Tin Tức (680)


Sống: mây qua đỉnh - Chết: trăng trôi. - Vô Môn

723

Sống: mây qua đỉnh - Chết: trăng trôi. - Vô Môn ;
LUNSFORD P. YANDELL (Nói về Zen Master Suzuki)

Có lẽ câu ngạn ngữ "Khi nào học trò sẵn lòng, thầy sẽ xuất hiện" sẽ rõ nghĩa hơn với những người học trò tương lai nếu nói "Trò đã sẵn lòng, thầy chưa xuất hiện". Bởi vì vấn đề chính không phải là sự mưu tìm của môn sinh như là sự sẵn lòng của y, vốn quyết định khả năng nhận ra người thầy. Dù vậy, ngày nay, như trong thời đại của Sòyen ông đã nói: "Rất hiếm khi người ta có dịp được giới thiệu với một vị minh sư".

Có lẽ câu ngạn ngữ "Khi nào học trò sẵn lòng, thầy sẽ xuất hiện" sẽ rõ nghĩa hơn với những người học trò tương lai nếu nói "Trò đã sẵn lòng, thầy chưa xuất hiện". Bởi vì vấn đề chính không phải là sự mưu tìm của môn sinh như là sự sẵn lòng của y, vốn quyết định khả năng nhận ra người thầy. Dù vậy, ngày nay, như trong thời đại của Sòyen ông đã nói: "Rất hiếm khi người ta có dịp được giới thiệu với một vị minh sư".

Từ giã những công vụ rộn ràng từ năm 1950 để đi tìm lời giải đáp căn cơ cho câu hỏi của tuổi về chiều: "Chân lý là gì?", sự tìm kiếm này đã dẫn đến những bài học Yoga ở Ấn độ. Rồi quay về Trung Đông với những bài học của giáo phái Sufis và của G. Gurdjieff. Rồi tìm đến Krishnamurti, quay sang Ramana Maharshi - tất cả những bậc thầy và những bài học đã chứng nhận cho biết bao người khát khao tầm đạo. Nhưng giống như Huệ Khả, tôi đã vô vọng đi tìm một người để "an tâm cho mình". Sự tầm cầu vô vọng này kết thúc, và tôi bắt đầu hiểu, trong một giảng đường khoa Triết viện Đại học Columbia vào khoảng giữa thập niên 1950, dưới sự chủ trì của Daisetz Teitaro Suzuki.

Ngày nay, dù nhiều người đã biết Bác sĩ Suzuki từ lâu và còn gần gũi hơn, vẫn có một yêu cầu thân thương về những kỷ niệm và ấn tượng cá nhân. Dharmakàya (Pháp thân) đã từng được gọi là "lý tính, sự sống và qui tắc của tất cả hiện hữu cá biệt - yếu tính của nó thì vô hạn, nhưng hiện hình của nó thì hữu hạn". Những điều sau đây do đó sẽ được phân thành Hữu hạn hay Vô hạn.

HỮU HẠN

Ta không thể quên được những bài thuyết giảng về Thiền của Bác sĩ Suzuki ở Đại học Columbia, vì nhiều lý do ngoài nội dung hấp dẫn của chúng. Trước hết, vì sự "hiện hữu" của chính ông. Không có bài viết nào của ông có thể lột tả được thần thái ông - một "chân nhân". Sự hiện diện mạnh mẽ này càng được nâng cao bởi phong cách tận tụy và kính trọng của người thư ký phụ tá ông, Cô Mihoko Okamura.

Ở mỗi bài giảng thường có từ ba mươi đến bốn mươi người tham dự mà thành phần khác biệt của họ càng thêm thú vị cho lớp học. Đầu tiên là khoảng mươi sinh viên Đại học, cũng chừng ấy sinh viên sau Đại học mà nhiều người gốc châu Á, rất chú tâm tìm hiểu. Thêm vào đó là khoảng năm, sáu người trong các lãnh vực tâm thần học, tâm lý trị liệu và phân tâm học mưu tìm những phương cách trị liệu hiệu quả hơn, và có thể cả lời giải đáp cho những vấn nạn của chính họ. Cuối cùng là số ít người dự thính vì bận tâm với những nghiên cứu của riêng họ.

