Chùa Tây Tạng là ngôi chùa Việt Nam nằm ở số 46B Thích Quảng Đức, thuộc P. Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Để đi đến đây, bạn đừng quan tâm đến địa chỉ trên, vì sẽ tìm không ra qua con số ấy đâu. Từ Sài Gòn, bạn đi Quốc lộ 13 về hướng TP. Thủ Dầu Một, cũng là Đại lộ Bình Dương, rồi rẽ trái vào đường Thích Quảng Đức, tìm số 222 bên tay phải, thì đối diện số 222 chính là chùa Tây Tạng, khá lớn đó. Bạn có thể nhận dạng chùa thông qua chóp nhọn vàng nếu nhìn từ xa.
Thoạt bước vào, chùa trông xô bồ, ồn ã với linh tinh thứ từ tượng Phật, biển báo cho đến cây và người. Nhưng mà, khi đã bình tĩnh lại để dạo bước quanh chùa, nếu như bạn đến đây với một cái tâm chân thành và cởi mở, thì có gì đâu, cửa Phật luôn rộng mở, Phật luôn ngụ ở bên trong, trong chùa và trong bản thân bạn.
Mình thường đến một điểm tham quan nào đó bởi đọc lướt qua vài điểm thú vị, hoặc vì xem ảnh và thấy thích. Ở ngôi chùa này là vì tò mò bởi cái tên, và trước khi đến chùa, như những ngôi chùa khác, mình không chịu đọc thông tin về chùa gì cả.
Bây giờ viết bài thì mình mới tìm ra những thông tin thú vị sau đây:
“- Chùa Tây Tạng do Thiền sư Minh Tịnh sáng lập vào năm 1928 với tên gọi Bửu Hương Tự. Lúc bấy giờ, chùa chỉ là một am nhỏ thờ Phật.
– Năm 1937, sau khi thiền sư Minh Tịnh vân du đất Phật trở về, mới cho đổi tên chùa thành Tây Tạng Tự. Sau lần đại trùng tu vào năm 1992, chùa Tây Tạng có dáng dấp gần giống như một ngôi chùa ở xứ sở Tây Tạng: chánh điện có cấu trúc hình khối vuông, chính giữa là ngôi tháp, tầng thượng nóc chùa có 5 điện thờ 5 vị gọi là “Ngũ trí Như Lai”, là 5 vị Phật tối cao của Phật giáo Tây Tạng.
– Đặc biệt, trong chùa có bức tượng Đạt Ma Sư Tổ được sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận là bức tượng bằng tóc lớn nhất Việt Nam.” (Tổng hợp nhiều nguồn từ Internet)
Tiếc là chi tiết bức tượng bằng tóc mình đã không biết nên đã không chụp được, mà cũng vì không có nhiều thời gian để ở lâu và chụp cho bằng hết chùa.
Sân chùa đề đầy các biển báo, như: không buôn bán trong sân chùa…
“Không leo trèo, không thả cá xuống hồ”
“Chỉ nên thắp 3 cây nhang trong chánh điện”, mình đoán có biển này là vì quá nhiều người đốt quá nhiều nhang khi vào chùa, trong khi, ý nghĩa của sự đi chùa là để tâm thanh tịnh, bình yên, nếu có cầu xin điều gì thì sẽ đạt được nhờ chính tâm trong sáng, chân thành của bản thân, chứ không phải ở việc thắp bao nhiêu nhang và cầu khấn bao nhiêu lần. Mình có nghe nói lúc Đức Phật còn sống, ngài cũng không chủ trương sau này mình sẽ được thờ cúng trong các chùa chiền.
Chóp nhọn vàng của chùa
Bạn có từng thắc mắc vì sao chùa thường được tô màu vàng? Một bạn có nickname Reno trên Yahoo đã trả lời rất hợp lý rằng: “Màu vàng, theo quan niệm của Phật Giáo, là màu của sự vĩnh hằng. Mọi người khi tu hành đều mong muốn mình sẽ đến được cõi niết bàn nên chùa sẽ có màu vàng.”. Bạn Mr Guide cũng trả lời một ý hợp lý khác là: “Theo quan niệm của người phương Đông (kinh dịch) thì màu vàng tương ứng với hành thổ trong ngũ hành, nằm ở vị trí trung tâm chính, vì thế khi sơn màu của chùa người ta thường sơn màu vàng”.
Quầy bán đồ lưu niệm
Chữ Tây Tạng, em không biết!
Khu vực ăn uống
Khu vệ sinh
Cơ hội để Phật Tử Việt Nam tiếp cận với Phật Giáo Tây Tạng ngày càng nhiều. Kim Cang Thừa đã quen thuộc với một số Phật Tử hữu duyên.Hàng trăm Phật
Nhà khoa học Canada Arthur B. McDonald và vợ sau khi hay tin thắng giải Nobel - Ảnh: Reuters Theo trang web Nobelprize.org, Viện hàn lâm Khoa học hoàng gia Thụy Điển (RSAC)
Geshe Lhundub Sopa (1923-), học giả vĩ đại từ Tu viện Sera, được biết đến vì hiểu biết của ngài về tánh Không. Ngài cũng là một trong các giám khảo kỳ
Trong thời gian khi những lời này được hoàn thành, có một lama rất giàu và rất có ảnh hưởng là Geshe Tsakpuhwa sống ở Drin. Ban đầu, ông tỏ ra tôn
Đức Pháp Vương Drigung Kyabgön Chetsang và Drigung Kyabgön Chungtsang Đức Jigten Sumgom đã có lời tiên đoán rằng “ Trong hậu thế , giáo pháp của ta sẽ phát dương qua hai
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt