Bài Viết (701)


ĐỨC PHẬT NHIÊN ĐĂNG THỌ KÝ CHO TIỀN THÂN ĐỨC THÍCH CA

1,050

Trước khi đạo sĩ Sumedha (tiền thân đức Phật Thích Ca) làm xong công việc được chỉ định thì Đức Phật Nhiên Đăng trên đường đi đến với bốn trăm ngàn vị A la hán, tất cả đều có lục thông, đã sạch hết phiền não và tám pháp thế gian cũng không thể nào lay chuyển các Ngài.

Khi Đức Phật Nhiên Đăng trên đường đi đến cùng với bốn trăm ngàn vị A la hán ,thì chư thiên và nhân loại cung đón các Ngài bằng tiếng của các loại trống. Họ cũng bày tỏ nỗi vui sướng bằng cách hát lên những bài ca đón chào để tôn dương Đức Phật.

Lúc bấy giờ, tất cả nhân loại đều trông thấy chư thiên và chư thiên cũng trông thấy nhân loại. Tất cả những chúng sanh này, chư thiên và nhân loại, một số chắp tay cung kính, còn số khác thì tấu lên nhiều loại nhạc cụ.

Chư thiên đi theo ở trên không trung, họ tung rãi khắp nơi những bông hoa của chư thiên như hoa Mạn Đà La, hoa sen, hoa Câu tì đà la để tôn kính Đức Phật. Còn ở dưới mặt đất, nhân loại cũng làm như thế, họ tung rãi các loại hoa như Campa, sarala, Mucalinda, Naga, Punnaga, và ketaki.

Đạo sĩ Sumedha nhìn chăm chú vào kim thân của Đức Phật rực rỡ với ba mươi hai hảo tướng ở bậc Đại Trượng Phu và tám mươi tướng phụ. Vị ấy đã chứng kiến kim thân chói sáng của Đức Phật, trông giống như khối vàng ròng, với hào quang chói lọi ở quanh Ngài và hào quang sáu màu phát ra từ thân Ngài, phóng đi như tia chớp xẹt ngang bầu trời xanh biếc.

Rồi đạo sĩ quyết định như vầy: “hôm nay ta nên dứt bỏ thân mạng của ta trước Đức Phật. Đừng để Ngài giẫm lên bùn một cách bất tiện. Hãy để Đức Phật và bốn trăm ngàn vị A La Hán của Ngài giẫm lên lưng của ta và đi tựa như một chiếc cầu ván màu hồng ngọc, lấy thân ta làm chiếc cầu để Đức Phật và các vị La Hán đi qua, việc này sẽ đem lại cho ta lợi ích và hạnh phúc lâu dài".

Sau khi đã quyết định như vậy, vị ấy buông xả chân tóc búi, trãi ra tấm thảm bằng da beo và chiếc y vải bố trên vũng nước và nằm sấp xuống trên chúng, trông như chiếc cầu ván có màu hồng ngọc.

ĐẠO SĨ SUMEDHA PHÁT NGUYỆN THÀNH BẬC CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC

Sau khi đã trãi mình trên vũng lầy như thế, đạo sĩ Sumedha đã phát khởi chí nguyện thành Phật như vầy:

“Nếu muốn, chính ngày hôm nay ta có thể trở thành một vị La Hán sạch hết lậu hoặc và các pháp ô nhiễm trong tâm cũng được đoạn trừ. Nhưng nó có ích gì cho một cao nhân như ta là giác ngộ đạo quả A La Hán và Niết Bàn như một vị La Hán tầm thường, trong giáo pháp của Đức Phật Nhiên Đăng ta sẽ cố gắng hết sức để chứng đạt đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Giải thoát luân hồi cho riêng mình thì được gì trong khi ta là bậc thượng nhân hiểu biết đầy đủ về trí tuệ xuất chúng, niềm tin và sự tinh tấn của ta. Ta sẽ cố gắng để chứng đạt đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và giải thoát tất cả chúng sanh luôn cả chư thiên ra khỏi biển khổ luân hồi. Sau khi thành đạt đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác do quả phước vô song này của ta từ hành động đem thân mình trãi dài trên bùn để làm cầu cho Đức Phật Nhiên Đăng đi qua, ta sẽ cứu độ vô số chúng sanh ra khỏi biển luân hồi. Sau khi vượt qua dòng sông luân hồi, bỏ lại ba cõi, trước hết ta sẽ tự mình bước lên chiếc bè Bát Chánh Đạo và đi cứu vớt tất cả chúng sanh bao gồm chư thiên.”