Những bài giảng của Bác sĩ Suzuki tự nó là kiểu mẫu của sự uyên bác, nhất là về triết học Hoa nghiêm. Có lần tôi đã hỏi trong chỗ riêng tư tại sao ông vẫn còn giảng thuyết, trong khi ông có thể trình bày sự phong phú của Thiền tông bằng tác phẩm với lượng độc giả rộng lớn hơn nhiều. Ông trả lời: "Bài giảng chiếm nhiều thời gian hơn, nhưng chúng bắt tôi phải suy nghĩ và thôi thúc tôi phải chuẩn bị chu đáo". (Ông nói điều này ở tuổi 85!)

Cuối mỗi tiết giảng, đứng trước tấm bảng đen đầy những biểu đồ giải thích cũng như những ký tự Nhật và Hán, ông mời mọi người nêu câu hỏi. Đây là khoảng thời gian sôi động nhất của nhóm nghiên cứu sinh, và trong một dịp như vậy việc sử dụng thuốc kích thích mescalin đã được mô tả một cách sinh động bởi một nghệ sĩ đã sử dụng nó để đạt những cảm nhận cao độ về màu sắc trước khi đến viện Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan. Điều này dẫn đến cuộc bàn cãi sôi nổi vì lúc ấy có nhiều bài viết về chất kích thích mescalin và cả chất gây ảo giác peyote. Chẳng mấy chốc, Bác sĩ Suzuki được hỏi liệu loại thuốc như vậy có ích gì cho việc mưu tìm sự thức tỉnh. Ông đáp, một cách bình thản và mắt không rời tập tài liệu: "Không có lối tắt để cảm nhận Chân lý".

Vì quan tâm sâu sắc đến những điều ông truyền đạt, tôi đã xin thọ giáo ông để được hướng dẫn riêng. Ông giải thích là mình chưa bao giờ nhận đệ tử, nhưng ông cho phép tôi thỉnh thoảng đến nhà gia đình Okamura ở New York là nơi ông đang lưu trú để trao đổi những vấn đề vượt quá tầm hiểu biết của tôi. Trong những dịp đó, những gì Bác sĩ Suzuki phát biểu thật rõ ràng như để giải thích mọi việc ông đã nói.

Có lần tôi đã mang đến một trong những tập sách đẹp của Krishnamurti, Commentaries on Living (Bình luận về cuộc sống) và đọc to cho ông nghe nhiều luận đề, vì tôi thấy ông có vẻ đồng ý là chúng diễn đạt nhiều luận điểm tương tự như trong Thiền tông. Có hai đoạn được ông nhận xét là "Rất gần với Chân lý. Phải, cái cách của nó là như vậy". Nhưng ông cũng nêu rõ hầu hết các nhà tư tưởng Ấn độ đều có khuynh hướng phân biệt "là" và "trở thành" - bay lượn trên trời và phủ nhận mặt đất. "Nhưng Là cũng là Trở thành", ông nói, một cách xác quyết.

Tôi còn hỏi ông việc huy động sinh lực từ xương sống đến trung tâm thần kinh, như trong Mật tông và như được mô tả trong Kim hoa bí điển (The Secret of the Golden Flower), có phải là phương cách để đạt sự tỉnh ngộ. "Không phải bằng cách đó", ông đáp, "Một ngày nào ngồi lặng lẽ, ông sẽ hiểu."

Lần khác tôi lại hỏi ông, người ta sẽ hành động thế nào sau khi chứng ngộ, nếu gặp một đứa trẻ hay con vật bị đối xử thô bạo. Ông nói: "Họ sẽ hành động như mọi người có thể hành động, nhưng không bắt nguồn từ cái tôi của mình".

Chúng tôi còn bàn về việc uống ruợu, ông cho rằng "Nó đã bị lạm dụng để ức chế bản ngã", và tiếp tục nồng nhiệt nói về bản dịch Thi phẩm Ba tư (Rubaiyat) của Fitzgerald, cho đó là bản dịch hay nhất từ trước tới nay. Ngoài ra, cũng về việc dịch thuật, ông coi Trang Tử là nhà tư tưởng vĩ đại nhất Trung hoa xưa nay. Và dù đã viết một bài giới thiệu ca ngợi bản dịch của Legge mới đây, Bác sĩ Suzuki vẫn xem bản dịch của H. A. Giles là hay nhất.

Đối với Lão giáo, có lần tôi nói tôi cảm thấy một tác giả đương đại quen thuộc viết về Thiền có vẻ Lão giáo hơn Thiền tông. Ông đáp: "Phải, Lão giáo dễ hiểu hơn Thiền".

