Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (8)


Xem mục lục

 

BÀI THỨ SÁU
LƯỢC GIẢI CÁC LỜI VẤN NẠN CỦA NGOẠI NHÂN
(CÓ SÁU ĐOẠN)

  Từ trước đến đây, tôi đã dẫn chứng rất  nhiều chỉ rõ ngoại cảnh không có; nhưng e người đời còn nhiều chỗ nghi ngờ, nên tôi phương tiện lập những lời vấn đáp để giải cho rành rõ.

 

I. XEM NÚI, DO THỨC BIẾN HIỆN

  HỎI: “Nếu quả thật các cảnh vật ở ngoài đều do trong Thức biến hiện, vậy thì khi chúng ta ở chỗ này (như ở Điện Bà) thấy có một quả núi; khi chạy đến một chỗ khác (như biển Ba Động)  cũng dùng Thức này tưởng núi, sao lại chẳng thấy được núi? Và cái “Thức” tưởng núi lúc nào cũng tưởng, sao lại chẳng luôn luôn thấy được núi? – Lại nữa, như nhiều người đồng thời đứng bên núi, chỉ có một người tưởng núi, còn bao nhiêu người không tưởng, tại sao bao nhiêu người cũng đều thấy núi?”

  ĐÁP:  “Người vấn nạn được như thế, kể ra cũng đã có học vấn nghiên cứu khá lắm, tôi rất hoan nghinh.

  Tôi thong thả hỏi gạn lại rằng: “Oâng khi ngủ chiêm bao thấy các cảnh vật: chỗ này núi, chỗ kia nước, chổ nọ chợ, làng v.v… đâu phải thấy chỗ nào cũng đều núi cả?” Ngoại nhơn trả lời: “Phải”. Tôi hỏi tiếp: “Lại nữa, trong khi chiêm bao, có khi ông thấy núi, có khi không thấy, đâu phải lúc nào ông cũng đều thấy núi?” Ngoại nhơn trả lời:  “Phải”. Tôi liền nói thẳng rằng: “Hiện nay tôi với ông, đồng ở trong vòng sanh tử đại mộng, cho nên phàm thấy núi, sông, đất liền v.v… đều do “Thức” biến hiện, cũng đồng như ở trong giấc mộng  một thứ, cho nên không thể một mình cái Thức của ông, mà biến sanh ra cảnh vật khác được.”

II. CẢNH CHIÊM BAO CŨNG NHƯ CẢNH THỨC, ĐỒNG DO “THỨC BIẾN”

  HỎI: “Khi tỉnh, thấy các vật đều thật, như mặc áo thì ngừa được lạnh, ăn cơm được nov.v… còn khi chiêm bao thấy các vật đều không thật. Như chiêm bao thấy ăn, thức dậy bụng vẫn đói, chiêmbao thấy mặc đồ tơ lụa, khi thức vẫn mặc vải bô,v.v… như thế thì làm sao đem cảnh chiêm bao so sánh đồng với cảnh thức?”

  ĐÁP: “Oâng đương khi chiêm bao thấy các sự vật  cũng đều thật vậy, như thấy lửa vẫn nóng, thấy nước cũng lạnh, thấy ăn vẫn no v.v… chỉ trừ khi ông thức rồi mới biết cảnh chiêm bao đó là giả. Chúng ta hiện nay cũng thế, hiện đang ở trong vòng phàm phu mê muội, như người ở trong chiêm bao, nên không thể biết chắc được cái nào thật cái nào giả; bao giờ tu hành đến bậc Đại giác (Phật) mới biết cảnh này là giả, chừng đó không còn nghi ngơ ønữa. Cũng như khi ông tỉng giấc mộng rồi, mới biết cảnh chiêmbao đó là không thật”.

III. THỨC BIẾN HIỆN  VÀ KHÔNG BIẾN HIỆN

  HỎI: “Oâng nói ngày đêm đều là chiêm bao cả, việc này thôi gác lại, không bàn nữa, tôi xin hỏi qua việc khác. Như lời ông nói: “Muôn pháp đều do Thức biến.” Tại sao có vật, Thức không biến được?”

  ĐÁP: “Giải thích vấn đề này rất là phiền phức, nay tôi phương tiện nói sơ lược. Theo nhà Duy thức nói, những cảnh vật do Thức biến hiện, ước lược có hai thứ:

1-     Cộng biến. Nghĩa là do Thức của nhiều chúng sanh chung lại biến ra.

2-     Bất cộng biến. Nghĩa là chỉ do Thức của một chúng sanh riêng biến.

Nếu xét chín chắn, thì có thể chia ra làm bốn phần:

1-     Cộng trung cộng biến. Nghĩa là ở trong một cảnh chung, do nhiều  Thức của chúng sanh chung biến. Như trong vũ trụ này, nào là núi, sông v.v… các vật vô chủ, là do Thức của chúng sanh chung biến.