Như vậy tâm của vị ấy hướng đến việc trở thành một vị Phật.

LỜI THỌ KÝ

Như đã nêu ra dưới nhan đề "Quán niệm về xuất hiện hy hữu của một vị Phật", không ai trong đám đông mà không phát tâm thành Phật khi trông thấy oai lực vĩ đại của Đức Phật. Dầu họ phát nguyện thành Phật nhưng không ai trong họ có đặc tánh thành Phật. Không giống như đại chúng này, Sumedha có đủ tất cả những nhân tố cần thiết để chứng đắc Phật quả. Thực ra vị ấy có khuynh hướng thành Phật vì vị ấy có tám yếu tố cần thiết để được thọ ký. Tám yếu tố này là: (1) làm người thực sự. (2) người nam. (3) có tất cả những điều kiện cần thiết để giác ngộ đạo quả A – la – hán. (4) gặp Đức Phật đang tại tiền. (5) làm một vị sa – môn có niềm tin vào định luật nghiệp báo. (6) đã chứng đắc bát thiền ngũ thông. (7) sẵn sàng hiến thân mạng của mình vì lợi ích của Đức Phật Nhiên Đăng: Nếu Đức Phật và bốn trăm ngàn vị A – la – hán của Ngài đi qua trên lưng của đạo sĩ Sumedha khi vị ấy đang nằm sấp, tựa như các Ngài đang đi trên chiếc cầu thì ắc vị ấy sẽ không còn sống. Sự thực hành như vậy được gọi là Tăng thượng tác thiện (abhikarakusala) và (8) có nguyện vọng thành Phật rất mạnh mẽ. Vì đạo quả Phật, cho dù toàn thể thế giới được rãi đầy than hồng nóng đỏ và được cắm đầy gươm đao bén nhọn, vị ấy sẽ không nhụt chí mà vẫn bước lên chúng.

Biết rằng Sumedha có đủ những đặc tánh cần thiết này, Đức Phật đích thân đi đến Sumedha, người đang nằm trên bùn với ý chí thành Phật, có thành tựu ước nguyện của vị ấy hay không. Rồi Đức Phật Nhiên Đăng thấy tất cả về tương lai của đạo sĩ Sumedha như vầy: "Sumedha sẽ trở thành một vị Phật tên là Gotama (Cồ Đàm), sau bốn A – tăng – kỳ và một trăm ngàn đại kiếp". Trong khi đang đứng ở đó, Đức Phật nói lên lời tiên tri bằng chín câu kệ bắt đầu bằng những chữ: "Passatha imam tapasam jatilam ugga – tapanam".

(1) Này các tỷ kheo, hãy nhìn vị đạo sĩ tóc búi này đang thực hành các pháp khổ hạnh nghiêm ngặt! vị ẩn sĩ Sumedha này sẽ trở thành một đấng giác ngộ giữa chư thiên, phạm thiên và nhân loại sau vô số đại kiếp, chính xác là bốn A – tăng – kỳ và một trăm ngàn đại kiếp kể từ bây giờ.

(2) Trước ngưỡng cửa đạo quả Phật của vị ấy, Sumedha này sẽ từ bỏ thế gian, bỏ lại kinh thành Ca – tì – la – vệ xa hoa, lộng lẫy. Rồi vị ấy sẽ chuyên tâm hành thiền và thực hành những pháp khổ hành (dukkharacariya).
(3) Trong khi đang ngụ dưới cội cây Ajapala, vị ấy sẽ thọ lãnh lễ vật cúng dường bằng móm cơm sữa và đi đến sông Ni – liên – thiền.

(4) Đó là nơi mà vị ấy sắp chứng đắc Phật quả. Vị ấy sẽ độ món cơm sữa ở trên bờ sông và đi đến cây Bồ - đề bằng lối đi được chư thiên khéo sửa soạn.
(5) Khi vị ấy đến tại cây Bồ đề, nơi sẽ đem lại sự giác ngộ, vị ấy đi quanh theo chiều kim đồng hồ. Vị ấy sẽ đi từ hướng Nam sang hướng Tây, từ hướng Tây sang hướng Bắc và từ hướng Bắc sang Đông. Sau khi đã an vị dưới cội cây bồ đề, vị ấy chứng đắc tuệ quán thông đạt Tứ diệu đế và trở thành vị Chánh biến tri, vô song, danh tiếng vang lừng.

(6) Mẹ của vị Phật này sẽ có tên là Maya Devi (Hoàng Hậu Mada). Cha là Suddhodana ( Vua Tịnh Phạn). Vị Phật này sẽ có tên Gotama.

(7) Hai vị Tối thượng thinh văn của vị ấy sẽ là Kolita và Upatissa, sẽ thoát khỏi các lậu hoặc và tham ái, có tâm thanh tịnh và định thâm sâu. Vị tỷ kheo có tên Ananda ( A Nan), sẽ là thị giả hầu cận vị Phật này.

(8) Hai trưởng lão ni Khema và uppalavanna, là những bậc thoát khỏi lậu hoặc và tham ái, có tâm vắng lặng và định thâm sâu, sẽ trở thành hai nữ tối thượng thinh văn.

(9) Citta và Hatthalavaka sẽ là hai cận sự nam tối thắng hầu hạ Đức Phật. Tương tự, Uttara và Nandamata sẽ là hai cận sự nữ tối thắng.

SỰ TUNG HÔ CỦA CHƯ THIÊN VÀ NHÂN LOẠI

Nghe lời thọ ký của Đức Phật Nhiên Đăng, bậc vô song trong tam giới, chư thiên và nhân loại vui mừng tung hô: "Ẩn sĩ Sumedha đã được thọ ký là hạt giống của Đức Phật tương lai". Và vỗ tay reo mừng. Chư thiên và phạm thiên đến từ mười ngàn thế giới ấy với nhân loại cũng đưa tay lên để tỏ sự tôn kính.

Họ cũng bày tỏ ước muốn của họ bằng những lời cầu nguyện:

"Cho dù bây giờ chúng tôi không thực hành được giáo pháp của Đức Phật Nhiên Đăng, bậc Thế Tôn, chúng tôi cũng sẽ gặp vị ẩn sĩ cao quý này mà tương lai sẽ là vị Phật. Lúc ấy chúng tôi có thể phấn đấu thành đạt trí tuệ bậc cao trong giáo pháp.
Dường thế ấy, dầu chúng ta vẫn chưa thể thực hành giáo pháp của Đức Phật Nhiên Đăng nhưng chúng ta sẽ gặp ẩn sĩ Sumedha này, đã được thọ ký thành Phật trong tương lai và khi ấy chúng ta sẽ chứng đắc đạo quả.”

Theravada Phật Giáo Nguyên Thủy
Trích “Đại Phật Sử” Tỳ Kheo Minh Huệ dịch

1,050

VĨNH MINH DIÊN THỌ (904 – 975)

VĨNH MINH DIÊN THỌ (904 – 975)Tổ thứ 6 Tịnh Độ TôngTổ thứ 3 Pháp Nhãn Tông“Vạn Thiện Đồng Quy” của Sư nói:🐉 Hỏi: Cảnh duy tâm Tịnh độ đầy khắp mười

1,129
Bát Nhã Quán Chiếu

Bát Nhã Quán ChiếuNormal0falsefalsefalseMicrosoftInternetExplorer4/* Style Definitions */table.MsoNormalTable{mso-style-name:"Table Normal";mso-tstyle-rowband-size:0;mso-tstyle-colband-size:0;mso-style-noshow:yes;mso-style-parent:"";mso-padding-alt:0cm 5.

11,603
THIỀN SƯ NHẬT BẢN BẠT ĐỘI (1327-1387)

Một người hỏi: “Không có một vị thầy nào từ thời xưa cho đến bây giờ mà không nói rằng không có Phật ở ngoài tâm. Dù từ điều này, rõ ràng

1,165
Số Phận & Cuộc Đời của bạn - Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV

"We are visitors on this planet. we are here for ninety or one hundred years at the very most. During that period, we must try to do something good, something useful, with

13,072
THIỀN ĐỊNH - Chogyam Trungpa (28/2/1939 - 4/4/1987)

Trích trong Thiền Thực Hành của Chogyam Trungpa             Thiền là một chủ đề rộng lớn và đã phát triển qua nhiều thời đại cùng các biến thể giữa các truyền thống tôn

14,290
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,670
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc