Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục
CHƯƠNG 12 
GIẢI THÍCH: TAM MUỘI
            KINH: Bấy giờ Thế Tôn tự trải tòa Sư tử, ngồi kiết-già, mình thẳng, buộc niệm ở trước, vào Tam muội vương tam muội,[1] hết thảy Tam muội đều nhập vào trong đó.
            LUẬN: Hỏi: Phật có thị giả và các Bồ-tát, vì sao Ngài tự trải tòa Sư tử?
            Đáp: Việc ấy là Phật hóa thành, muốn để cho thích hợp với đại chúng; vì vậy nên A-nan không thể được trải.
            Lại nữa, tâm Phật hóa làm cho nên nói là tự trải.
            Hỏi: Sao gọi là tòa Sư tử? Ấy là Phật tự hóa làm Sư tử hay là có Sư tử thật đến, hay là vàng bạc cây đá làm Sư tử? Lại Sư tử không phải là giống thú hiền, Phật không cần đến, cũng không nhân duyên, cho nên nó không nên đến?
            Đáp: Đây hiệu là Sư tử chứ không phải là thật Sư tử. Phật là Sư tử trong loài người, nên chỗ Phật ngồi, hoặc giường hoặc trên đất, đều gọi là tòa Sư tử. Cũng như nay chỗ Quốc vương ngồi cũng gọi tòa Sư tử (siṃha).
            Lại nữa, vua gọi người dũng kiện cũng gọi là nhân Sư tử, người xưng hô Quốc vương cũng gọi là nhân Sư tử. Lại như Sư tử, giữa loài thú bốn chân, đi một mình không sợ,
 

[1] T. 2: Tăng nhất a-hàm kinh (Ekottarikāgama-增壹阿含經), quyển 41, kinh số 6, tr.773c7-16; T. 2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 9, kinh số 236, tr.57b9-13: Phật bảo Xá-lợi-phất: nay nhập thiền nào? Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: Bạch Thế-tôn! Con nay đang ở trong rừng vào không tam-muội thiền trú. Phật bảo Xá-lợi-phất: lành thay! Lành thay! Xá-lợi-phất! ông nay nhập thượng tòa thiền trú mà tọa thiền, nếu như có các tỳ-kheo muốn nhập thượng tòa thiền trú, nên học như vậy.
 
 

* Trang 285 *
device

chiết phục được hết thảy. Phật cũng như vậy, ở trong chín mươi thứ ngoại đạo, hàng phục tất cả mà không sợ sệt, nên gọi là Sư tử người.
            Hỏi: Có nhiều cách ngồi, sao Phật chỉ dùng cách ngồi kiết-già?
            Đáp: Trong các cách ngồi, cách ngồi kiết già an ổn nhất, không mệt mỏi. Ấy là cách ngồi của người tọa thiền nhiếp trú tay chân, tâm cũng không tán loạn.
            Lại là cách an ổn nhất trong bốn oai nghi của thân. Thiền tọa ấy là cách ngồi để thủ đạo, Ma vương trông thấy, tâm nó lo sợ. Ngồi như vậy là pháp của người xuất gia, ngồi kiết-già phu tọa dưới rừng cây, chúng nhân trông thấy đều rất hoan hỷ, cho rằng đạo nhân như vậy chắc chắn được đạo,[1] như kệ nói:
                        “Nếu kiết-già phu tọa,
                        Thân an vào Tam muội,
                        Oai đức người kính ngưỡng,
                        Như mặt trời chiếu thiên hạ.
                        Trừ ngủ, biếng, che tâm,
                        Thân nhẹ không mệt mỏi,
                        Giác ngộ cũng dễ dàng,
                        Yên như rồng cuộn khúc.
                        Thấy vẻ ngồi kiết già,
                        Ma vương cũng sầu sợ,
                        Huống gì người nhập đạo,
                        Ngồi yên không lay động.”
 