2-     Cộng trung bất cộng biến. Nghĩa là ở trong một hoàn cảnh mà chẳng chung biến; dụ như những ruộng vườn có chủ, ở trong vũ trụ này.

3-     Bất cộng trung cộng biến. Nghĩa là trong hoàn cảnh không chung, mà lại chung nhau biến. Như 5 căn thô phù là mắt, tai, mũi, lưỡi và thân của mỗi người riêng dùng, nên gọi là “bất cộng”, song người khác có thể thấy được, nên gọi là “cộng biến”

4-     Bất cộng trung bất cộng biến. Nghĩa là trong cái không chung cùng, mà cũng không chung nhau biến ra. Như 5 món Thắng nghĩa căn (thần kinh hệ) núp ở trong 5 căn thô phù (mắt, tai, mũi, lưỡi và thân) chỉ tự mỗi người thọ dụng, người khác không thấy.

            Thức biến

1-      Chung biến:

a)      Trong cái chung, lại chung biến. Như núi, sông vô chủ.

b)      Trong cái chung, lại riêng biến. Như  đất, vườn, có chủ.

2-      Riêng biến:

a)      Trong cái riêng, lại chung biến. Như 5 căn thô phù ở ngoài.

b)      Trong cái riêng, lại riêng biến. Như 5 món Thắng nghĩa căn (thần kinh hệ).

  Những núi sông v.v… ông vừa hỏi đó, là thuộc về Thức của nhiều người chung biến, nên không thể dùng Thức của một người biến được, tức thuộc về cái nghĩa “cộng trung cộng biến” ở đây. Vì đã do Thức của nhiều người chung biến, cho nên ở tại tỉnh Sơn Đông đã có đa số chúng sanh biến ra núi Thái rồi, thì không thể do một người đến đất Hà Nam biến ra một núi Thái thứ hai nữa được. Đã có đa số chúng sanh tại đất Hồ Bắc biến ra con sông Hớn, thì cũng không thể do một người đến đất Sơn Tây biến thêm  một con sông Hớn nữa được.. Tại sao thế? Vì núi Thái và  sông Hớn, đều do lực lượng các  Thức của nhiều người chung biến, nên không thể do lực lượng một Thức và của một người mà biến thêm nữa được.

IV. THỨC BIẾN HIỆN CÓ TĂNG VÀ GIẢM

  HỎI: “Đã do Thức của nhiều người chung biến một quả núi, tại sao các Thức nó chẳng chướng ngại nhau, mà lại hiệp thành một được? Lại nữa, khi có một người đi chỗ khác hoặc chết, thì giảm bớt một Thức rồi, sao chẳng thấy cái núi kia giảm nhỏ lại?” .

  ĐÁP: “Thí như nhiều cái đèn, đồng đốt ở trong một nhà, các ánh sáng hoà hợp lại in như một, không có ngại nhau. Nếu như lậy bớt đi một cái đèn thì ánh sánh sáng vẫn khắp đầy cả nhà, không thấy khuyết thũng một phần nào. Song tuy sáng khắp cả nhà, nhưng ánh sáng có phần giảm bớt, không bằng như lúc còn nhiều cái đèn.”

  Lấy lý này mà suy nghiệm đến non sông cũng thế. Như trên lịcnh sử, triều đại nào minh quân, thì nước nhà hưng thịnh, những vị hiền tài ra đời rất nhiều, non sông điều  hiện ra những điềm lành. Còn triều đại nào hôn quân, thì các vị hiền thần chết, trong nước hiện ra những điều bất thường như núi lở, sông khô v.v… Đây tức là cái ảnh hưởng vì Thức có thêm và bớt, nên non sông có thạnh và suy.

  Lại nữa, như trên lịch sử nói: “Khi vị Thánh nhơn ra đời thì sông Hoàng Hà trong.” Tức là thêm cái “Thức” của vị Thánh nhơn, cho nên biến hiện ra sông Hoàng Hà được trong. Và nói: “ Chỗ nào có người anh kiệt, thì đất đại xứ đó linh thiêng.” Đây cũng có thể chứng nghiệm, do Thức của người anh kiệt nên biến sanh đất đai được linh thiêng. Do đây suy xét những nhà âm dương (địa lý), họ nói: “Phong thủy với nhơn vật rất có liên quan nhau.” Điều này chúng ta có thể tin được. Cho nên người hiểu được Duy thức rồi thì trong thế gian này tất cả những điều kỳ quái, nghi ngờ, khó giải thích, đều có thể phương tiện giải thích được  cả.”

V. BIẾN CHUNG, THẤY RIÊNG

  HỎI: “Hiện tiền mắt chúng ta thấy núi, là chỉ thấy cái núi doThức của mình biến ra, hay là cũng thấy được cái núi do Thức của người khác biến? Nếu như chỉ thấy cái núi do Thức của mình biến ra, thì Thức của mình đã tự  biến được núi rồi, cần gì phải đợi Thức của người khác chung biến? Còn như thấy được cái núi do Thức của người khác biến, như thế  thì ngoài tâm mình còn có người khác, thành ra ngoài tâm có pháp, sao thành nghĩa Duy thức?”

  ĐÁP: “Muốn giải thích vấn đề này, phải hiểu qua mỗi Thức đều có hai phần:

1-     Kiến phần, tức là phần “thấy”.

2-     Tướng phần, tức là phần “bị thấy” (cảnh). Hai phần này đều ở ngoài, nó có cái tác dụng biến ra “núi” và “thấy núi”. Lại có hai phần ở bên trong:

a)      Tự chứng phần.

b)      Chứng tự chứng phần. Hai phần này làm bản thể cho hai phần ngoài y nơi đó mà phát sanh. Đến quyển sau sẽ nói rõ bốn phần này.

Thức

Ngoài (dụng):

1-      Tướng phần (phần bị thấy: cảnh).

2-      Kiến phần (phần thấy).

Trong (thể):

1-      Tự chứng phần.

2-      Chứng tự chứng phần.

  Y theo đạo lý Duy thức  mà luận thì “tướng phần” của Thức A Lại Da, biến ra thân thể và thế giới, rồi Thức này tự dùng “kiến phần” (phần thấy) duyên lấy.

  Cái núi ông vừa hỏi trên, là thuộc một phần trong thế giới, cố nhiên phải do “tướng phần” Thức A Lại Da của nhiều người chung biến rồi Thức này dùng  “kiến phần” (phần thấy) duyên lấy làm cảnh. Người khi thấy núi, là do Nhãn thức của họ, nương cảnh núi của A Lại Da đã biến, làm bản chất, rồi nó trở lại biến ra “tướng phần” (phần bị thấy) in như cái núi và tự dùng “kiến phần” (phần thấy) duyên lấy. Nên khi mỗi người thấynúi, là không phải thấy được cái núi do “tướng phần” Thức A Lại Da của nhiều người chung biến; thật ra chỉ thấy được cái núi do Nhãn thức của mình, tự  biến lại mà thôi. Cho biết hiện tiền chúng ta thấy núi, là chỉ thấy được cái núi do Nhãn thức của mình biến ra, chớ không thể thấy được cái núi do  Thức của người khác biến vậy. Bởi thế nên nhà Duy thức nói: Người đời đều có một bầu trời đất;đồng sanh một chỗ mà lại ở riêng, mỗi người đều chẳng thấy nhau.

VI. NƯƠNG BẢN CHẤT RỒI BIẾN LẠI

Thông thường chúng ta thấy núi, sông, đất liền, v.v… tuy do Nhãn thức của mình biến ra, nhưng quyết định phải nương cái  Cảnh của Thức thứ Tám đã biến, làm bản chất. Nếu không có bản chất thì một mình Nhãn thức, cũng không thể gá nương vào đâu để biến lại được. Bởi thế, nên người đời ở  những chỗ không núi, họ không thể tưởng ra núi, nhưng chỗ không nước, họ không thể tưởn g ra nước; vì thiếu bản chất để gá nương vậy. Các nhà Triết học bên Thái Tây, vì không biết được Thức thứ tám này và không hiểu những việc “gá bản chất biến ra ảnh tượng v.v…” cho nên đối với vấn đề vũ trụ, họ bàn cãi lăng xăng mà không thể giải quyết được.

  Lại nữa, biến “bản chất” tuy có Thức của người khác chung biến, nhưng cũng là Thức, nên nói là “Duy thức”. Và cái “bản chất” tuy có Thức của người khác biến, nhưng khi khi Nhãnthức thấy, chẳng qua gá bản chất rồi biến lại cảnh thứ hai để duyên,  chớ không thể thấy bản chất; cái cảnh nó thấy được, cũng chỉ ở trong Thức mà thôi, cho nên không phải ngoài tâm có pháp. Cũng như cái bóng trong gương, tuy nhờ có cái hình ở ngoài làm bản chất chiếu vào, nhưng chúng ta chỉ thấy cái bóng trong gương, cho nên vẫn gọi là Duy thức. Do đó có thể chứng minh, nào thế giới, quốc gia, muôn sự muôn vật  đều như cái hoa trong gương, như trăng dưới nước; thế mà người đời không biết các ảnh tượng đều do bản chất biến ra, trở lại chấp là thật có, rồi khởi ra các phiền não mê hoặc tạo nghiệp, tự làm đọa lạc, thật đáng buồn thương! Nếu người ngộ được lý Duy thức rồi, thì hy vọng sẽ tiến đến chỗ  toàn thiện vậy.

Xem mục lục