Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

Luận Bảy

Chú Thích

[1] Bàng Uẩn theo nghiệp nho gia, và là vị đệ tử hữu danh của Mã Tổ. Vợ ông và con gái ông là Linh Chiếu cũng học Thiền. Ngày kia, biết trần kiếp mình sắp hết, Bàng bảo Linh Chiếu ra coi mặt trời, hễ đứng bóng vào cho ông hay. Chiếu ra coi, rồi trở vào thưa: “Có lẽ đã đứng bóng, nhưng mặt trời bị sao thiên cẩu ăn mất, cha ra xem”. Tưởng thiệt, Bàng rời chỗ ngồi bước ra ngoài thì Chiếu lên ngồi chỗ cha, kiết già, thu thần mà hóa xác. Bàng vào thấy vậy nói: “con nhỏ thiệt lẹ tay lẹ chân, đành đi trước ta”. Bàng phải dời lại bảy ngày sau mới hóa. Vợ ông báo tin ấy cho cậu con trai đang bừa ruộng ngoài đồng hay, cậu chống tay vào chui bừa mà tịch, rồi bà mẹ cũng lặng lẽ theo Cả nhà đều thành đạo vậy. (D.G.)

[2] Rất tiếc ngôi chùa lịch sử này bị tiêu hủy trong cuộc động đất năm1923 cùng nhiều cơ sở khác.

[3] Hưng Thiên Đại Đăng quốc sư  (Doto, 1282-1337) tổ khai sáng Đại ĐứcTự (Daitokuji) ở Nhật, thuộc dòng Thiền Lâm Tế, pháp tự là Tôn Phong Diệu Siêu (D.G.)

[4] Ở những Thiền viện có liên quan xa gần với tác giả bài cảnh tỉnh này, người ta đem ra đọc hoặc tụng thì đúng hơn, tác phẩm này trước khi mở cuộc nói pháp hoặc “thượng đường”

 [5] Tôi không quên nói rằng sau khi tụng kinh Bát Nhã còn phải niệm hồng đanh chư Phật và các thánh tăng khác:

1 Thanh Tịnh Pháp Thân Tì Lô Giá Na

2. Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na

3. Thiên Bá Ức Hóa Thân Thích Ca Văn

4. Đương lai Di Lặc Phật.

5 Ba đời chư Phật mười phương thế giới.

6. Bồ tát Đại Trí Văn Thù.

7 Bồ tát Đai Hạnh Phổ Hiền.

8. Bồ tát Đại Bi Quan Âm.

9. Chư Đại Bồ tát Ma ha tát.

10. Ma ha Bát Nhã Ba la mật đa.

[6] Trong khi chiếc thùng di chuyển, chư tăng, một lần nữa lại niệm quỷ thần: “Nước rửa chén nay có mùi vị đề hồ cõi trời, nguyện tất cả được no đủ và thỏa thích”. Tiếp theo là một câu thần chú ngắn, đọc theo giọng Bắc Kinh là “mo siou lo si svala!”.

[7] Già lam: chùa chiền, chốn tôn nghiêm, thánh địa

[8] Nguyên văn: “Kim nhật tự hữu nhân phổ thỉnh”

[9] Duy na hoặc kiết ma, yết ma (karmadana) là chức vị trong chùa phụ trách nghi lễ. Nguyên văn câu nói của Lâm Tế: “Chư phương tức hỏa táng, ngã già lý hoạt ma”. (D.G.)

[10] Nguyên văn: medieval antinomians

[11] Coi câu chuyện về Thúy Nham

[12] Công án là một bài toán, một luận đề chư sư trao cho đệ tử để giải quyết. Theo nghĩa đen là “án văn của công đường”. Theo một học giả, sở dĩ gọi thế vì đó là thước đo dùng để thử lại độ tu chứng chân xác của người tin mình đã ngộ đạo Danh từ này được thông dụng từ thời sơ khởi của Thiền Tông trong đời nhà Đường. Nhưng câu truyện Thiền gọi là “tắc” gọi chung là “vấn đáp”, đều được dùng làm công án. Coi Thiền luận bộ Trung, bài luận 9

[13] Tôi không thể quyết đoán tổ chức nhiếp tâm này bắt đầu từ thời nào trong lịch sử Thiền đường. Trong “Bách Trượng thanh quy” không có mà ở Trung Hoa cũng không có, chỉ có ở Nhật, có lẽ từ đời Thiền sư Bạch Ẩn. Mùa an cư là thời kỳ chư sư tịnh ờ chùa, không đi hành cước chỉ chuyên nhiếp tâm, sự tu tập được thúc đẩy với tất cả nhiệt thành (Suzuki).

- Ở Trung Hoa cũng có những khóa tu Thiền bảy ngày trong các mùa an cư gọi là “đả thất”. Mục đích của đả thất là tự đặt ra một bạn kỳ để nắm lấy cái cực tuyệt gọi là nhất pháp (cái một) Vì có hạn kỳ nên tuần đả thất được coi như một kỳ thi tuyển, và Thiền Đường được gọi là trường thi chọn Phật (tuyển Phật đường) (D.G)

[14] Lấy cái tối giảng cái tối

[15] Trì là trì chú, tụng là tụng kinh.

[16] Đà la ni (chân ngôn, thần chú) phạn ngữ dharani, do từ nguyên “dhri” có nghĩa là nắm giữ nên người Trung Hoa dịch là trì hoặc tổng trì. Theo thuật ngữ Phật giáo, đó là một tập dài ngắn không chừng chép lại những câu thán từ (exclamatory sentences) không dịch được ra tiếng nước khác, nên hẳn nhiên là bí mật vậy, chư tăng ở Trung Hoa và Nhật Bổn chỉ thấy sao tụng vậy. Nhưng thần chú được coi là hàm ẩn, một năng lực huyền bí trừ khỏi được tất cả tội lỗi Sau này dharani và mantra (man trà la, linh phù bùa) dùng lẫn lộn nhau

[17]Mộng Sơn Sơ Thạch (Muso Kokushi 1274-1364), tổ khai sáng chùa Thiên Long (Tenryji) ở Kyôtô. biệt danh là “thất đế quốc sư” (quốc sư của bảy đời vua).

