Trú ở Tam-muội ấy được tướng vô đẳng đẳng trong các Tam-muội, gọi là Tam-muội Vô đẳng đẳng.
Sao gọi là Tam-muội Độ chư pháp? Trú ở Tam-muội ấy vượt khỏi hết thảy cõi Tam-muội, gọi là Tam-muội Độ chư pháp.
Sao gọi là Tam-muội phân biệt chư pháp? Trú ở Tam-muội ấy phân biệt thấy các Tam-muội và các pháp, gọi là Tam-muội phân biệt chư pháp.
Sao gọi là Tam-muội Tán nghi? Trú ở Tam-muội ấy được tán hoại việc nghi đối với các pháp, gọi là Tam-muội Tán nghi.
Sao gọi là Tam-muội Vô trú xứ? Trú ở Tam-muội ấy không thấy trú xứ các pháp, gọi là Tam-muội Vô trú xứ.
Sao gọi là Tam-muội Nhất trang nghiêm? Trú ở Tam-muội ấy trọn không thấy các pháp hai tướng, gọi là Tam-muội Nhất trang nghiêm.
* Trang 247 *
Sao gọi là Tam-muội Sinh hành? Trú ở Tam-muội ấy không thấy các hành sinh khởi, gọi là Tam-muội Sinh hành.
Sao gọi là Tam-muội Nhất hành? Trú ở Tam-muội ấy không thấy bờ này bờ kia của các Tam-muội, gọi là Tam-muội Nhất hành.
Sao gọi là Tam-muội Bất nhất hành? Trú ở Tam-muội ấy không thấy các Tam-muội một tướng, gọi là Tam-muội Bất nhất hành.
Sao gọi là Tam-muội Diệu hành? Trú ở Tam-muội ấy không thấy các Tam-muội hai tướng, gọi là Tam-muội Diệu hành.
Sao gọi là Tam-muội Đạt nhất thiết hữu để tán? Trú ở Tam-muội ấy nhập vào hết thảy hữu, hết thảy trí tuệ Tam-muội, thông đạt cũng không chỗ thông đạt, gọi là Tam-muội Đạt nhất thiết hữu để tán.
Sao gọi là Tam-muội Nhập danh ngữ? Trú ở Tam-muội ấy vào hết thảy danh tự ngữ ngôn các Tam-muội, gọi là Tam-muội Nhập danh ngữ.
Sao gọi là Tam-muội Ly âm thanh tự ngữ? Trú ở Tam-muội ấy không thấy các âm thanh danh tự ngữ ngôn Tam-muội, gọi là Tam-muội Ly âm thanh tự ngữ.
* Trang 248 *
Sao gọi là Tam-muội Nhiên cự? Trú ở Tam-muội ấy oai đức chiếu sáng như đuốc; gọi là Tam-muội Đốt đuốc.
Sao gọi là Tam-muội Tịnh tướng? Trú ở Tam-muội ấy sạch các tướng Tam-muội, gọi là Tam-muội Tịnh tướng.
Sao gọi là Tam-muội Phá tướng? Trú ở Tam-muội ấy không thấy các tướng Tam-muội, gọi là Tam-muội Phá tướng.
Sao gọi là Tam-muội Nhất thiết chủng diệu túc? Trú ở Tam-muội ấy hết thảy Tam-muội chủng đều đầy đủ, gọi là Tam-muội Nhất thiết chủng diệu túc.
Sao gọi là Tam-muội Bất hỷ khổ lạc? Trú ở Tam-muội ấy không thấy khổ vui của các Tam-muội, gọi là Tam-muội Bất hỷ khổ lạc.
Sao gọi là Tam-muội Vô tận tướng? Trú ở Tam-muội ấy không thấy tướng cùng tận của các Tam-muội, gọi là Tam-muội Vô tận tướng.
Sao gọi là Tam-muội Đa Đà-la-ni? Trú ở Tam-muội ấy hay giữ gìn các Tam-muội; gọi là Tam-muội Đa Đà-la-ni.
Sao gọi là Tam-muội Nhiếp chư tà chánh tướng? Trú ở Tam-muội ấy không thấy tướng tà
* Trang 249 *
chánh nơi các Tam-muội; gọi là Tam-muội Nhiếp chư tà chánh tướng.
Sao gọi là Tam-muội Diệt tăng ái? Trú ở Tam-muội ấy không thấy ghét thương các Tam-muội, gọi là Tam-muội Diệt tăng ái.
Sao gọi là Tam-muội Nghịch thuận? Trú ở Tam-muội ấy, không thấy các pháp các Tam-muội nghịch thuận, gọi là Tam-muội Nghịch thuận.
Sao gọi là Tam-muội Tịnh quang? Trú ở Tam-muội ấy không thấy các Tam-muội sáng, nhơ, gọi là Tam-muội Tịnh quang.
Sao gọi là Tam-muội Kiên cố? Trú ở Tam-muội ấy, chẳng đặng các Tam-muội không kiên cố, gọi là Tam-muội Kiên cố.
Sao gọi là Tam-muội Mãn nguyệt tịnh quang? Trú ở Tam-muội ấy, các Tam-muội tròn đầy như trăng rằm, gọi là Tam-muội Mãn nguyệt tịnh quang.
Sao gọi là Tam-muội Đại trang nghiêm? Trú ở Tam-muội ấy đại trang nghiêm thành tựu các Tam-muội, gọi là Tam-muội Đại trang nghiêm.
Sao gọi là Tam-muội Năng chiếu nhất thiết thế? Trú ở Tam-muội ấy, hay chiếu các pháp và các Tam-muội, gọi là Tam-muội Năng chiếu nhất thiết thế.
* Trang 250 *
Sao gọi là Tam-muội Đẳng Tam-muội? Trú ở Tam-muội ấy không thấy tướng định loạn đối với các Tam-muội; gọi là Tam-muội Đẳng Tam-muội.
Sao gọi là Tam-muội Nhiếp nhất thiết hữu tránh vô tránh? Trú ở Tam-muội ấy hay khiến các Tam-muội không phân biệt hữu tránh vô tránh, gọi là Tam-muội Nhiếp nhất thiết hữu tránh vô tránh.
Sao gọi là Tam-muội Bất lạc nhất thiết trú xứ? Trú ở Tam-muội ấy không thấy chỗ nương tựa của các Tam-muội, gọi là Tam-muội Bất lạc nhất thiết trú xứ.
Sao gọi là Tam-muội Như trú định? Trú ở Tam-muội ấy không vượt qua như tướng của các Tam-muội, gọi là Tam-muội Như trú định.
Sao gọi là Tam-muội Hoại thân suy? Trú ở Tam-muội ấy không thủ đắc thân tướng, gọi là Tam-muội hoại thân suy.
Sao gọi là Tam-muội Hoại ngữ như hư không? Trú ở Tam-muội ấy không thấy ngữ nghiệp của các Tam-muội như hư không, gọi là Tam-muội Hoại ngữ như hư không.
Sao gọi là Tam-muội Ly trước hư không bất nhiễm? Trú ở Tam-muội ấy thấy các pháp như hư không vô ngại, cũng không ô nhiễm, gọi là Tam-muội Ly trước hư không bất nhiễm.
* Trang 251 *
Tu-bồ-đề! Ấy gọi là Ma-ha Diễn của Bồ-tát ma-ha-tát.
LUẬN: Trên lấy mười tám không giải thích Bát-nhã ba-la-mật, nay lấy 108 Tam-muội giải thích Bát-nhã ba-la-mật. 108 Tam-muội, Phật tự nói nghĩa đó, lúc ấy người vì lợi căn nghe nói đều được tin hiểu. Nay thời không được như vậy, nên luận giả giải thích lại nghĩa ấy, khiến cho dễ hiểu.
Tam-muội Thủ Lăng-nghiêm Trung Hoa dịch là Kiện tướng, phân biệt. Biết hành tướng các Tam-muội nhiều ít sâu cạn, như đại tướng biết các binh lực nhiều ít.[1]
* Lại nữa Bồ-tát được Tam-muội ấy, các ma phiền não và người ma không làm hoại được; ví như bảo tướng chủ binh của Chuyển luân Thánh vương, những chỗ đi đến đều hàng phục.