[1] T. 27: Đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahāvibhāsā-śāstra-大毘婆沙論), quyển 39, tr.204b3-9: Hỏi? trong các oai nghi đều là tu thiện, vì sao chỉ nói kiết già phu tọa, đây là oai nghi Hiền thánh. nghĩa là quá khứ, vị lai, quá căng già sa số lượng chư Phật và đệ tử Phật đều trú oai nghi này nhập định. Lại nữa, oai nghi như vậy thuận thiện phẩm. Nghĩa là nếu thân đi, đứng mau mỏi mệt, nếu nằm tăng trưởng thùy miên, chỉ có ngồi kiết già không có lỗi, vì thế nên tu tập thiện phẩm sai khác…
 

* Trang 286 *
device

            Vì vậy nên ngồi kiết-già phu.
            Lại nữa, Phật dạy đệ tử nên ngồi như thế. Có hàng ngoại đạo, hoặc thường co chân để cầu đạo, hoặc thường đứng, hoặc vác chân,[1] điên cuồng nông nỗi như vậy, tâm chìm biển tà, hình không an ổn; vì vậy Phật dạy đệ tử kiết-già thân ngồi thẳng. Vì sao thân thẳng? Vì tâm dễ chánh, thân ngồi thẳng thời tâm không biếng nhác, đoan tâm chánh ý, buộc niệm ở trước, nếu tâm chạy loạn, nhiếp nó trở lại; vì muốn vào Tam muội nên các niệm chạy loạn cũng đều nhiếp nó lại. Buộc niệm như vậy vào Tam muội vương tam muội.
            Sao gọi là Tam muội vương tam muội? Tam muội ấy tự tại bậc nhất giữa các Tam muội, có thể duyên vô lượng các pháp tướng, như vua là bậc nhất giữa mọi người, Chuyển luân Thánh vương là bậc nhất giữa các vua, Phật là bậc nhất giữa hết thảy trên trời dưới trời. Tam muội này cũng như vậy, là bậc nhất giữa các Tam muội.
            Hỏi: Nếu do Phật lực thì hết thảy Tam muội đều nên bậc nhất, cớ sao chỉ gọi Tam muội vương là bậc nhất?
            Đáp: Tuy là nói do thần lực của Phật, mà các Tam muội của Phật hành trì đều bậc nhất, nhưng trong các pháp phải có sự sai khác. Như các trân bảo của Chuyển luân Thánh vương, tuy hơn châu báu của các vua, nhưng trong đó trân bảo ấy tự có sai khác, quý tiện rất khác nhau.
            Tam muội vương tam muội ấy nhiếp vào định nào? Có tướng gì? Có người nói: Tam muội vương tam muội gọi là tướng tự tại, nhiếp thuộc năm uẩn thiện ở trong Thiền thứ tư,
 

[1] T.  2: Tạp a-hàm kinh (Saṃyuktāgama-雜阿含經), quyển 35, kinh số 977, tr.252c23-29.
 

* Trang 287 *
device

vì sao? Vì chư Phật ở trong Thiền thứ tư thực hành Kiến đế đạo, chứng được A-na-hàm, tức thời trong mười tám chi thiền tâm mà chứng được Phật đạo,[1] ở trong Thiền thứ tư mà xả thọ mạng, và từ trong Thiền thứ tư khởi lên mà nhập Vô dư Niết-bàn. Ở trong Thiền thứ tư có Tám sanh trú xứ, Tám bội xả, Tám thắng xứ, Mười nhất thiết nhập, phần nhiều ở trong Thiền thứ tư. Thiền thứ tư gọi là bất động, pháp thiền định không ngăn ngại. Ở trong Dục giới, các dục ngăn ngại tâm thiền định. Trong Sơ thiền, giác quán làm tâm động. Trong Nhị thiền, sự mừng lớn làm tâm động. Trong Tam thiền, sự vui lớn làm tâm động. Trong Tứ thiền thì không động.
            Lại nữa, ở Sơ thiền bị lửa đốt; ở Nhị thiền bị nước ngập; ở Tam thiền bị gió thổi; ở Tứ thiền không bị ba thứ hoạn nạn đó. Ở đây không còn hơi thở ra vào, xả niệm thanh tịnh; vì vậy nên Vương tam muội nếu ở trong Thiền thứ tư, thời như vật báu tốt cất trong kho tốt.
            Lại có người nói: Tam muội của Phật, ai biết được tướng đó?  Hết thảy các Phật pháp, nhất tướng vô tướng, vô lượng vô số, không thể nghĩ bàn. Các Tam muội khác còn không thể lường, không thể đếm, không thể nghĩ bàn, huống gì Tam muội vương tam muội? Tam muội như thế, duy có Phật biết được. Như thần túc, sự trì giới của Phật còn không thể biết, huống là Tam muội vương tam muội?
            Lại nữa, Tam muội vương tam muội, hết thảy các Tam muội đều vào trong đó, nên gọi là Tam muội vương tam muội. Cũng như ở Diêm-phù-đề, ngàn sông muôn dòng đều
 

[1] T. 29, số 1559: A-Tỳ-đạt-ma câu xá luận (阿毗达磨俱舍论), Chân-đế dịch, quyển 3, tr.183c5-18: Bồ-tát đắc được Bồ-đề là nhờ ba mươi bốn niệm trụ. Đó là mười sáu niệm trụ tạo thành sự “liễu biệt các đế” (đế hiện quán, satyābhisamaya); và mười tám niệm trụ tạo thành sự xả ly các phiền não thuộc Hữu đảnh (ly Hữu đảnh tham), tức chín vô gián đạo (ānantaryamārga) và chín giải thoát đạo (vimuktamārga). Niệm trụ thứ mười tám là tận trí. - Ba mươi bốn niệm trụ này cũng đã đủ bởi vì Bồ-tát trước khi nhập vào kiến đạo, tức khi vẫn còn là dị sinh, thì đã nhờ vào thế gian đạo mà xả ly tất cả các địa ngoại trừ Hữu đảnh. - Mười tám niệm trụ này lập thành một thánh đạo mà trong đó thánh giả không hề sinh khởi một loại tâm có thể tánh khác đi, tức chỉ có một loại tâm thế tục hữu lậu, tỷ dụ như loại tâm muốn nhập vào Diệt tận định; Abhidharmakośa-śāstra, Indriyānirdeśaḥ-44: kiṃ kāraṇaṃ? catustriṃśatkṣaṇāptitaḥ, catustriṃśatā kila cittakṣaṇairbodhisattvo bodhimanuprāptaḥ, satyābhisamaye ṣoḍaśabhiḥ, bhavāgravairāgye cāṣṭādaśabhirnavaprakārāṇāṃ kleśānāṃ prahāṇāya;  navānantaryavimuktimārgotpādanāt, ta ete catustriṃśat bhavanti, ākiñcanyāyatanavītarāgasyāsya niyāmāvakramaṇādadhobhūmikā na punaḥ praheyā  ata etasminnantare visabhāgacittā sambhavānnirodhasamāpattera-yoga iti.
 

* Trang 288 *
device

chảy vào biển; cũng như tất cả nhân dân đều thuộc Quốc vương.
            Hỏi: Phật có Nhất thiết trí, không gì không biết; cớ sao phải vào Tam muội vương tam muội này, vậy sau mới biết?
            Đáp: Vì muốn chỉ rõ trí tuệ từ nhân duyên sanh, để ngăn bọn ngoại đạo mà nói trí tuệ của chúng ta trong tất cả thời là thường có, thường biết; vì vậy nên nói Phật nhập vào Tam muội vương tam muội thời biết, không vào thời không biết.
            Hỏi: Nếu như vậy, thời Phật lực giảm yếu?
            Đáp: Lúc muốn nhập Tam muội vương tam muội, không phải là khó, nghĩ đến liền được, không phải như hàng Thanh-văn, Bích-chi Phật, các tiểu Bồ-tát, gắng sức cầu nhập.
            Lại nữa, nhập vào trong Tam muội vương tam muội ấy, khiến sáu thần thông thông suốt mười phương, không hạn không lượng.
            Lại nữa, Phật nhập vào Tam muội vương tam muội, thời biến hóa đủ thứ, hiện đại thần lực. Nếu không nhập vào Tam muội vương tam muội mà hiện thần lực, thời có người tâm nghĩ: “Đó là Phật dùng huyễn lực, chú thuật, hoặc là đại lực long thần, hoặc là trời chứ không phải người,” vì sao? Vì thấy một thân xuất ra vô lượng thân, các thứ quang minh biến hóa nên cho là không phải người; vì để đoạn chỗ nghi đó, nên Phật nhập vào Tam muội vương tam muội.

* Trang 289 *
device

            Lại  nữa,  Phật  nếu  vào  các tam muội khác, thời hàng chư thiên, Thanh-văn, Bích-chi Phật có thể lường biết. Tuy nói Phật thần lực là lớn mà còn có thể biết, thời tâm cung kính không nặng, vì vậy nên vào trong Tam muội vương tam muội, để hết thảy chúng Thánh, cho đến Thập Trụ Bồ-tát không thể lường biết, không biết tâm Phật nương ở đâu, duyên ở đâu; vì vậy nên Phật nhập vào Tam muội vương tam muội.
            Lại nữa, Phật có khi phóng ánh sáng lớn, hiện thần lực lớn, như khi sanh, khi đắc đạo, khi bắt đầu Chuyển pháp luân, khi chư thiên, Thánh nhân hòa hiệp tập hội lớn, hoặc khi tồi phá ngoại đạo, đều phóng hào quang lớn. Nay muốn hiện sự thù thắng đó nên phóng ánh sáng lớn, khiến mười phương hết thảy trời, người, chúng sanh, và các A-la-hán, Bích-chi Phật, Bồ-tát đều được thấy, biết; vì vậy nên Phật vào Tam muội vương tam muội.
            Lại nữa, ánh sáng, thần lực có hạ, trung, thượng. Chú thuật, huyễn thuật làm ra ánh quang, biến hóa là hạ. Chư thiên, Long thần được quả báo có ánh sáng, thần lực là trung. Vào các tam muội, do tâm lực và công đức đời nay, mà phóng ánh sáng lớn, hiện thần lực lớn là thượng; vì vậy nên Phật vào Tam muội vương tam muội.
            Hỏi: Như các Tam muội có mỗi mỗi tướng, thế nào hết thảy tam muội đều vào trong đó?
            Đáp:  Khi được Tam muội vương tam muội, thì hết

* Trang 290 *
device

thảy Tam muội đều được, nên nói đều vào trong đó. Do sức của Tam muội ấy, mà hết thảy các Tam muội đều được, vô lượng vô số, không thể nghĩ bàn, vì vậy gọi là vào.
            Lại nữa, vào trong Tam muội vương tam muội ấy, thời hết thảy Tam muội, hễ muốn vào liền vào.
            Lại nữa, vào trong Tam muội vương tam muội ấy, thời có thể quán hết thảy tướng Tam muội, như ở trên núi nhìn xuống.
            Lại nữa, Phật vào trong Tam muội vương tam muội ấy, thời có thể quán hết thảy mười phương thế giới, cũng có thể quán hết thảy chúng sanh; vì vậy nên Phật vào Tam muội vương tam muội.
            KINH: Bấy giờ, Thế Tôn từ Tam muội an lành mà khởi, dùng Thiên nhãn quán xem thế giới, toàn thân mỉm cười.
            LUẬN: Hỏi: Sao Thế Tôn vào Tam muội vương tam muội, không thi tác gì, mà từ định khởi dậy, quán xem thế giới?
            Đáp: Phật vào Tam muội vương tam muội thời hết thảy Phật pháp bảo tạng đều khai mở, đều xem thấy. Ở trong Tam muội vương tam muội ấy xem xong, tự nghĩ “Pháp tạng này của Ta vô lượng vô số, không thể nghĩ bàn,” vậy sau mới từ Tam muội an tường mà khởi, dùng Thiên nhãn quán xem chúng sanh, biết chúng sanh nghèo khổ. Pháp tạng này từ nhân duyên mà được, hết thảy chúng sanh cũng đều có thể được, chỉ vì ở trong si mê, không biết cầu tìm; vì vậy nên toàn thân mỉm cười.

* Trang 291 *
device

            Hỏi: Phật có Phật nhãn, Huệ nhãn, Pháp nhãn hơn Thiên nhãn, sao lại dùng Thiên nhãn quán xem thế giới?
            Đáp: Vì Nhục nhãn thì thấy không khắp, Tuệ nhãn thì biết thật tướng các pháp, Pháp nhãn thì thấy người ấy dùng phương tiện gì, hành pháp gì mà đắc đạo, Phật nhãn thì hết thảy pháp hiện tiền đều biết rõ ràng; còn Thiên nhãn thì thấy thế giới và chúng sanh không bị chướng ngại, các nhãn khác không như vậy. Tuệ nhãn, Pháp nhãn, Phật nhãn tuy thắng, song không phải để thấy chúng sanh.[1] Muốn thấy chúng sanh, chỉ dùng hai nhãn là Nhục nhãn và Thiên nhãn; vì Nhục nhãn thấy không khắp bởi có chướng ngại, nên dùng Thiên nhãn mà xem.
            Hỏi: Nay mắt ấy ở nơi Phật, sao lại gọi là Thiên nhãn?
            Đáp: Mắt ấy phần nhiều ở chư Thiên. Thiên nhãn trông thấy không bị chướng ngại núi vách, cây cối. Nếu người do sức tu hành tinh tấn, trì giới, thiền định mà có được, không phải phần có được từ khi sanh ra; vì vậy nên gọi là Thiên nhãn.
            Lại nữa, người phần nhiều tôn quý trời, lấy trời làm chúa. Phật theo lòng người; vì vậy nên gọi là thiên nhãn.
            Lại nữa, trời có ba thứ là: Danh thiên, Sanh thiên, Tịnh-thiên. Danh thiên (Trời trên danh xưng) như Thiên vương, Thiên tử. Sanh thiên (Trời theo nơi sanh) là Đế-thích, Phạm vương, chư Thiên. Tịnh-thiên (Trời theo nghĩa có đức thanh tịnh) là Phật, Bích-chi Phật, A-la-hán. Tôn  quý  nhất trong
 

[1] Xem Đại trí độ luận, quyển 39.
 
 

* Trang 292 *
device

hàng   Tịnh-thiên   là  Phật,  nên  nay  nói  Thiên  nhãn,  cũng không lỗi.
            Thiên nhãn quán xem thế giới là, vì chúng sanh thường cầu an vui mà lại bị khổ, tâm đắm trước tự ngã mà tâm ấy thật không tự ngã. Chúng sanh thường sợ khổ mà thường hành khổ, như người mù tìm con đường tốt lại bị sa hố sâu. Quán các thứ như vậy xong, toàn thân mỉm cười.
            Hỏi: Cười từ miệng phát ra, hoặc là con mắt cười, nay cớ sao nói toàn thân cười?
            Đáp: Phật là bậc tôn quý tự tại trong thế giới, có thể khiến toàn thân như miệng, như mắt, cho nên đều có thể cười.
            Lại nữa, hết thảy lỗ chân lông đều mở ra, cho nên gọi là cười. Do miệng cười hoan hỷ nên tất cả lỗ chân lông đều mở ra.
            Hỏi: Phật là đấng chí tôn chí trọng, vì sao lại cười?
            Đáp: Như đại địa, không vì vô sự và tiểu nhân duyên mà rung động. Phật cũng như vậy, nếu vô sự và tiểu nhân duyên thời không cười. Nay vì đại nhân duyên nên toàn thân cười. Thế nào là đại? Phật muốn thuyết Đại Bát-nhã Ba-la-mật, vô ương vô số chúng sanh sẽ nối giống Phật, ấy là đại nhân duyên.
            Lại nữa, Phật nói: “Ta đời đời từng làm tiểu trùng, ác nhân, dần dần nhóm các thiện căn, được đại trí tuệ, nay tự thành Phật, thần lực vô lượng, tối thượng tối đại. Hết thảy chúng sanh cũng có thể được như vậy, tại sao luống chịu khổ nhọc mà lại đọa chỗ nhỏ?” vì vậy nên cười.

* Trang 293 *
device

            Lại nữa, có nhân nhỏ mà quả to, duyên ít mà báo lớn, như cầu Phật đạo, chỉ tán thán một bài kệ, một lần xưng Nam Mô Phật, đốt một nén hương, mà chắc chắn được làm Phật,[1] huống gì nghe hiểu các pháp thật bất sanh bất diệt, không bất sanh không bất diệt, mà nhân duyên hành nghiệp cũng không mất; vì việc ấy nên cười.
            Lại nữa, tướng Bát-nhã Ba-la-mật thanh tịnh như hư không, không thể cho, không thể lấy, Phật dùng các phương tiện quang minh thần đức, để giáo hóa hết thảy chúng sanh, khiến tâm điều nhu, vậy sau mới có thể tín thọ Bát-nhã Ba-la-mật; vì vậy, nên nhân đó mà cười và phóng quang.
            Cười có các nhân duyên: Có người hoan hỷ mà cười, có người sân nhuế mà cười, có người khinh người mà cười, có người thấy sự lạ mà cười, có người thấy việc đáng hổ thẹn mà cười, có người thấy phương khác phong tục lạ mà cười, có người thấy việc hy hữu khó được mà cười. Nay là việc hy hữu khó nhất: Các pháp tướng vốn bất sanh bất diệt, chơn không vô tự vô danh, vô ngôn vô thuyết, mà muốn tác danh lập tự để nói cho chúng sanh, khiến được giải thoát, ấy là sự khó nhất. Cũng như đống lửa lớn trăm do tuần, có người đội cỏ khô, đi qua trong lửa mà không bị cháy một ngọn lá, ấy là rất khó. Chư Phật cũng như vậy, mang các cổ danh tự của vạn pháp, vào trong thật tướng các pháp mà không bị ngọn lửa nhiễm trước đốt cháy, đi thẳng qua vô ngại; ấy là rất khó. Vì việc khó ấy nên cười. Như vậy, các việc khó hy hữu, cho nên toàn thân mỉm cười.
 

[1] T. 9: Diệu pháp liên hoa kinh (妙法蓮華經), quyển 1, Phương tiện phẩm (方便品), tr.9a24-25: Ngay cả người tâm tán loạn, vào trong tháp miếu; chỉ niệm Nam-mô phật, đều đã thành Phật đạo. Đối với chư Phật quá khứ, hiện tại hoặc đã diệt độ, nếu có người nghe pháp, đều đã thành Phật đạo; Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, Upayākauśalyaparivarta:
Namo’stu buddhāya kṛtaikavāraṁ yehī tadā dhātudhareṣu teṣu,
vikṣiptacittairapi ekavāraṁ, te sarvi prāptā imamagrabodhim (96)
Sugatāna teṣāṃ tada tasmi kāle pārinirvṛtānāmartha tiṣṭhatāṃ vā,
Ye dharmanāmāpi śruṇiṃsu sattvāste sarvī bodhāya abhūṣi lābhīnaḥ (97)
 

* Trang 294 *
device

Xem mục lục