Một câu hỏi nữa là, nếu không có mong cầu, làm sao người ta có thể duy trì tâm trạng hài lòng? Dùng cây viết chì vạch hai đường nằm ngang và một đường dợn sóng ở giữa, ông giải thích người ta luôn sống trên hai bình độ ý thức xen kẻ nhau - bình độ tương đối và bình độ tuyệt đối. Rồi ông bảo: "Khi ở Tokyo, tôi muốn đến New York. Khi ở New York, tôi muốn đến Tokyo. Nhưng tự căn bản, tôi mãn nguyện".

Trong thời gian những cuộc chuyện trò này ở New York đang trình chiếu một bộ phim về sự nở hoa của hãng Walt Disney, quay từng phút để cho toàn bộ tiến trình sinh trưởng khai nở một đóa hoa xuất hiện trên màn ảnh đầy màu sắc. Nghĩ rằng sự vén mở điều tuyệt diệu của "cái đang là" như vậy chắc sẽ hấp dẫn Bác sĩ Suzuki, tôi đã mời ông đi xem. Sau khi xem phim, ông nhận xét: "Khoa học ngày nay thật tài tình. Nhưng dù đã xem những hình ảnh kỳ tuyệt này, người ta vẫn chưa biết về hoa".

Trong chuyến đi New York lần cuối của ông vào tháng 6, 1964, tôi thấy ông không sút giảm chút nào ngoại trừ thính giác. Mà về mặt tinh thần, ông đang sung mãn nhất. Ông kể lại ngày hôm trước khi tôi đến, Cha Thomas Merton đã đến thăm ông, và ông sôi nổi nói về kiến giải sâu sắc bất ngờ của Cha Merton về Thiền tông. Đưa cho tôi đọc một bài viết về Thiền của Cha đăng gần đây trên tạp chí định kỳ Continuum, ông nói: "Trong bài báo này có nhiều hiểu biết về Thiền hơn bất cứ tác giả Tây phương nào tôi từng biết." Về phần Cha Merton, ông đã viết một tuần sau cái chết của Bác sĩ Suzuki: "Tôi chia xẻ sự đau buồn sâu xa của quí vị khi mất đi một người vĩ đại như Bác sĩ Suzuki, người mà tôi coi như một trong các bậc thầy tôn giáo trong thời đại của chúng ta."

Từ những giai thoại tương tự mà chủ đề của họ - ‘Tôi rất vinh dự quen biết ông ấy’ - đã thoát khỏi một cách phi thường điều người Pháp thường gọilà "tính khoa trương khốn kiếp của các học giả" vốn tạo nên bao cuộc tranh luận nơi chốn hàn lâm. Ông biết rõ dù thế nào Chân lý cũng vượt ngoài ngôn tự. Tuy vậy, để chỉ ra con đường vào tri thức nằm ở đâu, ông phải trải qua vô vàn khó nhọc. Có lần tôi đã viết: "Làm thế nào mà việc ‘chăn được trâu’, Yoga, hay bất cứ hình thức tự rèn luyện nào tương tự cũng thất bại không thể củng cố cái bản ngã đáng lẽ bằng mọi giá phải lắng đọng xuống?" Nhiều tuần trôi qua không thấy hồi âm. Rồi một thư xin lỗi vì chậm trễ, nói rằng câu trả lời phải được viết ra, nhưng ‘nó chưa hoàn toàn chính xác’. Bẵng đi khoảng vài tuần nữa, một lá thư khác cho biết câu trả lời đã được viết lại, song đã bị thất lạc vì những chuyến đi trong mùa hè. Cuối cùng, một lời đáp dài 35 trang đánh máy - "Thiền và bản ngã" - đến cùng với lời xin lỗi.

Như một ví dụ khác về khó khăn lớn mà Bác sĩ Suzuki vấp phải nếu ông cảm thấy có một nhu cầu thực sự, mới đây tôi đã viết thư hỏi làm sao tìm được hai quyển sách đầu tay của ông ở đâu. Chúng được xuất bản khoảng năm 1906, một là bản dịch Anh ngữ cuốn Những bài thuyết pháp của Phương trượng của Sòyen Shaku, và cuốn Tóm tắt lịch sử triết học Trung Hoa thời kỳ đầu. Ông biết tôi đang truy tìm những cội nguồn minh triết đã nuôi dưỡng ông từ buổi đầu, và đã hồi âm tháng 6 vừa qua: "Trong kho ở đây hầu như chẳng còn gì. Tôi nghĩ phải sao chụp lại những sách này và sẽ gởi ông ngay khi có được." Mấy tuần sau khi ông mất, tôi nhận được bản sao hai quyển sách của ông, một lần nữa như lời nhắc nhớ thấm thía về những bài thuyết pháp của Sòyen Shaku, nêu bật tính cách hiếm hoi của một vị "thầy tinh thần đích thật".

