Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
GIẢI THÍCH: PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG THỨ 3
 
(Bản đời Minh ghi: Kinh Hành Tập Ưng)
 
            KINH: Phật bảo Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật nên suy nghĩ như vầy; Bồ-tát chỉ tên gọi, Phật cũng chỉ có tên gọi, Bát-nhã ba-la-mật cũng chỉ có tên gọi, sắc chỉ có tên gọi, thọ, tưởng, hành, thức cũng chỉ có tên gọi.
Này Xá-lợi-phất! Như Ngã chỉ có tên gọi, tất cả Ngã thường không thể có được, chúng sanh, thọ giả, mạng giả, kẻ sanh dưỡng dục, chúng số, người kẻ làm, kẻ khiến làm, kẻ khởi dậy, kẻ khiến khởi dậy, kẻ thọ, kẻ khiến thọ, kẻ biết, kẻ thấy, tất cả đều không, không thể có được. Vì là không không thể có được nên chỉ lấy danh tự để nói. Bồ-tát ma-ha-tát cũng như vậy, hành Bát-nhã ba-la-mật không thấy ta, không thấy chúng sanh, cho đến không thấy kẻ biết, kẻ thấy, danh tự được nói cũng không thể thấy.
            LUẬN: Hỏi: Cuối phẩm thứ hai đã nói “Không”,[1] nay cớ
 

[1] T. 25: Đại trí độ luận, quyển 35, phẩm dâng bát thứ 2 (奉鉢品第二), tr. 318a8-22, 318c5-13.

* Trang 557 *
device

cớ sao nói lại?
            Đáp: Trên phần nhiều nói pháp không, nay nói xen lộn pháp không, cũng sanh không.
            Hành giả quán ngoại pháp đều không không có gì, mà còn cho “cái biết không” chẳng không, thế nên lại nói người quán sát cũng không. Chúng sanh không ấy ở trong pháp Thanh-văn nói nhiều.[1] Hết thảy đệ tử Phật đều biết trong các pháp không ta, sau Phật diệt độ 500 năm chia làm hai phần: Có người tin pháp không, có người tin chúng sanh không, cho rằng năm uẩn là pháp nhất định có, chỉ người lãnh thọ năm uẩn là không, vì vậy nên Phật nói chúng sanh không để so sánh pháp không.
            Lại nữa, ngã không để biết, pháp không khó thấy, vì cớ sao? Vì Ngã, lấy năm căn tìm nó không thể có được, chỉ do năng lực của thân kiến nhớ tưởng phân biệt cho là ngã.
            Pháp không là, sắc có thể lấy mắt thấy, tiếng có thể lấy tai nghe, thế nên khó biết nó không. Hai việc ấy, ở trong Bát-nhã ba-la-mật đều không, như trong chương nói về nghĩa mười tám không đã nói.[2]
            Hỏi: Như Ngã, cho đến kẻ biết, kẻ thấy là một hay là mỗi mỗi khác nhau?
            Đáp: Đều là một Ngã, chỉ tùy việc mà thành khác. Đối nơi năm uẩn, có tâm chấp ngã, ngã sở khởi lên, nên gọi là ngã; từ năm uẩn hòa hợp sanh nên gọi là chúng sanh; mạng căn thành tựu nên gọi là thọ giả, mạng giả; hay sanh khởi các việc như cha sanh con, nên gọi là sanh giả, do bú mớn, cơm
 

[1] T. 25: Đại trí độ luận, quyển 4, tr. 85b18-19; quyển 31, tr. 287b13-17,287b25-c6.
[2] T. 25: Đại trí độ luận, quyển 31, tr. 285b11-296b2.

* Trang 558 *
device

cơm áo được lớn khôn, ấy gọi là dưỡng dục; năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới, các pháp nhân duyên có số, nên nói là chúng số; hành phép tắc người nên gọi là người; tay chân làm lụng được nên gọi là tác giả; sức khiến được người khác, nên gọi là khiến tác giả; có thể tạo nghiệp tội phước đời sau nên gọi là năng khởi giả; khiến người khác khiến tạo nghiệp tội phước đời sau, nên gọi là khiến khởi giả; thân đời sau thọ quả báo tội phước, nên gọi là thọ giả; khiến người khác thọ khổ vui, ấy gọi là khiến thọ giả; mắt thấy sắc gọi là kiến giả; năm thức biết gọi là kẻ biết.
            Lại nữa, dùng mắt thấy sắc dùng năm tà kiến[1] quán năm uẩn, dùng chánh kiến thế gian và xuất thế gian quán các pháp gọi là kiến giả, nghĩa là nhãn căn năm tà kiến, thế gian chánh kiến vô lậu kiến, gọi là kiến giả; bốn căn kia biết và ý thức biết gọi chung là tri giả. Các pháp như vậy đều cho là thần ngã, thần ngã ấy mười phương ba đời chư Phật và các Bồ-tát tìm không thể có được. Chỉ do nhớ tưởng phân biệt cưỡng gọi tên. Các pháp cũng như vậy, đều là không, không thật, chỉ giả gọi tên.
            Hỏi: Thần ngã ấy chỉ có mười sáu tên gọi, hay còn tên gọi nào khác?
            Đáp: Nói lược thời có mười sáu, nói rộng thời vô lượng, tùy việc đặt tên, như danh hiệu chức quan theo phẩm trật sai khác. Có công năng trí xảo, xuất gia hành đạo, các tên gọi đều do nhân duyên hòa hợp sanh, nên không tự tánh. Không tự tánh nên rốt ráo không. Sanh không (ātmaśūnyatā) nên pháp
 

[1] T. 26: Thập trú tỳ-bà-sa luận (十住毘婆沙論), quyển 15, tr. 105c26-27: Lại nữa, năm tà kiến lại gọi là 5 ác kiến, đó là: tà kiến, thân kiến, biên kiến, kiến thủ và giới cấm thủ.

* Trang 559 *
device

không (dharmaśūnyatā), pháp không nên sanh cũng không.
            KINH: Bồ-tát ma-ha-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật như vậy, trừ trí tuệ Phật, trí tuệ Thanh-văn, Bích-chi-phật không thể sánh kịp, vì không, không thể có được, vì cớ sao? Vì đối với Bồ-tát ma-ha-tát ấy, tên gọi và được tên gọi cũng không thể có được.
            Này Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát hành được như vậy, là hành Bát-nhã ba-la-mật, ví như tre, gai, lúa lại đầy cõi Diêm-phù-đề các Tỳ-kheo số nhiều như vậy, với trí tuệ như Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên v.v... muốn sánh với trí tuệ của vị Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, trăm phần không kịp một, ngàn phần, trăm ngàn phần cho đến toán số thí dụ không thể kịp được, vì cớ sao? Vì Bồ-tát ma-ha-tát dùng trí tuệ độ thoát hết thảy chúng sanh.
            LUẬN: Giải rằng: Có hai nhân duyên nên trí tuệ Bồ-tát hơn Thanh-văn, Bích-chi-phật: 1. Do không, biết hết thảy pháp không, cũng không thấy không ấy. Không và bất không đồng nhất không khác. 2. Dùng trí tuệ ấy để độ thoát chúng sanh, khiến được Niết-bàn. Trí tuệ Thanh-văn, Bích-chi-phật chỉ quán các pháp không, không thể quán thế gian và Niết-bàn là một, ví như thoát ngục, có người chỉ đục vách đi ra, tự thoát thân mình, có người phá ngục, đập khóa đã tự thoát mình còn cứu người khác đồng thoát.

* Trang 560 *
device

            * Lại nữa, trí tuệ Bồ-tát vào hai pháp nên hơn: 1. Đại bi, 2. Là Bát-nhã ba-la-mật.
            * Lại có hai pháp: 1. Là Ban-châu Tam-muội, 2. Phương tiện.
            * Lại có hai pháp: 1. Là thường trú thiền định. 2. Thông đạt pháp tánh.
            * Lại có hai pháp: 1. Là có thể thay thế chúng sanh chịu khổ, 2. Tự là bỏ hết thảy vui.
            * Lại có hai pháp: 1. Từ tâm không oán không giận. 2. Cho đến tâm cũng không đắm trước công đức chư Phật.
            Có các trí tuệ công đức trang nghiêm như vậy, nên hơn Thanh-văn, Bích-chi-phật.
            Hỏi: Đối với người độn căn, có thể lấy ví dụ, còn đối với Xá-lợi-phất lợi căn, làm sao ví dụ?
            Đáp: Không hẳn vì độn căn mà ví dụ, ví dụ là để trang nghiêm luận nghị. Làm cho người tin chắc, cho nên lấy việc năm căn nghe thấy để ví dụ ý thức, làm cho được ngộ. Ví như lên lầu, được thang thời dễ lên.
            * Lại nữa, hết thảy chúng sanh, đắm cái vui thế gian, nghe nói đạo đức Niết-bàn thời không tin không vui. Vì vậy lấy việc mắt trông thấy ví dụ việc mắt không thấy. Ví như thuốc đắng, uống nó rất khó, giả bọc mật thời uống dễ.
            * Lại nữa, Xá-lợi-phất là trí tuệ bậc nhất trong hành Thanh-văn, mà so với chư Phật Bồ-tát, chưa từng hiện bày. như Diêm-phù-đề, Diêm-phù là tên cây, cây này rất lớn ở 
 

* Trang 561 *
device

giữa rừng tươi tốt. Đề là Châu-bải. Trên bãi này có rừng cây này, trong rừng có sông, đáy sông có kim sa, gọi là vàng Diêm-phù-đề. Vì có cây Diêm-phù-đề nên gọi Châu-diêm-phù. Châu này có năm trăm châu nhỏ bao quanh, gọi chung là Diêm-phù-đề.
            Hỏi: Đệ tử Phật rất nhiều, cớ sao nói Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên đầy cõi Diêm-phù-đề như tre, gai, lúa, lau?
            Đáp: Trong tất cả đệ tử Phật, trí tuệ bậc nhất là Xá-lợi-phất, thần thông bậc nhất là Mục-kiền-liên, hai vị này ở trong Phật pháp là lớn, ở trong pháp ngoại đạo cũng lớn, còn Phú-lâu-na, Ca-ly-na, A-na-luật v.v... ở trong Phật pháp tuy lớn mà ở trong pháp ngoại đạo không bằng.
            * Lại hai vị này thường ở giữa mọi người giúp Phật tuyên dương pháp hóa, phá các ngoại đạo, còn các Tỳ-kheo Phú-lâu-na v.v... không có công đức ấy, cho nên không nói.
            * Lại nữa, nếu nói Xá-lợi-phất thời đã gồm tất cả người trí tuệ, nếu nói Mục-kiền-liên thời đã gồm tất cả người thiền định.
            Ví dụ có hai thứ: 1. Là giả ví dụ. 2. Là thật sự ví dụ, nay ở đây là giả ví dụ. Lý do không lấy vật khác làm ví dụ, mà lấy bốn vật này “tre, gai, lúa, lau” làm ví dụ, vì bốn vật này sanh trưởng đông đặc, chủng loại là nhiều, các Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên v.v... đầy cõi Diêm-phù-đề. Trí tuệ các A-la-hán như vậy hợp lại không bằng một phần trăm trí tuệ vị Bồ-tát. Cho đến toán số thí dụ cũng không thể sánh kịp?

* Trang 562 *
device

            Hỏi: Sao không chỉ nói toán số thí dụ cũng không thể sánh kịp mà nói trăm phần ngàn phần không kịp một?
            Đáp: Toán số thí dụ không thể sánh kịp là lời nói cùng cực. Ví như người có tội nặng trước đánh trói khổ sở, vậy sau mới giết. Như trong pháp Thanh-văn thường lấy “mười sáu không kịp một” để ví dụ.[1] Trong pháp Đại-thừa thời lấy “cho đến toán số thí dụ không kịp một” để ví dụ.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, không kể đầy đủ cõi Diêm-phù-đề như Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên v.v... nếu đầy ba ngàn đại thiên thế giới như Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên. Lại không kể việc này, nếu đầy mười phương thế giới như hằng sa, như Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên mà muốn sánh với trí tuệ của vị Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, trăm phần không kịp một, ngàn phần trăm ngàn phần cho đến toán số thí dụ cũng không thể kịp.
            LUẬN: Giải rằng: Nghĩa này đồng với nghĩa Diêm-phù-đề trên, chỉ có khác là nhiều.
            Hỏi: Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên tuy nhiều mà trí tuệ không khác, cớ sao lấy nhiều để dụ?
            Đáp: Có người cho ít vô lực, nhiều thì có lực, ví như nước ít thì sức cũng ít. Lại như người rất mạnh, chúng ít sức kém không thể ngăn nổi, đại quân đánh mới phục được.
            Có người nói Xá-lợi-phất trí tuệ ít thời không kịp
 

[1] T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含) quyển 22, kinh số 592, tr. 157c22-158a15; quyển 24, kinh 617, tr. 173a8-16; quyển 46, kinh số 1234, tr. 338 b4-10; T. 1; Trung a-hàm kinh (中阿含) quyển 6, kinh số 28, Giáo hóa bệnh kinh (教化病經), tr. 460a25-b4; Trung bộ kinh III, kinh số 143: kinh giáo giới Cấp-cô-đọc (Anāthapiṇḍika Sutta); T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含) quyển  55, kinh số 202, trì trai kinh (持齋經), tr. 772b20-22. 

* Trang 563 *
device

Bồ-tát, nếu nhiều hoặc có thể kịp. Phật nói tuy nhiều vẫn không kịp, nên lấy nhiều để dụ. Như hết thảy cỏ cây, sức không hằng lửa, hết thảy ánh sáng, thế không bằng mặt trời, cũng như các núi trong mười phương thế giới không bằng một viên ngọc kim cương, vì cớ sao? Vì trí tuệ Bồ-tát là gốc của hết thảy Phật pháp, có thể làm cho hết thảy chúng sanh lìa khổ được vui, như chim con Ca-lăng-tần-già, tuy chưa ra khỏi vỏ, mà âm thanh nó hơn các chim khác, huống gì ra khỏi vỏ. Trí tuệ Bồ-tát cũng như vậy, tuy chưa ra khỏi vỏ vô minh đã hơn tất cả Thanh-văn, Bích-chi-phật, huống gì khi thành Phật.
            Lại như Thái-tử của chuyển luân Thánh vương, tuy chưa thành tựu mà phước lộc uy đức hơn tất cả các vua, huống gì khi làm chuyễn luân vương. Bồ-tát cũng như vậy, tuy chưa thành Phật, song vì vô lượng vô số kiếp nhóm vô lượng trí tuệ phước đức nên hơn Thanh-văn, Bích-chi-phật, huống gì thành Phật.
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, một ngày tu trí tuệ mà vượt trên quá Thanh-văn, Bích-chi-phật.
            LUẬN: Hỏi: Trước đã nói trừ trí tuệ Phật, tất cả Thanh-văn, Bích-chi-phật[1] không sánh kịp, sao nay còn nói lại?
            Đáp: Không phải nói lại, trên là nói tổng quát, nay nói riêng, trước nói hết thảy Thanh-văn, Bích-chi-phật không kịp trí tuệ Bồ-tát, nay chỉ nói rõ không kịp trí tuệ tu một ngày, huống gì ngàn vạn năm.
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật (摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, phụng bát phẩm đệ nhị (奉鉢品第二), tr. 221c21-222a8.
,"serif";mso-fareast-font-family:"Times New Roman"'>[1]T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含) quyển 22, kinh số 592, tr. 157c22-158a15; quyển 24, kinh 617, tr. 173a8-16; quyển 46, kinh số 1234, tr. 338 b4-10; T. 1; Trung a-hàm kinh (中阿含) quyển 6, kinh số 28, Giáo hóa bệnh kinh (教化病經), tr. 460a25-b4; Trung bộ kinh III, kinh số 143: kinh giáo giới Cấp-cô-đọc (Anāthapiṇḍika Sutta); T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含) quyển  55, kinh số 202, trì trai kinh (持齋經), tr. 772b20-22. 

* Trang 564 *
device

           KINH: Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: Bạch Thế-tôn, trí tuệ của Thanh-văn có được, hoặc trí tuệ của Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật và trí tuệ Phật, các trí ấy không có sai khác, không trái ngược nhau, về vô sanh tánh không. Nếu pháp không trái ngược nhau về vô sanh tánh không, thời pháp ấy không có sai khác, cớ sao Thế-tôn nói: Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, một ngày tu trí tuệ mà vượt quá Thanh-văn, Bích-chi-phật?
            Luận: Hỏi: Trên kia Phật đã nói Bồ-tát ma-ha-tát tu trí tuệ, vượt quá Thanh-văn, Bích-chi-phật, nay Xá-lợi-phất vì sao còn hỏi?
            Đáp: Không hỏi về thế lực trí tuệ có thể độ chúng sanh mà nay chỉ hỏi trí tuệ Phật và đệ tử, trong thể tánh không có sai khác, vì trí tuệ của các bậc Hiền thánh đều là tuệ biết thật tướng các pháp; đều là tuệ biết tứ đế và ba mươi bảy phẩm, đều là tuệ ra khỏi ba cõi, và ba môn giải thoát, thành quả ba thừa. Vì vậy nên nói không có sai khác.
            Lại nữa, như Tu-đà-hoàn dùng trí vô lậu dứt kiết sử, chứng được quả, cho đến Phật cũng như vậy. Như Tu-đà-hoàn dùng hai quả giải thoát là hữu vi giải thoát, vô vi giải thoát,[1] cho đến Phật cũng như vậy. Như Phật vào Niết-bàn, Tu-đà-hoàn chậm lắm cũng chỉ bảy đời đều đồng sự, đồng duyên, đồng hạnh, đồng quả báo, vì vậy nên nói không trái ngược nhau, vì cớ sao? Vì vô sanh tánh không vậy.
 

[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 2, tr. 72a2-6; quyển 21, tr. 221a7-15; quyển 26, tr. 250c2-5; T. 27: Đại ty-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 33, tr. 172b3-8; T. 29: Câu-xá luận (俱舍論), quyển 25, tr. 133c20-21: Giải thoát thể có hai: Hữu vi, vô vi. Hữu vi giải thoát là vô học thắng giải. Vô vi giải thoát là hết thảy hoặc đã đoạn tận.
rif"; mso-fareast-font-family:PMingLiU'>, Giáo hóa bệnh kinh (教化病經), tr. 460a25-b4; Trung bộ kinh III, kinh số 143: kinh giáo giới Cấp-cô-đọc (Anāthapiṇḍika Sutta); T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含) quyển  55, kinh số 202, trì trai kinh (持齋經), tr. 772b20-22. 

* Trang 565 *
device

            Hỏi: Phá vô minh, nhóm các thiện pháp nên sanh trí tuệ, trí tuệ tương ưng với tâm, cùng tâm sanh, theo tâm hành, trong đó tại sao nói trí tuệ vô sanh tánh không, không có sai khác?
            Đáp: Trí tuệ duyên diệt đế ấy là vô sanh, nhân duyên hòa hợp nên không có tự tánh, ấy gọi là tánh không, không sai khác gì.
            Trí tuệ theo duyên mà đặt tên, như mắt duyên sắc sanh nhãn thức, hoặc gọi là nhãn thức, hoặc gọi là sắc thức, trí tuệ là pháp do nhân duyên hòa hợp làm ra, vì nhân duyên là vô sanh tánh không nên gọi là trí tuệ là vô sanh tánh không.
            Hỏi: Trí tuệ các Hiền thánh đều duyên tứ đế sanh, cớ sao chỉ nói duyên diệt đế?
            Đáp: Trong tứ đế, diệt đế trên hết, vì cớ sao? Vì ba đế đều thuộc diệt đế. Ví như người mời thiên tử và mời quần thần ăn, cũng gọi là cúng dường thiên tử.
            Lại nữa, vì diệt đế nên nói vô sanh, ba đế nên nói tánh không.
            Lại nữa, có người nói các tuệ tánh ấy tự nhiên không sanh, tánh tự không, vì cớ sao? Vì hết thảy pháp đều nhân duyên hòa hợp nên không tự tánh, không tự tánh nên không sanh.
            Hỏi: Nếu như vậy, trí tuệ và ngu si không có sai khác?
            Đáp: Các pháp tánh như, vào trong pháp tánh, không có sai khác, như lửa mỗi mỗi không đồng, mà tướng diệt tắt

* Trang 566 *
device

không khác. Ví như các sông các dòng, mỗi mỗi màu khác, vị khác, khi vào biển cả thời đồng một vị một tên. Như vậy trí tuệ và ngu si khi vào trong Bát-nhã ba-la-mật, đều đồng một vị, không có sai khác. Cũng như năm màu, gần núi Tu-di tự mất màu nó, đồng đều màu kim. Như vậy các pháp trong ngoài vào trong Bát-nhã ba-la-mật đều đồng một vị, vì sao? Vì tướng Bát-nhã ba-la-mật, rốt ráo thanh tịnh.
            * Lại nữa, thật tướng của ngu si là trí tuệ, nếu phân biệt chấp trước trí tuệ ấy tức là ngu si. Như vậy ngu si và trí tuệ có gì sai khác.
            Mới vào Phật pháp, là si là tuệ, sau dần sâu vào, si và tuệ không khác. Vì vậy các trí không có sai khác, không trái ngược nhau, về vô sanh tánh không, nên không lỗi.
            KINH: Phật bảo Xá-lợi-phất: Ý ông thế nào? Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, một ngày tu trí tuệ, tâm nghĩ rằng: Ta hành đạo tuệ lợi ích hết thảy chúng sanh, sẽ dùng trí nhất chủng biết hết thảy pháp độ hết thảy chúng sanh, trí tuệ Thanh-văn, Bích-chi-phật, có làm việc ấy chăng?
            Xá-lợi-phất thưa: thưa không, Thế-tôn.
LUẬN: Có bốn cách luận: 1. Tất định luận. 2. Phân biệt luận. 3. Phản vấn luận. 4. Trí luận.[1]
            Tất định luận: như Thế-tôn là bậc nhất giữa chúng sanh, vô ngã trong hết thảy pháp, thế gian chẳng thể vui,
 

[1] T. 25: Đại trí độ luận, quyển 2, tr. 75a17-19; quyển 22, tr. 222c25-26; quyển 26, tr. 253b13-19.