Tam-muội Bảo ấn là hay ấn hợp các Tam-muội. Trong các thứ báu, pháp báu là thật báu, hay làm lợi ích đời này đời sau cho đến Niết-bàn. Như trong Kinh nói:[2] Phật bảo Tỳ-kheo! Ta sẽ vì ngươi thuyết pháp, pháp được nói là pháp ấn, pháp ấn tức là Bảo ấn, Bảo ấn tức là cửa giải thốt.
* Lại nữa, có người nói ba pháp ấn là Tam-muội Bảo ấn; hết thảy pháp vô ngã, hết thảy tác pháp (hành) vô thường, tịch diệt Niết-bàn. Ba pháp ấn ấy, hết thảy trời người không thể đúng như pháp phá hoại được. Vào Tam-muội ấy, có thể ba cách quán các pháp, ấy gọi là Bảo ấn.
[1] T. 54: Nhất thiết kinh âm nghĩa (一切經音義), quyển 26, tr. 480a1: Thủ lăng nghiêm tam muội, Tàu dịch là định dõng kiện, trong kinh này tự giải thích rằng: Thủ lăng nghiêm là đối với hết thảy mọi việc rốt ráo kiên cố; T. 15: Phật thuyết thủ lăng nghiêm tam muội kinh (佛說首楞嚴三昧經), quyển 1, tr. 631a19-21: Lúc bấy giờ Phật bảo Bồ-tát Kiên ý. Thủ lăng nghiêm tam muội, không phải Bồ-tát sơ địa, nhị địa, tam địa, tứ địa, ngũ địa, lục địa, thất địa, bát địa, cửu địa có thể đắc, chỉ có Bồ-tát trú ở thập địa, mới có thể đắc thủ lăng nghiêm tam muội này; quyển 2, tr. 643c25-29: Lúc bấy giờ Bồ-tát Danh Ý bạch Phật rằng, bạch đức Thế-tôn, con nghĩa là Bồ-tát-nhã có thể thông đạt thủ lăng gnhiêm tam muội, nên biết thông đạt hết thảy đạo hạnh, đối với Thanh-văn thừa, Bích-chi-phật thừa và Phật đại thừa, đều thông đạt. đức Phật dạy rằng, đúng như vậy! đúng như vậy! như lời ông nói, Bồ-tát-nhã có thể thông đạt thủ lăng nghiêm tam muội, thời có thể thông đạt hết thảy đạo hạnh; Xem Đại trí độ luận, quyển 30.
[2] T. 2: Phật thuyết pháp ấn kinh (佛說法印經), quyển 1, tr. 500b21-c27.
* Trang 252 *
* Lại nữa, Bát-nhã ba-la-mật là báu, Tam-muội tương ưng Bát-nhã gọi là ấn, ấy gọi là Bảo ấn.
Tam-muội sư tử du hý là Bồ-tát được Tam-muội ấy, thời ra vào hết thảy Tam-muội mau chậm đều được tự tại; thí như khi các con thú giỡn chơi, nếu thấy Sư tử thảy đều sợ hãi, còn khi Sư tử giỡn chơi thời tự tại không sợ gì hết.
* Lại nữa, khi Sư tử giỡn chơi đối với các con thú, con mạnh thì giết, con sợ nép thì tha. Bồ-tát cũng như vậy, được Tam-muội ấy đối với các ngoại đạo, hễ kẻ cương cường thì phá, kẻ tín phục thời độ cho.
* Lại nữa, Sư tử giỡn chơi là như trong phẩm đầu nói:[1] Bồ-tát vào Tam-muội ấy có thể làm quả đất chấn động sáu cách, làm cho hết thảy mười phương thế giới địa ngục nóng lạnh, kẻ mù được thấy, người điếc được nghe v.v...
Tam-muội Diệu nguyệt là như trăng tròn trong sạch không có các chướng che, có thể trừ đêm tối. Tam-muội này cũng như vậy. Bồ-tát vào Tam-muội ấy, hay trừ các tà kiến và vô minh che tối đối với các pháp.
Tam-muội Nguyệt tràng tướng là như vị tướng của đại quân lấy tràng báu làm tượng mặt trăng, hễ thấy tướng tràng ấy, người đều đi theo. Bồ-tát vào trong Tam-muội ấy, thông đạt các pháp không ngăn ngại, thảy đều đi theo.
Tam-muội Xuất chư pháp là Bồ-tát được Tam-muội ấy thời làm cho các Tam-muội tăng trưởng; thí như mưa đúng thời, rừng cây tươi tốt.
[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (Mahāprajñāpāramitā sūtra sūtra- 摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, Sơ phẩm (序品), tr. 217c5-8: Lúc bấy giờ, Thế-tôn ở tại tòa Sư tử, vào tam muội sư tử du hý, dùng lực thần thông làm cảm động ba ngàn đại thiên thế giới, sáu cách rung động: phương Đông vọt lên phương Tây lặn xuống, phương Tây vọt lên phương Đông lặn xuống, phương Nam vọt lên phương Bắc lặn xuống, phương bắc vọt lên phương Nam lặn xuống, bốn bên vọt lên chính giữa lặn xuống, chính giữa vọt lên bốn bên lặng xuống; Xem Đại trí độ luận, quyển 8, chương 13: phóng quang, tr. 116c9-23: Hỏi: Tam muội này vì sao gọi là Sư tử du hý? Đáp: Thí như Sư tử bắt Nai, vui giỡn tự tại. Phật cũng như vậy, khi vào tam muội này, có thể bằng nhiều cách xoay chuyển đại địa nầy, khiến sáu phen rung động. Lại nữa, Sư tử du hý cũng như ngày mà Sư tử vui chơi, thời các loài thú được an ổn. Phật cũng như vậy, khi nhập vào tam muội ấy, thời rung động ba ngàn đại thiên thế giới, làm cho chúng sanh trong ba đường ác một lúc đều được nghỉ ngơi an ổn. Lại nữa, Phật gọi là Nhân Sư tử. Sư tử du hý tam muội tức là Phật tam muội vậy. Khi nhập vào tam muội này, khiến đại địa này rung động sáu cách, chúng sanh trong tất cả đường ác địa ngục đều được giải thoát, được sanh lên trời, nên gọi là hý. Hỏi: Vì sao Phật nhập vào tam muội ấy? Đáp: Vì muốn rung động ba ngàn đại thiên thế giới, đưa chúng sanh ra khỏi ba đường ác, đặt vào trong hai đường thiện. Lại nữa, trên kia ba thứ biến hóa xuất từ thân Phật, người hoặc có tâm tin mà không sâu, nay rung động đại địa là muốn cho chúng sanh biết thần lực là vô lượng, có thể làm cho ngoại vật đều rung động, mà sanh tâm tịnh tín hoan hỷ, đều được lìa khổ giờ Phật bảo Bồ-tát Kiên ý. Thủ lăng nghiêm tam muội, không phải Bồ-tát sơ địa, nhị địa, tam địa, tứ địa, ngũ địa, lục địa, thất địa, bát địa, cửu địa có thể đắc, chỉ có Bồ-tát trú ở thập địa, mới có thể đắc thủ lăng nghiêm tam muội này; quyển 2, tr. 643c25-29: Lúc bấy giờ Bồ-tát Danh Ý bạch Phật rằng, bạch đức Thế-tôn, con nghĩa là Bồ-tát-nhã có thể thông đạt thủ lăng gnhiêm tam muội, nên biết thông đạt hết thảy đạo hạnh, đối với Thanh-văn thừa, Bích-chi-phật thừa và Phật đại thừa, đều thông đạt. đức Phật dạy rằng, đúng như vậy! đúng như vậy! như lời ông nói, Bồ-tát-nhã có thể thông đạt thủ lăng nghiêm tam muội, thời có thể thông đạt hết thảy đạo hạnh; Xem Đại trí độ luận, quyển 30.
[2] T. 2: Phật thuyết pháp ấn kinh (佛說法印經), quyển 1, tr. 500b21-c27. a
* Trang 253 *
Tam-muội Quán đảnh là vào Tam-muội ấy thời thấy khắp được các Tam-muội; như ở trên chóp núi, thấy hết mọi vật.
Tam-muội Tất pháp tánh là pháp tánh không lượng không hai, khó có thể nắm giữ, vào Tam-muội ấy, chắc chắn được định tướng ; thí như hư không, không thể cư trú, được lực thần túc, thời có thể ở được.
Tam-muội Tất tràng tướng là vào Tam-muội ấy thời rất tôn trưởng đối với các Tam-muội; thí như quân tướng được cờ phướng, tiêu biểu vị đại tướng.