Trong những lá thư viết vài năm trở lại đây, Bác sĩ Suzuki luôn nhắc đến hy vọng "có đủ thời gian" để chu toàn việc giới thiệu kho tàng Thiền tông cho thế giới Tây phương, bằng hình thức thuần túy những lời dạy của các bậc thầy xưa. Bởi lẽ ông biết rõ những ai viết hay diễn giảng về Thiền mà bản thân chưa có ánh sáng bên trong thì không những họ đang làm việc vô bổ mà còn có nguy cơ tác hại người khác. Và ông cảm thấy lo ngại gia tăng mãi trước những diễn giải và quan niệm sai lầm đang được nhiều tác giả viết về Thiền tông như vậy đưa ra. Tuy nhiên ông đã viết cách đây không lâu rằng ông được an ủi ít nhiều khi nhớ lại lời than của một Cổ Đức, rằng ngay trong thời đại của ông, những quan niệm và diễn giải sai lầm cũng "nhiều như mưa phùn mùa xuân". Lạ thay một tình trạng như thế mà Thiền vẫn cứ tồn tại.

Thật là một người hy hữu, ở tuổi chín mươi lăm vẫn lo mình chẳng đủ thời gian để chu toàn phận sự! Lo lắng dù ông đã để lại một khối lượng trước tác đồ sộ như thế! Thầy của ông, Sòyen Shaku, đã nói trong một lần thuyết pháp: "Chúng ta chỉ cần có một ý tưởng hay cảm xúc đáng để trình bày hay biến thành hiện thực, chúng ta sẽ đến với cuộc đời này nhiều lần theo yêu cầu để hoàn tất sứ mệnh đó, dù cho đến ngày tận thế." Trong những năm cuối đời mình, Bác sĩ Suzuki đã có thể nói "Bây giờ tôi cảm thấy điều đó chưa đúng hẳn", vì có lần tôi hỏi ông có tin vào sự tái sinh không, ông đáp: "Đối với tôi, tái sinh là tái sinh trong từng khoảnh khắc."

Và như vậy, trong lá thư cuối cùng của ông viết một tháng trước khi mất, ông đã nói về trích đoạn trong cuốn "Ngôi nhà Ngoài cùng" của Henry Beston mà tôi đã gởi cho ông:

Chúng ta cần một quan niệm khác hơn và thông minh hơn và có lẽ huyền nhiệm hơn về các động vật. Tách rời thiên nhiên phổ quát, sống với những cái giả tạo phức tạp, con người văn minh quan sát tạo vật qua lăng kính tri thức của nó, do đó chỉ nhìn thấy sợi lông được phóng đại và một hình ảnh méo mó. Chúng ta làm chủ chúng vì sự bất toàn của chúng, vì số phận nghiệt ngã của chúng có hình hài thấp kém xa chúng ta. Đây là chỗ chúng ta sai lầm, và sai lầm lớn. Vì không nên đo lường thú vật bằng tiêu chuẩn con người. Trong một thế giới cổ xưa hơn và hoàn hảo hơn của chúng ta, chúng tiến tới hoàn tất và hoàn chỉnh, có phạm vi giác quan mà chúng ta đã đánh mất hoặc chưa bao giờ có, sống với những âm thanh chúng ta chưa bao giờ nghe. Chúng không phải anh em đồng bào, cũng không phải bộ hạ tay chân; chúng thuộc những xứ sở khác, tình cờ gặp chúng
ta trong mạng lưới của thời gian và sự sống, cùng bị giam hãm trong dáng vẻ huy hoàng và nỗi nhọc nhằn của trần gian.

Trong thư hồi đáp vào tháng 6, Bác sĩ Suzuki viết:

Đoạn trích từ Breston thật thú vị và phản ánh tinh thần đích thực của trí tưởng tượng của người Hoa, và tôi hoàn toàn đồng ý với quan niệm của tácgiả cho rằng "thú vật tiến tới hoàn tất và hoàn chỉnh". Những con mèo của chúng ta chẳng hạn, tôi tin chắc tự chúng rất toàn hảo. Tuy vậy, tôi muốn nói thêm, có lẽ chúng ta những con người, cũng toàn hảo trong sự bất toàn của chúng ta. Sự toàn hảo của con người nằm ở nỗ lực miên viễn để nhận chân sự bất toàn, ý thức được sự bất toàn và cố gắng hoàn thiện nó. Sống là sự nỗ lực không ngừng hướng tới toàn mỹ. Toàn mỹ nhất là cái chết, tuy thế chúng ta chưa bao giờ đạt đến.