* Trang 567 *
device

Niết-bàn là an ổn tịch diệt, nghiệp nhân duyên không mất, như vậy v.v... gọi là Tất định luận.
            Phân biệt luận: như Thái-tử Vô-úy hỏi Phật: “Phật nói lời ấy có làm cho người khác giận chăng?” Phật nói việc ấy nên phân biệt đáp? Thái-tử nói: Bọn Ni-kiền-tử rõ rồi! Phật hoặc có khi vì lòng thương xót đưa chúng sanh ra khỏi tội mà chúng sanh giận, nhưng sau đó chúng sanh sẽ được lợi.
            Bấy giờ con của Vô-úy đang ngồi đầu gối Vô-úy, Phật hỏi Vô-úy, đôi khi con ông nuốt ngói, đá cỏ cây, ông có chịu để nó nuốt xuống chăng? Đáp: Không để. Trước tiên bảo nó nhổ ra, nếu không chịu nhổ, thì tay trái cầm tai, tay phải móc miệng, dầu cho máu chảy, cũng không bỏ.
            Phật hỏi: Ông chẳng thương con ông sao? Đáp: Thương lắm, vì móc ngói đá ra, tuy khi đó đau đớn, mà sau được an ổn.
            Phật dạy: Ta cũng như vậy. Nếu chúng sanh muốn làm trọng tội, khéo dạy bảo mà không theo, sẽ dùng lời khắc khổ can gián, tuy có nỗi giận mà sau được an ổn.
            * Lại như năm Tỳ-kheo hỏi Phật, thọ vui được đạo chăng? Phật dạy: Không nhất định. Có khi thọ khổ mắc tội, thọ khổ được vui, có khi thọ mắc tội, thọ vui được phước.[1] Như vậy v.v... gọi là phân biệt luận.
            Phản vấn luận: đáp bằng cách hỏi trở lại. Như Phật bảo năm Tỳ-kheo: Ý ông nghĩ thế nào? Sắc ấy thường chăng? vô thường chăng? Tỳ-kheo đáp: Vô thường. Nếu vô thường
 

[1] T. 1: Trung a-hàm kinh (中阿含經), quyển 56: bô lợi đa phẩm (晡利多品): La ma kinh (羅摩經), tr. 777b3-778c7; Trung bộ kinh 26: kinh Thánh cầu (Ariyapariyesanā sutta); T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (增壹阿含經), quyển 14, Cao tràng phẩm (高幢品), tr. 618, a27-619b28.
'>中阿含) quyển  55, kinh số 202, trì trai kinh (持齋經), tr. 772b20-22. 

* Trang 568 *
device

là khổ chăng? Đáp: Khổ. Nếu pháp là vô thường, khổ, thành đệ tử nghe pháp có chấp đắm pháp ấy nói rằng pháp ấy là ta, là của ta chăng? Đáp: thưa không, Thế-tôn. Phật bảo Tỳ-kheo: từ nay về sau, có sắc gì hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc trong, hoặc ngoài, hoặc tốt, hoặc xấu, sắc ấy chẳng phải của ta, ta chẳng phải của sắc ấy. Nên lấy trí tuệ chánh thật biết như vậy. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế.[1] Đó là gọi Phản vấn đáp.
            Trí luận: như mười bốn nạn vấn[2] về thế gian thường, thế gian vô thường? thế gian hữu biên, thế gian vô biên? v.v... như vậy gọi là Trí luận (bỏ qua không đáp).
            Nay Phật dùng cách hỏi trở lại để đáp Xá-lợi-phất, vì trí Xá-lợi-phất đối với việc chưa hiểu, Phật hỏi lại đầu mối, khiến Xá-lợi-phất được hiểu.
            Trí tuệ Bồ-tát độ chúng sanh, gọi là đạo tuệ. Như trong phẩm sau nói: Tuệ Tát-bà-nhã là việc của Thanh-văn, Bích-chi-phật, trí tuệ nhất thiết chủng là việc của chư Phật, tuệ đạo chủng là việc của Bồ-tát.[3]
            * Lại nữa, tám Thánh đạo phần là thật đạo. Khiến chúng sanh theo các nhân duyên vào đạo, ấy gọi là đạo tuệ. Khiến chúng sanh an trú trong đạo, ấy là làm lợi ích giống Thanh-văn, giống Bích-chi-phật, giống Phật.
            * Lại nữa, nhất thiết trí tuệ không gì không biết, ấy gọi là nhất thiết chủng. Hoặc hữu vi, hoặc vô vi dùng trí nhất thiết chủng biết được Phật đạo rồi, nên độ hết thảy chúng sanh, lợi ích hết thảy chúng sanh, với hoặc Đại-thừa, hoặc
 

[1] Tương ưng bộ kinh III, Kinh vô ngã tưởng (Anattalakkhana sutta); T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含), quyển 2, kinh số 33, tr. 7b22-c12.
[2] T. 25: Đại trí độ luận, quyển 2, tr. 74c8-75a19; quyển 26, tr. 253b13-19.
[3] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật (摩訶般若波羅蜜經), quyển 21, tam tuệ phẩm đệ thất thập (三慧品第七十), tr. 375b23-27); T. 25: Đại trí độ luận, quyển 27, tr. 258c25-259b5; quyển 84, tr. 649a2-b27. 

* Trang 569 *
device

Thanh-văn thừa, hoặc Bích-chi-phật thừa. Nếu không vào ba thừa đạo thời dụng tu phước đức, hưởng giàu vui cõi trời cõi người. Nếu không thể tu phước thời lấy việc lợi ích đời nay như cơm áo, đồ nằm v.v... giúp cho. Nếu lại không được thời nên lấy tâm từ bi lợi ích, ấy gọi là độ hết thảy chúng sanh.[1]
            Hỏi: Nếu Phật biết Thanh-văn, Bích-chi-phật không thể vì chúng sanh, cớ sao cố hỏi?
            Đáp: Phật ý như vậy, muốn khiến Xá-lợi-phất miệng tự nói rằng: Thanh-văn, Bích-chi-phật không bằng Bồ-tát. Cho nên Phật hỏi.
            Xá-lợi-phất thưa: thưa không, Thế Tôn, vì cớ sao? Vì Thanh-văn, Bích-chi Phật tuy có từ tâm, song vốn không phát tâm nguyện độ hết thảy chúng sanh, cũng không xoay thiện căn hướng về Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.[2] Vì vậy nên Bồ-tát một ngày tu trí tuệ, mà vượt qua trên Thanh-văn, bích-chi Phật.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, ý ông nghĩ sao? Các Thanh-văn, Bích-chi Phật có thể nghĩ rằng chúng ta sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, độ hết thảy chúng sanh, khiến được vào Vô dư Niết-bàn chăng?
            Xá-lợi-phất thưa: Thưa không, bạch Thế Tôn.
            Phật bảo Xá-lợi-phất, vì nhân duyên ấy nên biết trí tuệ Thanh-văn, Bích-chi Phật muốn sánh với
 

[1] T. 25: Đại trí độ luận, quyển 30, tr. 277c13-20, 281b26-c10; quyển 36, tr. 323a29-b6.
[2] T. 25: Đại trí độ luận, quyển 31, tr. 289c22; quyển 32, tr. 299a5-9; quyển 76, tr. 594a16-21; T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 18, học không bất chứng phẩm đệ lục thập (學空不證品第六十), tr. 350a17-c11.

* Trang 570 *
device

LUẬN: Trước lược nói Ta sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nay nói rộng nhơn duyên được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đó là sáu Ba-la-mật, cho đến mười tám pháp không chung. Sáu Ba-la-mật như trước đã nói.[1] Giáo hóa chúng sanh, thanh tịnh Phật độ, sau sẽ nói.[2] Còn như mười lực … như trước đã nói.[3]
KINH: Phật bảo Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát có thể khởi niệm rằng: Ta sẽ hành sáu Ba-la-mật cho dến mười tám pháp không chung, thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, độ thoát vô lượng vô số chúng sanh, khiến được Niết-bàn, ví như con đôm đốm không khởi niệm rằng: sức Ta có thể chiếu soi cõi Diêm-phù-đề, làm cho khắp cả rất sáng. Các A-la-hán, Bích-chi Phật cũng như vậy, không khởi niệm rằng: chúng ta hành sáu Ba-la-mật, cho đến mười tám pháp không chung, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, độ thoát vô lượng vô số chúng sanh, khiến được Niết-bàn.
LUẬN: Lý do mười phương hằng hà sa Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên không bằng một Bồ-tát, ví như con đôm đốm tuy nhiều, mỗi con đều chiếu mà không bằng mặt trời. Con đôm đốm cũng không khởi niệm rằng: ánh sáng của ta có thể chiếu cõi Diêm-phù-đề. Các Thanh-văn, Bích-chi Phật không khởi niệm rằng trí tuệ của ta có thể chiếu vô lượng vô biên chúng sanh. Như con đôm đốm ban đêm có thể chiếu, khi mặt
 

[1] T. 25: Đại trí độ luận, quyển 11-18, tr. 139a24-197b9.
[2] T. 25: Đại trí độ luận, quyển 37, tr. 335a23-29; quyển 75, tr. 590c11-15; quyển 94, tr. 716a23-28; T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (摩訶般若波羅蜜經), quyển 26, tất định phẩm đệ bát thập tam (畢定品第八十三), tr. 411a18-23.
[3] T. 25: Đại trí độ luận, quyển 24-26, tr. 235c22-256b4.

* Trang 572 *
device

mặt trời xuất hiện thời không thể. Các Thanh-văn, Bích-chi Phật cũng như vậy, khi chưa có Bồ-tát, có thể cất tiếng rống sư tử thuyết pháp giáo hóa, khi Bồ-tát xuất hiện thời không thể làm.
KINH: Này Xá-lợi-phất, thí như khi mặt trời mọc, ánh sáng chiếu khắp cõi Diêm-phù-đề không gì không nhờ ánh sáng, Bồ-tát ma-ha-tát cũng như vậy, hành sáu Ba-la-mật cho đến mười tám pháp không chung, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, độ thoát vô lượng vô số chúng sanh, khiến được Niết-bàn.
LUẬN: Như Nhật thiên tử thương xót chúng sanh, cùng với cung điện bảy báu đi quanh bốn châu thiên hạ, từ đầu đến cuối, không hề giải đãi, vì chúng sanh trừ lạnh ướt, chiếu soi chỗ tối, khiến đều được lợi ích. Bồ-tát cũng như vậy, từ khi mới phát tâm, thường hành sáu ba-la-mật, cho đến mười tám pháp không chung, vì độ chúng sanh, không hề giải đãi, trừ khí lạnh “bất thiện,” khô kiệt bùn “ngũ dục,” phá ngu si vô minh, dạy dỗ tu thiện nghiệp khiến đều được lợi ích.
* Lại mặt trời chiếu, không ghét không thương, tùy chỗ cao thấp, sâu cạn đều chiếu. Bồ-tát cũng như vây, xuất hiện ở thế gian, trú năm thần thông, ở giữa hư không, phóng ánh sáng trí tuệ, chiếu soi các nghiệp và quả báo tội phước. Bồ-tát lấy ánh sáng trí tuệ diệt tà kiến hý luận của chúng sanh, giống

* Trang 573 *
device

như sương mai, gặp mặt trời thời tan.
 
               (hết cuốn 35 theo bản Hán)
 
            KINH: Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: Làm sao Bồ-tát ma-ha-tát vượt quá địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật mà trú ở địa vị bất thối thanh tịnh Phật đạo.
            LUẬN: Hỏi: Xá-lợi-phất vì nhân gì mà hỏi điều ấy?
            Đáp: Trên kia Xá-lợi-phất hỏi về các trí không khác nhau Phật đã dùng các thí dụ chỉ rõ trí Bồ-tát hơn,[1] ý đã hiểu rồi, nay hỏi làm sao Bồ-tát có thể vượt quá nhị thừa mà trú địa vị bất thối, thanh tịnh Phật đạo.
            Hỏi: Tiểu thừa không có khả năng thành Phật, cớ sao hỏi việc thanh tịnh Phật đạo?
            Đáp: Xá-lợi-phất là vị tướng theo Phật chuyển pháp luân, tuy tự mình không ích, mà vị lợi ích cho chúng sanh cầu Phật đạo nên hỏi.
            Lại vì Bồ-tát đại bi làm nhiều lợi ích, thế nên hỏi việc Bồ-tát để lợi ích cho chúng sanh.
            Lại nữa, Xá-lợi-phất mong nhờ Phật ân mà phá các tà kiến vậy được thành đạo quả, vì muốn báo ân nên hỏi việc Bồ-tát.
            Lại Xá-lợi-phất đã cùng tận bờ mé đối với pháp Thanh-văn, điều chưa hiểu ý là việc Bồ-tát, thế nên lại hỏi.
            Lại vì pháp Bồ-tát rất sâu vi diệu, tuy không thể được song vì ưa thích nên hỏi, thí như người thấy báu đẹp mình tuy
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (Mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 221c21-222b13.
 

* Trang 574 *
device

không có mà ưa thích nên hỏi.
            KINH: Phật bảo Xá-lợi-phất Bồ-tát ma-ha-tát từ khi mới phát tâm hành sáu Ba-la-mật trú pháp kinh, vô tướng, vô tác, đã có vượt quá địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật, mà trú địa vị bất thối chuyển, thanh tịnh Phật đạo.
            LUẬN: Hỏi: ba việc ấy, ở trong phẩm sau nói đều có nhân duyên, sao nay Phật nhập chung lại nói?
            Đáp: Trong đây lược nói, sau sẽ nói rộng nhân duyên của ba việc.
            * Lại nay chỉ nói nhân duyên của không, vô tướng, vô tác, sau sẽ nói các công đức, cho nên hợp ba sự mà nói.
            Hỏi: Vào ba môn giải thoát thời đến Niết-bàn, sao nay cho không, vô tướng, vô tác có thể vượt quá địa vị Thanh-văn, Bích-chi Phật?
            Đáp: Vì không có lực phương tiện nên vào ba môn giải thoát là thẳng đến Niết-bàn. Nếu có lực phương tiện thời trú ba môn giải thoát, thấy Niết-bàn, vì tâm từ bi nên chuyển tâm khởi trở lại, như trong phẩm sau nói,[1]  ví như ngưỡng mặt bắn hư không, mỗi mũi tên dính nhau, không cho rớt xuống đất. Bồ-tát cũng như vậy, lấy mũi tên trí tuệ ngước bắn hư không “Ba giải thoát” do lực phương tiện mũi tên sau bắn mũi tên trước, không cho rớt xuống đất “Niết-bàn.” Vị Bồ-tát ấy tuy thấy Niết-bàn, đi thẳng qua không trụ lại, còn mong đại sự đó là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh giác. Nay là lúc đang
 

[1] T.  8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (Mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 18, tr. 350c3-9. 

* Trang 575 *
device

quán, chứ chẳng phải là lúc chứng. Như vậy, nên nói rộng. Nếu quá hai địa vị, biết các pháp chẳng sanh chẳng diệt, tức là địa vị bất thối chuyển[1] trú ở địa vị bất thối chuyển giáo hóa chúng sanh, thanh tịnh Phật độ, ấy là có thể thanh tịnh Phật đạo.
            Lại nữa, Bồ-tát trú ở ba môn giải thoát, quán tứ đế biết đó là pháp Thanh-văn, Bích-chi Phật. Thẳng qua tứ đế, vào nhất đế, đó là hết thảy pháp chẳng sanh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng đến chẳng đi v.v... vào trong nhất đế ấy gọi là địa vị bất thối chuyển. Trú ở địa vị bất thối chuyển, thanh tịnh Phật đạo, diệt trừ nghiệp thô ác nơi thân, miệng, ý, và diệt những việc đã sai lầm từ đầu đến nay đối với các pháp, ấy gọi là thanh tịnh địa vị Phật đạo.
            KINH: Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: Bồ-tát ma-ha-tát trú địa vị nào có thể làm ruộng phước cho Thanh-văn, Bích-chi Phật?
            LUẬN: Xá-lợi-phất, thân tâm cung kính Bồ-tát, nên nay hỏi Bồ-tát chưa hết lậu kiết, trú công đức nào mà có thể làm ruộng phước cho Thanh-văn, Bích-chi Phật.
            KINH: Phật bảo Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát từ khi mới phát tâm hành sáu Ba-la-mật, cho đến khi ngồi đạo tràng, ở khoảng trung gian ấy thường làm ruộng phước cho Thanh-văn, Bích-chi Phật.
            LUẬN: Phật lấy nghĩa này khai thị Xá-lợi-phất: Tuy ba
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (Mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 16, Bất thối phẩm (不退品), tr. 339a-341b; quyển 17, Kiên cố phẩm (堅固品), tr. 341b13-342a29.
 

* Trang 576 *
device

môn giải thoát và Niết-bàn đồng nhau mà Bồ-tát có tâm đại từ bi, còn Thanh-văn, Bích-chi Phật thì không; Bồ-tát từ khi mới phát tâm hành sáu Ba-la-mật, cho đến mười tám pháp không chung, đều muốn độ hết thảy chúng sanh, đầy đủ hết thảy Phật pháp, cho nên hơn.
            KINH: Vì cớ sao? Vì nhờ có nhân duyên của Bồ-tát ma-ha-tát nên các thiện pháp thế gian được phát sanh.
            LUẬN: Trước Phật đã lấy một nhân duyên lợi ích mà hành các hạnh nên làm ruộng phước cho Thanh-văn, Bích-chi Phật, nay nói có Bồ-tát làm nhân duyên lợi ích bên ngoài, nên thế gian mới có được hết thảy pháp lành, vì cớ sao? Vì Bồ-tát phát tâm, tuy khi chưa thành Phật, song đã khiến chúng sanh khả độ trú vào ba thừa đạo, nếu không được ba thừa thời khiến trú mười thiện đạo, huống gì khi thành Phật.
            Hỏi: Do nhân duyên của Thanh-văn, Bích-chi Phật cũng khiến thế gian có được pháp lành, cớ sao chỉ nói Bồ-tát mới có thể khiến chúng sanh có được pháp lành?
            Đáp: Nhân Thanh-văn, Bích-chi Phật mà thế gian có được pháp lành cũng đều do Bồ-tát nên có, nếu Bồ-tát không phát tâm, thế gian không có Phật đạo, huống gì Thanh-văn, Bích-chi Phật. Phật đạo là gốc căn bản của Thanh-văn, Bích-chi Phật.
            * Lại nữa, tuy nhân Thanh-văn, Bích-chi Phật mà có 

* Trang 577 *
device

một ít pháp lành, vì ít nên không nói. Còn không nói đến Thanh-văn, Bích-chi Phật, huống gì các thầy ngoại đạo.
            KINH: Những gì nói đến là pháp lành? Đó là mười thiện đạo, năm giới, tám phần trai giới, bốn thiền, bốn tâm vô lượng, bốn tịnh vô sắc, bốn chỗ để niệm, bốn siêng năng chánh, bốn thần túc như ý, năm căn, năm lực, bảy giác phần, tám phần Thánh đạo, đều xuất hiện ở đời. Do nhân duyên của Bồ-tát mà sáu Ba-la-mật, mười tám không, mười lực của Phật, bốn việc không sợ, bốn trí vô ngại, mười tám pháp không chung. Đại từ đại bi, trí nhất thiết chủng, đều hiện ở đời.
            Do nhân duyên của Bồ-tát nên có dòng lớn Sát-lợi, dòng lớn Bà-la-môn, đại gia cư sĩ, trời Tứ thiên vương, cho đến trời Phi-hữu-tưởng, Phi-vô-tưởng, đều xuất hiện ở đời.
            Do nhân duyên của Bồ-tát nên có Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi Phật đều xuất hiện ở đời.
            LUẬN: Hỏi: Do nhân duyên của Bồ-tát nên có pháp lành hiện ở đời thì có thể như vậy, còn dòng lớn Sát-lợi, dòng lớn Bà-la-môn, đại gia cư sĩ, nếu đời không có Bồ-tát cũng vẫn có các quí tộc này, cớ sao nói đều từ Bồ-tát phát sanh?
            Đáp: Do nhân duyên của Bồ-tát, thế gian có năm giới, 

* Trang 578 *
device

mười thiện, tám trai giới v.v... pháp ấy có thượng, trung, hạ. Thượng thì đắc đạo, trung thì sanh cõi trời, hạ thì sanh cõi người, nên mới có dòng lớn Sát-lợi, dòng lớn Bà-la-môn, đại gia cư sĩ.
            Hỏi: Nếu đời không có Bồ-tát, thế gian cũng có năm giới, mười thiện, tám trai, dòng lớn Sát-lợi v.v...?
            Đáp: Bồ-tát thọ thân nhiều cách, hoặc có khi thọ thân theo nghiệp nhân duyên, hoặc thọ thân biến hóa, ở thế gian giáo hóa, nói các thiện pháp, và pháp thế giới, pháp vua, pháp thế tục, pháp xuất gia, pháp tại gia, pháp chủng loại, pháp cư gia. Thương xót chúng sanh, hộ trì thế giới, tuy không có pháp Bồ-tát, pháp thường hằng ở đời. Vì nhân duyên ấy, nên nói đều từ Bồ-tát mà có.
            Hỏi: Bồ-tát thanh tịnh, hành đại từ bi, cớ sao nói xen các tạp pháp thế tục?
            Đáp: Có hai hạng Bồ-tát: 1. Hành từ bi thẳng vào Bồ-tát đạo. 2. Bại hoại Bồ-tát cũng có bi tâm, sửa trị bằng quốc pháp, không chút tham lợi; tuy có làm điều phiền, nhưng làm điều an ổn nhiều hơn. Trị một người ác, để thành một nhà, người lập pháp như vậy, tuy không gọi là thanh tịnh Bồ-tát, mà được gọi là bại hoại Bồ-tát. Vì nhân duyên ấy nên đều do Bồ-tát mà có.
            Người giàu sang ở thế gian, đều từ hai thừa đạo mà có, hai thừa đạo từ Phật mà có, Phật nhân Bồ-tát mà có. Nếu không có Bồ-tát nói pháp lành thì thế gian không có đạo trời, đạo người, đạo A-tu-la, không có thọ vui, không có thọ không 

* Trang 579 *
device

khổ không vui, chỉ có thọ khổ, thường có tiếng địa ngục kêu khóc. Bồ-tát có lợi ích lớn như vậy, cớ sao không gọi là làm phước điền cho thế gian?
            Xá-lợi-phất nghe Bồ-tát có công đức lớn cần nên cúng dường, tâm nghĩ rằng: Bồ-tát tuy có công đức lớn, mà phiền não chưa hết, không thể tiêu hóa sự cúng dường ấy? Ví như người tuy ăn đồ ngon mà bên trong có bệnh nên không thể tiêu hóa. Vì vậy nên:
            KINH: Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: Bồ-tát ma-ha-tát cần phải báo đáp đầy đủ ân thí chủ chăng?
            Phật dạy: Không. Vì sao? Vì vốn đã báo đáp đầy đủ rồi.
            LUẬN: Vì Bồ-tát từ khi mới phát tâm đã là bậc thượng thủ của hết thảy chúng sanh cúng dường. Vì cớ sao? Vì tâm quyết định vì vô lượng vô số chúng sanh chịu thay khổ nhọc. Lại lợi ích vô lượng vô số chúng sanh khiến được độ thoát muốn lấy sức đại trí tuệ về hết thảy Phật pháp có thể làm cho thế gian tức là Niết-bàn. Có các nhân duyên như vậy nên nói vốn đã báo đáp đầy đủ.
            * Lại nữa, Phật nói lại nhân duyên tiêu hóa ân bố thí như:
            KINH: Này Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát là đại thí chủ. Thí những gì? Thí các pháp lành, những pháp gì? Mười thiện đạo, năm giới cho đến

* Trang 580 *
device

mười tám pháp không chung, trí nhất thiết chủng, lấy các pháp ấy thí cho.
            LUẬN: Trước nói do nhân duyên của Bồ-tát mà thế gian có pháp lành, nay nói Bồ-tát là vị chủ thí pháp lành, đó là chỗ sai khác.
            KINH: Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: Bạch Thế-tôn! Bồ-tát ma-ha-tát làm thế nào tu tập tương ưng Bát-nhã ba-la-mật cùng với Bát-nhã ba-la-mật tương ưng?
            LUẬN: Trên kia nói một ngày tu Bát-nhã ba-la-mật, thắng hơn Thanh-văn, Bích-chi Phật. Từ nhân duyên ấy, Phật mỗi mỗi tán thán Bồ-tát[1] có công đức lớn như vậy đều từ Bát-nhã ba-la-mật phát sanh. Thế cho nên nay hỏi làm thế nào Bồ-tát tập hành Bát-nhã ba-la-mật, cùng với Bát-nhã ba-la-mật tương ưng?
            * Lại nữa, Xá-lợi-phất biết Bát-nhã ba-la-mật khó tu khó đắc, như huyển như hóa khó thọ trì được, sợ hành giả trái sai, nên hỏi tu tập tương ưng.
            KINH: Phật bảo Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát tu tập tương ưng sắc không, ấy gọi là cùng với Bát-nhã ba-la-mật tương ưng. Tu tập tương ưng với thọ, tưởng, hành, thức không, ấy gọi là cùng với Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 22a8-9: Lại nữa Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát hành bát-nhã ba-la-mật, một ngày tu trí tuệ, thắng hơn hết thảy Thanh-văn, Bích-chi Phật. 

* Trang 581 *
device

          Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát tu tập tương ưng với nhãn không, ấy gọi là cùng với Bát-nhã ba-la-mật tương ưng. Tu tập tương ưng với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý không, ấy gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật tương ưng. Tu tập tương ưng với sắc không, ấy gọi là cùng với Bát-nhã ba-la-mật tương ưng. Tu tập tương ưng với thanh, hương, vị, xúc, pháp không, ấy gọi là cùng với Bát-nhã ba-la-mật tương ưng. Tu tập tương ưng với nhãn giới không, sắc giới không, thức giới không, ấy gọi là cùng với Bát-nhã ba-la-mật tương ưng. Tu tập tương ưng với nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới, tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, pháp giới, ý thức giới không, ấy gọi là cùng với Bát-nhã ba-la-mật tương ưng. Tu tập tương ưng với khổ không, ấy gọi là cùng với Bát-nhã ba-la-mật tương ưng. Tu tập tương ưng với tập, diệt, đạo không, ấy gọi là cùng với Bát-nhã ba-la-mật tương ưng. Tu tập tương ưng với vô minh không, ấy gọi là cùng với Bát-nhã ba-la-mật tương ưng. Tu tập tương ưng với hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử không, ấy gọi là cùng với Bát-nhã ba-la-mật tương ưng. Tu tập tương ưng với hết thảy pháp không, hoặc hữu vi, hoặc vô vi, ấy gọi là cùng với Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.

* Trang 582 *
device

            LUẬN: Năm uẩn (pañcaskandha)[1] là sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
            Sắc uẩn (rūpa-skandha): là pháp có thể thấy, nhân duyên của sắc ấy cũng có thứ không thể thấy có đối ngại. Có đối ngại tuy không thể thấy, cũng gọi là sắc. Như người đắc đạo gọi là đạo nhân. Các người khác xuất gia mà chưa đắc đạo, song nhân đây mà đắc đạo, nên cũng gọi là đạo nhân.
            Những sắc gì là có thể thấy? Một Sắc xứ là phần ít sắc có thể thấy có đối ngại, nhiếp vào một nhập Sắc nhập. Chín xứ kia (thanh, hương, vị, xúc, nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân xứ) và nghiệp vô tác, gọi là sắc không thể thấy.
            Có đối ngại là mười xứ. Không có đối ngại chỉ là sắc vô tác. Phân biệt về sắc hữu lậu, vô lậu cũng như vậy.
            Như Kinh nói: Sắc có ba thứ: Có sắc có thể thấy có đối ngại, có sắc không thể thấy có đối ngại, có sắc không thể thấy không đối ngại.[2] Thế nên biết chẳng phải chỉ vì mắt thấy gọi là sắc, mà mười mười xứ (mười nhập) trong ngoài có thể làm phát khởi năm thức đều gọi là sắc, nhân từ sắc phần ấy sanh ra sắc vô tác.
            Sắc lại có bốn thứ: Sắc bên trong có giác thọ, không giác thọ; sắc bên ngoài có giác thọ, không giác thọ.
            * Lại có năm thứ sắc: Đó là năm trần.
            * Lại có một thứ sắc, đó là sắc não hoại. Sắc thân chúng sanh gọi là sắc não hoại, sắc phi chúng sanh cũng gọi là sắc não hoại. Nhân duyên tướng não hoại nên cũng gọi là não, ví như có thân thời có khổ, đói khát, lạnh, nóng, già
 

[1] Tương ưng bộ kinh, tập III.
[2] T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含), quyển 13, kinh số 322, tr. 91c1-22: Coù saéc coù theå thaáy coù ñoái ngaïi, coù saéc khoâng theå thaáy coù ñoái ngaïi, coù saéc khoâng theå thaáy khoâng ñoái ngaïi. (色有三種: 有色可見有對, 有色不可見有對, 有色不可見無對)

* Trang 583 *
device

bệnh, đao gậy v.v...
            * Lại có hai thứ sắc: Đó là bốn đại và sắc do bốn đại tạo ra; sắc trong, sắc ngoài; sắc có giác thọ, sắc không giác thọ; sắc hệ phược, sắc không hệ phược; có sắc làm sanh tội, có sắc làm sanh phước; nghiệp sắc, phi nghiệp sắc; sắc nghiệp, sắc quả; sắc nghiệp, sắc báo; sắc quả, sắc báo; sắc hữu phú vô ký, sắc vô phú vô ký; sắc có thể thấy, sắc không thể thấy; sắc có đối ngại, sắc không đối ngại; sắc hữu lậu, sắc vô lậu. Như vậy phân biệt hai thứ sắc.
            * Lại có ba thứ sắc; như trên đã nói, sắc có thể thấy, có đối ngại.
            * Lại có ba thứ sắc là sắc lành, sắc chẳng lành, sắc vô ký; sắc học, vô học, phi học, phi vô học; sắc sanh ra, từ thấy lý tứ đế được đoạn hoặc, sắc sanh ra từ tư duy tứ đế được đoạn hoặc, sắc sanh ra từ không đoạn hoặc.
            * Lại có ba thứ sắc: sắc hệ thuộc cõi Dục, sắc hệ thuộc cõi Sắc, sắc không hệ thuộc; có sắc hay sanh tham dục, có sắc hay sanh sân nhuế, có sắc hay sanh ngu si. Sắc sanh ba kiết, ba lậu v.v... cũng như vậy, có sắc tuy sanh thiện căn không tham, thiện căn không sân, thiện căn không si. Ba thiện pháp như vậy nên nói rộng. Có sắc hay sanh pháp hữu phú vô ký, hay sanh pháp vô phú vô ký. Vô phú vô ký lại có hai: Là có thứ quả báo sanh, có thứ chẳng phải quả báo sanh.
            * Lại có bốn thứ sắc, như đã nói trong mục thọ và chẳng thọ trên kia. Bốn đại và tạo sắc ba thứ thiện, bất thiện vô ký. Tác sắc và vô tác

* Trang 584 *
device

sắc của thân nghiệp, tác sắc và vô tác sắc của khẩu nghiệp. Thọ sắc (khi thọ giới được sắc luật nghi) chỉ sắc (ngưng các pháp bất thiện). Dụng sắc (như chúng tăng thọ dụng vật bố thí), bất dụng sắc (vật không thọ dụng). Như vậy bốn thứ sắc.
            Lại có năm thứ sắc là tác vô tác sắc của thân, tác vô tác sắc của miệng và phi nghiệp sắc; năm căn; năm trần; thô sắc, động sắc, ảnh sắc, tượng sắc, cuống sắc.
            Thô sắc là sắc có thể thấy có thể nghe, có thể ngữi, có thể nếm, có thể chạm, như đất đá v.v...
            Động sắc có hai thứ là chúng sanh động tác và phi chúng sanh động tác như nước lửa, gió động tác. Đất nương nơi vật khác nên động, dưới có gió lớn động nước, nước động đất, gió động cây, còn tự rung động như đá nam châm hút sắt, như chân châu, ngọc, xa cừ, mã não, ban đêm có thể tự đi. Đều do chúng sanh phước đức đời trước, nhân duyên của nghiệp không thể nghĩ bàn.
            Hỏi: Ảnh sắc, tượng sắc, không nên nói riêng, vì sao? Vì tượng do mắt, ánh sáng, soi gương sạch nên phản ảnh tự soi thấy, ảnh cũng như vậy, ngăn ánh sáng nên ảnh hiện ra, không có pháp riêng khác?
            Đáp: Việc ấy không đúng, như trong dầu thấy tượng đen, thời chẳng phải là bổn sắc, như nơi lưỡi dao năm thước, soi ngang thời thấy tượng mặt mình rộng, soi dọc thời thấy tượng mặt mình dài, thời chẳng phải là cái mặt vốn có, như những vết trong thủy tinh đại tần, trong mỗi vết đều có tượng mặt mình, thời chẳng phải là một tượng mặt, vì nhân duyên 

* Trang 585 *
device

ấy, chẳng trở lại thấy được bổn tượng.
            Lại nữa, có gương, có người soi, có người cầm, có ánh sáng, đủ các nhân duyên hòa hợp nên có tượng hiện ra, nếu các duyên không đủ thời tượng không hiện. Tượng ấy cũng chẳng phải không nhân duyên, cũng chẳng ở trong nhân duyên. Như vậy tự riêng có pháp chẳng phải là mặt. Sắc vi tế ấy, cách sanh ra như vậy, chẳng đồng với thô sắc, như nhân lửa có khói, lửa tắt khói còn.
            Hỏi: Nếu như vậy, không nên nói ảnh riêng, vì đồng là sắc vi tế?
            Đáp: Tượng trong gương có các sắc, còn ảnh thì chỉ một sắc (sắc tối) cho nên không đồng. Hai thứ ấy tuy đều đồng theo hình, hình chất mỗi bên khác nhau, ảnh từ ngăn ánh sáng mà hiện, tượng thời từ các nhân duyên sanh, tuy đồng là sắc vi tế, song mỗi mỗi khác nhau.
            Cuống sắc là như ráng nắng, như huyễn như hóa, như Càn-thát-bà-thành v.v... ở xa dối gạt mắt người thấy có, đến gần thì không có.
            Như vậy vô lượng các thứ sắc, gọi chung là sắc uẩn.
            Thọ uẩn (vedana-skandha): nhân bên trong có mắt, bên ngoài duyên sắc, nghĩ muốn thấy, có ánh sáng có khoảng trống, sắc ở chỗ có thể thấy, do các nhân duyên như vậy phát sanh nhãn thức, do nhân duyên trên hòa hợp với thức nên từ trong thức sanh ra tâm số pháp, gọi là xúc. Xúc này là căn bổn của hết thảy tâm số pháp, có ba uẩn cùng sanh đó là thọ, tưởng, hành.[1]
 

[1] T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含), quyển 8, kinh số 214, tr. 54a22-b1; quyển 11, kinh số 273, tr. 72b20-73a1, quyển 13, kinh số 306, tr. 87c18-88a20. 

* Trang 586 *
device

Hỏi: Trong nhãn thức cũng có xúc và ba uẩn, cớ sao nói xúc làm nhân duyên sanh ba uẩn?
            Đáp: Đây luận về hiện tại xúc làm nhân duyên sanh ba uẩn, chứ không phải nhân duyên cho mắt thấy.
            Hỏi: Nhân duyên tâm số pháp sanh ra ba uẩn, cớ sao chỉ nói xúc?
            Đáp: Nhãn thức trụ trong giây lát liền diệt, sanh ý thức vi tế, không rõ ràng, cho nên không nói sanh ba uẩn, chỉ nói từ xúc sanh, như sắc pháp từ nhân duyên hòa hợp sanh, tâm số pháp cũng như vậy; từ xúc pháp hòa hợp sanh. Như sắc pháp từ hòa hợp sanh, không hòa hợp thời không sanh, tâm số pháp cũng như vậy, có xúc thời sanh, không xúc thời không sanh.
            Thọ uẩn này một thứ, đó là tướng thọ.
            Lại có hai thọ là thân thọ, tâm thọ; nội thọ, ngoại thọ; thô tế; xa gần; tịnh, bất tịnh v.v...
            Lại nữa, có ba thứ thọ là khổ, vui, không khổ không vui; thiện, bất thiện, vô ký, học, vô học, phi học phi vô học; đoạn lậu hoặc do thấy tứ đế, đoạn lậu hoặc tư duy tứ đế, chẳng đoạn; nhân thấy đế đoạn lậu hoặc sanh thọ, nhân tư duy đoạn lậu hoặc sanh thọ, nhân chẳng đoạn lậu hoặc sanh thọ, hoặc nhân thân kiến sanh, không trở lại làm nhân cho thân kiến, hoặc nhân thân kiến sanh, trở lại làm nhân cho thân kiến, hoặc không nhân thân kiến sanh không trở lại làm nhân cho thân kiến.[1]
 

[1] T. 26: Phẩm loại túc luận (品類足論), quyển 17, tr. 761b28-c5: Thọ uẩn có ba cú: (1) hoaëc có thaân kieán làm nhân, khoâng có thân kiến laøm nhân, nghĩa là trừ quá khứ, hiện tại thấy khổ đế sở đoạn, tùy miên tương ưng thọ uẩn, và trừ quá khứ hiện tại kiến tập đế sở đoạn, và trừ vị lai thân kiến tương ưng thọ uẩn, các thọ uẩn nhiễm ô khác. (2)  hoặc có thân kiến làm nhân cũng có thân kiến nhân, nghĩa là trước trừ thọ uẩn. (3) hoặc không có thân kiến làm nhân, không có thân kiến nhân, nghĩa là thọ uẩn không nhiễm ô.
an style='font-size:9.0pt;font-family:"CN-Times","serif";mso-fareast-font-family: "Times New Roman"'>[2]T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含), quyển 13, kinh số 322, tr. 91c1-22: Coù saéc coù theå thaáy coù ñoái ngaïi, coù saéc khoâng theå thaáy coù ñoái ngaïi, coù saéc khoâng theå thaáy khoâng ñoái ngaïi. (色有三種: 有色可見有對, 有色不可見有對, 有色不可見無對)

* Trang 587 *
device

            * Lại có ba thọ là thọ hệ thuộc cõi Dục, hệ thuộc cõi Sắc, hệ thuộc cõi Vô sắc.
            * Lại có bốn thọ là thọ trong thân, thọ ngoài thân, thọ trong tâm, thọ ngoài tâm.
            Thọ tương ưng với bốn chánh cần, bốn như ý túc v.v... và thọ tương ưng với bốn lưu,[1] bốn phược (bandhana)[2] v.v... ấy gọi là bốn thứ thọ.
            * Lại có năm thọ là lạc căn, khổ căn, ưu căn, hỷ căn, xả căn thọ tương ưng với thấy khổ dứt lậu hoặc cho đến thọ tương ưng với tư duy đoạn lậu hoặc. Thọ tương ưng với năm triền cái, năm kiết[3] các phiền não v.v... cũng như vậy.
            * Lại có sáu thọ là thọ tương ưng với sáu thức. Thọ tương ưng với ý thức phân biệt có mười tám là mắt thấy sắc tâm tư duy phân biệt sanh hỷ, mắt thấy sắc tâm tư duy phân biệt sanh ưu, mắt thấy sắc tâm tư duy phân biệt sanh xả. Cho đến ý thức cũng như vậy trong mười tám thọ đó có sạch có dơ. Thành ba mươi sáu. Ba đời đều có ba mươi sáu thành một trăm lẽ tám.[4]
            Các nhân duyên như vậy phân biệt nghĩa của thọ có vô lượng, gọi là thọ uẩn.
            Tưởng uẩn (saṃjñā-skandha): tương ưng, hành uẩn, thức uẩn cũng phân biệt như vậy. Vì cớ sao? Vì cùng với thọ tương ưng.
            * Lại nữa, Phật dạy có bốn tưởng là tiểu tưởng, đại tưởng, vô lượng tưởng, vô sở hữu tưởng.
            Tiểu tưởng là giác tri tiểu pháp, như nói tiểu pháp là tiểu dục, tiểu tín, tiểu sắc, tiểu duyên tưởng. gọi là tiểu tưởng.
 