Tam-muội Kim cang là thí như Kim-cang (Vajrasamādhi)[1] phá hoại hết mọi vật, Tam-muội này cũng như vậy, thông đạt hết các pháp, khiến các Tam-muội mỗi mỗi đắc dụng; như xa cừ, mã não, lưu ly, chỉ có Kim cang xoi được.
Tam-muội Nhập pháp ấn là như người đi vào nước an ổn, có ấn tín thì được vào, không có ấn tín không được vào, Bồ-tát được Tam-muội ấy có thể vào trong thật tướng các pháp, đó là các pháp rốt ráo không.
Tam-muội Vương an lập Tam-muội là ví như đại vương an trú chánh điện, triệu các bầy tôi, thảy đều vâng mệnh; Bồ-tát vào Tam-muội vương, phóng ánh sáng lớn, triệu thỉnh mười phương, thảy đều tu tập, lại sai hóa Phật khắp đến mười phương. An lập là thí như quốc vương an ổn ở chánh điện, thân tâm thản nhiên không chút sợ sệt.
[1] T. 26: Thập trụ tỳ-bà-sa luận (Daśabhūmivibhāsā śāstra- 十住毘婆沙論), quyển 10, tr. 73b27-c4: Tam muội Kim cang là tam muội kim cang chư Phật Thế-tôn, ấy là pháp bất cộng, không thể phá hoại, đối với hết thảy mọi nơi không có chướng ngại, được chánh biến tri, hoại hết thảy pháp chướng ngại, bình đẳng xuyên suốt, được các lực công đức lợi ích, trong các thiền định tối thượng, không thể hoại, nên gọi là tam muội kim cang. Như báu kim cang không vật gì có thể hoại, tam muội này cũng như vậy, không có pháp nào có thể hoại, ấy gọi là tam muôị kim cang; Quyển 11, tr. 79a3-7; Đại trí độ luận, quyển 62, 497c9-11: Bồ-tát trú tại tam muội kim cang, đoạn hết thảy phiền não, tập khí vi tế khiến không còn lưu lại, được vô ngại giải thoát, nói là nhất thiết chủng trí; Xem Đại trí độ luận, quyển 18, 21, 45, 84,86, 92, 97.
đạt. đức Phật dạy rằng, đúng như vậy! đúng như vậy! như lời ông nói, Bồ-tát-nhã có thể thông đạt thủ lăng nghiêm tam muội, thời có thể thông đạt hết thảy đạo hạnh; Xem Đại trí độ luận, quyển 30.
[2] T. 2: Phật thuyết pháp ấn kinh (佛說法印經), quyển 1, tr. 500b21-c27.
* Trang 254 *
Tam-muội Phóng quang là thường tu hỏa nhất thiết nhập (một trong phép tu quán mười pháp biến nhập vào khắp cả mọi vật, gọi là phép tu mười nhất thiết nhập hay mười biến xứ - ND) nên phát sinh lực thần thông, tùy ý phóng các ánh sáng màu sắc, theo chỗ ưa của chúng sinh, hoặc nóng hoặc lạnh, hoặc không nóng không lạnh.
Tam-muội năng chiếu là ánh sáng có hai thứ: 1. Ánh sáng màu sắc. 2. Ánh sáng trí tuệ. Trú trong Tam-muội ấy, chiếu các Tam-muội không có tà kiến vô minh v.v...
Tam-muội Lực tiến là trước đối với các pháp được năm thứ lực là tín v.v...vậy sau đối với các Tam-muội được lực tự tại. Lại tuy ở Tam-muội mà thường biến hóa thần thông, độ các chúng sinh.
Tam-muội Cao xuất là Bồ-tát vào Tam-muội ấy, phước đức trí tuệ có được thảy đều tăng trưởng, các tánh Tam-muội từ tâm mà ra.
Tam-muội Tất nhập biện tài là trong bốn vô ngại biện,[1] Tam-muội tương ưng với từ biện tài. Bồ-tát được Tam-muội ấy, biết hết ngữ ngôn thứ lớp của chúng sinh và kinh sách, danh tự v.v... đều phân biệt được vô ngại.
Tam-muội Thích danh tự là các pháp tuy không, mà dùng danh tự biện biệt nghĩa các pháp, khiến người được hiểu.
Tam-muội Quán phương là đối với mười phương chúng sinh, lấy tâm từ bi thương xót bình đẳng xem xét.
[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 24, Tứ nhiếp phẩm 78 (四攝品第七十八), tr. 395b13-15: Bốn trí vô ngại: Trí biết nghĩa vô ngại, trí biết pháp vô ngại, trí biết từ vô ngại, trí biết lạc thuyết vô ngại; Ð?i trí d? lu?n, (Mahaprajđaparamita sutra-sastra-????), quy?n 25, tr. 246a22-b13: B?n trí vơ ng?i: Trí biết nghĩa vô ngại, trí biết pháp vô ngại, trí biết từ vô ngại, trí biết lạc thuyết vô ngại. Trí biết nghĩa vô ngại: Dùng danh tự ngôn ngữ nói sự vật, mỗi mỗi các pháp tướng, … Trí biết pháp vô ngại: Biết tên gọi của nghĩa ấy, tướng cứng gọi là đất. Phân biệt hết thảy danh tự như vậy không vướng mắc; ấy gọi là trí pháp vô ngại, vì cớ sao? Vì lìa danh tự thì nghĩa không thể có được. Biết nghĩa phải do nơi danh, vì vậy tiếp theo “Nghĩa” là “Pháp.”… Trí biết từ vô ngại: Dùng ngôn ngữ để nói cái nghĩa tên gọi, các thứ trang nghiêm ngữ ngôn, tùy căn cơ thích hợp dùng ngữ ngôn khiến cho hiểu rõ … Trí biết vui nói vô ngại: Bồ-tát ở trong một chữ có thể nói hết thảy chữ, trong một lời có thể nói hết thảy lời, trong một pháp có thể nói hết thảy pháp. Trong ấy điều được nói ra đều là pháp, đều là thật, đều là chơn, đều tùy theo người khả độ mà có được lợi ích... ; Xem Đại trí độ luận, quyển 74, 85, 88; T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-大毘婆沙論), quyển 180, tr. 904a8-23; T. 29: Thuận chánh lý luận (順正理論), quyển 76, tr. 751a2-b8; T. 29: Hiển tông luận (顯宗論), quyển 37, tr. 959a15-c22; T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (阿毘達磨俱舍論), quyển 27, tr. 142a22-28:
Vô ngại giải có bốn loại là pháp, nghĩa, từ, biện
Duyên danh, nghĩa, ngôn thuyết, đạo;
Vô thối trí là tánh.
Pháp, từ chỉ là tục trí
Y chỉ năm, hai địa.
Nghĩa mười, sáu trí, biện chín trí
Đều y chỉ tất cả các địa.
Nếu đắc tức đủ bốn loại.
Các tính chất khác giống như vô tránh.
Luận: Vô ngại giải có bốn loại là pháp vô ngại giải (dharmapratisaṃvid), nghĩa vô ngại giải (arthapratisaṃvid), từ vô ngại giải (niruktipratisaṃvid), biện vô ngại giải (pratibhānapratisaṃvid). So với vô tránh, bốn vô ngại giải cũng chỉ thuộc về hàng bất động ở nhân thú; nhưng lại khác về sở duyên cảnh, sở y địa và thể tánh.
Ba vô ngại giải đầu tiên là Loại trí không bị thối chuyển (avivartya, asanga; vô thối) và, theo thứ tự này, duyên danh, nghĩa, ngôn.
Vô thối trí về “danh cú văn thân” (nāmapadavyañjanakāyas) được gọi là pháp vô ngại giải.
Vô thối trí về nghĩa được gọi là nghĩa vô ngại giải.
Vô thối trí về ngôn từ được gọi là từ vô ngại giải.
Vô ngại giải thứ tư là Loại trí về sự diễn tả chính xác và dễ hiểu, về sự quán triệt được đạo. Như vậy, biện vô ngại giải là vô thối trí liên quan đến khả năng diễn đạt một cách chính xác, lưu loát và sự chú tâm bền bỉ của một người đã làm chủ được định (samādhivaśisaṃprakhyāna).
Biện vô ngại giải có chánh ngữ (samyagvāc) và đạo làm cảnh sở duyên và bao gồm chín trí, tức loại trừ diệt trí. Nó sinh khởi ở hành giả có tất cả các địa làm sở y, từ Dục giới cho đến Hữu đảnh; bởi vì sở duyên của nó vừa là ngôn ngữ vừa là đạo.