[18] Ngày xưa. sự tham vấn diễn ra công khai, và tất cả lời vấn đáp đều nói lên trước toàn thể tăng đoàn, đúng như sự quy ước của Bách Trượng Thanh Quy. Nhưng sau đó nhiều kết quả tai hại xảy ra, như tinh thần hình thức, bắt chước và nhiều việc phi lý không tưởng khác. Nên hiện tại mọi sự tham thiền đều giữ kín trừ vài trường hợp riêng biệt.

[19] Thùy thủ nhập triền, coi luận tám, mười bức tranh chăn trâu 

[20] Trưởng dưỡng thánh thai là một bí thuật tu tiên. Thai, ở đây, có nghĩa đem là cái bụng lớn, càng tu càng lớn thêm ra như cái bụng của Phật Di Lặc chẳng hạn. Sở dĩ thế vì Đông phương đặt trọng tâm của con người ở cái bụng (hoặc đơn điền) thay vì ở khối óc hay bộ thần kinh như người Tây phương, và chính ở cái bụng chửa này cần lập thế quân bình cho sinh hoạt của thân tâm. Con lật đật (poussah) là tượng trưng cho quan niệm này. Đọc bài này hẳn có người tự hỏi chứng Thiền như Đạt Ma, Huệ năng có giống như Thích Ca chứng Phật quả không. Theo đây thì còn xa, xa lắm, vì Thiền là bước đầu, dầu là bước đầu quyết đinh bất thối chuyển, chớ chưa phải là cứu cánh tối hậu. Theo Đại Thừa giáo, cấp bực tu chứng gồm có mười cảnh giới càng lên càng cao, gọi là thập địa. Lên bốn địa đầu (Phát tâm trụ, trị địa trụ, tu hành trụ, sanh quý trụ) gọi là “nhập thánh thai”; lên bốn địa kế (phương tiên câu túc trụ, chánh tâm trụ, bất thối trụ, đồng chân trụ) gọi là “trưởng dưỡng thánh thai” (trường hợp của Thiền); lên địa thứ chín (pháp vương tử trụ) là “xuất thánh thai” thành bồ tát; và lên địa thứ mười (quán đảnh trụ) là công viên quả mãn, thành Phật (D.G.)

[21] Tạm dịch chữ antinomianism

[22] VÀO chỉ cảnh giới tương đối; CHẲNG BỊ chỉ cảnh giới tuyệt đối. Cũng vậy, ở bài pháp 4 tiếp theo sau MỘT NIỆM chỉ cảnh giới tuyệt đối; mười phương, ba cõi Phật Tổ, La Hán chỉ cảnh giới tương đối. Đó là đem thế giới khách quan tương đối dung thông với thể tánh chủ quan tuyệt đối hòa làm một. Từ cái một ấy ứng với cảnh giới lớn nhỏ, chân ngụy, tăng tục, phàm thánh, không cùng tận. Chính sự ứng dụng linh hoạt ấy mà Lâm Tế gọi là “tùy xứ tác chú, lập xứ giai chân” (D.G.)

[23] Bài pháp 2, 3, 4 coi nguyên tác ở phần phụ trương. 

[24] Trong nguyên văn Anh ngữ chỉ có bài pháp này, dịch giả phụ lục thêm bốn đoạn tiêu biểu nhất để bạn đọc có một ý niệm về Thiền Lâm Tế là dòng Thiền phát triển mạnh nhất ở nước ta ở các triều đại trước (D.G)

 [25]Nguyên văn :    Nam Đài tĩnh tọa nhất lô hương

Tuyên nhật ngưng nhiên vạn sự vương (vong)

Bất thị tức tâm trừ vọng tưởng

Do duyên vô sự khả tư lương

[26] Coi nguyên văn trong luận sáu “Thiền pháp thực tập”

[27] Tác giả bài này là Ku Mu Yuan (Nhật ngữ: Koboku Gen) : không nhận diện được là ai (D.G.)

[28] Nguyên văn: vi học nhật ích, vi đạo nhật tổn, tổn chi hựu tổn, dĩ chi ư  vô vi , vô nhi nhi bất vi. (Đạo Đức Kinh)

[29] Nhất tự quan là cửa ải một chữ. Dịch giả xin để nguyên văn lời đáp vì không thể dịch được. Đây thuộc loại câu mà Vân Môn gọi là “tiệt đoạn chúng lưu cứ” nghĩa là câu nói chặt đứt tất cả, không lưu lại gì hết, cả đến cái hư vô (D.G.)

[30] Nguyên văn của Huyền Giác: “Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không. vị liễu ưng tu hoàn túc trái” Coi Trúc Thiên giới thiệu Chứng đạo ca. Lá Bối 70

[31] Thường, sau bài pháp, có cuộc hỏi đáp, hỏi trong phạm vi của bài pháp mà thường vẫn có hỏi ngoài vấn đề

[32] Coi luận bốn, chương Bồ Đề Đạt Ma. 

[33] Chuyện vớ vẩn: nguyên văn là cát đằng.

[34] Thất điều là áo tu ghép làm bảy miếng mặc tiếp khách, cũng gọi là “nhập chúng y” (D.G.)

[35] Nhân danh còn nghi vấn

Xem mục lục