[1] T. 2: Tạp a-hàm kinh (雜阿含), quyển 43, kinh số 1172, tr. 313c20-21; T. 26: Tập di môn túc luận (集異門足論), quyển 8, tr. 399b29-c8; T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (大毘婆沙論), quyển 48, tr. 247a8-b21: Bốn lưu, bốn bộc lưu: dục lưu, hữu lưu, kiến lưu và vô minh lưu. (Catvāra-oghāḥ, kāma-ogha, bhava-ogha, dṛṣṭy-ogha, avidyā-ogha).
[2] T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含), quyển 18, kinh số 490, tr. 127a15-17; T. 28: A-tỳ-đàm tỳ-bà-sa luận (Vibhāsā-śāstra-阿毘曇毘婆沙論), quyển 26, tr. 193c24-194b23; T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-大毘婆沙論), quyển 48, tr. 248c8-249b13: bốn phược: tham dục phược, sân nhuế phược, giới thủ phược và ngã kiến phược. .
[3] Ngũ kiết: tham kiết, sân kiết, mạn kiết, tật kiết và san kiết. Ngũ thượng phần kiết (pañca-ūrdhvabhāgīya-saṃyojanāni-五上分結): sắc tham, vô sắc tham, trạo cử, mạn và vô minh. Ngũ hạ phần kiết (pañca-āvarabhāgīya-saṃyojanāni-五下分結): tham dục, sân nhuế, thân kiến, giới cấm thủ kiến và nghi.
[4] T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含), quyển 17, kinh số 485, tr. 123c21-124b17; T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-大毘婆沙論), quyển 139, tr. 714b29-716a18. 

* Trang 588 *
device

            * Lại nữa, tưởng hệ thuộc cõi Dục là tiểu, hệ thuộc cõi Sắc là đại, hệ thuộc ba đời cõi Vô sắc là vô lượng, tưởng hệ thuộc Vô sở hữu xứ gọi là Vô sở hữu tưởng.
            * Lại nữa, tưởng tương ưng phiền não gọi là tiểu tưởng, tưởng hữu lậu vô cấu gọi là đại tưởng, tưởng thật tướng các pháp gọi là Vô sở hữu tưởng. Tưởng vô lậu gọi là vô lượng tưởng, vì pháp Niết-bàn là vô lượng vậy.
            * Lại nữa, Phật dạy có sáu tưởng là nhãn xúc tương ưng sanh tưởng, cho đến ý xúc tương ưng sanh tưởng.[1]
            Hành uẩn (saṃskāra-skandha): Phật có khi nói hết thảy pháp hữu vi là hành,[2] hoặc nói là hành là thân hành, khẩu hành, ý hành.[3] Thân hành là hơi thở ra vào, vì hơi thở thuộc thân. Khẩu hành là giác quán, vì trước giác quán vậy sau mới nói năng. Ý hành là thọ, tưởng vì thọ khổ, vui, chấp thủ theo tưởng do tâm phát khởi, ấy gọi là ý hành.
            Tâm số pháp có hai thứ:1. Thuộc kiến 2. Thuộc ái. Thuộc ái làm chủ gọi là thọ, thuộc kiến làm chủ gọi là tưởng. Vì vậy nên nói hai pháp ấy là ý hành.
            Phật có khi nói ba hành là phước hành, tội hành, bất động hành, trong mười hai nhân duyên gọi là hành uẩn. Phước hành là nghiệp thiện hệ thuộc cõi Dục, tội hành là nghiệp bất thiện, bất động hành[4] nghiệp hệ thuộc cõi Sắc cõi Vô sắc.
            Theo A-tỳ-đàm thì trừ thọ tưởng, tất cả các tâm số pháp khác, và vô tưởng định, diệt tân định, tâm bất tương ưng hành
 

[1] T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含), quyển 2, kinh số 41, tr. 9b28-c1; quyển 42, tr. 10b6-7.
[2] T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含), quyển 4, kinh số 101, tr. 28b14; quyển 39, kinh số 1085, tr. 284c13.
[3] T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含), quyển 12, kinh số 298, tr. 85a25-26; quyển 14, kinh số 344, tr. 95a25-26; quyển 14, kinh số 355, tr. 99c13-14; quyển 21, kinh số 568, tr. 150a21-b4; T. 2: duyên khởi kinh (pratītya-samutpāda-sūtra-緣起經), quyển 1, tr. 547c4-5.
[4] T. 26: Pháp uẩn túc luận (Dharma-skandha-śāstra- 法蘊足論), quyển 11, tr. 506a14-15: Lại nữa, trong bình dụ kinh, Phật dạy rằng: vô minh làm duyên, tạo phước, phi phước và bất động hành… 

* Trang 589 *
device

pháp ấy gọi là hành uẩn.
            Thức uẩn (vijñāna-skandha): sáu nhập trong ngoài hòa hợp sanh sáu giác tri, gọi là thức. Vì sức nội duyên lớn nên gọi là nhãn thức, cho đến gọi là ý thức.
            Hỏi: Ý tức là thức, cớ sao vì sức của ý duyên nên sanh ý thức.
            Đáp: Ý, vì là tướng sanh diệt, vì phần nhiều nhân nơi ý đã sanh trước, nên duyên pháp phát sanh ý thức.
            Hỏi: Ý trước đã diệt, làm sao có thể sanh thức sau?
            Đáp: Ý có hai thứ: 1. Niệm niệm diệt. 2. Tâm tương tục gọi là một. Vì tâm tương tục ấy nên các tâm gọi là một ý. Thế nên nương ý mà sanh thức. Không lỗi.
            Ý thức khó hiểu, cho nên 96 thứ ngoại đạo, không nói nương ý sanh thức, chỉ nói nương ý sanh thức, chỉ nói nương thần ngã làm gốc.
            Năm uẩn này đã nói rộng trong chương bốn chỗ niệm tưởng. Chỗ thân niệm tưởng nói sắc uẩn chỗ thọ niệm tưởng nói thọ uẩn, chỗ tâm niệm tưởng nói thức uẩn, chỗ pháp niệm tưởng nói tưởng uẩn, hành uẩn.
            Hỏi: Không nên có năm uẩn, chỉ nên có sắc uẩn, thức uẩn. Thức uẩn theo lúc phân biệt nên có tên khác gọi là thọ, tưởng, hành,[1] như thức bất tịnh gọi là phiền não, thức thanh tịnh gọi là pháp lành?
            Đáp: Không đúng! Vì cớ sao? Vì nếu tên khác thì thực cũng khác, nếu thật pháp không khác thì tên chẳng nên khác. Nếu chỉ có tâm mà không có tâm số pháp thì không thể có
 

[1] T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-大毘婆沙論), quyển 2, tr. 8c7-9, quyển 127, tr. 661c17-19; quyển 142, tr. 730b25-29; T. 32: Thành thật luận (Satyasiddhi-śāstra-成實論), quyển 3, tr. 258b13-14. 

* Trang 590 *
device

có nhơ có sạch, ví như nước ao trong sạch, voi điên vào làm cho nó vẩn đục, nếu bỏ ngọc thanh thủy vào nước liền trong sạch. Không được nói ngoài không voi không ngọc. Tâm cũng như vậy. Phiền não vào làm cho tâm đục, thiện pháp từ bi vào làm cho tâm trong. Vì vậy không được nói phiền não, từ bi chính là tâm.
            Hỏi: Ông không nghe trước tôi nói, tâm nhơ là phiền não, tâm sạch là pháp lành?
            Đáp: Nếu tâm nhớ thứ lớp làm sao sanh ra tâm sạch? Tâm sạch thứ lớp làm sao sẽ sanh ra tâm nhơ? Vì vậy nên việc ấy không đúng. Ông chỉ biết việc thô hiện mà không biết tâm số pháp. Không thể vì không biết bèn cho là không. Thế nên biết chắc chắn có năm uẩn.
            Hỏi: Nếu có, cớ sao không nhiều hơn hoặc không ít hơn, chỉ nói có năm?
            Đáp: Các pháp đều có giới hạn nhất định, như pháp bàn tay có năm ngón, không được cầu nó nhiều hơn hoặc ít hơn.
            Lại nữa, pháp hữu vi tuy có vô lượng, Phật phân phán làm năm phần là gom hết.
            Hỏi: Nếu như vậy, cớ sao còn nói mười hai nhập, mười tám giới?
            Đáp: Các nghĩa phải như vậy, nhập và giới nghĩa khác nhau, Phật là vua pháp, vì chúng sanh nên có khi nói lược, có khi nói rộng. Có chúng sanh đối với sắc không mê hoặc lắm mà đối với tâm thì mê lầm nhiều, nên Phật

* Trang 591 *
device

dạy năm uẩn, có chúng sanh đối với tâm tâm số pháp không sanh tà hoặc, chỉ mê hoặc sắc, vì chúng sanh ấy Phật dạy sắc làm mười chỗ, tâm tâm số pháp nói chung làm hai chỗ. Có chúng sanh đối với tâm số pháp ít tà hoặc mà lại không hiểu sắc tâm, vì chúng sanh này Phật dạy tâm số pháp làm một giới, sắc và tâm làm mười bảy giới. Hoặc có chúng sanh không biết thế gian khổ sanh diệt, không biết con đường lìa khổ, vì chúng sanh này, Phật dạy bốn đế là: Thế gian và thân đều là khổ, phiền não ái v.v... là khổ nhân, phiền não diệt là khổ diệt, phương tiện diệt phiền não ấy là đạo. Hoặc có chúng sanh đắm trước tôi, ta, đối với các pháp sanh tà kiến chấp tướng một, khác, hoặc nói thế gian không nhân không duyên, hoặc đọa vào tà nhân duyên; vì chúng sanh này Phật dạy mười hai nhân duyên.
            Có người nói: Pháp thường hoặc nói thần ngã thường, hoặc nói hết thảy pháp thường, chỉ khi diệt nó ẩn tàng vi tế, chứ không mất. Nếu gặp nhân duyên hội họp liền xuất hiện trở lại chứ không phải pháp khác, vì hạng người ấy, Phật dạy hết thảy pháp hữu vi đều là pháp tạo tác, không có thường hằng nhất định, ví như người gỗ, do các máy móc, thanh gỗ hòa hợp nên có thể động tác; chứ không có sự thật. Ấy gọi là pháp hữu vi.
            Hỏi: Trong đây nói năm uẩn, có thứ lớp gì?
            Đáp: Hành giả mới đầu tập quán pháp, trước hết quán pháp thô, biết thân có các hoạn nạn như bất tịnh, vô thường, khổ, không, vô ngã. Chúng sanh sở dĩ mê đắm thân này vì nó

* Trang 592 *
device

sanh vui. Quán kỷ cái vui ấy thấy có vô lượng khổ thường theo dõi. Cái vui ấy cũng vô thường, khổ, vô ngã.
            Trong sáu trần có vô lượng khổ, tại sao chúng sanh mê đắm! Vì chúng sanh chấp thủ tướng nên mê đắm. Như hai người thân cùng một giống (thân), riêng người mê đắm mất mạng, chấp thủ theo tướng chết, sanh khổ vui (thọ), phát động sanh ra ý hành v.v... khi tâm hành phát động, thức biết phương tiện lìa khổ được vui. Ấy là thức (tâm)
            Lại nữa, chúng sanh do năm dục nên thọ khổ vui. Do chấp thủ tướng nên nhiễm đắm cái vui ấy, vì nhiều đắm cái vui ấy, nên hoặc khởi lên ba độc, hoặc ba thiện căn, ấy gọi là hành. Thức là chủ, thọ dụng việc trên ấy.
            Năm dục tức là sắc, sắc là căn bản, nên đầu hết nói sắc uẩn. Các uẩn khác thứ lớp có tên riêng. Các pháp mười hai nhập, mười tám giới đều do năm uẩn thứ lớp có. Chỉ riêng trong pháp nhập, pháp giới tăng thêm pháp vô vi. Trong tứ đế tăng thêm trí duyên diệt (trạch diệt vô vi) mười hai nhập, mười tám giới, pháp hữu vi, vô vi, như trên nói.
            Các pháp năm uẩn v.v... đều là không, vì thánh chúa nói vậy, thánh có ba bậc hạ, trung, thượng. Phật là chủ, như mặt trời là nhất giữa trăng sao, vì ánh sáng lớn. Phật được hết thảy trí tuệ, cho nên gọi là thánh chúa. Điều thánh chủ nói nên phải là thật.
            Lại nữa, vì mười tám không nên hết thân pháp không, hoặc dùng tánh không là có thể không hết thảy pháp, huống gì mười tám? Hoặc dùng nội không, ngoại không là có thể

* Trang 593 *
device

không hết thảy pháp, huống gì mười tám.
            Lại nữa, hoặc có pháp chẳng không, nên phải có hai thứ là sắc pháp, phi sắc pháp. Sắc pháp thì phân biệt phá hoại cho đến khi cần, phân biệt vi trần cũng không thể có được, cuối cùng đều không. Phi sắc pháp thì niệm niệm sanh diệt cho nên không, như đã nói trong chương bốn chỗ niệm tướng (Tứ niệm xứ).
            Lại nữa, các pháp tánh không, chỉ có danh tự; nhân duyên hòa hợp cho nên có danh tự. Như núi sông, cây cỏ, đất đai, nhân dân, châu quận, thành ấp hợp lại gọi là nước; làng xóm, chợ búa, nhà quán, cung điện hợp lại gọi là đô; kèo cột, rui mè, ngói tre, vách đá, hợp là gọi là điện; phần trên giữa dưới hợp lại gọi là trụ; từng tấm hợp lại nên có tên phần; các thể hợp lại nên gọi là tấm; các mảy nhỏ hợp lại nên gọi là thẻ. Các vi trần ấy có lớn, có vừa, có nhỏ, lớn là bụi bãy có thể thấy, vừa thời Chư thiên thấy, nhỏ thì thiên nhãn bậc thượng Thánh thấy được, tuệ nhãn trông vào thời không thấy gì; vì cớ sao? Vì tánh nó thật không. Nếu vi trần thật có tức là thường, không thể phân rã, không thể hủy hoại, lửa không đốt được, nước không chìm được.
            Lại nữa, nếu vi trần có hình, không hình, cả hai đều có lỗi. Vô hình thời làm sao gọi là sắc, có hình thời có phần vị giữa hư không, cũng có đủ mười phần theo mười phương; nếu có đủ mười phần theo mười phương thời không gọi là vi trần. Trong Phật pháp, sắc là thường không có xa gần thô tế.

* Trang 594 *
device

         * Lại nữa, lìa các nhân duyên danh tự thời không có pháp. Trừ các nhân duyên danh tự núi sông, đất đai thời không có tên nước, trừ nhân duyên danh tự làng xóm, đường ngỏ, thời không có tên đô, trừ nhân duyên danh tự kèo cột, tre ngói, thời không có tên điện, trừ nhân duyên danh tự ba phần trên giữa dưới của trụ thời không có tên trụ, trừ nhân duyên danh tự tấm mảnh thời không có phần, trừ nhân duyên danh tự thẻ, thời không có tên tấm, mảnh. Trừ nhân duyên danh tự các vi trần nhỏ, thời không có tên thẻ, trừ danh tự các vi trần vừa, thời không có vi trần lớn, trừ danh tự vi trần nhỏ, thời không có vi trần vừa, trừ thiên nhãn vọng thấy thời không có tên vi trần nhỏ. Do các nghĩa như vậy biết các pháp chắc chắn không.
            Hỏi: Nếu pháp rốt ráo không thời cớ sao có tên gọi?
            Đáp: Tên gọi nếu là có, thời bị phá cùng với pháp, nếu là không thời không nên nạn hỏi. Tên gọi cùng với pháp không khác nhau, vì vậy nên biết hết thảy pháp không.
            * Lại nữa, hết thảy pháp thật không, vì cớ sao? Vì nhất định không có một pháp nên đều từ nhiều pháp hòa hợp sanh. Nếu không một pháp thì cũng không có nhiều. Ví như cây, rễ, cành, nhánh, lá hòa hợp nên có giả danh cây. Nếu không có pháp cây, thời rễ cành nhánh lá hòa hợp cho cái gì. Nếu không hòa hợp thời không có một pháp, nếu không có một pháp thời cũng không có nhiều. Vì đầu một sau mới nhiều.
            *Lại nữa, hết thảy sự quán sát, ngữ ngôn hý luận, đều

* Trang 595 *
device

đều không thật thời hoặc thế gian cũng không đúng, thế gian vô thường cũng không đúng. Có chúng sanh, không chúng sanh, có biên không biên, có ngã, không ngã, các pháp thật, các pháp không, đều không đúng. Như trước đã nói ở trong các môn hý luận. Nếu các sự quán sát hý luận đều không, cớ sao các pháp chẳng không?
            Hỏi: Ông vừa nói các pháp thật, các pháp không đều không đúng, nay cớ sao lại các pháp không?
            Đáp: Có hai thứ không: 1. Nói danh tự không, thì chỉ phá chấp trước có, mà không phá không. 2. Lấy không phá có, cũng không có không. Như lúc tiểu kiếp sắp diệt tận thời có đao binh, tật dịch, cơ cẩn, nhưng vẫn có người vật, cầm thú, núi sông. Lúc đại kiếp đốt cháy, thời núi sông, cây cỏ, cho đến kim cương, đại thủy dưới đất cũng tiêu tận; lửa kiếp đã dứt thời luồng gió giữ nước cũng dứt, tất cả trống không, không còn sót gì. Không cũng như vậy, phá các pháp đều không, chỉ còn có Không tồn tại, mà chấp thủ nhiễm trước tướng không ấy.
            Đại không là phá hết thảy pháp, “Không” lại cũng không. Vì vậy nên ông không nên nạn hỏi. Nếu dẹp bỏ các hý luận, làm sao chẳng không?
            Các nhân duyên như vậy, nơi nơi nói không, nên biết hết thảy pháp không (sarvaṃ dharma śūnyatā).
            Tập tương ưng là tùy thuận Bát-nhã ba-la-mật tu tập hành quán, không ngừng  không nghĩ, ấy gọi là tập. Ví như đệ tử tùy thuận lời dạy của thầy, không trái ý thầy, ấy gọi là

* Trang 596 *
device

tương ưng. Như tướng Bát-nhã ba-la-mật, Bồ-tát cũng tùy thuận tướng ấy dùng trí tuệ quán sát, có thể được, có thể thành tựu, không tăng không giảm, ấy gọi là tương ưng. Ví như hộp và nắp lớn nhỏ xứng hợp nhau. Tuy Bát-nhã ba-la-mật diệt các quán pháp, nhưng vì lực trí tuệ, nên gọi là không gì không được. Không gì không quán. Biết được như vậy, không đọa hai bên, ấy là cùng Bát-nhã tương ưng.
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát tu tập tương ưng tánh không, ấy gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng. Như vậy, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật tu tập tương ưng bảy không, đó là tánh không, tự tướng không, các pháp không, bất khả đắc không, vô pháp không, hữu pháp không, vô pháp hữu pháp không, ấy gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.
            LUẬN: Hỏi: Sao không nói trú mười tám không, chỉ nói trú bảy không, gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng?
            Đáp: Trong Phật pháp, nói rộng là mười tám không, nói lược là bảy không, như nói pháp trợ đạo có ba mươi bảy phẩm, nói lược thời bảy giác phần.
            Lại nữa, bảy không này phần nhiều dùng làm lợi ích chúng sanh, như đại không, vô thỉ không, hoặc có khi chúng sanh khời tà kiến ấy, nên vì họ nói.
            Tánh không là hết thảy pháp tánh trước sau thường tự không, huống gì hiện tại? Nhân duyên thường không, huống 

* Trang 597 *
device

gì quả báo?
            Tự tướng không là các pháp tướng chung, tướng riêng, đều quán nó không, thời tâm xa lìa. Dùng hai không ấy, các pháp đều không, ấy gọi là các pháp không.
            Tự tánh không nên có tướng, tướng không nên các pháp không, các pháp không nên lại không có gì được, ấy gọi là bất khả đắc không.
            Dùng bốn thứ không ấy phá hết thảy hữu pháp. Nếu cho hữu pháp là có lỗi vì có tướng, mà chấp thủ vô pháp, thế nên nói vô pháp không. Nếu cho vô pháp là phi quấy, trở lại muốn chấp thủ hữu pháp, thế nên nói hữu pháp không.
            Trước nói bốn không, tuy phá hữu pháp, thời hành giả tâm lìa hữu pháp mà tồn tại nơi vô, thế nên nói vô pháp không. Nếu nói vô pháp là quấy vì tâm không dựa vào đâu được, muốn trở lại tồn hữu, thế nên lược nói hữu pháp không, vì tâm tồn hữu mỏng vậy.
            Vô pháp hữu pháp không là hành giả cho vô pháp không là quấy, tâm trở lại nghi hữu hữu, nếu tâm quán hữu, trở lại nghi vô pháp. Thế nên đều quán hữu vô đều không, như quán nội ngoại không. Vì vậy nên chỉ nói bảy không.
            Hỏi: Ông nói biết hết thảy pháp không, diệt hết các quán, ấy gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng. Quán như vậy gọi là tương ưng, không quán như vậy thời không tương ưng. Phân biệt thị phi tức cũng là quán, cớ sao nói diệt?
            Đáp: Vì vậy nên Kinh nói:

* Trang 598 *
device

           KINH: Phật bảo Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát khi tu tập tương ưng bảy không, không thấy sắc hoặc tương ưng hoặc không tương ưng, không thấy thọ, tưởng, hành, thức hoặc tương ưng hoặc không tương ưng; không thấy tướng sắc hoặc sanh hoặc diệt; không thấy tướng thọ, tưởng, hành, thức hoặc sanh hoặc diệt; không thấy tướng sắc, hoặc sạch hoặc nhơ, không thấy tướng thọ tưởng hành thức hoặc sạch hoặc nhơ.
            LUẬN: Hỏi: Không thấy tướng sắc hoặc sanh hoặc diệt là không thấy năm uẩn có sanh có diệt; nếu thấy có tướng sanh diệt tức là đọa vào đoạn diệt kiến; đọa vào đoạn diệt kiến thời không tội không phước; không tội không phước thời không khác gì cầm thú.
            Không thấy sắc hoặc nhơ hoặc sạch là không thấy năm uẩn có trói có mở; nếu năm uẩn có tánh trói thời không có được giải thoát; nếu năm uẩn có tánh sạch, thời không có việc học đạo.
            KINH: Không thấy sắc cùng thọ hợp, không thấy thọ cùng tưởng hợp, không thấy tưởng cùng hành hợp, không thấy hành cùng thức hợp, vì vậy không có pháp cùng pháp hợp, vì tánh nó không.
            LUẬN: Tâm tâm số pháp vô hình, vô hình thời không có chỗ ở, vì vậy sắc không cùng thọ hợp, như bốn đại và sắc

* Trang 599 *
device

do bốn đại tạo, hai xúc (hữu hình) hòa hợp, còn trong tâm tâm số pháp không có xúc (hữu hình) nên không được hòa hợp.
            Hỏi: Nếu như vậy sao nói thọ, tưởng, hành, thức không cùng hòa hợp?
            Đáp: Trong đây Phật tự nói không có pháp cùng pháp hợp, vì hết thảy pháp tánh thường không. Nếu không có pháp cùng pháp hợp, thời cũng không có lìa.
            Lại nữa, Phật tự nói nhân duyên:
            KINH: Này Xá-lợi-phất, trong sắc không, không có sắc; trong thọ tưởng, hành, thức không, không có thức.
            LUẬN: Vì cớ sao? Vì sắc với không trái nhau, nếu không đến thời diệt sắc, làm sao trong sắc không lại có sắc? Ví như trong nước không lửa, trong lửa không nước, vì tánh trái nhau.
            Lại nữa, có người nói: Sắc chẳng phải thật không, hành giả vào không Tam-muội thấy sắc là không, vì thế nên nói trong sắc không, hoàn toàn không có sắc. Trong thọ, tưởng, hành, thức không, cũng như vậy.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, sắc không nên không có tướng não hoại, thọ không nên không có tướng lãnh thọ, tưởng không nên không có tướng biết, hành không nên không có tướng tạo tác, thức không nên không có tướng giác tri.

* Trang 600 *
device

            LUẬN: Hỏi: Nghĩa ấy có thứ lớp gì?
            Đáp: Trước nói trong năm uẩn không năm uẩn, trong đó nay nói về nhân duyên của nó. Năm uẩn, mỗi mỗi tự tướng không thể có được nên nói trong năm uẩn không, không có năm uẩn.
            KINH: Vì cớ sao? Xá-lợi-phất, chẳng phải sắc pháp không, chẳng phải không khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.
            LUẬN: Phật dạy lại nhân duyên, nếu năm uẩn khác với không thời trong không nên có năm uẩn, nay năm uẩn không khác không, không không khác năm uẩn, năm uẩn tức là không, không tức là năm uẩn, vì vậy nên không chẳng phá năm uẩn, vì cớ sao? Phật tự nói nhân duyên rằng:
            KINH: Này Xá-lợi-phất, tướng không ấy của các pháp, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng tăng chẳng giảm,[1] pháp không ấy chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại. Thế nào trong không không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới, cho đến không ý thức giới; không vô minh, cũng không biết vô minh hết; cho đến không già chết, cũng không già chết hết; không khổ, tập, diệt, đạo, 

[1] Prajñāpāramitāhṛdaya sūtra: Iha śāriputra sarvadharmāḥ śūnyatālakṣaṇā anutpanna aniruddhā amalā na vimalā nonā na paripūrṇāḥ.
 

* Trang 601 *
device

cũng không trí cũng không đắc.[1] Không Tu-đà-hoàn, không Tu-đà-hoàn quả; không Tư-đà-hàm, không Tư-đà-hàm quả; không A-na-hàm, không A-na-hàm quả; không A-la-hán, không A-la-hán quả; không Bích-chi Phật, không Bích-chi Phật đạo; không Phật, cũng không Phật đạo.
            Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát tu tập tương ưng như vậy, ấy gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.
            LUẬN: Hỏi: Người ai cũng biết trong không không có gì chẳng sanh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng tăng chẳng giảm, không hết thảy pháp. Cớ sao Phật còn phân biệt nói năm uẩn mỗi mỗi đều không?
            Đáp: Có người tuy tu tập không, mà tưởng trong không còn có các pháp, như người hành từ, tuy không chúng sanh mà tưởng chúng sanh được vui, tự được vô lượng phước. Vì vậy nên Phật dạy các pháp tánh thường tự không, chứ chẳng phải do không Tam-muội nên làm cho các pháp không. Như nước tướng lạnh, lửa làm nó nóng, nếu nói do không Tam-muội nên làm cho pháp không, việc ấy không đúng.
            Trí là tám trí vô lậu (khổ pháp trí, tập pháp trí, diệt pháp trí, đạo pháp trí, khổ loại trí, tập loại trí, diệt loại trí, đạo loại trí –N.D).
            Đắc là được Thánh đạo từ sơ quả Tu-đà-hoàn, cho đến Phật đạo, trước đã nói rộng.
 

[1] Prajñāpāramitāhṛdaya sūtra: Tasmāc chāriputra sūnyatāyāṃ na rūpaṃ, na vedanā, na saṃjñā, na saṃskārāḥ, na vijñānāni. Na cakṣuḥ śrotra ghrāṇa jihvā kāya manāṃsi, na rūpa śabda gandha rasa spraṣṭavya dharmāḥ. Na cakṣur-dhātur yāvanna mano-dhātuḥ. Na vidyā nāvidyā na vidyākṣayo nāvidyākṣayo yāvanna jarāmaraṇaṃ na jarāmaraṇaks,ayo na duḥkha samudaya nirodha mārgā na jñānaṃ na prāptitvam.

* Trang 602 *
device

           KINH: Này Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật không thấy Bát-nhã ba-la-mật hoặc tương ưng hoặc không tương ưng, không thấy Đàn Ba-la-mật, Thi Ba-la-mật, Sằn-đề Ba-la-mật, Tỳ-lê-gia Ba-la-mật, Thiền Ba-la-mật, hoặc tương ưng hoặc không tương ưng; cũng không thấy sắc hoặc tương ưng hoặc không tương ưng, không thấy thọ, tưởng, hành, thức hoặc tương ưng hoặc không tương ưng; không thấy nhãn cho đến ý, sắc cho đến pháp, nhãn sắc thức giới cho đến ý pháp thức giới hoặc tương ưng hoặc không tương ưng; không thấy bốn chỗ niệm tưởng cho đến tám Thánh đạo phần, Phật mười lực cho đến nhất thiết chủng trí hoặc tương ưng hoặc không tương ưng.
            Như vậy Xá-lợi-phất, nên biết Bồ-tát ma-ha-tát cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.
            LUẬN: Bồ-tát ma-ha-tát được thật tướng các pháp, vào Bát-nhã ba-la-mật, tức nơi Bát-nhã ba-la-mật không thấy tướng nhất định hoặc tương ưng hoặc không tương ưng, huống gì thấy các pháp khác.
            Vì sao không thấy Bát-nhã tương ưng không tương ưng? Không thấy hành như vậy là tương ưng Bát-nhã ba-la-mật, không thấy không hành như vậy là không tương ưng Bát-nhã ba-la-mật. Như hành thường, lạc, ngã là không tương ưng Bát-nhã ba-la-mật, hành vô thường, khổ, vô ngã là tương ưng Bát-nhã ba-la-mật. Hoặc hành thật, là không tương ưng 

* Trang 603 *
device

Bát-nhã ba-la-mật, hoặc hành không là tương ưng Bát-nhã ba-la-mật. Như hành hữu, vô là không tương ưng Bát-nhã ba-la-mật; hành phi hữu phi vô là tương ưng Bát-nhã ba-la-mật. Trong Bát-nhã ba-la-mật, đều không việc ấy, vì tướng Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo thanh tịnh.
            Năm Ba-la-mật (pañcapāramitā) cho đến trí nhất thiết chủng (sarvajñāna) cũng như vậy.
            Hỏi: Bát-nhã ba-la-mật rốt ráo thanh tịnh thời có thể như vậy, còn năm Ba-la-mật và các pháp khác, làm sao thanh tịnh?
            Đáp: Trước nói năm việc lìa Bát-nhã ba-la-mật, thời không gọi là Ba-la-mật, cùng Bát-nhã ba-la-mật hòa hợp nên mới gọi là Ba-la-mật. Như trong phẩm tựa đầu kinh Bát-nhã ba-la-mật dạy: Sao gọi là Đàn Ba-la-mật (śīlapāramitā)? Là không thấy người cho, không thấy người nhận, không thấy tài vật.[1]
            Năm uẩn là chỗ Bồ-tát quán sắc, vì cùng Bát-nhã ba-la-mật hòa hợp, rốt ráo thanh tịnh, nên không thấy tương ưng không tương ưng.
            Mười hai xứ, mười tám giới, mười hai nhân duyên cũng như vậy. Các pháp ấy không có định tánh, không có định pháp, vì vậy nên không thấy hoặc tương ưng hoặc không tương ưng.
            Mười tám không, bốn chỗ quán niệm cho đến đại từ đại bi, trí nhất thiết chủng, không thấy hoặc tương ưng hoặc không tương ưng.
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 218c21-24. 

* Trang 604 *
device

            Hỏi: Bồ-tát ấy chẳng phải Thanh-văn, Bích-chi Phật, tại sao có ba mươi bảy đạo phẩm? Chưa được Phật đạo, tại sao có mười lực, bốn việc không sợ?
            Đáp: Bồ-tát ấy chẳng phải Thanh-văn, Bích-chi Phật song cũng quán pháp của Thanh-văn, Bích-chi Phật, vì muốn dùng đạo Thanh-văn, Bích-chi Phật độ chúng sanh.
            * Lại có người nói: Hành đạo Thanh-văn, Bích-chi Phật, chỉ không thủ chứng, như trong phẩm sau nói: Vào Tam-muội không, vô tướng, vô tác; Bồ-tát trú ba môn giải thoát, khởi niệm như vậy; nay là lúc quán, không phải lúc chứng.[1]
            Hoặc có Bồ-tát mới phát tâm nghe ba mươi phẩm pháp của Thanh-văn, Bích-chi Phật, đọc tụng, nhớ nghĩ, phân biệt đúng đắn, vì vậy nên nói Bồ-tát có ba mươi bảy đạo phẩm. Có mười lực của Phật v.v... cũng như vậy.
            Bồ-tát tự nói trong mười lực, bốn việc không sợ, mười tám không chung của Bồ-tát mà an trú. Trú trong pháp ấy hoặc nghe, hoặc nhớ nghĩ, phân biệt mười lực, bốn việc không sợ, mười tám pháp không chung thậm thâm vi diệu của Phật, cũng là một phần của ta.
            * Lại nữa, Bồ-tát từ vô lượng vô số kiếp lại đây, tu tập mười lực, bốn việc không sợ của Phật, đến khi ngồi dưới đạo thọ, được vô ngại giải thoát, cho nên tăng ích thanh tịnh, ví như đã lập công lao, vậy sau mới nhận lãnh thưởng công. Bồ-tát cũng như vậy. Có công đức ấy, mới nhận lãnh danh ấy. Công đức ấy đều cùng với lực Bát-nhã ba-la-mật hợp nên không thấy hoặc tương ưng hoặc không tương ưng.
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 18, học không bất chứng phẩm (學空不證品), tr. 350a. 

* Trang 605 *
device

            Các pháp nghĩa ấy, từ sáu Ba-la-mật cho đến trí nhất thiết chủng, trước đã nói.
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, không chẳng cùng không hợp, vô tướng chẳng cùng vô tướng hợp, vô tác chẳng cùng vô tác hợp, vì sao? Vì không, vô tướng, vô tác không có hợp với chẳng hợp.
            Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát tu tập tương ưng như vậy ấy gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.
            LUẬN: Hỏi: Trong nhất tâm không có hai không, tại sao nói không chẳng cùng không hợp?
            Đáp: Không có hai thứ: 1. Không Tam-muội. 2. Pháp không. Không Tam-muội không cùng pháp không hợp, vì sao? Vì nếu lấy lực không Tam-muội hợp với pháp không, thì pháp ấy chẳng phải tự tánh không.
            * Lại không là tánh tự không, chẳng tự nhân duyên sanh, nếu từ nhân duyên sanh, thời không gọi là tánh không. Hành giả nếu khi vào Tam-muội thấy không, khi ra Tam-muội chẳng thấy không, nên biết ấy là cái “Không” hư vọng (chứ không phải tánh không – N.D).
            * Lại nữa, Phật tự nói nhân duyên: Trong không không hợp không chẳng hợp, vô tướng, vô tác cũng như vậy. Xá-lợi-phất, Bồ-tát tu tập tương ưng như vậy, ấy gọi là cùng 

* Trang 606 *
device

Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.
            Hỏi: Chỉ một chỗ nói không thấy cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng không tương ưng cũng đủ, vì sao còn nói đến nhiều nhân duyên tương ưng không tương ưng? Nếu một chỗ đúng thời các chỗ khác đều đúng, nếu một chỗ không đúng thời các chỗ khác cũng không đúng. Ví như một kẻ mù không thấy, thời ngàn kẻ mù đều không thấy?
            Đáp: Không phải! Nếu muốn lấy hý luận cầu hơn thời nên vấn nạn như vậy. Tướng các pháp tuy chẳng thể nói, Phật vì lòng đại từ đại bi nên nhiều cách phương tiện nói.
            * Lại Phật thuyết pháp vì một hạng chúng sanh đắc độ, nếu ai chưa ngộ thời Phật nói lại.
            * Lại nói một lần để dứt kiết sử kiến đế. Nói lần thứ hai để dứt kiết sử tư duy đoạn, lại nói nữa để dứt từng phần các kiết sử khác.
            * Lại một lần nói có người đắc đạo Thanh-văn, một lần nói gieo nhân duyên về đạo Bích-chi Phật, lại một lần nói phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, lại một nói hành sáu Ba-la-mật, lại một lần nói hành phương tiện được vô sanh nhẫn, lại một lần nói được sơ trụ địa, lại một lần nói cho đến được trú địa thứ mười. Lại một lần nói vì người, lại một lần nói vì trời.
            * Lại nữa, tướng Bát-nhã ba-la-mật rất sâu, khó hiểu khó biết. Phật biết tâm chúng sanh căn có lợi độn; độn căn ít trí, vì họ nói lại. Nếu người lợi căn, thì một lần nói, hai lần nói, liền ngộ, không cần phải nói nhiều lần. Ví như ngựa hay, 

* Trang 607 *
device

đánh một roi liền chạy, ngựa hèn đánh nhiều roi mới đi.
            Các nhân duyên như vậy nên trong Kinh nói lập đi lập lại, không lỗi.
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, vào tự tướng không của các pháp, vào rồi, sắc chẳng tác hợp, chẳng tác chẳng hợp, thọ, tưởng, hành, thức chẳng tác hợp, chẳng tác chẳng hợp. Sắc không cùng đời trước hợp, vì cớ sao? Vì không thấy đời trước; sắc không cùng đời sau hợp, vì sao? Vì không thấy đời sau. Sắc không cùng hiện tại hợp, vì sao? Vì không thấy hiện tại, thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.
            LUẬN: Trước nói không, vô tướng, vô tác, không hợp, không chẳng hợp, nay lại nói nhân duyên. Vì sao tự tướng không nên năm uẩn không tác hợp, không tác không hợp. Nếu hết thảy pháp tự tướng không, trong ấy không có hợp chẳng hợp.
            Hợp là các pháp đúng như tướng nó. Như đất tướng cứng, thức tướng biết, tự tướng như vậy, không ở nơi pháp khác, ấy gọi là hợp.
            Chẳng hợp là tự tướng không ở trong tự pháp.
            Lược nói các pháp không tăng không giảm. Sắc không nói cùng đời trước hợp, vì sao? Vì đời trước không, không có gì, chỉ có danh tự. Nếu sắc vào quá khứ, thời diệt mất không có gì, làm sao cùng đời trước hợp? Đời sau là chưa có, vì họ nói lại. Nếu người lợi căn, thì một lần nói, hai lần nói, liền ngộ, không cần phải nói nhiều lần. Ví như ngựa hay, 

* Trang 608 *
device

chưa sanh, sắc không nên cùng đời sau hợp. Sắc hiện tại sanh diệt không ngừng, không thể chấp lấy tướng nó, sắc không thể cùng hiện tại hợp.
            * Lại nữa, Phật tự nói nhân duyên: Sắc không cùng đời trước hợp, chẳng phải không hợp, vì sao? Vì đời trước không thể thấy; sắc không cùng đời sau hợp, chẳng phải không hợp; vì sao? Vì đời sau không không thể thấy; sắc không cùng hiện tại hợp, chẳng phải không hợp, vì sao? Vì hiện tại không thể thấy thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, đời trước không cùng đời sau hợp, đời sau không cùng đời trước hợp, hiện tại không cùng đời trước đời sau hợp, đời trước đời sau không cùng hiện tại hợp. Tên ba đời không vậy.
            Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát tu tập tương ưng như vậy, ấy gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.
            LUẬN: Thế nào đời trước đời sau hợp?
            Đáp: Có người nói: Các pháp ba đời đều có, pháp vị lai chuyển làm hiện tại, hiện tại chuyển làm quá khứ, như cục bùn là hiện tại, bình là vị lai, đất là quá khứ. Nếu khi thành bình thì bình là hiện tại, cục bùn là quá khứ, bình vỡ là vị lai. Như vậy là hợp, nếu có tướng ba đời, thì việc ấy không đúng, vì có nhiều lỗi, ấy là chẳng hợp.[1]
            Lại nữa, ba đời hợp là như pháp quá khứ làm nhân
 

[1] T. 30: Trung luận (Madhyamaka-śāstra-中論), quyển 3, quán thời phẩm-kāla parīkṣā, tr. 25c1-26a29; Madhyamaka-śāstra, kāla parīkṣā: Pratyutpanno’nāgataśca yadyatītamapekṣya hi, Pratyutpanno’nāgataśca kāle’tīte bhaviṣyataḥ (1).

* Trang 609 *
device

cho đời quá khứ, vị lai, hiện tại; pháp hiện tại làm nhân cho đời hiện tại, vị lai; pháp vị lại làm nhân cho đời vị lai.
            Lại tâm tâm số pháp qúa khứ duyên pháp ba đời, tâm tâm số pháp vị lai, hiện tại cũng như vậy. Tâm tâm số pháp gián đoạn có thể duyên pháp không gián đoạn, tâm tâm số pháp không gián đoạn có thể duyên pháp khả đoạn.[1] Các pháp ba đời như vậy, do nhân duyên nghiệp quả cùng nhau hòa hợp, ấy gọi là hợp. Bồ-tát không làm sự hợp ấy, vì sao? Vì như trước nói qúa khứ đã diệt làm sao có thể làm nhân có thể làm duyên; vị lai chưa có làm sao có thể làm nhân duyên; hiện tại cho đến trong một niệm không cũng an trú, làm sao làm nhân duyên, ấy gọi là không hợp.
            Lại nữa, Phật tự nói nhân duyên: Ba đời và tên gọi ba đời đều không, thời làm sao nói hợp.
 
(Hết cuốn 36 theo bản Hán)
 
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, Tát-bà-nhã (trí tuệ) không cùng đời quá khứ hợp, vì sao? Vì đời quá khứ không thể thấy, huống gì Tát-bà-nhã cùng đời quá khứ hợp. Tát-bà-nhã không cùng đời vị lai hợp, vì sao? Vì đời vị lai không thể thấy, huống gì Tát-bà-nhã cùng đời vị lai hợp. Tát-bà-nhã không cùng đời hiện tại hợp, vì sao? Vì đời hiện tại không thể thấy, huống gì Tát-bà-nhã cùng đời hiện tại hợp. Xá-lợi-
 

[1] T. 28: A-tỳ-đàm tỳ-bà-sa luận ( Vibhāsā-śāstra-阿毘曇毘婆沙論), quyển 15, tr. 115a19-20. 

