Trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh [16], thuộc Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0361, do Chi Lâu Ca Sấm dịch, đời Hậu Hán, ghi lại Hai mươi bốn lời nguyện có thể tóm tắt như sau:
(1) Trong nước Phật không có ba đường dữ.
(2) Những ai sinh vào nước ấy không còn trở vào ba đường dữ.
(3) Nhân dân cùng có một sắc vàng.
(4) Không cóphân biệt nguồn gốc trời người.
(5) Đều có hiểu biết về đời trước.
(6) Đều có thiên nhãn thông.
(7) Đều có tha tâm thông.
(8) Đều bay đi tự tại.
(9) Đều có thiên nhĩ thông.
(10) Không có ái dục.
(11) Luôn luôn trụ trong Niết bàn.
(12) Có vô số đệ tử và la hán.
(13) Chính mình có ánh sáng vô lượng.
(14) Chính mình có thọ mạng vô lượng.
(15) Nhân dân cũng thọ mạng vô lượng.
(16) Nhân dân không có lòng dữ.
(17) Tiếng tăm vang khắp mười phương và hết thảy chúng sinh đều muốn sinh về Cực lạc.
(18) Nhân dân các quốc độ Phật đem lòng thanh tịnh niệm Ta thì khi chết Ta và đệ tử đều đến rước.
(19) Nhân dân các quốc độ Phật dù đời trước làm ác, nghe danh hiệu Ta mà hối cải muốn sanh vềnước Tathì sẽ toại nguyện.
(20) Các vị Bồ tát đều một kiếp thành Phật.
(21) Các vị Bồ tát đều có 32 tướng tốt.
(22) Các vị Bồ tát đều có đủ đồvật đểcúng dường các đức Phật mười phương.
(23) Các vị Bồ tát muốn ăn thì có đồ ăn. Ăn xong bát báu tự đi.
(24) Các Bồ tát thuyết pháp hành đạo như đức Phật.
Đó là toát yếu lời nguyện trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh.
Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0362, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh[17], 2 quyển, cũng do Ngô Chi Khiêm dịch hay còn gọi là Đại A Di Đà kinh cũng có hai mươi bốn nguyện nguyện nhưng thứ tự và nội dung không thống nhất.
Cho nên, trừ nguyện thứ nhất của hai bản giống nhau, còn nguyện thứ hai trở đi không những thứ tựmà nội dung cũng bị đảo lộn. Có nguyện có trong bản này mà không có trong bản kia và ngược lại. Ví dụ sơ lược:
-Nguyện thứ tư và nguyện thứ hai mươi của Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh không có trong Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh, trong khi nguyện thứ mười hai trong bản Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh lại không thấy trong kinh Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh.
-Có nguyện trong bản Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh thì chia thành hai, còn bản Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh thì hai góp lại một. Chẳng hạn nguyện thứ sáu và thứ chín của Vô lượng bình đẳng giác kinh, góp thành một trong nguyện thứ mười bảy của Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh (Đại A Di Đà) Kinh.
Nói chung, Phật Thuyết A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh đã có những nguyện sau, mà không thấy trong Vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh, đó là:
-Nguyện thứ hai: không có phụ nữ trong nước Phật A Di Đà, và nếu phụ nữ sinh về thì trở thành đàn ông;
-Nguyện thứ ba, có đầy đủ châu báu, nhà cửa, áo quần, ăn uống;
-Nguyện thứ mười một: Bồ tát quốc độ Phật A Di Đà không có ý nhớ phụ nữ;
-Nguyện thứ mười hai: các Bồ tát a la hán thương yêu kính trọng không ganh ghét nhau;
-Nguyện thứ mười bảy và mười tám: bản thân Phật A-di-đà có thiên nhãn thiên nhĩ và trí huệ tuyệt vời;
-Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh[18], bản dịch của Khương Tăng Khải và Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích Kinh[19], Nam Ấn Độ, Đường, Bồ Đề Lưu Chí dịch đã phát triển hai mươi bốn lời nguyện trên thành bốn mươi tám nguyên. Về bốn mươi tám nguyện này thì hai mươi lăm lời nguyện đầu gần đồng nhất với hai mươi bốn nguyện đã nêu ở trên. Do đó, để thấy toàn bộ, ta sẽ kể từ nguyện 26 trở đi.
(26) Nguyện nhân dân trong nước đều có thân hình của Na La Diên.
(27) Nguyện trong nước mọi thứ đều đẹp đẽ tuyệt vời.
(28) Ai cũng thấy được cây bồ đề to lớn.
(29) Mọi người đều có khả năng biện tài.
