CHƯƠNG 35
GIẢI THÍCH: MƯỜI MỘT TRÍ
KINH: Mười một trí là pháp trí, tỷ trí, tha tâm trí, thế trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, tận trí, vô sanh trí, như thật trí.
LUẬN: Pháp trí (dharmajñāna)[1] là trí vô lậu đối với pháp khổ hệ thuộc cõi Dục (khổ), trí vô lậu đối với pháp nhân hệ thuộc cõi Dục (tập), trí vô lậu đối với pháp diệt hệ thuộc cõi Dục (diệt), trí vô lậu đối với đạo đoạn dứt hệ thuộc cõi Dục (đạo) và trí vô lậu trong pháp trí phẩm.[2]
Tỷ trí (anvayajñāna) là trí vô lậu đối với pháp hệ thuộc cõi Sắc cõi Vô sắc, cũng như vậy.
Tha tâm trí (paracittajñāna)[3] là trí biết tâm tâm số pháp và một phần tâm tâm số pháp vô hiện tại của người khác hệ thuộc cõi Dục cõi Sắc.
Thế trí (saṃvṛtijñāna)[4] là các trí tuệ hữu lậu (sāsrava-jñāna).
Khổ trí (duḥkhajñāna)[5] là năm thọ uẩn vô thường, khổ, không, vô ngã, khi quán thời vô lậu trí (anāsrava-jñāna).
[1] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra- 阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 106, tr. 547c16-548a13: Trí thể là pháp.
[2] T. 41: Câu xá luận tụng sớ luận bản (俱舍論頌疏論本), quyển 21, tr. 938a16-17, Phẩm là loại, pháp trí, pháp nhẫn, đồng loại phẩm, nên gọi là pháp trí phẩm .
[3] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 106, tr. 548a14-b9: Trí biết được tâm của người khác.
[4] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 106, tr. 548b9-23: trí biết được thế tục.
[5] T. 27: A-tỳ-đạt-ma đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahā-vibhāṣa-śāstra-阿毘達磨大毘婆沙論), quyển 106, tr. 548b23-26, c17: Hỏi: Thế nào gọi là khổ trí? Cho đến đạo trí? Đáp: Duyên khổ thánh đế bốn hành tướng chuyển, gọi là khổ trí. Cho đến duyên đạo thánh đế bốn hành tướng chuyển, cho nên gọi là đạo trí.
cõi Sắc cõi vô sắc là vô thường, khổ, không, vô ngã cũng như vậy; ví như thấy lửa hiện tại hay đốt mà so sánh biết lửa ở quá khứ, vị lai và quốc độ khác cũng như vậy.
Tha tâm trí thì biết tâm tâm số pháp của chúng sanh khác.
Hỏi: Nếu biết cả tâm và tâm số pháp của người khác, cớ sao chỉ nói là biết tha tâm ?
Đáp: Tâm là chủ nên chỉ nói biết tha tâm. Nếu nói tâm nên biết đã nói tâm số pháp trong đó.
Thế trí là giả trí, Thánh nhân biết thật pháp, còn phàm phu chỉ biết giả danh, như nóc, đòn tay, cột, vách gọi là nhà, chỉ biết việc như vậy, chẳng biết nghĩa thật; ấy gọi là thế trí.
Khổ trí là dùng khổ tuệ quở mắng năm thọ uẩn.
Hỏi: Năm thọ uẩn cũng vô thường, cũng khổ, cũng không, cũng vô ngã, cớ sao chỉ nói khổ trí mà không nói vô thường, không, vô ngã trí?
Đáp: Vì là khổ đế cho nên nói khổ trí, tập đế cho nên nói tập trí, diệt đế cho nên nói diệt trí, đạo đế cho nên nói đạo trí.
Hỏi: Năm thọ uẩn có đủ thứ xấu ác cớ sao chỉ nói nó là khổ đế, không nói nó là vô thường đế, không, vô ngã đế?
Đáp: Nếu nói nó là vô thường, không, vô ngã đế cũng không phá hoại pháp tướng; song vì chúng sanh phần nhiều đắm vui, sợ khổ cho nên Phật chê thế gian hết thảy đều khổ,
để khiến lìa bỏ. Đối với vô thường, không, vô ngã, chung sanh không sợ lắm cho nên Phật không nói.
