Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục
46 All Phenomena

All phenomena are unborn.
All phenomena are undying.
If you see that constantly, 
all Buddhas are before your eyes constantly.
TRAN NHAN TONG (1258 – 1308)

(COMMENT: We were born and will die. We were born some decades ago, and will die in a certain future. How could the Zen masters say all things unborn and undying?
We all live in this world, weep the tears of sorrow sometimes, have the laughter of joy other times, feel the breath coming and going endlessly, and see babies being born and old people dying. How can we say all things unborn and undying?

That is Nirvana, a state that Buddha referred to as unborn, unageing, unmade, and undying. Buddha once compared the impermanence of life to a flickering lamp, and said that to live a single day realizing the deathless state was better than to live a hundred years in ignorance.

Watch your mind, and see the state of unborn emptiness. Watch the thoughts coming and going, and see the unmoving mind. Keep seeing like that.

An ancient Zen master in China once blew out a candle, and his student became suddenly enlightened. What happened there? Let’s see the story. Two monks had a dharma conversation. The student asked a lot of questions, heard some answers, then left when it was dark outside. The master offered a lighted candle. When the student took the candle, the master blew it out. The student became suddenly enlightened. What did they talk in the dharma conversation? About the unborn mind? About the unmoving mind? The day was gone, and the night was coming; what was not gone, and what was not coming? Now, look at the candle. The light was lit, and then was extinguished; what was not lit, and what was not extinguished there? Ask the ancient monks. Was that the non-self seeing? Or when the student saw the light and then saw the dark, he realized that in the deathless seeing there was just the seen?)

46 Vạn Pháp

 Tất cả pháp chẳng sanh 
 Tất cả pháp chẳng diệt 
 Nếu hay hiểu như thế 
 Chư Phật thường hiện tiền. 

 (Nhất thiết pháp bất sanh 
 Nhất thiết pháp bất diệt 
 Nhược năng như thị giải 
 Chư Phật thường hiện tiền .)
SƠ TỔ PHÁI TRÚC LÂM TRẦN NHÂN TÔNG (1258 - 1308) – Bản dịch HT Thanh Từ

(BÌNH: Chúng ta đã sanh ra và sẽ chết đi. Chúng ta đã sanh vài thập niên trứơc, và sẽ chết trong một tương lai nào đó. Vì sao các thiền sư nói vạn pháp bất sanh, bất diệt? Chúng ta đều sống trong thế giới này, có những lúc khóc buồn, có những lúc cười vui, cảm nhận hơi thở vào và ra vô tận, và thấy trẻ em sinh ra đời và người già chết đi. Làm sao chúng ta có thể nói tất cả các pháp không sanh và không diệt?

Đó là Niết Bàn, một trạng thái Đức Phật mô tả là bất sinh, bất lão, vô tác và bất tử. Đức Phật từng so sánh tánh vô thường của cuộc đời như ngọn đèn lập lòe, và nói rằng sống một ngày mà chứng ngộ cảnh giới bất tử thì tốt hơn là sống một trăm năm vô minh.

Hãy nhìn vào tâm bạn, và hãy thấy trạng thái của Tánh Không bất sinh. Hãy nhìn các niệm đến và đi, và hãy thấy tâm bất động. Hãy cứ nhìn hòai như thế.

Một Thiền Sư ở Trung Quốc thời xưa từng thổi tắt một cây đèn cầy, và vị môn đệ của ngài hốt nhiên giác ngộ. Chuyện gì xảy ra nơi đây? Hãy nhìn vào chuyện này. Hai vị sư vừa pháp đàm xong. Vị sư học trò đã đưa ra nhiều câu hỏi, nghe một số câu trả lời, rồi lui về khi trời đã tối. Vị thầy đưa cho ngọn đèn cầy đã thắp sáng. Khi vị môn đệ cầm cây nến, vị thầy thổi phụt tắt. Vị học trò hốt nhiên đốn ngộ. Họ đã nói gì trong cuộc pháp đàm trứơc đó? Có phải về tâm bất sinh? Có phải về tâm bất động? Bây giờ, hãy nhìn vào cây đèn cầy. Ngọn lửa được thắp lên, và rồi bị thổi tắt; cái gì không được thắp lên, và cái gì không bị phụt tắt nơi đó? Hãy hỏi các vị sư thời xưa đó. Có phải đó là cái thấy, mà cái thấy này thì vô ngã? Hay là, khi học trò thấy sáng và rồi thấy tối, vị học trò chứng ngộ rằng trong cái thấy bất tử thì chỉ có cái được thấy thôi?)

47 The Great Way

The Great Way is immense and boundless, restraining nothing.
The self nature is serene, neither virtuous nor evil.
Yet a thought of choice arises, instantly creating a number of faults, and separating sky from earth.

Holiness and unholiness are from same root; 
Right and wrong have no two ways.
Thus sinfulness and blessedness are originally void; 
The cause and effect relationship is ultimately unreal. 

All human beings already complete the Great Way; All that we have is already perfect.

The Buddha nature, and the true body of all phenomena are just like images and shadows, apparently appearing and disappearing, neither one nor many. 

The nose points straight down; The eyebrows lay across your face, above your eyes. Yet it’s very hard for you to see them.

You have to examine why the ancient masters said, “The three thousand dharma-gates point to one heart; countless profound activities come from the original mind.” Thus you already complete the gates of precepts, meditation and wisdom; just observe yourself.

Having a cough, uttering a hem, raising eyebrows, winking an eye, grabbing something, walking around – what is the essence of those actions?
Yet what is the mind you are using to know about that essence?
The mind essence is empty and bright; so what is right, and what is not?

Reality is the essence; Buddha is the mind. 
What essence is not reality? 
What mind is not Buddha?
Mind is Buddha; Mind is reality.
Originally, reality is not reality; reality is just mind.
Originally, mind is not mind; mind is just Buddha.

Learners! Days and months are flying by. Life is not waiting for you. Why you are eating rice and soup, and don’t realize the use of bowl and spoon? Observe!
PHAP LOA (1284 – 1330)

(COMMENT: Time is flying fast. We should practice hard to end the three poisons. Watch the mind and see the essence, even when “Having a cough, uttering a hem, raising eyebrows, winking an eye, grabbing something, walking around…” This approach later led to koan practice, pushing the practitioner into a great doubt to clear all the thoughts for the mind essence being recognized. 

Buddha said that he only taught practically – about the suffering, and the end of suffering. Buddha also said that it was very precious to be born as a human being. So, practice hard, don’t waste this life.) 

47 Đại Đạo

Đại đạo rộng suốt nào có ràng buộc, bản tánh lặng lẽ không thiện không ác. 
Bởi do chọn lựa chợt sanh nhiều lỗi, vừa khởi mảy may đã cách xa trời đất. 

Phàm thánh vốn đồng một mối, phải quấy đâu có hai đường. 
Cho nên biết, tội phước vốn không, cứu cánh nhân quả chẳng thật. 

Người người sẵn đủ, kẻ kẻ trọn thành. 

Phật tánh Pháp thân như hình như bóng, tùy ẩn tùy hiện, chẳng tức chẳng ly. 

Lỗ mũi duỗi thẳng xuống, chân mày nằm ngang mặt, ở trên mắt mà không dễ gì nhìn thấy.

Cần phải tìm xét, đâu chẳng nghe nói “Ba ngàn pháp môn đồng về tấc vuông, hà sa diệu dụng đều ở nguồn tâm” nên nói: Cửa giới cửa định cửa tuệ, ông không thiếu sót, cần phải phản quán nơi mình. 

Phàm những tiếng ho tiếng tằng hắng, nhướng mày chớp mắt, tay cầm, chân đi, ấy là tánh gì ? Biết được tánh này, ấy là tâm gì ? Tâm tánh rỗng sáng, cái nào phải, cái nào chẳng phải ? 

Pháp tức là tánh, Phật tức là tâm. Tánh nào chẳng phải là pháp ? Tâm nào chẳng phải là Phật ? Tức tâm tức Phật, tức tâm tức pháp. Pháp vốn chẳng phải pháp, pháp tức là tâm. Tâm vốn chẳng phải tâm, tâm tức là Phật. 

Các nhân giả ! Ngày tháng dễ dàng qua, mạng người không chờ đợi, sao cam ăn cháo ăn cơm mà chẳng rõ việc bát việc muỗng ? Tham ! 
Thiền Sư PHÁP LOA (1284 - 1330) – 
Bản dịch HT Thanh Từ

(BÌNH: Thời gian qua nhanh. Chúng ta hãy tinh tấn để diệt tam độc. Hãy nhìn vào tâm, và hãy thấy tự tánh, ngay cả khi đang “ho, tằng hắng, nhướng mày, chớp mắt, tay cầm, chân đi…” Pháp tu này sau đó dẫn tới pháp tu công án, đẩy người tu vào một niềm nghi lớn để quét sạch tất cả các niệm, để chứng ngộ tự tánh của tâm.