Nghĩa vô ngại giải gồm mười hoặc sáu trí. Khi “nghĩa” (artha) được hiểu là “tất cả các pháp” thì nghĩa vô ngại giải bao gồm mười trí; nếu được hiểu là “Niết-bàn” thì bao gồm sáu trí là pháp trí, Loại trí, diệu trí, Tận trí, vô sinh trí và Thế tục trí. Nó sinh khởi ở khắp mọi nơi; có nghĩa là có thể nương vào bất kỳ loại địa nào.
Pháp vô ngại giải và từ vô ngại giải là Thế tục trí bởi vì chúng duyên văn thân (nāmakāyas), v.v. và ngôn ngữ.
Pháp vô ngại giải sinh khởi ở Dục giới và các tĩnh lự vì thế chỉ có năm địa. Các địa trên không có danh thân.
Từ vô ngại giải có sở y địa là Dục giới và sơ tĩnh lự vì ở các địa trên không có tầm (vitarka).
Theo Thi thiết túc luận (Prajñāptipādaśāstra), bốn vô ngại giải là (1) vô thối trí về danh, cú, văn; (2) vô thối trí về ý nghĩa được diễn đạt bởi danh, v.v.; (3) vô thối trí về sự diễn đạt (adhivacana) bao hàm các tính chất của sự vật, số lượng, giới tánh, thời gian, v.v.; (4) vô thối trí về tính chất lưu loát (asaktatā) của sự diễn đạt, hoặc của “cú văn” (padavyañjana). Như vậy, thứ tự của các vô ngại giải đã được chứng minh rõ ràng. Có luận sư khác cho rằng từ (nirukti) là sự giải thích các từ ngữ, chẳng hạn như “vì có biến ngại nên gọi là sắc” (rūpyate tasmād raypam), “vì phân biệt nên gọi là thức (vijānātītivijñānam), v.v.. Biện (pratibhāna) là lời đối đáp (?).
Theo truyền thuyết, gia hành (pūrvaprayoga, tiền gia hành) của bốn vô ngại giải là sự học tập về các tính toán (gaṇiti), về lời nói của đức phật (buddhavacana), về các âm thanh (śabdavidyā, thanh minh), về các nguyên nhân (hetuvidyā, nhân minh); bởi vì một người nếu không thành thạo về bốn loại này thì không thể sinh khởi bốn vô ngại giải.
Thật ra, chỉ cần học tập về lời nói của phật cũng đủ để thành tựu gia hành này. Nếu một người đắc được một vô ngại giải thì cũng đắc được tất cả các loại khác; nếu không đắc được tất cả các loại thì cũng không đắc được bất kỳ một vô ngại giải nào cả.
* Trang 255 *
* Lại nữa, phương là tuân theo đạo lý gọi là được phương. Vì lực Tam-muội ấy, đối với các Tam-muội được đạo lý, ra vào tự tại vô ngại.
Tam-muội Đà-la-ni ấn là được Tam-muội ấy, thời có thể phân biệt được các Tam-muội, đều có Đà-la-ni.
Tam-muội Vô cuống là có Tam-muội phát sinh ái, giận, vô minh, tà kiến v.v... Tam-muội này đối với các Tam-muội hồn tồn không có việc mê muội.
Tam-muội Nhiếp chư pháp hải là biết hết thảy dòng nước đều chảy về biển, pháp ba thừa đều vào trong Tam-muội này cũng như vậy. Lại các Tam-muội khác đều vào trong Tam-muội này, như bốn thiền, bốn định vô sắc thu nhiếp hết các giải thốt, định chín thứ lớp đều vào trong đó.
Tam-muội Biến phú hư không là hư không vô lượng vô biên, lực Tam-muội này hay trùm khắp hư không; hoặc ngồi kiết già phu, hoặc phóng ánh sáng, hoặc lấy âm thanh chứa đầy trong đó.
Tam-muội Kim cang luân là như bánh xe chơn Kim cang, chỗ ở vô ngại, được Tam-muội này, đối với các pháp đến được vô ngại.
* Lại nữa, có thể phân biệt phần vị ranh giới các Tam-muội, nên gọi là luân (bánh xe), luân là phần vị ranh giới.
Tam-muội Bảo đoạn là như có thứ báu có thể làm sạch các báu; Tam-muội này cũng như vậy, hay trừ các cấu
* Trang 256 *
cấu nhơ phiền não của Tam-muội. Cấu nhơ ngũ dục dễ trừ, các cấu nhơ Tam-muội khó trừ.
Tam-muội Năng chiếu là được Tam-muội này thời có thể lấy mười thứ trí tuệ[1] (Xem phẩm Mười một trí ở tập 2 - ND) chiếu rõ các pháp, thí như mặt trời mọc chiếu cõi Diêm-phù-đề, mọi sự đều rõ ràng.
Tam-muội Bất cầu là quán các pháp như huyễn hóa, tâm ái ba cõi dứt nên không mong cầu gì.
Tam-muội Vô trú là Tam-muội ấy gọi là Tam-muội vô tác, trú ở Tam-muội ấy quán các pháp niệm niệm vô thường, không có lúc ngưng trụ.
Tam-muội Vô tâm[2] tức là diệt tận định hoặc vô tưởng định, vì sao? Vì Phật tự nói nhân duyên: Vào trong Tam-muội ấy, các tâm tâm số pháp không hiện hành.
Tam-muội Tịnh đăng là đèn trí tuệ, các phiền não gọi là nhơ, lìa nhơ thời tuệ thanh tịnh.
Tam-muội Vô biên minh là vô lượng vô số; sáng có hai: 1. Vì độ chúng sinh nên thân phóng hào quang. 2. Phân biệt tướng chung tướng riêng các pháp nên trí tuệ sáng suốt. Được Tam-muội này hay chiếu vô biên thế giới ở mười phương và vô biên các pháp.
Tam-muội Năng tác minh là hay làm sáng nơi các pháp, như đốt đuốc trong chỗ tối.
Tam-muội Phổ chiếu minh là ngọc báu của Chuyển luân Thánh vương, chiếu một do tuần ngồi bốn phía
[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (Mahāprajñāpāramitā sūtra-sūtra- 摩訶般若波羅蜜經), quyển 5, tr. 254c19-255a4; Khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, tận trí, vô sanh trí, pháp trí, tỷ trí, thế trí, tha tâm trí, như thật trí; T. 9: Đại phương quảng phật hoa nghiêm kinh (Buddhāvataṃsaka-mahāvaipulya-sūtra-大方廣佛華嚴經), quyển 38, tr. 641c14-25; T. 29: A-tỳ-đạt-ma câu xá luận (阿毘達磨俱舍論), quyển 26, tr. 134c3: Như vậy, có tất cả mười trí: Pháp trí, Loại trí, Thế tục trí, tha tâm trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, Tận trí, và Vô sinh trí. (Hỏi) Các trí nhiếp thuộc lẫn nhau như thế nào? (Đáp) Thế tục trí (saṃvṛtijñāna) tạo thành một trí là hậu đắc trí và một phần của một trí khác (tức là phần hữu lậu của tha tâm trí).
Pháp trí tạo thành một trí và một phần của bảy trí, tức là phần thuộc Dục giới của khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, tha tâm trí, Tận trí và Vô sinh trí.
Loại trí cũng như vậy, chỉ thay thế “phần thuộc Dục giới” bằng “phần thuộc hai giới cao hơn”.
Khổ trí tạo thành một trí và một phần của bốn trí, tức là phần duyên khổ đế của pháp trí, Loại trí, Tận trí và Vô sinh trí.
Tập trí và diệt trí được giải thích giống như cách trên.
Đạo trí tạo thành một trí và một phần của năm trí là pháp trí, Loại trí, Tận trí, Vô sinh trí và tha tâm trí.
Tha tâm trí tạo thành một trí và một phần của bốn trí là pháp trí, Loại trí, đạo trí và Thế tục trí.
Tận trí tạo thành một trí và một phần của sáu trí là pháp trí, Loại trí, khổ trí, tập trí, diệt trí và đạo trí.
Vô sinh trí cũng giống như vậy.
(7); Xem Đại trí độ luận, quyển 23.
[2] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra- 阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 152, tr. 774a22-24: Thế nào là diệt tận định? Nghĩa là đã lìa nhiễm Vô sở hữu xứ, trước dừng tưởng, tác ý, tâm tâm sở diệt, ấy gọi là Diệt tận định.