Lại nữa, trong phật pháp năm thọ uẩn còn có tên khác gọi là khổ (ngũ ấm xí thạnh khổ) vì vậy chỉ nói khổ là khổ trí; hoặc hữu lậu hoặc vô lậu. Nếu ở tại noãn pháp, đảnh pháp, nhẫn pháp, thế gian đệ nhất pháp là hữu lậu, nếu nhập vào kiến đế đạo, là vô lậu, vì cớ sao ? Vì từ noãn pháp đến thế gian đệ nhất pháp có 4 cách quán khổ, tập trí, diệt trí, đạo trí cũng như vậy.
Lại nữa, khổ trí là biết khổ tướng thật không sanh, tập trí là biết hết thảy pháp lìa nhau, không có hòa hợp, diệt trí là biết các pháp thường tịch diệt như Niết-bàn. đạo trí là biết hết thảy pháp thường thanh tịnh, không chánh không tà; tận trí là biết hết thảy pháp không gì có được, vô sanh trí là biết hết thảy pháp sanh không thật, không nhất định nên không sanh. Như thật trí là điều mười trí kia không biết được nhờ như thật trí biết được.
Mười trí có mỗi mỗi tướng, mỗi mỗi duyên, mỗi mỗi sai khác, mỗi mỗi có quán pháp riêng, còn trong như thật trí thì không tướng, không duyên, không sai khác, diệt hết các quán pháp, cũng không có tâm năng quán. Trong mười trí có pháp nhãn, tuệ nhãn, trong như thật trí chỉ có Phật nhãn.
Mười ba trí thì A-la-hán, Bích-chi-phật và Bồ-tát chung có, còn như thật trí chỉ riêng Phật có, vì cớ sao? Vì chỉ riêng Phật có pháp không hư dối, nên biết như thật trí chỉ riêng Phật có.
là nhãn căn. Người dứt thiện căn, tuy có tín mà chưa thanh tịnh nên không gọi là căn.
Nếu Bồ-tát được năm căn tín v.v... thời bấy giờ có thể tin các pháp thật tướng[1] là bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, phi hữu phi vô, phi thủ, phi xã, chân tịnh như hư không, không thể chỉ, không thể nói, vượt qua mọi thứ ngôn ngữ, ra ngoài hết thảy tâm tâm số pháp, sở hành như Niết-bàn; ấy là Phật pháp.
Bồ-tát do sức tin căn nên hay lảnh thọ; do sức tinh tấn căn nên siêng tu không thối chuyển; do sức niệm căn nên không để cho pháp bất thiện xen vào, thu nhiếp các pháp thiện; do sức định căn nên khi tâm tán loạn vào năm dục có thể thu nhiếp lại vào trong thật tướng; do sức tuệ căn nên đối với trí tuệ Phật có được nghĩa vị ít nhiều không thể bị hư hoại.
Năm căn nương nơi ý căn, chắc cùng với thọ hoặc, hoặc hỷ, hoặc lạc, hoặc xả, nương căn ấy mà vào Bồ-tát vị, cho đến khi chưa được quả vị vô sanh pháp nhẫn, ở trong giai đoạn ấy là căn chưa biết muốn biết. Trong đó biết thật tướng các pháp rõ ràng nên gọi là biết. Từ đó chứng được quả vô sanh pháp nhẫn ở địa vị bất thối chuyển (avaivartika), được thọ ký, cho đến mãn mười địa, ngồi đạo tràng, được Kim-cang Tam-muội (Vajrasamādhi). Ở trong giai đoạn đó gọi là căn biết. Dứt hết thảy tập khí phiền não, chứng được Vô thượng chánh đẳng chánh giác (anuttarā-saṃyak-saṃbodhi), trí tuệ biết khắp hết thảy pháp khả tri; ấy gọi là căn đã biết.
(Hết cuốn 23 theo bản Hán).
[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 2, tr. 231b13-14, quyển 3, 4, 6,23, 27.