After seeing the mind's essence, you have to keep the precepts purely. What is “keeping the precepts purely”? That means in twelve hours you should stop all involvement outwardly, and still your mind inwardly. Because your mind is still, you are peaceful while seeing a scene.
Your eyes don’t slip outward when consciousness arises by the seen, and your consciousness doesn’t slip inward by the scene you see. Since the outward and the inward do not interfere with one another, we term this blockade. Though termed blockade, this does not mean “to block.” The senses of ear, nose, tongue, body, and mind are just like that.
This is called the Mahayana precepts, the unsurpassed precepts, also the unequaled precepts. All the monks, young or old, must keep the precepts purely, as described above.
Keeping the precepts firmly, then you practice Zen. The key to Zen is that you must drop all body and mind. First, while practicing Samatha meditation, you should often ask yourself some questions. Where did this body come from? Where did this mind come from? While the mind doesn’t really exist, where did the body come from?
While body and mind are emptiness, where did all things come from? If all things don’t actually exist, because while there was no existence [at the beginning], where did existence come from? That existence was non-existence, so there is no existence. If a thing is not actually a thing, then what does each thing depend on? If there is nothing to depend on, then a thing is not a thing. This thing is not real, but also not unreal.
When you realize the true nature, that is when you enter meditation. The practitioner should not become attached to meditating; meditation without a trace of meditation is called the unsurpassed meditation. Moreover, practicing the thoai dau (Chinese: huatou) should be unbroken, ceaseless, without any overturned thought, without any turmoil, and without any dull feeling. Your mind must be as transparent as a diamond rolling on a tray, as luminous as a mirror on a frame…
PHAP LOA (1284 – 1330)
NOTE: The Zen Master Phap Loa wanted to generate a great doubt in your thinking. Great doubt may help you attain enlightenment. Some koans will push you into a great doubt; some won’t. A short koan is usually called thoai dau. You can practice thoai dau like so: Simply say the name of a Buddha, and ask yourself who just said the Buddha's name; while watching your mind to see the arising of the Buddha's name, you will step into a great doubt. No thoughts can exist in a great doubt. Only the great doubt exists while you are lying down, sitting, standing or walking. In other words, you watch your mind with the mind of "not knowing" which is the mind of non-discrimination, or the mind of a baby who has not any notion of the past, present, and future. This will help you understand the nature of the mind.
Meanwhile, one of the most popular koans is the question: "Who am I?" This question is very tricky because any personhood should be seen as the five aggregates (form, feeling, perception, volition, and consciousness), each of which is constantly changing. Just think like this: you have millions of different bodies and millions of different states of mind within a day.
We can recall a story in Chinese Zen: The famous scholar Pei Xiu asked the Zen master Huang Po (?-850) the whereabouts of a late monk who was depicted in a drawing on a wall. Buddhism has no concept of resurrection. Just imagine that if a late monk comes back to life after five hundred years: would that personhood have a form of a one-hundred-year-old man or a six-hundred-year-old man? The story says that Huang Po called Pei Xiu by name loudly: "Pei Xiu!"
Then Pei Xiu replied: "Yes."
Huang Po asked: "Where?"
Thus, the Zen master Huang Po pushed Pei Xiu back into the "here and now" with a loud voice, and pointed at the hearing, an activity from the five aggregates of Pei Xiu.
In the SN 5.10 Sutta, Mara the Evil One asked the bhikkhuni Vajira: “Who created this sentient being? Where is its maker? Where has the being arisen? And where does it cease?” (Translated by Bhikkhu Sujato) The bhikkhuni Vajira replied that the so-called ‘sentient being’ could not be found anywhere in a group of five aggregates.
There is a Zen saying: "Samsara is Nirvana." That also means that this world is not different from Buddhahood. It means that you've realized Nirvana when you see, hear and perceive the emptiness nature of phenomena and your entire body and mind.
A person asked the Chinese Zen master Hui Hai (720-814) how to attain the Great Nirvana. Hui Hai replied: "Just don't create the karma of birth and death."
In the SN 35.232 Sutta, Venerable Sariputta and Venerable Mahakoṭṭhita had a dhamma conversation as follows:
“Reverend Sāriputta, which is it? Is the eye the fetter of sights, or are sights the fetter of the eye? Is the ear … nose … tongue … body … mind the fetter of thoughts, or are thoughts the fetter of the mind?”
“Reverend Koṭṭhita, the eye is not the fetter of sights, nor are sights the fetter of the eye. The fetter there is the desire and greed that arises from the pair of them. The ear … nose … tongue … body … mind is not the fetter of thoughts, nor are thoughts the fetter of the mind. The fetter there is the desire and greed that arises from the pair of them." (Translated by Bhikkhu Sujato)
--- ---
THIỀN
Sau khi thấy tánh, phải gìn giữ giới cho thanh tịnh. Thế nào là giới thanh tịnh? Nghĩa là trong mười hai giờ, ngoài dứt các duyên, trong tâm không loạn. Vì tâm không loạn động nên cảnh đến vẫn an nhàn.
Mắt không vì cái sở duyên của thức mà chạy ra, thức không vì cái sở duyên của cảnh mà chun vào. Ra, vào không giao thiệp nên gọi là ngăn chận. Tuy nói ngăn chận mà không phải ngăn chận. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng như thế. Đó gọi là giới đại thừa, là giới vô thượng cũng gọi là giới vô đẳng đẳng. Tịnh giới nầy, dù Tiểu tăng cho đến bậc Đại tăng đều phải gìn giữ.