Đức Phật nói ngài chỉ dạy một cách thực dụng – về khổ, và về diệt khổ. Đức Phật cũng nói rằng thân người khó được. Do vậy, hãy tinh tấn tu học, đừng phí một đời này.)

48 Daisies

Clinging to nothing, forgetting body and life, 
I sat quietly so long that the cold chill spread the bed.
As years passing by in mountain, without a calendar, 
I saw daisies blooming and knew the autumn coming.
HUYEN QUANG (1254 – 1334)

(COMMENT: Buddha urged us to cling to nothing. That means we should not cling to anything, even to the scriptures or the Zen masters; Clinging to anything means clinging to a form of self-grasping. How can we cling to nothing? 

We live in this world, have in blood the three poisons, and always cling to something. 
We are taught from childhood to take pride in our glorious nation, in our blessed religion, in our famous Zen masters, in being successful, and so on. 

We are proud of something in the past, of the trophy we won yesterday, of the beautiful poems we wrote last year, and of the sweet memories we had with those we loved. We are also resentful of something in the past, of the childhood poverty we lived in, of the criticism unfairly against us, and of the bitter memories we had when our loved ones leaving.

We also desire for something in the future, for the fame or the glory. We live here now, but our thoughts wander in dream after dream towards an exciting future. And we are scared of some future unknown, uncertain. 

Also, living in this world, we have to practically think of the future, have to write a book of prayers for someone we love, have to chant the sutras with our children daily to nurture their spiritual future, and so on. We have to plan, have to think of the future, or have to save money to buy a car next month. We must plan something for the future, but we should not cling to anything in the future. Just be serene and awake.)

48 CÚC HOA 
 Vong thân vong thế dĩ đô vong 
 Tọa cửu tiêu nhiên nhất tháp lương 
 Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật 
 Cúc hoa khai xứ tức trùng dương.

HOA CÚC 
 Bẵng quên thân thế chẳng hề vương 
 Lặng lẽ ngồi lâu lạnh thấu giường 
 Năm hết trong non không sẵn lịch 
 Nhìn xem cúc nở biết trùng dương (Ngày 9 tháng 9 âm lịch gọi là tiết trùng dương)
Thiền Sư HUYỀN QUANG (1254 - 1334) – 
Bản dịch HT Thanh Từ

(BÌNH: Đức Phật dạy chúng ta giữ tâm vô sở trụ. Nghĩa là chúng ta đừng dính mắc vào bất cứ gì, cho dù là kinh điển hay các vị Thiền Sư; Còn như, dính mắc vào bất cứ gì, có nghĩa là dính mắc vào một hình thức ngã chấp. Làm sao chúng ta có thể không dính mắc vào bất cứ gì?

Chúng ta sống trong thế gian này, mang tam độc sẵn trong máu, và luôn luôn dính mắc vào những gì đó. Chúng ta được dạy từ thơ ấu là hãy tự hào về đất nứơc vinh quang của mình, về tôn giáo ân sủng của mình, về các Thiền Sư nổi tiếng của chúng ta, về thành công, và vân vân…

Chúng ta tự hào về những chuyện gì đó trong quá khứ, về các giải thưởng thắng được hôm qua, về các bài thơ hay chúng ta viết năm ngóai, và về kỷ niệm ngọt ngào chúng ta đã có với những người chúng ta yêu thương. Chúng ta cũng bực bội về nhìêu chuyện quá khứ, về tuổi trẻ nghèo khó mà chúng ta trải qua, về các lời chỉ trích bất công nhắm vào chúng ta, và về các kỷ niệm cay đắng khi những người chúng ta yêu thương rời bỏ ra đi.

Chúng ta cũng thèm múôn có những gì đó trong tương lai, muốn nổi tiếng hay vinh quang. Chúng ta sống nơi đây bây giờ, nhưng các niệm trong tâm chúng ta cứ lang thang từ giấc mơ này sang giấc mơ kia, về hướng một tương lai hào hứng. Và chúng ta sợ hãi những tương lai chưa rõ, bất định.

