Seeing existence, you see everything exists;
Seeing non-existence, you see nothing exists.
When existence and non-existence are not established in your mind, the sun of wisdom appears high in the sky.
TÔNG DIỄN (1640 - 1711)
NOTE: Speak neither of existence nor non-existence. When we realize the emptiness nature of the mind, see all things as images reflected in the mind, we have no words to say whatsoever. Thought appears from nowhere and disappears. Be serene, and watch your mind without a thought. Then existence and non-existence will no longer bother you.
A famous koan asks: "What is the sound of one hand clapping?" You know that you can hear the sound of two hands clapping. Actually, there is no sound of one hand clapping, and you can say that it is the soundless sound or the sound of silence. When a sound arises and vanishes, you are still listening, and still hearing. It means that all the sounds, either arising or vanishing, are encompassed in your mind. Despite all the sounds come and go, your mind is still unmoved.
Zen masters prefer to take a bright mirror as a symbol for the mind. When a form comes and goes, its reflected image is seen in the mind-mirror; the reflecting nature of the mind-mirror is still unmoved. Similarly, all thoughts, coming and going, are encompassed in the mind-mirror, the mind is still unmoved. Thus, the nature of the mind is bright, unmoved, silent, empty, and non-self. When you see clearly the nature of the mind, you immediately understand that all things are unreal. At this moment the three poisons -- desire, hatred, and delusion -- vaporize.
Huineng (638–713) composed this poem: "The bodhi mind originally does not have a tree [to cling to]. The bright mirror also does not have a stand [to cling to]. There is not a thing originally. Where could dust cling to?"
--- ---
MẶT TRỜI TRÍ TUỆ
Cần có muôn duyên có
Ưng không tất cả không
Có không hai chẳng lập
Ánh nhật hiện lên cao.
TÔNG DIỄN (1640 - 1711) - Bản dịch HT Thanh Từ
GHI NHẬN: Đừng nói là có hay không. Nhận ra tánh không của tâm, thấy vạn pháp như ảnh hiện trong tâm, chúng ta không có lời nào để nói. Niệm tới không từ đâu, và rồi biến mất. Hãy lặng lẽ, và hãy quan sát tâm bạn với không một niệm. Rồi có và không sẽ không làm bạn bận tâm nữa.
Một công án nổi tiếng nêu câu hỏi: "Cái gì là tiếng vỗ của một bàn tay?" Bạn biết rằng bạn có thể nghe tiếng vỗ của hai bàn tay. Thực sự, không có âm thanh của một bàn tay vỗ, và bạn có thể nói rằng đó là tiếng vô thanh hay tiếng của sự tịch lặng. Trong khi một â thanh tập khởi và biến mất, bạn vẫn đang lắng nghe và vẫn đang nghe. Có nghĩa là tất cả ăm thanh, dù tập khởi hay biến mất, được viên dung trong tâm bạn. Bất kể âm thanh tới và đi, tâm bạn vẫn bất động.
Các Thiền sư ưa dùng một gương sáng làm dụ cho tâm. Khi một hình sắc tới và đi, ảnh phản chiếu được nhìn trong gương tâm; tánh phản chiếu của gương tâm vẫn bất động. Tương tự, tât cả các niệm, tới và đi, đều được viên dung trong gương tâm, tâm vẫn bất động. Do vậy, bạn biết rằng bản tánh của tâm là sáng chiếu, bất độn, tịch lặng, rỗng rang và vô ngã. Khi bạn thấy rõ ràng bản tánh của tâm, bạn cũng thấy ngay khoảnh khắc đó vạn pháp là như huyễn, và ngay khoảnh khắc đó tam độc -- tham, sân, si --- đang bốc hơi.
Huệ Năng (638–713) làm bài kệ sau: "Tâm Bồ đề vốn không có cây [để dựa vào]. Gương sáng cũng không có đài [để dựa vào]. Xưa nay vốn không một vật. Nơi đâu bụi có thể dính vào?"