Nhân giữ giới vững chắc không động, kế đó mới tập Thiền. Cái yếu chỉ của Thiền định là thân tâm đều xả. Trước tập định tâm, thường tự suy xét: Thân này từ đâu mà đến? Tâm này từ đâu mà có? Tâm không thật có thì từ đâu có thân? Thân tâm đều không thì pháp từ đâu mà có? Pháp không thật có, vì không có cái có, cái có có đó từ đâu mà có? Cái có có đó đã không thì không có pháp có. Mỗi pháp chẳng phải pháp, thì mỗi pháp nương vào đâu ? Không có chỗ dựa nương thì pháp không phải mỗi pháp. Pháp này không thật cũng chẳng phải không thật.
Chứng được thật pháp, mới hay chứng nhập thiền. Người tu tập thiền định không được chấp dụng công, dụng mà không có chỗ dụng, gọi là Thiền thượng thừa. Ngoài tham thoại đầu không cho gián đoạn, miên mật liên tục không có kẽ hở, cũng không điên đảo, không trạo cử cũng không hôn trầm. Phải trong trẻo như viên ngọc lăn trên mâm, phải sáng suốt như gương trên đài…
PHÁP LOA (1284 – 1330) – Bản dịch HT Thanh Từ
GHI NHẬN: Thiền Sư Pháp Loa muốn khởi đại nghi tình trong bạn. Đại nghi có thể giúp bạn đại ngộ. Một vài công án sẽ đẩy bạn vào đại nghi, nhưng một số công án khác thì không. Một công án ngắn thường được gọi là thọai đầu. Bạn có thể tham thọai đầu như thế này: Hãy niệm tên của một vị Phật, và tự hỏi chính bạn rằng ai vừa thốt lên lời niệm đó; hãy nhìn vào tâm bạn để xem rằng ai vừa thốt lên danh hiệu đó, và bạn sẽ rơi vào đại nghi. Không có niệm nào xuất hiện được trong đại nghi. Chỉ có đại nghi hiện hữu trong khi bạn đang đi, đứng, nằm, ngồi thôi. Nói cách khác, bạn nhìn vào tâm bạn với tâm "không biết" đó là tâm vô phân biệt, hay tâm hài nhi mà em bé này không có khái niệm nào dính với quá khứ, hiện tại và vị lai. Như thế sẽ giúp bạn thấy tánh của tâm.
Trong khi đó, một trong những công án phổ biến là câu hỏi: "Tôi là ai?" Câu hỏi này rất cạm bẫy, vì bất kỳ cá nhân nào cũng nên nhìn như là năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức), mỗi uẩn trong đó lại liên tục biến đổi. Hãy suy nghĩ thế này: bạn có hàng triệu thân và hàng triệu trạng thái tâm chỉ trong một ngày thôi.
Chúng ta có thể nhớ một truyện trong Thiền Trung Hoa: Học giả nổi tiếng Bùi Hưu hỏi Thiền sư Hoàng Bá (?-850) xem nơi một nhà sư quá cố có tranh vẽ trên tường đang ở đâu. Phật giáo không có khái niệm phục sinh. Hãy hình dung rằng nếu một nhà sư quá cố sống trở lại sau 500 năm: vị này sẽ có hình thể của một người một trăm tuổi hay người năm trăm tuổi? Chuyện kể rằng Hoàng Bá gọi lớn tên Bùi Hưu: "Bùi Hưu!"
Rồi Bùi Hưu trả lời: "Dạ!"
Hoàng Bá hỏi: "Ở đâu?"
Như thế Thiền sư Hoàng Bá lôi Bùi Hưu trở về cái "ở đây và bây giờ" với giọng lớn tiếng, và chỉ vào cái đang nghe, một hành hoạt từ ngũ uẩn của Bùi Hưu.
Trong Kinh SN 5.10 Sutta, Ác Ma hỏi Tỳ kheo ni Vajira: "Do ai, hữu tình này, Được sanh, được tạo tác? Người tạo hữu tình này, Hiện nay ở tại đâu? Từ đâu hữu tình sanh? Đi đâu hữu tình diệt?" (Bản dịch HT Thích Minh Châu) Tỳ kheo ni Vajira trả lời rằng cái gọi là "hữu tình" đó không thể tìm đâu ra trong khối 5 uẩn này.
Có một câu nói trong Thiền sử: "Cõi phiền não cũng là Niết Bàn." Nói thế có nghĩa là thế giới này không khác ì cõi Phật. Có nghĩa là bạn chứng ngộ Niết Bàn khi bạn thấy, nghe và nhận biết bản tánh không tánh của vạn pháp và của toàn thân tâm bạn.
Một người hỏi Thiền sư Huệ Hải (720-814) ở Trung Hoa rằng làm sao có thể thành tựu Đại Niết Bàn. Huệ Hải đáp: "Chỉ đừng tạo nghiệp sanh tử.
Trong Kinh SN 35.232 Sutta, ngài Sariputta và ngài Mahakoṭṭhita có đoạn pháp đàm như sau.
"—Thưa Hiền giả, có phải con mắt là kiết sử (trói buộc) của các sắc, hay các sắc là kiết sử của con mắt? … Có phải ý là kiết sử của các pháp hay các pháp là kiết sử của ý?
—Này Hiền giả Kotthika, con mắt không phải là kiết sử của các sắc, các sắc không phải là kiết sử của con mắt; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử … Ý không phải là kiết sử của các pháp, các pháp không phải là kiết sử của ý; ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham. Dục tham ở đây là kiết sử." (Bản dịch của HT Thích Minh Châu)