Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

The Way is formless, 
in front of your eyes, not far away.
Reflect on yourself, and find the Way; 
don’t look elsewhere.
Even if prayers could produce results, 
they would be fictitious.
If [you think] you are given the truth, 
then ask yourself which thing is that truth.
Thus the Buddhas of three periods, 
and the Patriarchs of successive generations,  
transmitted the seal of truth via mind ---
all saying the same.

NGUYEN HOC (? – 1174)

NOTE: Buddha said the mind created these worlds; also, Buddha urged the hearers to practice the four foundations of mindfulness to liberate themselves. The Patriarchs said the Way is formless, and therefore pathless; also, the Patriarchs urged the Zen practitioners to realize the mind essence to liberate themselves. What is the difference? Another way to put that question: What is the difference between being mindful of body, feelings, mind, and dharmas, and being mindful of the mind essence? We can answer like this: after realizing the mind essence, you see all things being manifested via the mind; in other words, you see the mind-seal on all things. Also, in other words, being mindful of body, feelings, mind, and dharmas exactly is being mindful of the revealing mind.

In the SN 22.81 Sutta, a question was raised by some monastics, “How should one know, how should one see, for the immediate destruction of the taints to occur?” (As translated by Bhikkhu Bodhi). The question is translated by Thanissaro Bhikkhu as, "Now I wonder — knowing in what way, seeing in what way, does one without delay put an end to the effluents?" This sutta has a similar discourse in the SA 57 Sutra, which was translated by Tuệ Sĩ and Thích Đức Thắng as "Tạp A Hàm, SA 57, Kinh Tật Lậu Tận."

The Buddha replied that he already taught the four establishments of mindfulness and many other tools of meditation. Then the Buddha gave a new discourse to answer a new question raised by some monks about how to immediately destroy fetters. The SN 22.81 Sutta and the SA 57 Sutra say that if you want to immediately destroy fetters, just discern that all things are impermanent, conditioned and dependently arisen. When you see that all things are impermanent, you experience that all things are unreal and that nothing could be grasped. When you see that all things are conditioned, you experience that all things are unreal and that Nirvana must be unconditioned and unmade. When you see that all things have dependently arisen, you experience that all things are unreal and that you and the world are actually non-self.

---  ---

TRƯỚC MẮT  

Đạo không hình tướng, 
Trước mắt chẳng xa, 
Xoay lại tìm kiếm, 
Chớ cầu nơi khác. 
Dù cho cầu được, 
Được tức chẳng chân. 
Ví có được chân, 
Chân ấy vật gì? 
Vì thế,
Chư Phật ba đời, 
Lịch đại Tổ sư, 
Ấn thọ tâm truyền, 
Cũng nói như thế. 

NGUYỆN HỌC (? - 1174) – Bản dịch HT Thanh Từ

GHI NHẬN: Phật nói, tâm đã hình thành ra thế giới; Phật thúc giục thính chúng tu tập tứ niệm xứ để tự giải thóat. Các Tổ nói, Đạo là vô tướng, và do vậy không lối để đi; rồi chư Tổ thúc giục thiền gia hãy chứng ngộ tự tánh của tâm để tự giải thóat. Cái gì là dị biệt giữa lời dạy của Phật và chư Tổ? Hỏi một cách khác: Cái gì là dị biệt giữa pháp niệm thân thọ tâm pháp và pháp niệm tự tánh của tâm? Chúng ta có thể trả lời thế này: sau khi Thấy Tánh, bạn thấy vạn pháp là tâm hiển lộng; nói cách khác, bạn thấy tâm ấn trên vạn pháp. Và nói cách khác, một cách chính xác, niệm thân thọ tâm pháp là chánh niệm về tâm đang hiển lộng.

Trong Kinh Tương Ưng SN 22.81, một số tỳ khưu hỏi Đức Phật, "Làm sao có thể biết, có thể thấy để tức khắc đoạn tận lậu hoặc và giải thoát. Tương tự là Tạng A Hàm có một kinh do hai Thầy Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch là "Tạp A Hàm, SA 57, Kinh Tật Lậu Tận."

Đức Phật trả lời rằng ngài đã từng dạy Tứ Niệm Xứ và nhiều phương tiện thiền tập khác. Rồi Đức Phật giảng một kinh mới để trả lời câu hỏi mới về cách tức khắc đoạn tận lậu hoặc. Hai Kinh SN 22.81 Sutta và SA 57 Sutra nói rằng nếu bạn muốn tức khắc đoạn tận lậu hoặc, hãy nhìn thấy tất cả pháp là vô thường, hữu vi và duyên khởi. Khi thấy tất cả là vô thường, bạn kinh nghiệm rằng vạn pháp là như huyễn và rằng không gì có thể nắm giữ. Khi thấy tất cả là hữu vi, bạn kinh nghiệm rằng vạn pháp là như huyễn và rằng Niết Bàn phải là vô vi và vô tác. Khi thấy tất cả là duyên khởi, bạn kinh nghiệm rằng vạn pháp là như huyễn và rằng bạn và thế gới là vô ngã.

Xem mục lục