Bằng trực giác ông biết, cùng với Bankei, rằng ông chưa từng sinh - rằng vì bất sinh, do đó ông cũng bất tử. Và chúng ta cũng vậy.

VÔ HẠN

Có thể nói được gì với câu hỏi hữu hạn "Hắn đã đi đâu?" Lời đáp hẳn phải là "Hắn có thể đi đâu?" Ý thức rõ thực tế phi cá thể, đã từ lâu ông tự biết mình là CÁI NÀY trong tất cả những cái kia theo vẻ ngoài. Cũng như CUỘC SỐNG trong mọi cuộc đời cách biệt nhau theo vẻ ngoài, ông bây giờ đang tản bộ và trò chuyện với những "con người thời xưa" mà ông rất yêu không ít hơn với chúng ta hiện tại, thoát khỏi ảo tưởng về sự cách biệt, "sống trong Ánh sáng của Vĩnh cửu", nói theo ông, từ vô thỉ cho đến vô cùng. Ông không cần nói thêm "Ồ, tôi chưa thể hoàn thành phận sự của mình!" mà chỉ giản dị: "Ồ, CÁI NÀY!"

Còn chúng ta hiện tại có thể nói gì? Có lẽ chúng ta có thể diễn giảng bằng bài thơ này của Genro:

Y đã trở về nhà
Nhìn thấy tia nắng đẹp ban mai
Và ngắm sát trăng sao gần gũi
Thong dong bước trên đường
Tận hưởng làn gió nhẹ
Cuối cùng mở cửa kho tàng
Đã lâu lắm rồi y vẫn biết
Mình có nó từ vô thỉ.

Nếu Daisetz Teitaro Suzuki trở thành một tu sĩ, chắc chắn ông phải là vị Sư trưởng lẫy lừng trong tu viện của riêng ông. Ở đó, nếu chúng ta đến với ông, có lẽ ông sẽ nhóm lên những ngọn lửa giới luật tinh nghiêm.

Là cư sĩ, không những ông là một học giả, giáo sư và nhà văn tài ba, ông còn là nhà đại hiền triết, người đã đến với chúng ta, và thắp lên trong chúng ta ngọn đèn bằng chính ánh sáng của ông.

Với những người được ông thắp sáng lên ngọn đèn của mình, Ngọn đèn xưa vẫn cháy, tinh thần ông vẫn được nhen nhóm trong tâm hồn họ. Với những người này và với cả những người ông sẽ còn đến sau, qua ánh sáng truyền lại từ những tác phẩm vượt thời gian của ông, ông sẽ chiêm nghiệm dài lâu như họ sống - cả trong cái ở đây và bây giờ và "trong Ánh sáng của Vĩnh cửu."

Sống: mây qua đỉnh
Chết: trăng trôi. - Vô Môn.

723

TẤT CẢ CHỈ LÀ PHỤNG SỰ - Sưu tầm : Người Miền Tây

Đôi khi, cuộc sống chỉ cho ta duy nhất một cơ hội để được yêu thương, được quan tâm, được học hỏi, được làm những gì mình muốn. Một khi chúng ta

876
Kinh doanh phải có niềm tin vào Thiện tâm

Geshe Michael Roach: Kinh doanh phải có niềm tin vào thiện tâmLTS (GNO): Michael Roach là người đã áp dụng giáo lý Đức Phật trong 17 năm để điều hành Tập đoàn

13,325
Chùa Ngọc Đức - TP. Vũng Tàu - Bà Rịa, Vũng Tàu

Tên thường gọi: Ngọc Đức.Địa chỉ: 41/22 Nguyễn Bảo, phường 6, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu.ĐT: 064 83993.Tịnh xá toạ lạc tại số 41/22 đường Nguyễn Bảo (số cũ:

1,863
CÚNG DƯỜNG

_Thưa thầy, con thắc mắc cái chất lượng của việc cúng dường có ảnh hưởng tới thái độ của người cúng dường đó nghiêm túc chân thật, vậy là nó tăng chất

635
THIẾT THA THÀNH THẬT MẠNH MẼ - PHÉP LẠ LUÔN LUÔN XẢY RA

Chuyện này thầy cũng hay nói vậy đó, thật sự ra mình tu hành mình cứ thành thật hết sức của mình đi, tới chỗ nào là có hộ pháp họ giúp

764
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,568
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc