Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

You should know that the way of Zen must be asked, investigated and enlightened by yourself, neither by others nor by anything.
Layman Pang once asked Zen Master Mazu, “Who is companionless among all phenomena?” 
Mazu said, “After you swallow all the water in the West River in one gulp, I will tell you.”
Is that the answer?  Or something marvelous here? Or pointing directly to the person not making friends with all phenomena? Or is there a secret not to be transmitted?

Investigate every bit from that koan, seek to get to the ultimate; don’t distort intentionally, don’t explain wrongly with your own opinion, and also don’t throw it all away. Even busy at work, you should keep your mind on the koan; even in leisure time, keep investigating it. 
Disregard anything almost-cooked, disregard anything near-raw. Also don’t discuss anything that may relate to “the person going to the ultimate, and the story of the ultimate” -- whether one or two, existence or non-existence, unholy or holy, reasonableness or sensibleness, secularness or Buddhist dharma. Keep observing your mind like that. You will suddenly see the mind blossom vastly -- you will become profoundly enlightened, and laugh joyfully. 

THACH LIEM (circa 17th century)

NOTE: Zen Master Thach Liem had the heart of a loving grandmother, and gave very clear instructions on how to do koan practice. Just investigate a koan all day and night. Always keep your mind on the koan, watch it, observe it, investigate it, but don’t cling to any thought. No further comment should be given here.

Don't force your mind; just do it effortlessly. Zen masters say that any force you put on your mind will make everything go wrong. They say that don't put rocks on grass; just uproot the grass. The quiet, effortless attention leads your mind into a realm where you know that you don't know. This state of mind is also called as "a great doubt." The Chinese Zen master Da Hui (1089–1163) said that a great doubt would lead to a great awakening. Just observe the mind of "don't know" where any thought vanishes instantly right at the moment it arises; it is also where you see not a trace of the three poisons (greed, hatred, and delusion). It is the unknown mind, where there is not a trace of the past, present, and future.

Listening to the koan with your whole body and mind is one of the best ways to do the koan practice. Listen to every word's meaning from the koan, to every word's sound from the koan, to any response from your body and mind, and to the space created by words and sounds from the koan. The way of listening is discussed in the Śuraṅgama Sutra. At the moments you pay attention to listening, all your thoughts completely vanish and your mind is freed from desire, hatred, and delusion. Listening is one of the best ways to experience the world as a newborn baby, to be freed from all the memories, and to live with the "don't know mind."

---  ---

THIỀN TẬP

Nên biết rằng thiền đạo quí tự mình tham cầu, tự mình giác ngộ, chẳng phải do ở người khác, do ở sự vật vậy. 
Chẳng thấy Bàng Công hỏi Mã Đại Sư rằng: “Cái người chẳng làm bạn cùng vạn pháp ấy, là người thế nào?” 
Đại Sư nói rằng : “Bao giờ ngươi uống một hơi hết cả nước sông Tây Giang, ta sẽ nói với ngươi.” 
Lời nói ấy, có phải là câu trả lời chăng ? Hay tỏ ra một cơ vi mầu nhiệm gì khác chăng? Hay chỉ thẳng cái người chẳng cùng vạn pháp làm bạn chăng? Hay có cái bí mật chẳng truyền, ngụ ở trong ấy chăng?

Thử đem ra suy gẫm từng lẽ, tìm cho đến cứu cánh; chẳng khá xuyên tạc một cách cưỡng ép, đem ý thức riêng mà giải nghĩa quấy quá, lại chẳng nên nhất thiết bỏ qua; nên làm sao trong bận rộn cũng cứu cánh như thế, nhàn hạ cũng cứu cánh như thế, dầu gặp cảnh nghịch bế tắc chẳng thông cũng cứu cánh như thế; mặc kệ chỗ sống gần chín, chỗ chín gần sống, lại chớ bàn đến “con người đi đến cứu cánh và câu chuyện cứu cánh” ấy là một là hai, là có là không, là phàm là thánh, là lý là tình, là đời là phép Phật; dụng tâm đến đó, rồi bỗng nhiên trong trí mở mang rộng rãi, đại giác ngộ và cười xòa lên.

THẠCH LIÊM (~ 17th century) –  Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Thiền Sư Thạch Liêm có quả tim của một bà cụ yêu thương con cháu, và đã cho hướng dẫn rõ ràng về cách tập thiền công án. Hãy khảo sát một công án suốt mọi thời. Luôn luôn chú tâm vào công án, nhìn nó, quan sát nó, khảo sát nó, nhưng đừng dính vào bất kỳ niệm nào. Không nên đưa thêm lời bình nào nơi đây.

Đừng cưỡng bách tâm bạn; hãy làm một cách thoải mái, không nỗ lực. Các Thiền sư nói rằng bất kỳ áp lực nào bạn đặt lên tâm bạn cũng sẽ làm mọi thứ sai lạc. Họ nói rằng đừng đè đá lên cỏ, mà hãy nhổ gốc rễ cỏ. Sự chú tâm lặng lẽ và không nỗ lực sẽ dẫn tâm bạn tới nơi mà bạn biết rằng bạn không biết. Trạng thái tâm này cũng gọi là "nỗi nghi lớn." Thiền sư Trung Hoa Đại Huệ nói rằng nỗi nghi lớn sẽ dẫn tới một giác ngộ lớn. Hãy quan sát tâm "không biết" đó, nơi bất kỳ niệm nào cũng tan biến tức khắc ngay khi vừa khởi lên; đó cũng là nơi bạn không thấy chút nào của tam độc (tham, sân, si). Đó là tâm không biết, nơi không một chút nào dính tới quá khứ, hiện tại và vị lai.

Lắng nghe công án với toàn bộ thân tâm của bạn là một trong những cách tốt nhất cho pháp Thiền công án. Hãy lắng nghe ý nghĩa từng chữ trong công án, hãy lắng nghe từng âm thanh của chữ trong công án, hãy lắng nghe từng phản ứng trong thân tâm bạn, và hãy lắng nghe từng koảng không gian ạo ra từ chữ và âm thanh trong công án. Kinh Lăng Nghiêm đã giải thích về pháp lắng nghe. Trong các khoảng khắc bạn lắng nghe, tất cả niệm biến mất hoàn toàn, và tâm của bạn xa lìa tham sân si. Lắng nghe là một trong những cách tốt nhất để kinh nghiệm thế giới như một em bé mới ra đời, để xa lìa tất cả ký ức, và để sống với cái "tâm không biết."

Xem mục lục