(30) Các Bồ tát đều có trí tuệ biện tài vô lượng.
(31) Quốc độ trong sạch chiếu khắp mười phương.
(32) Nguyện trong nước đầy dẫy hương thơm vi diệu.
(33) Chúng sinh ở các quốc độ Phật nhờ ánh sáng Phật A-di-đà soi rọi, thân tâm được êm dịu.
(34) Tất cả chúng sinh khi nghe danh hiệu, đều được vô sanh pháp nhẫn và các tổng trì.
(35) Nguyện nghe danh hiệu mà chuyển được thân đàn bà thành đàn ông.
(36) Nguyện nghe danh hiệu mà tu tập phạm hạnh cho đến khi thành Phật.
(37) Nguyện nghe danh hiệu thì đều tu hạnh Bồ tát, năm vóc gieo xuống đất, trời người đều kính tôn.
(38) Áo quần của dân trong nước đều tự do muốn là được, không cắt may giặt nhuộm.
(39) Nguyện dân trong nước vui sướng như các vị giải thoát.
(40) Nhân dân trong nước, muốn thấy các Phật độ thì ngồi dưới gốc cây báu, chúng sẽ hiện ra.
(41) Nguyện các Bồ tát ở khắp mọi phương khi nghe danh hiệu, thì cho tới lúc thành Phật luôn luôn đầy đủ các giác quan.
(42) Nguyện các Bồ tát khắp mọi phương, khi nghe danh hiệu, đạt được tam muội thanh tịnh giải thoát, chỉ trong khoảng khắc cúng dường vô số các đức Phật không thiếu sót vị nào.
(43) Nguyện các Bồ tát ở khắp nơi, khi nghe danh hiệu, đều sanh vào các nhà phú quí.
(44) Bồ-tát khắp mọi nơi khi nghe danh hiệu, đều vui mừng tu hạnh Bồ-tát.
(45) Nguyện các Bồ-tát ở khắp mọi nơi khi nghe danh hiệu thì đạt được tam muội Phổ đẳng, thấy hết các đức Phật.
(46) Nguyện các Bồ-tát trong nước nếu muốn nghe pháp thì tự nhiên được nghe.
(47) Nguyện các Bồ-tát khắp mọi nơi khi nghe danh hiệu thì đạt được địa vị không còn thối lui.
(48) Nguyện các Bồ-tát khắp mọi nơi khi nghedanh hiệu thì liền đạt được pháp nhẫn thứ nhất, thứ hai, thứ ba, liền được địa vị không thối lui.
Đó là nội dung bốn mươi tám lời nguyện của Phật A-di-đà như đã ghi trong Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0360, Vô Lượng thọ kinh. Đối chiếu với những bản kinh khác, đặc biệt là Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích cùng với Bản Sanskrit आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra, (सुखावतीव्यूहः। Sukhāvatīvyūhaḥ [विस्तरमातृका vistaramātṛkā]), Bản Tây Tạng ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo, thì nội dung chúng tương đối giống nhau, còn về mặt thứ tự thì thường hay khác. Ví dụ:
-Nguyện thứ 23, của Vô Lượng thọ kinh tương đương với nguyện thứ 21 của bản आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra.
-Nguyện thứ 40, 42 và 45 của Vô Lượng thọ kinh tương đương với nguyện thứ 38, 40 và 43 của bản bản आमिताभव्यूह नाम महायान सूत्र Amitābhavyūha nāma mahāyāna sūtra.
Đối với bản Tây Tạng Bản Tây Tạng ཧྥསཔ ཧོདདྤགམེདཀྱི བྐོདཔ ཤེསབྱ བ ཐེགཔ ཆེནཔོཧི མྡོ Hphas pa hod dpag med kyi bkod pa shes bya ba theg pa chen pohi mdo cũng vậy, nhưng sự sai khác tỏ ra nhiều hơn, vì Tạng bản sai khác một nguyện nói về âm nhạc vi diệu ở quốc độ Cực Lạc, nếu đối chiếu với bản Hán thì không có tương đương, thứ tự xen vào sau nguyện thứ 32 và trước nguyện thứ 33 của bản Hán Vô Lượng thọ kinh.
Còn đối với Đại Tạng Kinh 11, số hiệu 0310, Vô lượng thọ - Như Lai đệ ngũ hội, của Kinh Đại Bảo Tích thì nội dung và thứ tự không sai khác cho lắm.
Ngoài hai truyền bản hai mươi bốn và bốn mươi tám lời nguyện vừa giới thiệu, còn có Đại Tạng Kinh 12, số hiệu 0363, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh, 3 quyển, Tống Pháp Hiền dịch, ghi ba mươi sáu lời nguyện đặc biệt nhấn mạnh đến việc cúng dường chư Phật. Và phát biểu theo lối khẳng định, chứ không phải theo lối phủ định, như đã gặp trong các truyền bản trên, tóm tắt như sau:
(1) Trong nước không có ba điều dữ.
(2) Không có phân biệt trời người.
(3) Chúng sinh sinh về có đại thần thông.
(4) Có túc mạng thông.
(5) Có thiên nhãn thông.
(6) Có tha tâm thông.
(7) Ở trong tình trạng chánh tín.
(8) Luôn luôn ở trong niết bàn.
(9) Dù ở trong tình trạng Thanh văn Duyên giác cũng đều thành Phật.
(10) Có ánh sáng vô biên.
(11) Có thọ mạng vô lượng.
(12) Tiếng tăm lừng lẫy mười phương.
(13) Những chúng sinh chí thành niệm danh hiệu khi chết sẽ được Phật A Di Đà và các tỳ kheo đến rước.
(14) Tất cả chúng sinh khi nghe danh hiệu Phật A Di Đà muốn sinh về quốc độ Phật nào thì sinh.
(15) Chúng sinh trong Thế giới Cực lạc đầy đủ 32 tướng tốt.
(16) Có chúng sinh vì đại nguyện chưa muốn thành Phật thì nhờ oai lực của Phật A Di Đà giáo hoá hết thảy hữu tình.
(17) Chúng sinh ở Thế giới Cực lạc muốn cúng dường các đức Phật khắp mười phương thì có đủ phương tiện để cúng dường.
(18) Các Bồ-tát ở Cực lạc đều thành tựu nhất thiết trí, giỏi bàn các pháp yếu.
(19) Các Bồ-tát ởCực lạc dùng thần thông đem đủ tư liệu đểcúng dường chư Phật ở mười phương.
(20) Các Bồ-tát nếu không đem đến được thì nhờ oai lực Phật A Di Đà, mà các đức Phật đưa tay đến nhận lấy.
(21) Các vị Bồ-tát ở Thế giới Cực lạc muốn cúng dường các đức Phật mà không rời quốc độ mình, thì nhờthần lực A-di-đà khiến cho các đồ cúng dường tự đến các quốc độ Phật kia.
(22) Các vị Bồ-tát quốc độ Tịnh độ có thần lực của Na La Diên và ánh sáng rực rỡ.
(23) Các vị Bồ-tát có khảnăng thuyết pháp vô ngại.
(24) Các vị Bồ-tát đem mọi thứ trân báu làm lò trầm để đốt những cây chiên đàn vô giá cúng dường khắp mười phương các đức Phật.
(25) Thế giới Cực lạc trong sáng như gương.
(26) Các Bồ-tát quốc độ ấy luôn luôn vui sướng, thường ởtrong tam muội bình đẳng.
(27) Những người mang thân đàn bà, nghe danh hiệu Phật A-di-đà và qui y đảnh lễ khi lâm chung thì sẽ sinh về Thế giới Cực lạc và trởthành đàn ông.
(28) Mười phương vô số Thanh văn Duyên giác khi nghe danh hiệu Phật A Di Đà mà tu trì tịnh giới thì nhất định sẽ giác ngộ vô thượng.
(29) Các Bồ-tát trong mười phương khi nghe danh hiệu Phật A-di-đà đều lễ bái qui mạng.
(30) Áo quần ở quốc độ Cực lạc khỏi cắt may, giặt nhuộm.
(31) Tất cả chúng sinh nghe danh hiệu của Phật A-di-đà thì đều được vô sinh pháp nhẫn.
(32) Tất cả Bồ-tát trong mười phương khi nghe danh hiệu Phật A-di-đà thì chứng được tịch tịnh tam muội.
(33) Tất cả Thanh văn, Bồ-tát khi nghe danh hiệu Phật A-di-đà đều được vô sinh pháp nhẫn, an trụ vào vô công dụng hạnh.
(34) Các Bồ-tát ở mười phương khi nghe danh hiệu Phật A-di-đà thì chứng được tam muội phổ biến Bồ-tát.
(35) Các Bồ-tát ở Thế giới Cực lạc đều tùy ý giảng pháp và nghe pháp.
(36) Tất cả các quốc độ Phật khi nghe danh hiệu của Phật A Di Đà thì được nhẫn thứ nhất cho đến vô sinh pháp nhẫn.