Tin Tức (680)


Không Đắc Không Thuyết - Đương Đạo, Thiện Tri Thức

2,075

Do bị ràng buộc trong tướng và tưởng, tất cả chúng sanh trời người đều nghĩ đức Phật đã đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, và ngài đã thuyết pháp để chỉ bày sự thực tuyệt đối cho chúng ta. Trong chân lý tương đối hay quy ước thì thấy có sanh ra và có diệt mất, có đến cuộc đời này có đi khỏi cuộc đời này, có tăng thêm có giảm bớt, có một có nhiều…

Tu Bồ Đề! Ý ông thế nào? Như Lai có đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không? Như Lai có thuyết pháp không?

Tu Bồ Đề thưa: như con hiểu nghĩa Phật nói, thì không có pháp nhất định nào gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng không có pháp nhất định nào để Như Lai có thể nói. Vì sao thế? Pháp mà Như Lai nói trọn không thể nắm lấy, không thể nói được, không phải là pháp, cũng không phải ‘ chẳng phải là pháp’. Vì sao như vậy? Tất cả hiền thánh đều do pháp vô vi mà có sai biệt.

Sau khi tuyên thuyết thực tại tánh Không, gồm cả pháp không (Phàm hể có tướng đều là hư vọng, đoạn 5) và ngã không (không có tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, đoạn 6), hàng hữu học còn tu không thể không khỏi khởi nghi. Nếu tất cả là Không, vô tướng, không thể nắm, không thể bỏ, không có một pháp gì có thể đắc, thế thì phương tiện tu hành và cứu cánh của tu hành còn có ý nghĩa gì. Biết được mối nghi do còn vướng mắc chấp tướng này, đức Phật lấy ngay sự chứng đắc của mình để tuyên thuyết một cách rốt ráo, nhằm đưa thính chúng hoàn toàn lọt vào thực tại.

Do bị ràng buộc trong tướng và tưởng, tất cả chúng sanh trời người đều nghĩ đức Phật đã đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, và ngài đã thuyết pháp để chỉ bày sự thực tuyệt đối cho chúng ta. Trong chân lý tương đối hay quy ước thì thấy có sanh ra và có diệt mất, có đến cuộc đời này có đi khỏi cuộc đời này, có tăng thêm có giảm bớt, có một có nhiều…

Nhưng ở trong chân lý tuyệt đối hay tối hậu, tức là tánh Không, thì trọn không có các tướng và tưởng ấy. Tất cả chẳng thể sanh ra chẳng thể diệt mất, chẳng thể đến chẳng thể đi, chẳng thể tăng chẳng thể giảm, chẳng thể một, chẳng thể nhiều, chẳng thể là pháp chẳng thể là không phải pháp.

Tất cả tướng và tưởng đều bất khả đắc, chẳng thể đắc. Đây là giải thoát.

Cho nên người tha thiết cầu giải thoát, chỉ cần thiền định mãnh liệt về một trong hai câu hỏi của đức Phật, “Như Lai có đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác không?”,

“Như Lai có thuyết pháp không?”  Tùy theo mức thiền định đến đâu, nghĩa là phá được các phiền não chướng và sở tri chướng đến đâu, thì thực tại tánh Không hiển lộ ngay trước mắt đến đó. Vì xưa nay chúng ta vẫn sống trong tánh Không đấy thôi.

Thế nhưng, tuy cùng sống trong tánh Không hay pháp vô vi, chẳng có chúng sanh nào hoặc bậc thánh giải thoát nào có thể ra khỏi nó, nhưng vẫn có sự sai biệt giữa chúng sanh và hiền, thánh, là do tin được, thể nghiệm được, sống được nhiều hay ít cái tánh Không hay pháp vô vi đang bao phủ đầy dẫy trong ngoài mỗi chúng ta mà thôi.

 

THỰC HÀNH KINH KIM CƯƠNG BÁT NHÃ

Đương Đạo
NXB: Thiện Tri Thức 2015

2,075

Gampopa Đã Đạt Được Những Thành Tựu Tâm Linh Như Thế Nào - Thanh Liên dịch Việt

Bảo Châu Trang Nghiêm của Giải Thoát được gọi là những dòng kết hợp của các truyền thống Kadam và Đại Thủ Ấn (Mahamudra) (bka’-phyag chu-bo gnyis-‘dres). Tác giả của nó là

1,789
PHẬT GIÁO VÀ GIÁO DỤC PHẬT GIÁO TRONG VIỆC TĂNG TRƯỞNG TỔNG HẠNH PHÚC QUỐC GIA

Dharmachari Lokamitra sinh năm 1947 ở Anh. Năm 1974, ông gia nhập Western Buddhist Order (WBO) của Sangharakshita, một Phật tử người Anh đã sống ở Ấn độ 20 năm cho đến

1,701
CÚNG DƯỜNG

_Thưa thầy, con thắc mắc cái chất lượng của việc cúng dường có ảnh hưởng tới thái độ của người cúng dường đó nghiêm túc chân thật, vậy là nó tăng chất

827
Sống: mây qua đỉnh - Chết: trăng trôi. - Vô Môn

Sống: mây qua đỉnh - Chết: trăng trôi. - Vô Môn ;LUNSFORD P. YANDELL (Nói về Zen Master Suzuki)Có lẽ câu ngạn ngữ "Khi nào học trò sẵn lòng, thầy sẽ xuất

917
BỒ ĐỀ TÂM TƯƠNG ĐỐI VÀ BỒ ĐỀ TÂM TUYỆT ĐỐI - GARCHEN RINPOCHE

Đó là tâm Bồ tát, chỉ quan tâm đến những người khác là Bồ đề tâm. Tâm này là tinh túy của tất cả chư vị Bổn tôn. Nếu con hành trì

1,603
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,611
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,995
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,923
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,743
Chùa Việt
Sách Đọc