* Trang 257 *
quân binh. Bồ-tát được Tam-muội ấy chiếu khắp mỗi mỗi môn các pháp.
Tam-muội Kiên tịnh chư Tam-muội là Bồ-tát được lực Tam-muội ấy nên làm cho các Tam-muội thanh tịnh cứng chắc.
Tam-muội Vô cấu minh là Tam-muội tương ưng với ba môn giải thốt; được Tam-muội ấy lìa hết thảy cấu nhơ Tam-muội, lìa hết thảy vô minh, tham ái v.v... cũng hay chiếu hết thảy các Tam-muội.
Tam-muội Hoan hỷ là được Tam-muội ấy thời đối với pháp sinh vui hoan hỷ. Thế nào là hoan hỷ? Có người nói: Đó là Sơ thiền. Như Phật dạy có bốn tu định:[1] 1. Tu Tam-muội ấy được vui hiện tại hoan hỷ. 2. Tu định được biết thấy, thấy chúng sinh sinh tử. 3. Tu định được trí tuệ phân biệt. 4. Tu định được sạch hết lậu hoặc.
* Lại nữa, được Tam-muội ấy thời phát sinh vô lượng vô biên pháp lạc hoan hỷ.
Tam-muội Điển quang là như chớp sáng tạm hiện ra, người đi thấy đường; được Tam-muội ấy, bị mất đạo từ vô thỉ đời đến nay trở lại được.
Tam-muội Vô tận là được Tam-muội ấy thời dứt các tướng vô thường của các pháp, tức vào bất sinh bất diệt.
Tam-muội Oai đức là Bồ-tát được Tam-muội ấy thời oai đức trang nghiêm.
[1] T. 26: A-tỳ-đạt-ma tập di môn túc luận (Abhidharma-saṃgīti-paryāya-pāda- 阿毘達磨集異門足論), quyển 7, tr. 395c8-28: Bốn tu định: Tu định, hoặc tập, hoặc tu, hoặc đa sở tác được vui hiện pháp trú. (2) Tu định, hoặc tập, hoặc tu, hoặc đa sở tác được tri kiến thù thắng. (3) Tu định, hoặc tập, hoặc tu, hoặc đa sở tác được trí tuệ phân biệt thù thắng. (4) Tu định, hoặc tập, hoặc tu, hoặc đa sở tác được sạch hết các lậu; T. 26: A-tỳ-đạt-ma phẩm loại túc luận (Abhidharma-prakaraṇapāda-śāstra-阿毘達磨品類足論), quyển 14, tr. 750c21-25; T. 28: Xá-lợi-phất a-tỳ- đàm luận (Śāriputrābhidharma-śāstra-舍利弗阿毘曇論), quyển 16, T. 32: Thành thật luận (Satyasiddhi-śāstra-成實論), quyển 12, Tứ tu định phẩm (四修定品), tr. 335c20-336b5; T. 26: A-tỳ-đạt-ma pháp uẩn túc luận (Abhidharma-dharma-skandha-pāda-阿毘達磨法蘊足論), quyển 7.
* Trang 258 *
15 thì sáng suốt thanh tịnh. Bồ-tát cũng như vậy, được Tam-muội ấy từ khi phát tâm đời đời dần tăng trưởng thiện căn cho đến được Vô sinh pháp nhẫn, được thọ ký, trí tuệ thanh tịnh, lợi ích chúng sinh. Lại hay phá vô minh trong các Tam-muội.
Tam-muội Tịnh minh là sáng gọi là tuệ, cấu làm ngại. Được Tam-muội ấy đối với các pháp không chướng ngại, vì vậy nên nơi đây Phật dạy: Trú trong Tam-muội ấy được bốn trí vô ngại.
Hỏi: Sao Phật chỉ riêng ở trong đây đối với Tam-muội nói bốn trí vô ngại?
Đáp : Ở trong Tam-muội không có tâm giác quán, có thể vui nói (lạc thuyết vô ngại), trái với định việc ấy là khó, vì được lực Tam-muội ấy nên được bốn trí vô ngại, nghĩa bốn trí vô ngại như trước nói.[1]
Tam-muội Năng tác minh là sáng tức là trí tuệ, trong các trí tuệ, trí tuệ Bát-nhã là tối đệ nhất. Tam-muội tương ưng với Bát-nhã ấy hay làm sáng.
Tam-muội Tác hành là được lực Tam-muội ấy hay phát khởi trước tiên là được các Tam-muội.
Tam-muội Tri tướng là được Tam-muội ấy thời thấy có tướng trí tuệ thật trong hết thảy Tam-muội.
Tam-muội Như Kim cang là được Tam-muội ấy thời lấy trí tuệ thông đạt hết thảy pháp, cũng chẳng thấy thông đạt; vì dùng vô sở đắc vậy.
Hỏi: Ba thứ Tam-muội, sao đều nói là tên Kim cang?
[1]Xem Đại trí độ luận, quyển 25, giải thích bốn trí vô ngại.
* Trang 260 *
Đáp: Đầu nói Kim cang, giữa nói bánh xe Kim cang, sau nói như Kim cang. Tam-muội như Kim cang Phật dạy xuyên suốt hết thảy pháp, cũng không thấy Tam-muội Kim cang ấy thông suốt các Tam-muội.
Tam-muội Kim cang luân là được Tam-muội ấy hay giữ gìn các bánh xe Tam-muội, đó đều là nghĩa của Phật dạy. Luận giả nói: Tam-muội như Kim cang là có thể phá hết thảy các phiền não kiết sử, không còn dư sót, thí như trời Đế-thích tay cầm Kim cang phá quân A-tu-la, tức là tâm cuối cùng của học nhân. Từ tâm ấy thứ lớp được ba thứ Bồ-đề, là Thanh văn Bồ-đề, Bích-chi Phật Bồ-đề, Phật Vô thượng Bồ-đề. Tam-muội Kim cang là có thể phá hết thảy pháp vào Vô dư Niết-bàn, không còn thọ thân sau, ví như chơn Kim cang có thể phá các núi làm cho diệt sạch không còn. Bánh xe Kim cang là Tam-muội này hay phá hết thảy pháp, không ngăn ngại, ví như bánh xe Kim cang lúc chuyển đi không gì không phá, không bị chướng ngại.
* Lại nữa, đầu là Kim cang, hai là bánh xe Kim cang, ba là như Kim cang. Danh tự khác nhau, Phật dạy nghĩa nó cũng khác nhau. Luận giả giải thích nhân duyên nó cũng khác, nên không nên cật nạn.
Tam-muội Tâm trú là tâm tướng nhẹ nhanh, đi xa, vô hình, khó chế khó giữ, thường lay động như con khỉ; lại như điển chớp, cũng như lưỡi rắn. Được Tam-muội này có thể thu nhiếp làm cho trú lại, cho đến trước dục lạc cõi trời, tâm cũng không động chuyển, huống gì dục lạc cõi người.
* Trang 261 *
Tam-muội Phổ minh là được Tam-muội ấy thời nơi hết thảy pháp thấy tướng quang minh, không có tưởng tối ám, như thấy ban ngày; thấy ban đêm cũng vậy; thấy trước thấy sau, thấy trên, thấy dưới cũng như vậy. Trong tâm vô ngại, do tu Tam-muội ấy nên được thiên nhãn thông, khắp thấy ánh sáng, rõ ràng vô ngại. Khéo tu thần thông ấy nên được thành tuệ nhãn, chiếu khắp các pháp, thấy rõ không ngại.
Tam-muội An lập là được Tam-muội ấy thời an lập bền chắc trong hết thảy công đức thiện pháp. Như núi Tu-di ở giữa biển lớn, an lập bất động.
Tam-muội Bảo tụ là được Tam-muội ấy, thời quốc độ có được đều thành bảy báu.
Hỏi: Điều đó mắt thịt thấy, hay thiền định thấy?
Đáp: Mắt trời, mắt thịt đều có thể thấy, vì sao? Vì sáu trần bên ngồi bất định, hành giả thường tu tập thiền định nên có thể chuyển đổi bổn tướng nó.
Tam-muội Diệu pháp ấn là diệu pháp là công đức và trí tuệ thâm diệu của chư Phật Bồ-tát. Được Tam-muội ấy là được các công đức và trí tuệ thâm diệu.
