Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

Oh, monks! The ancient masters said, “You should keep seeing that the five aggregates are emptiness, that the four elements are non-self, that the true mind has no form, that all things neither come nor leave, that when you were born the mind's nature did not come, that when you die the mind's nature will not leave, that when the mind is in stillness completely you will see the mind and the outer world are one in Suchness.

Seeing that constantly, you will soon attain enlightenment, gain freedom from the three periods of time, and become those who leave this world. It is important to you not to cling to anything.

THONG THIEN (? – 1228)

NOTE: Constantly observe this. Many ancient Zen masters in Vietnam asked the practitioners to do this. It’s very hard to put into practice; however, after you have the first glimpse of that insight, you will continue observing this comfortably and will enjoy the world differently. 

Buddha once held up a flower before the monks. All the monks were silent, awaiting his word; except one, only Mahakasyapa smiled. Then Buddha said that he just gave the true dharma transmission to Mahakasyapa. That was the beginning of the Zen tradition.

Why? Because the other monks saw the flower as flower, as something that the Buddha held up, as something was seen by them? Because only Mahakasyapa saw the flower as a flower, as something that the Buddha held up, as something was seen by him, and as something his mind manifesting? Because Mahakasyapa became one with the flower? Watch your mind. Don’t say a word. Just live the Suchness.

How can we have the insight of Suchness? In the SA 296 Sutra, the Buddha said: "Because this exists, that exists. That is the dharma of arising by the causal condition." And thus, one who attains the right wisdom will neither ponder nor cling to any name-and-form that may or may not exist in the past, future and present.

---  ---

XUẤT THẾ

Đâu chẳng nghe người xưa nói: “Chỉ xem năm uẩn đều không, tứ đại vô ngã, chân tâm không tướng, không đi không lại, khi sanh tánh chẳng đến, khi tử tánh chẳng đi, yên tĩnh tròn lặng, tâm cảnh nhất như.” Chỉ hay như thế, liền đó chóng liễu ngộ, không bị ba đời ràng buộc, bèn là người xuất thế. Cần thiết chẳng được có một mảy may thú hướng.

THÔNG THIỀN (? - 1228)– Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Hãy cứ nhìn như thế liên tục. Nhiều Thiền Sư tại Việt Nam thời xưa vẫn bảo Thiền Sinh làm như thế. Rất khó để tu tập như thế; tuy nhiên, sau khi bạn lần đầu thấy được thị kiến đó, bạn sẽ giữ cái nhìn đó liên tục dễ hơn, và sẽ hân thưởng thế giới này khác đi. 

Đức Phật một lần đưa cao một bông hoa trứơc các vị sư. Tất cả các sư đều im lặng, chờ Đức Phật nói; chỉ trừ một sư, Ngài Ma Ha Ca Diếp mỉm cười. Rồi Đức Phật nói rằng Phật mới trao truyền chánh pháp cho Ma Ha Ca Diếp. Đó là khởi đầu của Thiền Tông.

Tại sao? Có phải vì các sư khác thấy hoa như là hoa, như một vật mà Đức Phật cầm đưa lên, như một vật được họ nhìn thấy? Có phải vì chỉ duy ngài Ma Ha Ca Diếp thấy hoa như là hoa, như một vật mà Đức Phật cầm đưa lên, như một vật được Ma Ha Ca Diếp nhìn thấy, và như một vật mà tâm của Ma Ha Ca Diếp đang hiển lộng? Có phải vì Ma Ha Ca Diếp trở thành một với hoa? Hãy nhìn tâm của bạn. Đừng nói một lời. Hãy sống cái Như Thị.

Làm thế nào chúng ta có thể có tuệ nhãn Như Thị? Trong Kinh Tạp A Hàm SA 296 Sutra, Đức Phật nói: "Bởi vì cái này có, nên cái kia có. Đó là pháp duyên khởi." Và như thế, người nào có trí tuệ chơn chánh sẽ không suy nghĩ về hay dính mắc vào bất kỳ danh-sắc nào (thân-tâm nào) mà nó có thể hay không có thể có mặt trong quá khứ, vị lai và hiện tại.

Xem mục lục