The Thus Come One attained complete enlightenment, realizing the dharma body which encompasses all the three worlds.
Whether you watch inwardly or outwardly, the irises in your eyes continue to shine.
The True Body becomes all phenomena;
All phenomena become the True Body.
A red cinnamon tree stands beautifully in the Palace of the Moon.
High in the sky, shines a circle
in which a red cinnamon tree stands tall.
Y SON (? – 1213)
NOTE: You can turn a mirror toward any direction, and see it always reflects equally. After realizing the true mind, you will see that all phenomena become one with you. All things are your mind manifested – you are what you think, you are what you feel, you are what you see, and you are what you hear…
The moon here symbolizes the mind; the red cinnamon tree, the nature of the mind. Many Zen masters prefer using the symbol of a calm lake surface -– serenely reflecting the sky. The latter symbol can be used to describe the two qualities of a meditative mind: serene, and awake. The Buddha said that meditation has two approaches: Samatha, and Vipassana. Samatha meditation, also known as concentration meditation, helps you calm the mind. Vipassana meditation, also known as insight meditation, helps you see things as they are. Both should be developed in tandem to help you develop an awakened mind of serenity and luminosity.
If you get confused by so many words, you can just remember the image of a calm lake surface. Or just remember the two words “serene, awake… serene, serene, awake, awake… serene, awake … serene, serene, awake, awake…”
Decades ago, I asked my root master Ven. Thich Tich Chieu: "It is very hard for me to observe perfectly the five precepts."
This master who is also the abbot of the Tibetan Temple in Binh Duong replied, "You only need to keep this one precept: to be impartial."
Later, I learned that observing the "precept of impartiality" is one of the most difficult tasks. That means that when a practitioner sees, hears or perceives, he should not cling to any different signs between existence and non-existence, between men and women, between beauty and ugliness, between merit and demerit, and so on. That means that this person sees, hears and perceives clearly while he dwells in the concentration of signless, through which any sight, sound, or mental perception that appears in his mind will instantly disappear in the windstorm of impermanence. When you continuously realize the signless in everything, your mind turns away from greed, hatred, and delusion.
--- ---
CHÂN THÂN
Như Lai thành chánh giác,
Tất cả lượng bằng thân.
Xoay lại chẳng xoay lại,
Trong mắt con ngươi nằm.
Chân thân thành vạn tượng,
Vạn tượng thành chân thân.
Cung trăng cành quế đỏ,
Quế đỏ tại một vầng.
Y SƠN ( ? - 1213 ) – Bản dịch HT Thanh Từ
GHI NHẬN: Bạn có thể xoay tấm gương bất kỳ hướng nào, và thấy nó luôn luôn chiếu ảnh bình đẳng như nhau. Sau khi nhận ra chân tâm, bạn thấy rằng vạn pháp trở thành một vớI bạn. Vạn pháp là tâm bạn hiển lộ -- bạn là những gì bạn suy nghĩ, bạn là những gì bạn cảm xúc, bạn là những gì bạn nghe…
Mặt trăng biểu tượng cho tâm; cây quế đỏ, để chỉ cho bản tánh của tâm. Nhiều Thiền Sư lạI thích dùng biểu tượng cho mặt hồ an tĩnh – lặng lẽ phản chiếu cả bầu trời. Biểu tượng sau có thể dùng mô tả hai phẩm chất của tâm thìên định: vắng lặng, và tỉnh thức. Đức Phật nói thiền định có hai lối tiếp cận: chỉ, và quán. Thiền chỉ, còn gọI là thiền tỉnh lặng, giúp bạn giữ tâm cho an; Thiền quán, còn gọi là thiền chánh niệm, giúp bạn thấy các pháp như nó là nó. Cả hai nên tu tập cùng lúc để giúp bạn có tâm thức tỉnh --- vừa vắng lặng, vừa chiếu sáng.
Nếu bạn thấy nhiều chữ rắc rối, bạn có thể chỉ cần nhớ tới mặt hồ tỉnh lặng. Hay chỉ cần nhớ hai chữ “lặng, tỉnh… lặng, lặng, tỉnh, tỉnh… lặng, tỉnh… lặng, lặng, tỉnh, tỉnh…”
Nhiều thập niên trước, tôi hỏi bổn sư của tôi là Hòa Thượng Thích Tịch Chiếu: "Rất khó cho con giữ toàn hảo năm giới."
Thầy cũng là trụ trì Chùa Tây Tạng Bình Dương đáp: "Con chỉ cần giữ một giới thôi: bình đẳng."
Thời gian sau, tôi biết rằng giữ giới bình đẳng là một trong những việc khó nhất. Nghĩa là khi một học nhân thấy, nghe hay nhận biết, vị này không nên dính vào bất kỳ tướng dị biệt nào giữa Có và Không, giữa Nam và nữ, giữa đẹp và xấu, giữa thiện và ác, vv. Nghĩa là người này thấy, nghe và nhận biết rõ ràng trong khi vẫn an trú trong Vô Tướng Tam Muội, xuyên qua đó bất kỳ hình ảnh, âm thanh hay nhận biết nào xuất hiện trong tâm người này sẽ tức khắc biến mất trong trận bão gió của vô thường. Khi bạn liên tục nhận ra cái vô tướng trong vạn pháp, tâm bạn quay lưng lìa xa tham, sân và si.