Tam-muội Pháp đẳng[1] là đẳng có hai: 1. Chúng sinh bình đẳng, 2. Pháp bình đẳng. Tam-muội tương ưng với pháp đẳng, gọi là pháp đẳng.
Tam-muội Đoạn hỷ là được Tam-muội ấy thời quán các pháp vô thường, khổ, không, vô ngã, bất tịnh v.v... tâm sinh nhàm lìa. Trong mười tưởng (Xem chương 34 tập II),
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 5, 40.
* Trang 262 *
), Tam-muội này tương ưng với tưởng hết thảy thế gian không thể vui.[1]
Tam-muội Đáo pháp đảnh là pháp là pháp Bồ-tát, nghĩa là sáu Ba-la-mật. Đến trong Bát-nhã ba-la-mật, được lực phương tiện, đến đỉnh núi pháp. Được Tam-muội ấy có thể trú ở đỉnh núi pháp ấy, các vô minh phiền não không thể làm lay động.
Tam-muội Năng tán là được Tam-muội ấy thời có thể phá tán các pháp, đây là Tam-muội tương ưng với tán không[2] (xem chương 18 Không).
Tam-muội Phân biệt chư pháp cú là được Tam-muội ấy thời có thể phân biệt ngữ ngôn tự cú của hết thảy pháp, vì chúng sinh thuyết ngôn từ không trệ ngại. Đây là Tam-muội tương ưng với trí lạc thuyết vô ngại.[3]
Tam-muội Tự đẳng tướng là được Tam-muội ấy thời quán các chữ, các ngữ đều bình đẳng, trách mắng hay tán thán, không có ghét thương.
Tam-muội Ly tự là được Tam-muội ấy thời không thấy chữ ở trong nghĩa, cũng không thấy nghĩa ấy ở trong chữ.
Tam-muội Đoạn duyên là được Tam-muội ấy, thời hoặc trong hoặc ngồi, đối với vui không sinh mừng, đối với khổ không sinh giận, đối với không khổ không vui không sinh tâm không biết mà xả. Đối với ba thọ ấy xa lìa không
[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (Mahāprajñāpāramitā sūtra-sūtra- 摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 219a11-13: Mười tưởng là tưởng vô thường, tưởng khổ, tưởng vô ngã, tưởng ăn đồ bất tịnh, tưởng tất cả thế gian không thể vui, tưởng chết, tưởng bất tịnh, tưởng đoạn, tưởng lìa dục, tưởng tận; T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra- 阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 166, tr. 836c22; Xem Đại trí độ luận, quyển 23, chương 34: 10 tưởng.
[2] Xem Đại trí độ luận, quyển 31, chương 43: 18 không; T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 10, kinh số 262, tr. 67a2-4; Đại trí độ luận, quyển 31, tr. 291c21-292c-28: Tán không (anavakāra-śūnyatā): Tán là tướng lìa biệt, như các pháp hòa hợp nên có, như xe do thùng, gọng, tăm, vành, hợp lại thành, nếu lìa rồi mỗi cái mỗi nơi, thời mất tên xe; do năm uẩn hòa hợp nên gọi là người, nếu năm uẩn lìa biệt, thời người chẳng có được… Lại nữa, vì các pháp tập hợp, có tên gọi riêng; người phàm phu chạy theo tên gọi, sanh tâm điên đảo nhiễm trước. Phật thuyết pháp dạy quán sự thật của nó. chớ chạy theo tên gọi, có và không đều không; như kinh Ca-chiên-diên nói: quán Tập đế thời không vô kiến, quán Diệt đế thời không hữu kiến; các nhân duyên như vậy, ấy gọi là tán không.
[3] Xem Đại trí độ luận, quyển 25.
* Trang 263 *
vướng mắc, thời tâm qui về tịch diệt, tâm nếu diệt thì duyên cũng diệt.
Tam-muội Bất hoại là Tam-muội tương ưng với duyên pháp tánh rốt ráo không, hý luận không phá được, vô thường không chuyển được, vì trước đã hoại rồi.
Tam-muội Vô chủng tướng[1] là được Tam-muội ấy thời không thấy các pháp có mỗi mỗi tướng, chỉ thấy một tướng, đó là vô tướng (không có tướng).
Tam-muội Vô xứ hành là được Tam-muội ấy thời biết lửa ba độc đốt ba cõi nên tâm không nương dựa, còn Niết-bàn rốt ráo không nên cũng không nương dựa.
Tam-muội Ly mông muội là được Tam-muội ấy, ở trong các Tam-muội thứ vô minh vi tế che ngăn đều trừ hết.
Tam-muội Vô khứ là được Tam-muội ấy thời không thấy tướng đi lại của hết thảy pháp.
Tam-muội Bất biến dị là được Tam-muội ấy thời quán hết thảy pháp, nhân không biến làm quả, như sữa không biến thành lạc, vì các pháp đều ở trong tự tướng, bất động.
Tam-muội Độ duyên là được Tam-muội ấy thời các phiền não nơi sáu trần dứt hết, vượt qua biển lớn sáu trần, cũng có thể vượt qua hết thảy duyên Tam-muội, phát sinh trí tuệ.
Tam-muội Tập chư công đức là được Tam-muội ấy thời nhóm các công đức, từ lòng tin đến trí tuệ, đầu đêm cuối
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra-大般若波羅蜜多經), quyển 414, tr. 76a24-26; T. 8: Phóng quang bát nhã kinh (放光般若經), quyển 4, tr. 24a28-29.
* Trang 264 *
đêm tu tập không ngừng, như mặt trời mặt trăng vận chuyển, chưa bao giờ ngưng nghỉ.
Tam-muội Trú vô tâm là vào trong Tam-muội ấy, thời không theo tâm, chỉ theo trí tuệ, đến trú trong thật tướng các pháp.
Tam-muội Tịnh diệu hoa là hoa trên cây rộ nở, làm cho cây nghiêm sức, được Tam-muội ấy, trong các Tam-muội mở ra các công đức để trang nghiêm.
Tam-muội Giác ý[1] là được Tam-muội ấy thời khiến các Tam-muội biến thành vô lậu, tương ưng với bảy giác chi, ví như một cân nhựa đá có thể biến ngàn cân đồng thành vàng.
Tam-muội Vô lượng biện[2] tức là lạc thuyết vô ngại biện, được lực Tam-muội ấy cho đến chỉ vui nói một câu trải vô lượng kiếp mà không cùng tận.
Tam-muội Vô đẳng đẳng là được Tam-muội ấy xem hết thảy chúng sinh đều như Phật, xem hết thảy pháp đều đồng Phật pháp, vô đẳng đẳng, đó là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.
Tam-muội Độ chư pháp là vào ba cửa giải thốt, ra khỏi ba cõi, độ chúng sinh ba thừa.
Tam-muội Phân biệt chư pháp tức là Tam-muội tương ưng với phân biệt tuệ. Được Tam-muội ấy thời phân biệt các pháp tướng thiện bất thiện, hữu lậu vô lậu, hữu vi vô vi.
[1] T. 7: Đại bát-nhã ba-la-mật-đa kinh (Mahā-prajñā-pāramitā-sūtra- 大般若波羅蜜多經), quyển 414, tr. 76b18-20: Thế nào gọi là tam-ma-địa Cụ giác chi? Nghĩa là khi trú ở tam-ma-địa này, khiến hết thảy tu định thất giác chi mau được viên mãn, ấy gọi là tam-ma-địa cụ giác chi; T. 46: Thích Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh giác ý tam muội (釋摩訶般若波羅蜜經覺意三昧), quyển 1, tr. 621b27-c3.
[2] T. 8: Quang tán kinh (光讚經), quyển 6, tr. 192a26-27: Thế nào tam-muội vô lượng biện? khi trú ở định ý này, mau được vô lượng biện tài, phân biệt tùy hành, ấy gọi là tam muội vô lượng biện.
* Trang 265 *
Tam-muội Tán nghi là có người nói: Tức là Tam-muội vô tướng trong Kiến đế đạo, vì Tam-muội tương ưng với Trí kiến đế dứt nghi kiết. Có người nói: Đây là Tam-muội tương ưng với Vô sinh pháp nhẫn. Bấy giờ lưới nghi đối với hết thảy pháp đều dứt, thấy mười phương chư Phật, được thật tướng các pháp. Có người nói: Đây là Tam-muội tương ưng với vô ngại giải thốt, chư Phật được Tam-muội ấy đã đối với các pháp đều vô ngại, không gần không xa, như xem bàn tay.
Tam-muội Vô trú xứ tức là Tam-muội tương ưng với trí tuệ không lãnh thọ, được Tam-muội ấy không thấy hết thảy pháp có trú xứ nhất định.
Tam muội Nhất trang nghiêm là được Tam muội ấy thời xem hết thảy pháp đều một, hoặc hết thảy pháp có tướng nên một, hoặc hết thảy pháp không có tướng nên một, hoặc hết thảy pháp không nên một, như vậy vô lượng đều một. Vì trí tuệ nhất tướng trang nghiêm tam muội ấy, nên nói là nhất trang nghiêm.
Tam muội Sinh hành là hành gọi là quán, được tam muội ấy, thời hay quán các hành tướng, tướng vào, tướng trú, tướng ra. Lại hành ấy đều không, cũng không thể thấy.
Tam muội Nhất hành (ekavyūha-samādhi)[1] là được Tam-muội ấy thời thường nhất hành, trong tam muội tương ưng với rốt ráo không, không còn các hành thứ lớp khác. Như trong vô thường hành, theo đấy có khổ hành, trong khổ hành thứ đến có vô ngã hành. Lại Bồ Tát đối với tam muội ấy không thấy
[1] T. 8: Văn thù sư lợi sở thuyết Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (文殊師利所說摩訶般若波羅蜜經), quyển 2, tr. 731a25-b5: Văn-thù-sư-lợi hỏi Thế-tôn, thế nào là tam muội nhất hành? Đức Phật đáp: pháp giới nhất tướng, duyên hệ pháp giới gọi là tam muội nhất hành. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn muốn vào tam muội nhất hành, trước nên nghe Bát-nhã ba-la-mật như thuyết tu học, sau mới có thể vào tam muội nhất hành; như duyên pháp giới không thối không hoại, bất tư nghì, vô ngại, vô tướng. Thiện nam tử, thiện nữ nhơn muốn vào tam muội nhất hành, nên ở chỗ vắng lặng bỏ các loạn ý, không chấp thủ tướng mạo, nhất tâm chuyên chú niệm danh hiệu Phật, quán tưởng thân Phật đoan chánh, có thể đối trước một vị phật niệm niệm tương tục, ngay tức khắc trong mỗi niệm thấy được chư phật quá khứ, vị lai, hiện tại.
* Trang 266 *
thấy bờ này, không thấy bờ kia. Tướng vào các tam muội là bờ này, tướng ra là bờ kia; tướng mới được là bờ này, tướng diệt là bờ kia.
Tam muội Bất nhất hành là trái với một hành ở trên, đó là các hành tướng quán khác.
Tam muội Diệu hành tức là Tam muội tương ưng với rốt ráo không (một trong 18 không), cho đến không thấy không hai tướng, hết thảy trí luận không thể phá.
Tam muội Đạt nhất thiết hữu để tán là, hữu là ba cõi, để là phi hữu-tưởng phi vô tưởng, vì khó đến nên gọi là để; đạt là lấy trí tuệ vô lậu xa lìa cho đến phi hữu tưởng phi vô tưởng mà vào Vô dư Niết-bàn, ba cõi, năm uẩn đều tán diệt.
* Lại nữa, Bồ-tát được trí tuệ bất sinh bất diệt ấy thời hết thảy các cõi được thông đạt và tán diệt, đều không có gì.
Tam-muội Nhập danh ngữ là được Tam-muội ấy thời biết hết thảy danh tự của hết thảy chúng sinh, hết thảy vật, hết thảy pháp, cũng lấy danh tự ấy nói giáo hóa người, hết thảy danh tự đều hiểu rõ hết, đều có thứ lớp.
Tam muội Ly âm thanh tự ngữ là được Tam-muội ấy thời quán hết thảy các pháp đều không có âm thanh ngôn ngữ, tướng thường tịch diệt.
Tam-muội Nhiên cự là như cầm đuốc đi đêm, không rơi chỗ hiểm, Bồ-tát được Tam-muội ấy, dùng đuốc trí tuệ không lầm không dính đối với các pháp.
* Trang 267 *
Tam-muội Tịnh tướng là được Tam-muội ấy thời có thể thanh tịnh đầy đủ, trang nghiêm 32 tướng, lại có thể đúng như pháp quán tướng chung tướng riêng các pháp, cũng có thể quán các pháp thanh tịnh vô tướng, tức là không, vô tướng, vô tác, như trong phẩm Tướng nói rộng.[1]
Tam-muội Phá tướng là được Tam-muội ấy thời không thấy tướng hết thảy pháp huống gì tướng các Tam-muội, đây tức là vô tướng Tam-muội.
Tam-muội Nhất thiết hữu diệu tức là được Tam-muội ấy thời lấy các công đức trang nghiêm đầy đủ, dòng họ tốt, gia đình tốt, thân tốt, quyến thuộc tốt; thiền định, trí tuệ đều đầy đủ, thanh tịnh.
Tam-muội Bất hỷ khổ lạc là được Tam-muội ấy thời xem cái vui thế gian nhiều lỗi nhiều lo, hư vọng điên đảo, không thể ưa vui, xem cái khổ thế gian như bịnh như mũi tên vào thân, tâm không mừng vui, vì hết thảy pháp hư dối, chẳng cầu cái vui đó, vì sao? Vì lúc khác biến đổi là khổ; vui còn chẳng mừng huống gì đối với khổ.
Tam-muội Vô tận tướng là được Tam-muội ấy thời xem hết thảy pháp không hoại không tận.
Hỏi: Nếu như vậy, sao không rơi vào chấp bên thường?
Đáp: Cũng như Bồ-tát tuy quán vô thường cũng không rơi vào chấp đoạn, hoặc quán chẳng cùng tận không rơi trong chấp thường. Hai tướng ấy, đều không thể có được nơi các
[1] Như pháp quán chư tướng chung tướng riêng các pháp. Quán các pháp thanh tịnh vô tướng: T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (Mahāprajñāpāramitā sūtra sūtra-摩訶般若波羅蜜經), quyển 3, phẩm hành tướng thứ 10 (相行品第十), tr. 237b11-28; T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 3, phẩm Không hành thứ 12 (空行品第十二), tr. 16a11-20; T. 8: Quang tán kinh (光讚經), quyển 4, phẩm Hành thứ 9 (行品第九), tr. 171c12-172a12; T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (Mahāprajñāpāramitā sūtra-摩訶般若波羅蜜經), quyển 14, phẩm vấn tướng thứ 49 (問相品第四十九), tr. 325b17-28; T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 11, phẩm vấn tướng thứ 50 (問相品第五十), tr. 77b14-21; Xem Đại trí độ luận, quyển 31.
* Trang 268 *
pháp. Có nhân duyên nên tu hành, nghĩa là vì tội phước chẳng mất nên nói thường, vì lìa chấp trước nên nói vô thường.
Tam-muội Đa Đà-la-ni[1] là được lực Tam-muội ấy, thời các Đà-la-ni như Văn trì Đà-la-ni v.v... đều tự nhiên được.
Tam-muội Nhiếp chư tà chánh tướng là được Tam-muội ấy thời chẳng thấy ba nhóm chúng sinh là nhóm chánh định, nhóm tà định và nhóm bất định, nhất tâm nhiếp lấy hết không bỏ nhóm nào. Lại nơi các pháp không thấy tướng chánh nhất định, tướng tà nhất định, vì các pháp không có tướng nhất định.
Tam-muội Diệt tăng ái là được Tam-muội ấy thời đối với pháp khả hỷ không sinh yêu, đối pháp khả ố không sinh giận.
Tam-muội Nghịch thuận là được Tam-muội ấy thời đối các pháp nghịch thuận tự tại. Có thể phá chúng sinh tà nghịch, có thể thuận theo chúng sinh đáng được hóa độ. Lại lìa chấp trước nên phá hết thảy pháp, vì căn lành tăng trưởng nên thành hết thảy pháp, cũng chẳng thấy các pháp nghịch thuận, việc ấy cũng không thấy, vì không có vậy.
Tam-muội Tịnh quang là được Tam-muội ấy thời các cấu nhơ phiền não đối với các pháp không thể có được, vì không thể có được vậy, nên các Tam-muội đều thanh tịnh.
Tam-muội Kiên cố[2] là có người nói tức là Kim cang Tam-muội, vì kiên cố không hoại. Có người nói: Kim cang
[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 5.