* Trang 610 *
device

phất, Bồ-tát ma-ha-tát tu tập tương ưng như vậy, ấy gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.[1]
            LUẬN: Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, không xem Tát-bà-nhã cùng đời quá khứ đồng, vì sao? Vì đời quá khứ là hư vọng, Tát-bà-nhã là thật pháp; đời quá khứ là tướng sanh diệt, Tát-bà-nhã chẳng phải tướng sanh diệt. Đời và pháp quá khứ, tìm cầu không thể có được, huống gì Tát-bà-nhã cùng đời quá khứ hợp.
            * Lại nữa, Phật tự nói nhân duyên rằng: Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật không thấy đời quá khứ, huống gì Tát-bà-nhã cùng đời quá khứ hợp. Đời vị lai, hiện tại cũng như vậy. Đời vị lai, trừ tướng sanh diệt, các nghĩa khác đồng như quá khứ, hiện tại.
            * Lại nữa, vì Thời nên nói có ba đời. Nghĩa Thời như đã nói trong chương Nhất thời trước kia.
            * Lại nữa, Tát-bà-nhã là trí tuệ chân thật của ba đời mười phương chư Phật. Ba đời là từ tâm phàm phu hư vọng sanh, làm sao cùng trí tuệ hợp; ví như chân kim không cùng sắt rét đồng tướng.
            Hỏi: Như trong phẩm Tùy hỷ nói: Bồ-tát ma-ha-tát niệm các công đức trí tuệ Tát-bà-nhã của chư Phật quá khứ, hiện tại, rồi hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác;[2] như vậy sao nói đời quá khứ, vị lai không cùng Tát-bà-nhã hợp?[3]
            Đáp: Nếu lấy tâm chấp trước thủ tướng mà niệm Tát-
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 223b21-29.
[2] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 11, tr. 301c.
[3] T. 8: Đại phẩm bát-nhã kinh (Mahāprajñāparamitā-sūtra-大品般若經), quyển 11, tùy hỷ phẩm (隨喜品), tr. 301c; T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 8, khuyến trợ phẩm (勸助品), tr. 60b26-c. 

* Trang 611 *
device

bà-nhã thời không gọi là hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, ví như đồ ăn lẫn độc mới ăn vào tuy thơm ngon, mà sau hại thân. Nếu Bồ-tát phân biệt trí tuệ của chư Phật quá khứ, hiện tại, thời có thể cùng ba đời hợp, còn nay không chấp thủ tướng thời không có hợp.
            Hỏi: Bồ-tát cũng niệm đời vị lai sẽ thành Tát-bà-nhã của Phật, cũng tự nghĩ ta sẽ được Tát-bà-nhã; ấy gọi là cùng Tát-bà-nhã đời vị lai hợp, làm sao nói không hợp?
            Đáp: Tát-bà-nhã vượt qua ba cõi, ra khỏi ba đời, tướng rốt ráo thanh tịnh. Hành giả chỉ do ức tưởng phân biệt rằng ta sẽ được Tát-bà-nhã ấy. Như pháp thế gian ức tưởng ta sẽ có được việc ấy, nhưng việc ấy chưa sanh chưa có, thời tiết chưa đến, nhân duyên chưa hội, hoàn toàn không nơi chốn, làm sao sẽ cùng hợp, như sáng mai sẽ uống váng sữa mà ngày nay đã nhớ mùi thối.
            * Lại như đệ tử của Ca-chiên-diên nói: quả vị Bồ-đề trong đời vị lai nói với Bồ-tát rằng, nếu tu thân tướng hảo, thời ta sẽ đến ở trong thân đó, như con gái nhà sang, tự do không khổ nạn, sai sứ nói với con trai nhà nghèo rằng: ngươi hãy trang nghiêm phòng xá màn trướng tốt đẹp, đầy đủ các thứ, ta sẽ đến ở trong nhà ngươi. Nói như vậy, là không tương ưng. Vì vậy nên không được cho Tát-bà-nhã cùng ba đời hợp.
            Hỏi: Các pháp khác nhiều lắm, cớ sao chỉ nói Tát-bà-nhã?
            Đáp: Tát-bà-nhã là chỗ đi về của Bồ-tát, thâm tâm muốn được, tìm cầu trong ba đời.

* Trang 612 *
device

            Hỏi: Sao không cầu trong pháp hữu vi vô vi?
            Đáp: Sau sẽ nói cầu trong hết thảy pháp.
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, sắc không cùng Tát-bà-nhã hợp, vì sắc không thể thấy; thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Mắt không cùng Tát-bà-nhã hợp, vì mắt không thể thấy; tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng như vậy. Sắc không cùng Tát-bà-nhã hợp, vì sắc không thể thấy; tiếng, mùi, vị, xúc, pháp cũng như vậy.
            Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát tu tập tương ưng như vậy, ấy gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.[1]
            LUẬN. Hỏi: Sao chỉ nói năm uẩn, mười hai nhập, mà không nói mười tám giới, mười hai nhân duyên?
            Đáp: Nên sẽ nói, hoặc có khi người tụng quên mất. Sao biết ? Phật dạy năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới, mười hai nhân duyên vì sự, nhơ, sạch. Năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới, mười hai nhân duyên gọi là sự; không nhất định là nhơ; không nhất định là sạch; trong đó hoặc có kiết sử sanh hoặc có thiện pháp sanh, như ruộng nhất định có thể sanh vật, tùy gieo giống gì đều sanh nấy. Uẩn, nhập, giới, mười hai nhân duyên, ấy là sự; sáu Ba-la-mật cho đến trí nhất thiết chủng, ấy là giống sạch. Không nói nhơ, là Bồ-tát kiết sử đã mọc, không tự não hại, thế nên không nói.
            * Lại Bồ-tát sâu vào trí tuệ, hiểu các pháp không,


[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 223b29-c6. 

* Trang 613 *
device

không có các phiền não, chỉ nhóm các công đức, vì vậy nên nói mười tám giới, mười hai nhân duyên, như trong sắc sự v.v... không thể có Tát-bà-nhã hợp, vì sao? Vì Tát-bà-nhã trong ba đời không thể có được trong sắc sự v.v... cũng không thể có được. Âúy đều là thế gian nhân duyên hòa hợp, không có tánh nhất định.
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất! Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật; Đàn ba-la-mật không cùng Tát-bà-nhã hợp, vì Đàn ba-la-mật không thể thấy; cho đến Bát-nhã ba-la-mật cũng như vậy. Bốn chỗ quán niệm không cùng Tát-bà-nhã hợp, vì bốn chỗ quán niệm không thể thấy; cho đến tám thánh đạo phần cũng như vậy.
            LUẬN. Hỏi: Năm uẩn là pháp thế gian có thể không cùng Tát-bà-nhã hợp, còn sáu Ba-la-mật cớ sao không hợp?
            Đáp: Sáu Ba-la-mật có hai thứ: 1. Thế gian. 2. Xuất thế gian. Vì Đàn ba-la-mật thế gian nên nói không cùng hợp, vì Ba-la-mật xuất thế gian nên cùng hợp.
            * Lại nữa, Bồ-tát hành sáu Ba-la-mật, lậu hoặc kiết sử chưa sạch, không được cùng Tát-bà-nhã của Phật hợp.
            * Lại nữa, Phật dạy sáu Ba-la-mật không, còn không thể thấy, huống gì cùng Tát-bà-nhã hợp. Ba mươi bảy đạo phẩm cũng như vậy.
            Hỏi: Sáu Ba-la-mật ấy xen lẫn có đạo và tục, còn ba mươi bảy đạo phẩm hướng đến Niết-bàn, cớ sao không hợp?

* Trang 614 *
device

            Đáp: Ba mươi bảy đạo phẩm là pháp Nhị thừa, chỉ vì Niết-bàn, còn Bồ-tát vì Phật đạo, thế nên không hợp.
            Hỏi: Trong chương Đại thừa (ma ha diễn)[1] có nói ba mươi bảy đạo phẩm, cũng là Bồ-tát đạo, cớ sao không cùng Tát-bà-nhã hợp?
            Đáp: Có vị Bồ-tát lấy tâm chấp trước hành ba mươi bảy đạo phẩm, phần nhiều hồi hướng đến Niết-bàn. Vì vậy nên Phật dạy không hợp.
            KINH: Mười lực cho đến mười tám pháp không chung của Phật, không cùng Tát-bà-nhã hợp, vì mười lực cho đến mười tám pháp không chung của Phật là không thể thấy.
            Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát tu tập tương ưng như vậy, ấy gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.
            LUẬN: Mười lực cho đến mười tám pháp không chung tuy là diệu pháp mà vì Tát-bà-nhã nên tu hành. Vì Bồ-tát chưa dứt hết lậu kiết nên không thể cùng Tát-bà-nhã hợp.
            * Lại nữa, pháp mười lực v.v... của Phật có ba thứ: 1. Đó là pháp tu hành của Bồ-tát, tuy chưa được Phật đạo, song dần dần tu tập. 2. Đó là pháp chứng đắc của Phật, mà Bồ-tát ức tưởng phân biệt tìm cầu. 3. Đó là pháp chứng đắc của Phật tâm.
            Hai thứ trước không thể cùng hợp, một thứ sau tuy có
 

[1] T. 25: Đại trí độ luận (Mahāprajñāpāramitā-śāstra-大智度論), quyển 68, tr. 536b4-15; T. 8: Đại phẩm bát-nhã kinh (Mahāprajñāparamitā-sūtra-大品般若經), quyển 5, Tứ niệm xứ phẩm 19 (四念處品 19), tr. 253b-254c; T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 4, Đà lân ni phẩm 20 (陀隣尼品第20), tr. 24c-25b; T. 8: Quang tán bát-nhã kinh, quyển 7, quán phẩm 17, tr. 193a-194b; Pañcaviṃśati (Dutt), tr. 203-208; Śatasāhasrikā, tr. 1427-1439. 

* Trang 615 *
device

thể hợp mà Bồ-tát chưa được, cho nên không hợp.
            * Lại nữa, vì không, không thể thấy, không thể thấy nên không hợp; vì vậy đều nói là không thể thấy.
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, Phật không cùng Tát-bà-nhã hợp, Tát-bà-nhã không cùng Phật hợp; Bồ-đề không cùng Tát-bà-nhã hợp, Tát-bà-nhã không cùng Bồ-đề hợp, vì sao? Vì Phật tức là Tát-bà-nhã, Tát-bà-nhã tức là Phật; Bồ-đề tức là Tát-bà-nhã, Tát-bà-nhã tức là Bồ-đề.
            Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, tu tập tương ưng như vậy, ấy gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.
            LUẬN: Hỏi: Bồ-tát và Bồ-tát pháp có thể không cùng Tát-bà-nhã hợp, cớ sao Phật và Bồ-đề lại không cùng hợp?
            Đáp: Phật là người, Tát-bà-nhã là pháp, người là giả danh, pháp là nhân duyên. Chúng sanh cho đến kẻ biết, kẻ thấy là không, Phật cũng không; trong chúng sanh tôn thượng đệ nhất, ấy gọi là Phật, thế nên không hợp.
            * Lại nữa, được Tát-bà-nhã nên gọi là Phật, nếu Phật được Tát-bà-nhã, như vậy trước đã là Phật, không cần Tát-bà-nhã; nếu chẳng phải Phật được Tát-bà-nhã, cớ sao nói Phật được Tát-bà-nhã? Vì vậy, hòa hợp nhân duyên sanh, không được nói trước sau.

* Trang 616 *
device

            * Lại nữa, lìa Phật không có Tát-bà-nhã, lìa Tát-bà-nhã không Phật, được Tát-bà-nhã nên gọi là Phật, sở hữu của Phật nên gọi là Tát-bà-nhã.
            Hỏi: Phật là người nên có thể không cùng hợp, Bồ-đề là vô thượng đạo, cớ sao không hợp?
            Đáp: Bồ-đề gọi là trí tuệ của Phật, Tát-bà-nhã gọi là hết thảy trí tuệ của Phật. Mười trí là Bồ-đề,[1] trí như thật thứ mười một gọi là Tát-bà-nhã (xem chương 11 trí ở cuốn 23 - ND). Hai trí không cùng trong một tâm sanh ra.
            * Lại nữa, các Phật pháp như mười lực v.v... và Phật Bồ-đề, đều là Bồ-tát ức tưởng phân biệt, chẳng phải thật, chỉ có Tát-bà-nhã Phật chứng được là thật, nay Bồ-đề này là Bồ-đề của Bồ-tát, trong tâm ấy hư vọng chưa thật, làm sao cùng Tát-bà-nhã hợp được!
            * Lại nữa, trong kinh này Phật tự nói nhân duyên không hợp, vì sao? Vì Phật tức là Tát-bà-nhã, Tát-bà-nhã tức là Phật; Bồ-đề tức là Tát-bà-nhã, Tát-bà-nhã tức là Bồ-đề. Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, tu tập tương ưng như vậy, ấy gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.[2]
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, không tu tập sắc có, không tu tập sắc không; thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Không tu tập sắc có thường, không tu tập sắc vô thường; thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.
 

[1] Mười trí: Pháp trí, tỷ trí, thế trí, tha tâm trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, tận trí, vô sanh trí, như vậy là mười trí.
[2] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 223c16-19: 佛即是薩婆若, 薩婆若即是佛; 菩提即是薩婆若, 薩婆若即是菩提. 舍利弗! 菩薩摩訶薩行般若波羅蜜, 如是習應, 是名與般若波羅蜜相應.

* Trang 617 *
device

Không tu tập sắc khổ, không tu tập sắc lạc; thọ, tưởng, hành thức cũng như vậy. Không tu tập sắc ngã, không tu tập sắc phi ngã; thọ, tưởng, hành thức cũng như vậy. Không tu tập sắc tịch diệt, không tu tập sắc phi tịch diệt; thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Không tu tập sắc không, không tu tập sắc phi không; thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Không tu tập sắc hữu tướng, không tu tập sắc vô tướng; thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Không tu tập sắc hữu tác, không tu tập sắc vô tác; thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy.
            Bồ-tát ma-ha-tát ấy khi hành Bát-nhã ba-la-mật không khởi niệm rằng: Ta hành Bát-nhã ba-la-mật, không hành Bát-nhã ba-la-mật, phi hành phi chẳng hành Bát-nhã ba-la-mật.
            Xá-lợi-phất, Bồ-tát tu tập tương ưng như vậy, ấy gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.[1]
            LUẬN: Nếu Bồ-tát quán năm uẩn chẳng phải có chẳng phải không, nơi ấy cũng không chấp trước, bấy giờ cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng, vì sao? Vì hết thảy thế gian chấp trước hai kiến hoặc có hoặc không. Người thuận dòng sanh tử phần nhiều chấp trước có, người nghịch dòng sanh tử phần nhiều chấp trước không, người ngã kiến nhiều thì chấp trước có, người tà kiến nhiều thì chấp trước không.
            * Lại nữa, người có bốn kiến (thân, biên, tà kiến và giới
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 223c20-224a4. 

* Trang 618 *
device

giới thủ) nhiều chấp trước có, người tà kiến nhiều chấp trước không; người hai độc (tham, sân) nhiều chấp trước có, người vô minh nhiều chấp trước không; không biết năm uẩn do nhân duyên tập hợp phát sanh trước có, không biết sự tập hợp nên chấp trước không. Vì gần ác tri thức và sách ngoại đạo tà kiến nên đọa vào đoạn diệt, không tin tội phước, người vô kiến thì chấp trước không, các người khác thì chấp trước có.
            Hoặc có chúng sanh cho hết thảy đều không, tâm chấp trước cái không ấy. Vì chấp trước cái không ấy nên gọi là vô kiến; hoặc có chúng sanh cho các pháp do sáu căn biết được đều là có, ấy là hữu kiến. Người ái nhiều chấp trước hữu kiến, người kiến nhiều trước vô kiến. Như vậy là chúng sanh chấp trước hữu kiến vô kiến.
            Hai thứ kiến ấy hư vọng phi thật, phá trung đạo, ví như người đi đường hẹp, một bên nước sâu, một bên lửa lớn, hai bên đều chết; chấp có chấp không, hai bên đều sai, vì sao? Vì các pháp thật nhất định có, thời không nhân duyên; nếu từ nhân duyên hòa hợp sanh, pháp ấy không tự tánh, nếu không tự tánh tức không. Nếu không có pháp là thật, thời không tội phước, không trói không mở, cũng không có các pháp sai khác.
            * Lại nữa, người hữu kiến cùng người vô kiến trái nhau, trái nhau nên có thị phi, thị phi nên tranh nhau, tranh nhau nên khởi lên các kiết sử, kiết sử nên sanh nghiệp, sanh nghiệp nên mở cửa ác đạo. Trong thật tướng không có trái nhau, thị phi đấu tránh.

* Trang 619 *
device

            * Lại nữa, người chấp có, nếu việc vô thường xảy đến thời sanh ưu não, nếu người chấp không, làm các tội nghiệp, chết đọa địa ngục thọ khổ; người không chấp có không, không có các tội lỗi như vậy. Nên xả bỏ bệnh chấp ấy thời được thật.
            * Lại nữa, năm uẩn hoặc thường hoặc vô thường, đều không đúng, vì sao? Vì nếu năm uẩn thường, thời không sanh không diệt, không sanh không diệt thời không tội phước, không tội phước thời không quả báo thiện ác, thế gian như Niết-bàn không hư hoại. Vọng ngữ như vậy, ai tin được. Hiện thấy chết chóc khóc lóc, ấy là chúng sanh vô thường, như cỏ cây khô rụng, hoa quả tiêu mòn, ấy là ngoại vật vô thường. Lúc đại kiếp tận, tất cả đều diệt, ấy là đại vô thường.
            Có các nhân duyên như vậy, năm uẩn thường, là không thể có được.
            * Lại nữa, vô thường phá thường, không nên cho vô thường là đúng, vì sao? Vì nếu tướng các pháp vô thường, mỗi niệm tiêu diệt, thời sáu căn không thể nhận biết sáu trần, vì sao? Vì nội tâm ngoại trần đều không đứng yên, không thể duyên được, không thể biết được, cũng không tu tập nhân duyên quả báo. Vì nhân duyên nhiều nên quả báo cũng nhiều, việc ấy không thể được.
            * Lại vì hữu thường kiến với vô thường kiến tranh nhau, có các nhân duyên như vậy, năm uẩn vô thường, là không thể có được. Khổ, vui, ngã, phi ngã, hoặc không, hoặc thật, có tướng, không tướng, có làm không làm, nghĩa ấy như các nơi

* Trang 620 *
device

nơi ở trước đã nói.
            Năm uẩn tịch diệt là vì nhân duyên sanh nên không tự tánh, không tự tánh nên tịch diệt, tịch diệt nên như Niết-bàn.
            Bị ba độc đốt cháy nên không tịch diệt, lửa vô thường đốt nên không tịch diệt, chấp trước tướng thật ba độc nên không tịch diệt, tướng ba độc mỗi mỗi phân biệt nên không tịch diệt. Nghĩa này trước chưa nói, cho nên nay trong đây nói.
            Nếu Bồ-tát ma-ha-tát lìa được hai bên như vậy, hành trung đạo và hành Bát-nhã ba-la-mật cũng không chấp trước, vì sao? Vì Bồ-tát không thể có được, Bát-nhã ba-la-mật cũng không thể có được; không hành Bát-nhã ba-la-mật cũng không chấp trước, vì sao? Vì các người phàm khác không thể như Bồ-tát quán thật tướng các pháp, làm sao sẽ nói rằng ta không hành Bát-nhã ba-la-mật? Hành không hành cũng không chấp trước, vì cả hai đều lỗi, ấy gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát không vì Bát-nhã ba-la-mật nên hành Bát-nhã ba-la-mật; không vì Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn nhục ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, nên hành Bát-nhã ba-la-mật; không vì địa vị bất thối chuyển nên hành Bát-nhã ba-la-mật; không vì thành tựu chúng sanh nên hành Bát-nhã ba-la-mật; không vì tịnh Phật độ nên hành Bát-nhã ba-la-mật;

* Trang 621 *
device

không vì mười lực, bốn không sợ, bốn trí vô ngại, mười tám pháp không chung của Phật nên hành Bát-nhã ba-la-mật; không vì nội không nên hành Bát-nhã ba-la-mật; không vì ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, đệ nhất nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô thỉ không, tán không, tánh không, chư pháp không, tự tướng không, bất khả đắc không, vô pháp không, hữu pháp không, vô pháp hữu pháp không, nên hành Bát-nhã ba-la-mật. Không vì như, pháp tánh, thật tế nên hành Bát-nhã ba-la-mật, vì sao? Vì Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, không hoại tướng các pháp. Tu tập tương ưng như vậy, ấy gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.[1]
            LUẬN: Hỏi: Sáu Ba-la-mật cho đến như, pháp tánh, thật tế, đó là Phật pháp, Bồ-tát nếu không vì pháp ấy nên hành Bát-nhã ba-la-mật, thời còn có vì pháp gì có thể hành Bát-nhã ba-la-mật?
            Đáp: Như Phật tự nói trong đây, các pháp không có phá hoại, vì không hoại tướng các pháp, cũng không phân biệt là bố thí, là xan tham, cho đến là ba cõi, là thật tế.
            * Lại nữa, có Bồ-tát đối với thiện pháp ấy, thâm tâm buộc đắm, vì buộc đắm nên sanh tội, vì hạng người ấy nên nói sáu Ba-la-mật cho đến thật tế đều không, không có tự tánh, như mộng như huyễn, ông chớ sanh chấp, chơn Bồ-tát
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (Mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr.  224c4-19.
 

* Trang 622 *
device

không vì đó mà tu hành.
            Có vị Bồ-tát tâm không chấp trước gì, hành sáu ba-la-mật cho đến thật tế. Vì hạng người này nên nói, vì việc đó nên hành Bát-nhã ba-la-mật, như trong phẩm sau nói: vì đầy đủ sáu Ba-la-mật, cho đến vì giáo hóa chúng sanh, tịnh Phật quốc độ, nên hành Bát-nhã ba-la-mật.[1]
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, không vì Như ý thần thông nên hành Bát-nhã ba-la-mật; không vì Thiên nhĩ, không vì Tha tâm trí, không vì Túc mạng trí, không vì Thiên nhãn, không vì Lậu tận thần thông nên hành Bát-nhã ba-la-mật, vì cớ sao? Vì Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, còn không thấy Bát-nhã ba-la-mật, huống gì thấy Bồ-tát thần thông.
            Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát hành như vậy, ấy gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.[2]
            LUẬN: Trong Thiền ba-la-mật nói trước đây, đã nói đủ năm thần thông, sao nay còn nói lại?
            Đáp: Trong kia nói tướng tổng quát, không phân biệt tên gọi, trong đây nói tướng riêng.
            * Lại nữa, quả báo của công đức là năm thần thông, Bồ-tát được năm thần thông ấy, có thể rộng lợi ích chúng sanh.
            * Lại nữa, tuy có từ bi, Bát-nhã ba-la-mật, mà không có năm thần thông, thì như chim không có hai cánh, không thể
 

[1] T. 8: Đại phẩm bát-nhã kinh (Mahāprajñāparamitā-sūtra-大品般若經), quyển 2, vãng sanh phẩm (往生品), tr.  226a7-15; quyển 2, tam giả phẩm (三假品), tr.  231b29-c9; T. 8: phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 2, học ngũ nhãn phẩm (學五眼品), tr.  8a4-8; quyển 2, hành phẩm (行品), tr. 12a8-14; T. 8: Quang tán bát-nhã kinh (光讚般若經), quyển 1, hành không phẩm (行空品), tr.  157a1-10; quyển 1, phân biệt không phẩm (分別空品), tr.  163c-13.
[2] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr.  229a19-26. 

* Trang 623 *
device

thể bay cao, cũng như người mạnh không có khí giới mà vào trận địch, như cây không có hoa quả, không có lợi ích, như kênh khô không nước, không thấm ướt gì, vì vậy lại nói năm thần thông và trong vô lượng Phật pháp khác nói riêng, không lỗi.
            Hỏi: Nếu như vậy, cớ sao Phật dạy chẳng vì năm thần thông nên hành Bát-nhã ba-la-mật?
            Đáp: Có nhiều Bồ-tát không phương tiện, mà được năm thần thông, sanh tâm cao ngạo khinh các Bồ-tát khác. Vì hạng người này nên nói, vì sao? Vì đối với Bát-nhã ba-la-mật là mẹ chư Phật, Bồ-tát còn không chấp trước, huống gì năm thần thông.
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, không khởi niệm rằng: Ta dùng Như ý thần thông bay đến phương đông cúng dường cung kính hằng hà sa chư Phật; phương tây, nam, bắc, bốn góc trên, dưới cũng như vậy.
            Lại nữa, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, không khởi niệm rằng: Ta dùng Thiên nhĩ nghe mười phương chư Phật nói pháp; không khởi niệm rằng: Ta dùng Tha tâm trí biết chúng sanh mười phương tâm nghĩ gì; không khởi niệm rằng: Ta dùng Túc mạng thông biết mười phương chúng sanh đời trước làm gì; không khởi niệm rằng: Ta dùng Thiên nhãn thấy mười phương chúng sanh chết đây sanh kia.”

* Trang 624 *
device

            Này Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát hành như vậy, ấy gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng, cũng có thể độ vô lượng vô số chúng sanh.[1]
            LUẬN: Trước tuy nói tên năm thần thông, nay trong đây nói công dụng của nó.
            Hỏi: Sao Bồ-tát không khởi niệm rằng: Ta dùng Như ý thần thông bay đến mười phương cúng dường cung kính hằng hà sa chư Phật?
            Đáp: Vì đã nhỗ gốc ngã kiến, vì đã xô ngã núi kiêu mạn, vì khéo tu ba môn giải thoát, ba tam-muội. Phật thân tuy diệu cũng vào ba môn giải thoát, như thỏi vàng đỏ nóng, tuy thấy sắc đẹp, không thể lấy tay rờ.
            * Lại các pháp như huyễn như hóa, không đến không đi, không gần không xa, không có tướng nhất định, như người huyễn hóa, ai đi ai đến? Không chấp thủ tướng thần thông, quốc độ, kia đây, gần xa, nên không lỗi, hoặc có thể ở trước Phật, trú vào thiền định, biến làm vô lượng thân, đi đến mười phương cúng dường chư Phật, không phân biệt gì, vì đã dứt pháp ái. Các thần thông khác cũng như vậy.
            Bồ-tát được năm thần thông ấy, vì cúng dường chư Phật nên biến ra vô lượng thân, hiển bày lực đại thần thông, nơi ba đường ác trong mười phương thế giới, độ vô lượng chúng sanh như trong phẩm vãng sanh nói.
            KINH: Này Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát, như
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr.  224a26-b7. 

* Trang 625 *
device

vậy hành Bát-nhã ba-la-mật như vậy, ác ma không thể được thuận tiện, mọi việc thế gian, tùy theo ý muốn, mười phương hằng hà sa chư Phật thảy đều ủng hộ Bồ-tát ấy, khiến không đọa vào  địa vị Thanh văn, Bích-chi Phật. Trời Tứ thiên vương cho đến trời Sắc cứu cánh cũng đều ủng hộ Bồ-tát ấy, khiến không chướng ngại. Bồ-tát ấy nếu có trọng tội, hiện đời thọ quả báo nhẹ, vì sao? Vì Bồ-tát ma-ha-tát rải khắp lòng từ gia hộ chúng sanh.
            Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát tu hành như vậy, ấy gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.[1]
            LUẬN: Nay tán thán Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật như trên được đại công đức, ấy gọi là quả báo về công lực trí tuệ của Bồ-tát, được năm điều lợi ấy.
            Hỏi: Ma là chủ cõi Dục, Bồ-tát là người, mắt thịt không được tự tại cớ sao ma không được thuận tiện?
            Đáp: Như trong đây Phật tự nói: vì Bồ-tát được chư Phật, chư thiên ủng hộ.
            * Lại nữa, hạnh Bồ-tát ấy rốt ráo không thể có được, vì tự tướng không; đối với hết thảy pháp đều không chấp trước, không chấp trước nên không sai trái, không sai trái nên ma không thể được thuận tiện; ví như thân người không bị thương, tuy nằm giữa mạt độc, độc cũng không vào thân, nếu có chỗ bị thương nhỏ thời chết.
            * Lại Bồ-tát ấy đối với chư Phật tâm không chấp trước,
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr.  224b7-15. 

* Trang 626 *
device

đối với các ma, tâm không giận, thế nên ma không được thuận tiện.
            * Lại nữa, Bồ-tát thâm nhập Nhẫn ba-la-mật, Từ tam-muội, nên hết thảy sự dữ bên ngoài, không thể làm tổn thương, đó là nước, lửa, đao binh v.v...
            Mọi việc thế gian là các sự thích hợp cần để nuôi sống, như gieo cấy cây quả, đào giếng ở đường trống, dựng lập nhà cửa, đúng như pháp xử lý công việc, đều được như ý. Nếu muốn tạo lập chùa tháp, làm phước đức lớn, hoặc bố thí lớn, hoặc muốn thuyết pháp cứu độ chúng sanh, đều được như ý. Các việc thế gian như vậy, hoặc lớn hoặc nhỏ, đều được như pháp tùy ý, vì sao? Vì Bồ-tát ấy đời đời đã nhóm vô lượng phước đức, trí tuệ vậy.
            * Lại nữa, Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, đối với hết thảy pháp tâm không chấp trước, tâm không chấp trước nên kiết sử mỏng. Kiết sử mỏng nên hay sanh thiện căn thâm hậu, thiện căn thâm hậu sanh nên sở nguyện như ý.
            * Lại nữa, Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật nên các đại thiên đều kính niệm tán thán xưng dương danh hiệu Bồ-tát ấy. Các rồng, quỷ v.v... nghe Chư thiên xưng tán cũng đến giúp thành việc ấy. Thế nên mọi việc thế gian đều được như ý.
            * Lại nữa, Bồ-tát được chư Phật hộ niệm, oai đức gia bị, đều được như ý.
            Hỏi: Chư Phật mười phương tâm bình đẳng cớ sao hộ niệm riêng Bồ-tát ấy.

* Trang 627 *
device

            Đáp: Bồ-tát ấy trí tuệ và công đức lớn, chư Phật tâm tuy bình đẳng, theo pháp nên hộ niệm Bồ-tát ấy, để khuyến tấn các người khác.
            * Lại vì Bồ-tát ấy được khí phần trí tuệ của Phật, biết phân biệt thiện ác, thưởng niệm người tốt, không ai hơn Phật, cho nên Phật hộ niệm.
            * Lại nữa, Phật hộ niệm không muốn để cho đọa vào Thanh văn, Bích-chi Phật, vì sao? Vì khi vào không, vô tướng, vô tác, nhờ Phật hộ niệm mà không đọa lạc, ví như trứng cá, mẹ hộ niệm thì sanh, không hộ niệm thì hoại.
            Các đại thiên ủng hộ là không muốn để làm mất sự tu hành, vì Chư thiên bắt chước Phật mà hộ niệm. Có Chư thiên cho Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, hoàn toàn không dính mắc gì, không vui cái vui thế gian, chỉ muốn giáo hóa chúng sanh nên trụ ở đời, biết đó là tôn quý nên hộ niệm.
            Nếu có trọng tội là trọng tội đời trước, đáng vào địa ngục, do hành Bát-nhã ba-la-mật nên hiện đời thọ quả báo nhẹ, ví như án tù nặng đáng chết, nhờ có thế lực ủng hộ, thời bị đánh đòn mà thôi.
            * Lại như con vua, tuy bị trọng tội, dùng phạt nhẹ trừ bỏ. Vì sanh trong dòng vua vậy, Bồ-tát cũng như vậy, hành Bát-nhã ba-la-mật đắc trí tuệ thật, nên chính trong dòng Phật sanh ra, vì sanh trong dòng Phật nên tuy có trọng tội, làm sao thọ nặng?
            * Lại nữa, ví như đồ sắt trong ruột trống không, nên vẫn nổi được trên nước, nếu đầy đặc thời bị chìm. Bồ-tát cũng như 

* Trang 628 *
device

vậy, hành Bát-nhã ba-la-mật, tâm trí tuệ rỗng hư, nên không chìm theo trọng tội, người phàm phu không trí tuệ nên chìm mất theo trọng tội.
            * Lại nữa, trong đây Phật tự nói nhân duyên: lý do được năm công đức là vì rải khắp lòng từ, gia hộ chúng sanh.
            Hỏi: Trước nói vì hành Bát-nhã ba-la-mật nên đầy đủ năm công đức, sao nay nói dùng lòng từ rải khắp gia hộ chúng sanh?
            Đáp: Làm phát sanh vô lượng phước, không gì hơn lòng từ, lòng từ nhân Bát-nhã ba-la-mật sanh, được vô lượng lợi ích.[1]
            * Lại nữa, ác ma không được thuận tiện; được chư Phật hộ niệm; trọng tội mà hiện đời chịu nhẹ, đều là nhờ lực Bát-nhã ba-la-mật. Thế gian mọi việc tùy theo ý muốn, chư thiên ủng hộ; ấy là lực của tâm đại từ.
            * Lại nữa, có hai duyên: 1. Chúng sanh duyên. 2. Pháp duyên. Bồ-tát ấy nếu duyên chúng sanh thời là từ tâm, nếu duyên pháp thời là hành Bát-nhã ba-la-mật. Lòng từ ấy từ Bát-nhã ba-la-mật sanh, tùy thuận pháp Bát-nhã ba-la-mật, thế nên nói từ, không lỗi.
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, mau được môn đà-la-ni, các môn tam-muội, nơi sanh ra thường được gặp chư Phật, cho đến khi chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, trọn không lúc nào lìa sự thấy
 

[1] T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottarikāgama-增壹阿含經), quyển 47, phóng ngưu phẩm đệ 49 (放牛品第 49), tr. 806a18-22a: Đức Phật bảo các tỳ-kheo: Nếu như có chúng sanh nào tu hành từ tâm, rộng bố thí, cùng người diễn thuyết, được 11 phước báo này. Thế nào là 11: ngủ an, thức dạy an lành, không thấy ác mộng, chư thiên hộ vệ, được người ái mộ, không bị độc, không đao binh, lửa, nước, đạo tặc trọn không thể xâm hại, nếu thân hoại mạng chung sanh lên phạm thiên. 

* Trang 629 *
device

Phật.
            Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát tu tập tương ưng như vậy, ấy gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.[1]
            LUẬN: Đà-la-ni, môn tam-muội, trước đã nói.
            Mau được là do nhân duyên phước đức nên tâm nhu nhuyến, do hành Bát-nhã ba-la-mật nên trí tuệ lanh lợi, vì vậy nên mau được. Như năm công đức nói trên, nên mau được.[2]
            Nơi sanh ra thường được gặp chư Phật là Bồ-tát ấy trừ Bát-nhã ba-la-mật mẹ chư Phật, hết thảy việc khác đều không ái trước, vì vậy ở nơi sanh ra thường gặp chư Phật, như người thường ưa đấu tranh, sanh vào địa ngục “Sống lại” còn cầm dao gậy giết hại lẫn nhau; vì dâm dục nhiều, thường chịu sanh trong bào thai, và làm loài chim đa dâm; vì sân nhuế nhiều nên trở lại sanh vào loài rắn rết, thú độc; ngu si nhiều như con thiêu thân bay vào lửa, loài trùng ẩn trong đất v.v... các Bồ-tát ấy, vì ái kính chư Phật và thật tướng Bát-nhã ba-la-mật, và tu nghiệp Niệm Phật tam-muội, nên nơi sanh ra thường gặp chư Phật.
            * Lại nữa, như trong chương Bồ-tát nguyện thấy chư Phật trước kia nói: trọn không lìa sự thấy Phật. Lại có người tuy một lần thấy Phật lại không còn gặp, như thời đức Phật Tỳ-bà-thi, ông Bà-la-môn thầy vua, tuy thấy Phật và Tăng mà ác khẩu mắng nhiếc rằng: Người này như súc sanh, không phân biệt người tốt, thấy ta mà không đứng dậy. Vì tội ấy nên
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 224b15-19.
[2] T. 8: Đại phẩm bát-nhã kinh (大品般若經), quyển 1, tập tương ưng phẩm 3 (習相應品3), tr. 224b7-15; T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 2, giả hiệu phẩm 3 (假號品3), tr. 6c20-26; T. 8: Quang tán bát-nhã kinh (光讚般若經), quyển 1, thuận không phẩm 2 (順空品2), tr. 155a16-25. 

* Trang 630 *
device

trải qua 91 kiếp đọa vào súc sanh.
            * Lại nữa, vì niệm Phật sâu, nên trọn không lìa Phật. Vì đời đời khéo tu niệm Phật tam-muội, không mất tâm Bồ-tát, nguyện không lìa Phật, nguyện sanh ở đời có Phật, gieo nghiệp nhân gặp Phật tương tục không dứt nên cho đến chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, trọn không lìa thấy Phật.
            Hỏi: Đây là việc quả báo, cớ sao nói cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng?
            Đáp: Bát-nhã ba-la-mật tương ưng nên gặp Phật, hoặc có khi trong quả nói nhân vậy.
            Tương ưng có hai: 1. Tâm tương ưng. 2. Tương ưng Bồ-tát hạnh. Đó là sanh ở chỗ tốt, gặp gỡ chư Phật, thường nghe pháp, ức niệm chân chánh, ấy gọi là tương ưng.
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật không khởi niệm rằng, có pháp cùng với pháp hoặc hợp hoặc chẳng hợp, hoặc bằng hoặc chẳng bằng, vì sao? Vì Bồ-tát ma-ha-tát ấy không thấy pháp cùng với pháp khác hoặc hợp hoặc chẳng hợp, hoặc bằng hoặc không bằng.
            Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát tu tập tương ưng như vậy, ấy gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.[1]
            LUẬN: Hết thảy pháp, không có pháp cùng pháp hợp nhau, vì sao? Vì các pháp không có phần ít hợp, ví như hai
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 224b19-25. 

* Trang 631 *
device

ngón tay đều có bốn phương (bốn mặt) một phương hợp, ba phương không hợp, phần không hợp nhiều, cớ sao không gọi là không hợp?
            Hỏi: Vì có chỗ hợp nên gọi là hợp, cớ sao nói không hợp?
            Đáp: Chỗ hợp chẳng là ngón tay, mà là phần ngón tay, chỉ là phần ngón tay, không còn là ngón tay, vì hai ngón tay gần nhau nên giả danh là hợp, lại không có pháp hợp thật.
            * Lại nữa, sắc, hương, vị, xúc, gọi chung là ngón tay; chỉ xúc là có sức hợp, còn sắc, hương, vị không hợp; vì vậy không được nói ngón tay hợp.
            * Lại nữa, như khác loài cùng ở một chỗ không gọi là hợp, vì tướng khác nhau. Các pháp cũng như vậy, tướng đất ở trong đất, tướng nước ở trong nước, tướng lửa ở trong lửa, tánh khác như vậy không gọi là hợp. Vì vậy nên nói không có pháp cùng pháp hợp; không hợp nên cũng không chẳng hợp.
            “Bằng” là hết thảy pháp một tướng nên gọi là bằng. Vì đều là tướng có, đều là tướng vô thường, đều là tướng khổ, tướng không, vô ngã, đều là tướng chẳng sanh chẳng diệt, sự không khác nên gọi là bằng.
            “Chẳng bằng” là mỗi mỗi tướng khác nhau, như tướng sắc, tướng vô sắc, tướng cứng, tướng ướt, như vậy khác nhau chẳng đồng, ấy gọi là chẳng bằng.
            Bồ-tát không thấy bằng cùng chẳng bằng, vì sao? Vì hết thảy pháp không có, tự tánh không nên không pháp; 

* Trang 632 *
device

không pháp nên không thể thấy, không thể thấy nên không bằng chẳng bằng. Bằng và hợp là tập tương ưng, chẳng hợp chẳng bằng là chẳng tương ưng.
            Hỏi: Cớ  sao  không  nói  tương  ưng  xong  rồi  sau tán
thán?
            Đáp: Người nghe nhàm chán giải đãi, thế nên Phật tán thán công đức quả báo, người nghe tâm được vui vẻ.
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, không khởi niệm rằng: Ta sẽ mau chứng được pháp tánh hoặc không được, vì sao? Vì pháp tánh chẳng phải tướng chứng được.
            Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát tu tập tương ưng như vậy, ấy gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.[1]
            LUẬN: Pháp tánh là thật tướng các pháp. Trừ các kiết sử vô minh trong tâm, lấy tâm thanh tịnh thật quán được bản tánh các pháp, gọi là pháp tánh. Tánh gọi là chân thật, vì chúng sanh tà quán nên bị trói, chánh quán nên được mở, Bồ-tát không khởi niệm rằng: Ta mau được pháp tánh, vì sao? Vì pháp tánh không có tướng, không có gần xa; cũng không nói Ta lâu dài sẽ được, vì sao? Vì pháp tánh không chậm không lâu. Nghĩa chữ pháp tánh như đã nói trong chương giải thích nghĩa Như, Pháp tánh, Thật tế trước kia.
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 224b25-28. 

* Trang 633 *
device

khi hành Bát-nhã ba-la-mật, không thấy có pháp ra ngoài pháp tánh. Tu tập tương ưng như vậy, ấy gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.[1]
            LUẬN: Các phiền não vô minh v.v... vào trong hết thảy pháp nên mất tự tánh các pháp, vì tự tánh mất, nên đều thành tà vạy không chính. Thánh nhân trừ bỏ vô minh, thật tánh các pháp trở lại sáng tỏ, ví như mây tối che tánh, hư không trong sạch, trừ mây tối thời tánh hư không trong sạch hiện ra. Nếu có pháp vô minh không vào được, ấy thời ra ngoài pháp tánh. Nhưng việc ấy không đúng, không có pháp ra khỏi vô minh, thế nên Bồ-tát không thấy pháp ấy ra khỏi pháp tánh; cũng như các dòng đều chảy về biển, như các tiểu Vương[2] tản mác đều thuộc Chuyển luân thánh vương, như các ánh sáng nhỏ đều thuộc mặt trời.
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, không khởi niệm rằng, pháp tánh phân biệt các pháp. Tu tập tương ưng như vậy, ấy gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.
            LUẬN. Hỏi: Cớ sao không khởi niệm rằng, pháp tánh phân biệt các pháp?
            Đáp: Vì chấp trước pháp tánh, quý pháp tánh, nên sanh ra các kiết sử, cho nên không khởi niệm ấy.
            Hỏi: Nếu pháp tánh không, nhất tướng vô tướng, làm
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 224b28-c2.
[2] T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 16, Âu hòa phẩm 70 (漚和品70), tr. 109b5-7: Ví như chuyển luân thánh vương trị vì ở thế gian, các tiểu vương đều nghe theo giáo lệnh của chuyển luân thánh vương, không chống trái thảy đều tùy thuận.
size: 9.0pt;font-family:"CN-Times","serif";mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; color:black'>), quyển 1, thuận không phẩm 2 (順空品2), tr. 155a16-25. 

* Trang 634 *
device

sao phân biệt các pháp?
            Đáp: Được pháp tánh ấy, diệt các phiền não vô minh, phá chấp thật tướng các pháp, vậy sau tâm thanh tịnh, trí tuệ sáng suốt, biết các pháp thật, theo pháp tánh là thiện, không theo pháp tánh là bất thiện, như Phạm-chí Bà-ta hỏi Phật: thưa Thế Tôn, trong trời đất có thiện ác, tốt xấu chăng? Phật đáp: Có. Bà-ta thưa: con đã lâu quy mạng Phật, xin khéo nói cho con nghe.
            Phật dạy: có ba điều ác, ba điều thiện, mười điều ác, mười điều thiện, đó là tham dục là ác, trừ tham là thiện; sân nhuế, ngu si là ác, trừ sân, si là thiện. Sát sanh là ác, trừ sát sanh là thiện, cho đến tà kiến là ác, trừ tà kiến là thiện. Như thật phân biệt được thiện ác là đệ tử Ta, vào pháp tánh, gọi là đắc đạo.[1]
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, không khởi niệm rằng, Pháp ấy có thể đắc pháp tánh hoặc không đắc, vì sao? Vì Bồ-tát ấy không thấy dùng pháp ấy có thể đắc pháp tánh hoặc không đắc.
            Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát tu tập tương ưng như vậy, ấy gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.[2]
            LUẬN: Làm sao được pháp tánh. Tu hành tám thánh đạo phần, chứng được thật tướng các pháp, đó là Niết-bàn, ấy gọi là được pháp tánh.
 

[1] T. 2, Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 34, kinh số 964, tr. 246c2.
[2] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 224c4-9.
'>漚和品70), tr. 109b5-7: Ví như chuyển luân thánh vương trị vì ở thế gian, các tiểu vương đều nghe theo giáo lệnh của chuyển luân thánh vương, không chống trái thảy đều tùy thuận.

* Trang 635 *
device

            * Lại nữa, tánh là thật tướng các pháp, pháp là Bát-nhã ba-la-mật, Bồ-tát không khởi niệm rằng, hành Bát-nhã ba-la-mật chứng được pháp tánh, vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật và các pháp tánh, hai pháp ấy không khác nhau, vì đều là rốt ráo không, làm sao dùng Bát-nhã ba-la-mật đạt được pháp tánh.
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, pháp tánh chẳng cùng Không hợp, Không chẳng cùng pháp tánh hợp. Tu tập tương ưng như vậy, ấy gọi là cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng.[1]
            LUẬN: Bồ-tát không quán pháp tánh là không, không quán không là pháp tánh. Hành Không đắc pháp tánh, duyên pháp tánh đắc Không, vì vậy nên không khác, vì sao? Vì là hai rốt ráo không.
            KINH: Lại nữa, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, nhãn giới chẳng cùng Không hợp, Không chẳng cùng nhãn giới hợp; sắc giới chẳng cùng Không hợp, Không chẳng cùng sắc giới hợp; nhãn thức giới chẳng cùng Không hợp, Không chẳng cùng nhãn thức giới hợp; cho đến ý giới chẳng cùng Không hợp, Không chẳng cùng ý giới hợp, pháp giới chẳng cùng Không hợp, Không chẳng cùng pháp giới hợp; ý thức giới chẳng cùng Không hợp, Không chẳng cùng ý thức giới hợp.
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 224c9-11. 

* Trang 636 *
device

            Thế nên, Xá-lợi-phất, Không ấy tương ưng, gọi là đệ nhất tương ưng.[1]
            LUẬN: Nhãn giới chẳng cùng Không hợp, Không chẳng cùng nhãn giới hợp, là nhãn là có, không là không. Không và có làm sao hợp?
            * Lại nữa, Bồ-tát phân biệt các nhân duyên, phân tán diệt mất nhãn ấy, nhãn thời không; không, không có tên nhãn (con mắt), nhơn gốc (nhân duyên - N.D) nên có Nhãn không, Không cũng không phân biệt là Nhãn không, là chẳng phải Nhãn không, ấy thời là nhãn chẳng cùng Không hợp.
            * Lại Không chẳng từ nhân duyên của nhãn sanh, vì sao? Vì hai pháp ấy vốn tự không vậy; cho đến ý thức giới cũng như vậy.
            Hỏi: Trong đây cớ sao không nói các pháp năm uẩn mà chỉ nói mười tám giới?
            Đáp: Đáng nên nói, hoặc có khi vì sự tụng chép bỏ sót đó thôi.
            * Lại có người nói: nếu nói mười tám giới thời thu nhiếp hết thảy pháp. Có chúng sanh mê đối với tâm và sắc, không mê đối với tâm và pháp, nên nghe nói mười tám giới thì đắc độ, thế nên chỉ nói mười tám giới.
            Hỏi: Sao gọi là tập tương ưng đệ nhất?
            Đáp: “Không” là tạng thâm áo của mười phương chư Phật, là cửa Niết-bàn duy nhất, không còn cửa nào khác, phá được các tà kiến hý luận, sự tương ưng ấy không thể hoại,
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 224c11-18. 

* Trang 637 *
device

không thể phá, thế nên gọi là đệ nhất.
            * Lại nữa, Phật tự nói nhân duyên đệ nhất đó là:
            KINH: Này Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát tập hành Không, chẳng đọa vào địa vị Thanh văn, Bích-chi Phật, có thể tịnh Phật độ, thành tựu chúng sanh, mau được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            Này Xá-lợi-phất, trong các tương ưng, tương ưng Bát-nhã ba-la-mật là tối đệ nhất, tối tôn, tối thắng, tối diệu, là không có gì trên, vì sao? Vì Bồ-tát ma-ha-tát ấy hành Bát-nhã ba-la-mật tương ưng, đó là không, vô tướng, vô tác, nên biết Bồ-tát ấy như được thọ ký không khác, hoặc gần thọ ký.
            Này Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát tương ưng như vậy, có thể làm lợi ích sâu dày cho vô lượng vô số chúng sanh. Bồ-tát ma-ha-tát ấy cũng không khởi niệm rằng: Ta cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng; chư Phật sẽ thọ ký cho Ta; Ta sẽ gần được thọ ký, Ta sẽ tịnh Phật độ, Ta được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, sẽ Chuyển pháp luân, vì sao? Vì Bồ-tát ma-ha-tát ấy không thấy có pháp ra ngoài pháp tánh, cũng không thấy pháp ấy hành Bát-nhã ba-la-mật, cũng không thấy pháp ấy chư Phật thọ ký, cũng không có pháp được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, vì cớ sao? Vì Bồ-tát ma-ha-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật, không sanh tướng ngã, tướng 

* Trang 638 *
device

chúng sanh, cho đến tướng người biết người thấy, vì sao? Vì chúng sanh rốt ráo chẳng sanh chẳng diệt, chúng sanh không có sanh, không có diệt. Nếu không có pháp có tướng sanh tướng diệt, làm sao có pháp sẽ hành Bát-nhã ba-la-mật?
            Như vậy, Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát không thấy chúng sanh, nên vì chúng sanh hành Bát-nhã ba-la-mật. Vì chúng sanh không thọ, chúng sanh không, chúng sanh không thể có được, chúng sanh lìa, nên vì chúng sanh hành Bát-nhã ba-la-mật.
            Này Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát ở trong các tương ưng là tương ưng tối đệ nhất, đó là Không tương ưng, Không tương ưng ấy hơn các tương ưng khác. Bồ-tát ma-ha-tát tu tập Không như vậy, có thể sanh đại từ đại bi. Bồ-tát ma-ha-tát tu tập tương ưng ấy, không sanh tâm xan tham, không sanh tâm phạm giới, không sanh tâm sân, không sanh tâm giải đãi, không sanh tâm tán loạn, không sanh tâm vô trí.[1]
            LUẬN: Không đọa địa vị Thanh Văn, Bích-chi Phật, là Không tương ưng, có hai: 1. Đản không. 2. Bất khả đắc không.
            Chỉ tu hành Không, thời đọa địa vị Thanh văn, Bích-chi Phật. Tu hành bất khả đắc không, không cũng không thể có được, thời không chỗ nào có thể đọa.
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 224c18-225a17: 菩薩摩訶薩如是習空, 能生大慈大悲. 不生慳心, 不生犯戒心, 不生瞋心, 不生懈怠心, 不生亂心, 不生無智心.
/span>T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 224c11-18. 

* Trang 639 *
device

            * Lại có hai không: 1. Không, không có phương tiện, đọa hai địa Thanh văn, Bích-chi Phật. 2. Không, có phương tiện, thời không đọa mà thẳng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            * Lại nữa, vốn có bi tâm sâu xa, vào “Không” thời không đọa, không có tâm đại bi thời đọa, nhân duyên như vậy, không đọa hai địa.
            Thanh tịnh Phật độ, thành tựu chúng sanh là Bồ-tát trú trong Không tương ưng ấy, không còn bị ngại, giáo hóa chúng sanh, khiến tu mười thiện đạo, và các pháp lành. Vì nhân duyên chúng sanh tu thiện pháp nên Phật quốc độ được thanh tịnh. Vì không sát sanh nên mạng sống lâu. Vì không trộm cướp nên Phật quốc độ giàu vui, ứng niệm liền đến. Chúng sanh tu thiện pháp như vậy, thời Phật quốc độ trang nghiêm.
            Hỏi: Giáo hóa chúng sanh thời Phật quốc độ tịnh, cớ sao nói riêng?
            Đáp: Chúng sanh tuy tu thiện, song cần phải có hạnh nguyện Bồ-tát làm nhân duyên lực phương tiện hồi hướng, nên mới thanh tịnh Phật độ. Như sức bò kéo xe, song phải cần người điều khiển mới được đi đến nơi. Vì vậy nên nói riêng.
            Mau được là hành Không tương ưng ấy, không có chướng ngại, thời mau được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
            Hỏi: Trước nói Không tương ưng, nay nói Bát-nhã ba-la-mật tương ưng, sau nói vô tướng, vô tác tương ưng, có gì 

* Trang 640 *
device

sai khác?
            Đáp: Có hai không: 1. Bát-nhã không. 2. Phi Bát-nhã không. Trước nói Không tương ưng, người nghe nghi rằng hết thảy không, nên nói Bát-nhã ba-la-mật không.
            * Lại có người nghi chỉ có không đệ nhất, còn vô tướng, vô tác chẳng phải đệ nhất ư? Thế nên nói không, vô tướng, vô tác tương ưng, cũng là đệ nhất, vì sao? Vì không thời là vô tướng, nếu vô tướng thời là vô tác, như vậy là một mà tên gọi là khác.
            Tối thượng nên nói là tối tôn; phá có nên nói là tối thắng; được tương ưng ấy không còn vui khác nên nói là tối diệu. Như ở giữa hết thảy chúng sanh, Phật là vô thượng; giữa hết thảy pháp, Niết-bàn là vô thượng; giữa hết thảy pháp hữu vi, pháp lành tu tập tương ưng là vô thượng. Các nghĩa khác như nói trong phẩm Tán Bát-nhã.[1]
            Hỏi: Nếu hành được Không tương ưng như vậy, bèn nên thọ ký, cớ sao nói như thọ ký không khác, hoặc gần thọ ký?
            Đáp: Bồ-tát ấy mới hành đạo, nhục thân chưa được vô sanh pháp nhẫn, chưa được Ban châu tam-muội, chỉ do lực trí tuệ, phân biệt được như vậy, sâu vào không, Phật tán thán công đức vào không kia, cho nên nói như thọ ký không khác.
            Có ba hạng Bồ-tát được thọ ký: hạng như thọ ký, hạng gần thọ ký, hạng được thọ ký. Trong phẩm Bất thối chuyển[2] nói hai hạng như trong đây nói.
 

[1] T. 8: Đại phẩm bát-nhã kinh (Mahāprajñāparamitā-sūtra-大品般若經), quyển 2, thán độ phẩm 5 (歎度品5), tr. 229c6-230a18; quyển 8, tán hoa phẩm 29 (散華品29), tr. 278c20-279b23; quyển 11, chiếu minh phẩm 5 (照明品5), tr. 302a18-c17; quyển 12, biến thán phẩm 44 (遍歎品44), tr. 311c17-313a; quyển 14, phật mẫu phẩm 48 (佛母品48), tr. 323a-325b; quyển 27, đàm vô yết phẩm 89 (曇無竭品89), tr. 423a27-b21. T. 8: Phóng quang bát-nhã phẩm (放光般若經), quyển 2, diệu độ phẩm 3 (妙度品3), tr. 10b20-c22; quyển 6, vũ pháp vũ phẩm 30 (雨法雨品30), tr. 42b18-43a9; quyển 9, chiếu minh phẩm 41 (照明品41), tr. 61a-b26; quyển 10, đẳng phẩm 45 (等品45), tr. 68a27-69a24; quyển 11, đại minh phẩm 49 (大明品49), tr. 76a12-77b10; quyển 20, pháp thượng phẩm 89 (法上品89), tr. 146b4-16. T. 8: Quang tán bát-nhã kinh (光讚般若經), quyển 2, thán đẳng phẩm 3 (歎等品3), tr. 161a13-c1; quyển 10, vũ pháp bảo phẩm 27 (雨法寶品27), tr. 215c2-216b7.
[2] T. 8: Đại phẩm bát-nhã kinh (大品般若經), quyển 16, Bất thối phẩm 55 (不退品55), tr. 339a-341b. T. 8: Phóng quang bát-nhã kinh (放光般若經), quyển 12, A duy việt trí phẩm 56 (阿惟越致品56), tr. 86a-87c. 

* Trang 641 *
device

            Hỏi: Như đây nói tương ưng đệ nhất vô thượng, cớ sao không cho thọ ký?
            Đáp: Các công đức phương tiện, thiền định khác chưa nhóm, chỉ có trí tuệ, cho nên chưa thọ ký.
            * Lại nữa, Bồ-tát ấy tuy có trí tuệ lợi căn mà các công đức khác chưa thành thục, nên nghe nói hiện tiền thọ ký hoặc sanh kiêu mạn, cho nên chưa cho thọ ký, lý do tán thán là muốn lấy đó khuyến tấn tâm kia.
            Người lợi căn khi hành Không tương ưng ấy, như thọ ký không khác, người độn căn khi hành Không tương ưng ấy, hoặc gần thọ ký.
            Khiến chúng sanh thường an ổn được Niết-bàn, ấy gọi là lợi ích.
            * Lại có hai lợi ích: 1. Lìa khổ. 2. Cho vui.
            * Lại có hai là diệt chúng sanh thân khổ và tâm khổ.
            * Lại có ba vui là vui cõi trời, vui cõi người, vui Niết-bàn.
            * Lại có hai là lìa ba cõi, vào ba thừa.
            Như vậy Bồ-tát ma-ha-tát lợi ích chúng sanh vô lượng vô số. Nghĩa chúng sanh như trước đã nói.
            Người đời có công lao lớn thời sanh tâm kiêu mạn, cầu được thưởng đáp, vì cầu thưởng đáp thời là bất tịnh. Bồ-tát thời không như vậy, tuy cùng Bát-nhã ba-la-mật tương ưng, lợi ích vô lượng chúng sanh, mà không ngã tâm, không kiêu mạn, cho nên không cầu báo công, như đất tuy có công lợi vật
 

[1] T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 224c18-225a17: 菩薩摩訶薩如是習空, 能生大慈大悲. 不生慳心, 不生犯戒心, 不生瞋心, 不生懈怠心, 不生亂心, 不生無智心.
/span>T. 8: Ma-ha bát-nhã ba-la-mật kinh (mahāprajñāpāramitā-摩訶般若波羅蜜經), quyển 1, tr. 224c11-18. 

* Trang 642 *
device

rất trọng mà không cầu báo đáp. Vì vậy nói Bồ-tát không khởi niệm rằng: Ta cùng Bát-nhã tương ưng, chư Phật sẽ thọ ký, hoặc gần thọ ký, Ta sẽ tịnh Phật độ, được Vô thượng đạo, Chuyển pháp luân. Nghĩa Pháp luân như trước đã nói.
            Hỏi: Những pháp gì ra ngoài pháp tánh?
            Đáp: Trong đây Phật dạy, hành Bát-nhã ba-la-mật là người hành Bát-nhã ba-la-mật, tức là Bồ-tát. Người biết, người thấy tức là chúng sanh. Trong pháp tánh chúng sanh biến làm pháp tánh. Vì vậy Bồ-tát tự không sanh tâm cao mạn, không theo chúng sanh cầu đáp ân phần, không thấy chư Phật thọ ký cho. Như Bồ-tát không, Phật cũng như vậy. Như hành giả không, được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cũng không, vì sao? Vì Phật tự nói: Bồ-tát ma-ha-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, không sanh tướng chúng sanh, cho đến tướng người biết, người thấy. Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật còn không sanh tướng pháp, huống gì tướng chúng sanh, vì sao? Vì Phật tự nói nhân duyên: chúng sanh ấy rốt ráo không sanh, không sanh nên không diệt. Nếu pháp không sanh không diệt tức là pháp tánh; pháp tánh tức là Bát-nhã ba-la-mật.
            Sao Bát-nhã ba-la-mật lại hành Bát-nhã ba-la-mật? Bồ-tát không chấp thủ chúng sanh, không chấp thủ thần ngã, chỉ có hư vọng chấp ngã.
            Chúng sanh không là vì pháp chúng sanh không có gì.
            Chúng sanh không thể có được là vì thật trí tìm cầu không thể có được.

* Trang 643 *
device

            Chúng sanh lìa là hết thảy pháp tự tướng xa lìa. Hết thảy pháp lìa tự tướng là như lửa lìa tướng nóng v.v... như nói rộng trong chương nói về tướng không.
            Đệ nhất tương ưng hơn các tương ưng khác, như trên đã nói.
            Bồ-tát hành chúng sanh không, pháp không ấy, sâu vào “Không” tương ưng, nhớ bổn nguyện độ sanh, thấy chúng sanh cuồng hoặc điên đảo, nơi trong Không sanh các chấp trước, liền sanh tâm đại bi rằng: Ta tuy biết việc ấy (việc không) mà người khác không biết, vì giáo hóa nên sanh tâm đại từ đại bi, cũng thường chẳng sanh tâm phá sáu Ba-la-mật, vì sao? vì sơ tâm Bồ-tát hành sáu Ba-la-mật, vì sáu ác[1] lẫn lộn nên sáu Ba-la-mật không tăng trưởng, vì không tăng trưởng nên không mau đắc đạo. Nay biết tướng các pháp, nhổ gốc sáu pháp ác ấy, vì sao? Vì Bồ-tát biết bố thí là thiện, tâm xan lẫn là bất thiện, hay đọa trong ngạ quỷ nghèo cùng. Biết tâm xan tham như vậy, tự tiết thân mình, đắm vui thế gian nên trở lại sanh tâm xan tham. Bồ-tát có thể thí vật nhẹ, không thể thí vật quý trọng, thí vật ngoài, không thể thí vật trong, vì chấp trước ta, chấp trước người thọ nhận, thủ tướng chấp trước tài vật, nên phá Đàn ba-la-mật, tuy có bố thí mà không thanh tịnh.
            Bồ-tát ấy hành Không tương ưng, nên không thấy ngã, cũng không thấy cái vui thế gian, làm sao còn sanh chấp trước mà phá Đàn ba-la-mật?
            Hỏi: Nếu không thấy ngã, không thấy cái vui thế gian
 

[1] Sáu ác không sanh: không sanh xan tâm, không sanh phạm giới tâm, không sanh sân tâm, không sanh giải đãi tâm, không sanh loạn tâm và không sanh vô trí tâm.

* Trang 644 *
device

nên không phá, thì cũng nên không thấy bố thí, làm sao hành bố thí?
            Đáp: Bồ-tát ấy tuy không thấy bố thí, lấy Không tâm thanh tịnh bố thí, khởi niệm rằng: bố thí này là không, không có gì, vì chúng sanh cần nên thí cho. Như trẻ con lấy đất làm vàng bạc, người lớn không thấy đó là vàng bạc, bèn theo ý cho nó, mà trọn không có cho gì hết. Năm Ba-la-mật khác cũng như vậy. Vì vậy tuy đồng là Không mà phá xan tham, không phá bố thí.
            Xá-lợi-phất, Bồ-tát ma-ha-tát trú trong “Không” tương ưng ấy, có thể thường không sanh sáu ác tâm.
                        (Hết cuốn 37 theo bản Hán)
____________

* Trang 645 *
device

Xem mục lục