[2] Đại trí độ luận, quyển 97, tr. 737, b13-15: Tam muội tùy nhất thiết kiên cố là: thật tướng các pháp gọi là kiên cố, được tam muội này tùy thật tướng các pháp không tùy các pháp khác.
* Trang 269 *
không phải, vì Kim cang cũng dễ phá. Đây là Tam-muội tương ưng với trí biết thật tướng các pháp, không thể phá hoại như hư không, vì vậy nên gọi là kiên cố.
Tam-muội Mãn nguyệt tịnh quang là được Tam-muội ấy thời lời nói thanh tịnh, không sai lầm, như mùa thu hư không trong sáng sạch, trăng tròn sáng chói mát mẻ đáng ưa, không chi đáng ghét. Bồ-tát cũng như vậy, tu các công đức như trăng tròn phá tối vô minh nên tịnh trí sáng suốt đầy đủ; dứt lửa ưa, giận v.v... nên công đức mát mẻ đầy đủ; làm lợi ích cho chúng sinh nên đáng ưa.
Tam-muội Đại trang nghiêm[1] là thấy mười phương thế giới số như hằng hà sa, lấy hoa hương bảy báu trang nghiêm, Phật ở trong đó trang nghiêm thanh tịnh như vậy, được Tam-muội ấy nên cùng một lúc trang nghiêm các công đức. Lại xem sự trang nghiêm đó rỗng không không có gì, tâm không dính mắc.
Tam-muội Năng chiếu nhất thiết thế[2] là được Tam-muội ấy nên có thể chiếu soi ba thứ thế gian là chúng sinh thế gian, trú xứ thế gian (khí thế gian) và ngũ uẩn thế gian.
Tam-muội Đẳng Tam-muội là được Tam-muội ấy, quán các Tam-muội đều nhất đẳng, nghĩa là nhiếp tâm tướng. Tam-muội ấy đều từ nhân duyên sinh, pháp hữu vi tạo tác, không có cạn sâu, được Tam-muội ấy thảy đều bình đẳng, ấy gọi là đẳng, cùng các pháp khác cũng bình đẳng không khác.
[1] T. 11: Đại bảo tích kinh (Ratnakūṭa-sūtra-大寶積經), quyển 90, Ưu bà ly hội 24 (優波離會第二十四), tr. 516b12-13.
[2] Đại trí độ luận, quyển 70, Tr. 546b29-c2: Thế gian có ba: ngũ chúng thế gian, chúng sanh thế gian và quốc độ thế gian.
* Trang 270 *
. Vì vậy nên theo nghĩa nói trong hết thảy pháp, tướng định, tướng loạn không thể có được.
Tam-muội Nhiếp nhất thiết hữu tránh vô tránh là được Tam-muội ấy thời không thấy pháp ấy có tướng như vậy, pháp ấy không có tướng như vậy, không phân biệt các pháp hữu tránh vô tránh, đối với hết thảy pháp thông đạt vô ngại, đối với hết thảy chúng sinh cũng không tranh luận tốt xấu, chỉ theo tâm hành của chúng sinh mà độ thốt. Được Tam-muội ấy nên đối với các Tam-muội tùy thuận không nghịch.
Tam-muội Bất lạc nhất thiết trú xứ là được Tam-muội ấy thời không ưa ở thế gian, không ưa ở phi thế gian,[1] vì thế gian vô thường nên không ưa, trong phi thế gian thời không có hết thảy pháp, là chỗ đáng sợ không nên sinh ưa vui.
Tam-muội Như trú định là được Tam-muội ấy thời biết tướng như thật của hết thảy pháp, không thấy có pháp gì quá hơn tướng như như ấy. Nghĩa như như, như trước đã nói.[2]
Tam-muội Hoại thân suy là máu thịt xương gân v.v... hòa hợp gọi là thân, thân ấy nhiều hoạn nạn, thường đấu tranh với đói, lạnh, nóng; ấy gọi là thân suy. Được Tam-muội ấy nên dùng lực trí tuệ phá hoại từng phần tướng thân suy, cho đến không thấy tướng không thể có được.
Tam-muội Hoại ngữ như hư không là, ngữ gọi là gió phát ra bên trong, chạm vào bảy chỗ nên có tiếng, nương
[1] T. 10: Đại phương quảng phật hoa nghiêm kinh (Buddhāvataṃsaka-mahāvaipulya-sūtra- 大方廣佛華嚴經), quyển 19, tr. 101c4-7: Thế nào là thế gian và phi thế gian? Thế gian, phi thế gian chỉ là tên sai biệt; ba đời, năm pháp uẩn gọi là thế gian, ba đời, năm pháp uẩn diệt gọi là phi thế gian, như vậy chỉ là giả danh; T. 46: Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết (止觀輔行傳弘決), quyển 5, tr. 293c20-23.
[2] Xem Đại trí độ luận, quyển 32.
* Trang 271 *
tiếng nên có ngữ.[1] Quán nhân duyên của ngữ ngôn như vậy nên hay phá ngữ ngôn, không sinh ngã tướng và ghét thương. Có người nói: Nhị thiền không có giác quán,[2] đó là Tam-muội hoại ngữ, hiền thánh im lặng. Có người nói: Đó là Tam-muội định vô sắc, ở đây không có thân, lìa hết thảy sắc. Có người nói: Đó chỉ là Tam-muội của các Bồ-tát, hay phá thân bất tịnh do kiết nghiệp nhân duyên đời trước tạo ra mà thọ lấy pháp thân, tùy chúng sinh đáng được độ mà hiện các hình tướng.
Tam-muội Ly trước hư không bất nhiễm là Bồ-tát thực hành Bát-nhã ba-la-mật, quán các pháp rốt ráo không, chẳng sinh chẳng diệt; như hư không không vật gì ví dụ được. Độn căn Bồ-tát đắm trước hư không ấy, được Tam-muội này nên lìa nhiễm trước các pháp hư không, cũng không nhiễm trước Tam-muội ấy; như người bị sa trong bùn được có người kéo ra, khóa chân bắt làm nô bộc; có Tam-muội được lìa khỏi nhiễm trước hư không nhưng lại nhiễm trước Tam-muội thời cũng như vậy. Nay Tam-muội này có thể lìa nhiễm trước hư không, hư không cũng tự lìa nhiễm trước.
Hỏi: Phật phần nhiều nói về Tam-muội, sao ông chỉ nói các pháp?
Đáp: Phật nói nhiều về quả báo, Luận giả thì hợp cả nhân duyên và quả báo để nói, ví như người quán thân bất tịnh, được Tam-muội bất tịnh; thân là nhân duyên, Tam-
[1] Đại trí độ luận, quyển 6, tr. 103a15-20: Như người khi sắp muốn nói thì trong miệng có gió tên là Ưu-đà-na, nó trở vào đến rún, xúc chạm rún có tiếng vang phát ra, khi tiếng vang phát ra xúc chạm bảy chỗ rồi lui lại, ấy là ngôn ngữ, như kệ nói: Gió tên Ưu-đà-na,chạm rún rồi đi lên, gió ấy chạm bảy chỗ: Gáy, lợi, răng, răng môi, lưỡi, cổ họng và ngực,trong ấy phát lời nói.
[2] Đại trí độ luận, quyển 20, 23, 44.
* Trang 272 *
muội là quả. Lại như người quán năm uẩn vô thường, khổ, không v.v... mà được Tam-muội bảy giác ý, có thể sinh tám Thánh đạo, bốn quả Sa-môn.
* Lại nữa Phật thích ứng theo chúng sinh chỉ nói một pháp, Luận giả nói rộng ra, phân biệt các việc; thí như hết thảy hữu lậu đều là nhân của khổ, song Phật chỉ nói ái là nhân của khổ; hết thảy phiền não diệt gọi là Diệt đế, song Phật chỉ dạy ái tận. Bồ-tát ấy đối với các quán hạnh chắc chắn không nghi, nhưng đối với các Tam-muội thì chưa rõ, nên Phật chỉ nói Tam-muội. Luận giả nói các pháp, mà hết thảy Tam-muội đều ở trong đó.
Cuối các Tam-muội đều nên nói “dùng vô sở đắc”, vì đồng Bát-nhã vậy.
Như vậy vô lượng vô biên Tam-muội hòa hợp lại gọi là Ma-ha-diễn.
(Hết cuốn 47 theo bản Hán)
_____________________
* Trang 273 *