Thêm nữa, sống trong thế gian này, chúng ta phải thực dụng nghĩ về tương lai, phải viết một cuốn sách các bài kinh để cầu nguyện cho ngườI mà chúng ta yêu thương, phải tụng kinh với các con chúng ta hàng ngày để vun trồng tương lai tâm linh của chúng, và vân vân. Chúng ta phải định kế họach, phải nghĩ về tương lai, hay phải để giành tiền để mua một chiếc xe vào tháng tới. Chúng ta phải họach định cho tương lai, nhưng nhớ đừng có dính mắc vào bất cứ gì trong tương lai. Hãy bình lặng, tỉnh thức.)

49 Seeing the Buddha

If you want to see the Buddha, just perceive in sentient beings 
who, ignorantly, don’t know that everyone has their own Buddha. 
Remember that a Buddha never deludes sentient beings. 

Being aware of the self-nature, a sentient being is Buddha; 
Unaware, Buddha is a sentient being.
Upholding the self-nature equally, a sentient being is Buddha; 
Slipping the self-nature unrighteously, Buddha is a sentient being.
Your mind already has Buddha; why still looking for Buddha elsewhere?

Thus the sutras said, “When the mind arises, all phenomena arise; when the mind vanishes, all phenomena vanish.”

Thus unenlightened beings are Buddhas, and afflictions are Bodhi.
The previous thought unenlightened makes you an unenlightened being; 
The next thought enlightened makes you a Buddha.
The previous thought clinging to scenes is affliction;
The next thought unclinging to scenes is Bodhi.
HUONG HAI (1628 – 1715) 

(COMMENT: Should we cling to the present? Some might say living mindfully in the present is wonderful. That is true: Buddha said that it’s very rare to be reborn as a human, and it’s very rare to hear the Buddha’s teachings. Now we have both.
Some might feel that we should not say it’s wonderful now, because Buddha urged us to escape from this burning house as soon as possible. It is true that thousands of people are killing each other in this world, millions of children are living in poverty and many in slavery, and we can feel the unhappiness anywhere we look at, even at our aging bodies.

We should not fall into the sectarian argument. Everything should be practically considered. Look at your mind: everything instantly empties itself; how can we say we should stay with the so-called wonderful present? When the mind still clings to any trace, you get stuck in this samsara world -- just like an ox trying to escape from the burning house through a window, with all its head and body already outside, but its tail finds no way to get through that window. In the blissful realization, there is no past, no future, no present; but, does a thought last ten thousand years?)

49 Thấy Phật

Muốn cần thấy Phật cứ nhận nơi chúng sanh, chỉ vì chúng sanh mê không tự biết có Phật, chớ Phật đâu có làm mê chúng sanh. 

Ngộ được tự tánh của mình thì chúng sanh là Phật, mê tự tánh của mình thì Phật là chúng sanh. Giữ được tự tánh của mình bình đẳng thì chúng sanh là Phật, để tự tánh mình gian hiểm thì Phật là chúng sanh. Tâm ta sẵn có Phật, còn tìm Phật nơi nào? 

Nên kinh nói: “Tâm sanh thì các pháp sanh, tâm diệt thì các pháp diệt.” 

Phàm phu tức là Phật, phiền não tức là bồ-đề. Niệm trước mê là phàm phu, niệm sau giác là Phật. Niệm trước chấp cảnh là phiền não, niệm sau ly cảnh là bồ-đề. 
Thiền Sư HƯƠNG HẢI (1628 - 1715) – 
Bản dịch HT Thanh Từ

(BÌNH: Chúng ta có nên trụ tâm vào hiện tại? Một vài vị có thể nói rằng sống tỉnh thức trong hiện tại là tuyệt vời. Điều đó đúng: Đức Phật nói thân người khó được, và Phật Pháp khó nghe. Bây giờ chúng ta có cả hai. Một vài vị có thể cảm thấy rằng chúng ta không nên nói hiện tại là tuyệt vời, bởi vì Phật thúc giục chúng ta thóat ra khỏi nhà lửa càng sớm càng tốt. Sự thật là nhiều ngàn người đang giết nhau trên thế gian này, nhiều triệu trẻ em đang sống nghèo khó và nhiều em sống cảnh nô lệ, và chúng ta có thể cảm nhận sự đau khổ bất cứ nơi nào chúng ta nhìn tới, ngay cả trong tấm thân đang lão hóa của chúng ta.

Chúng ta không nên rơi vào cuộc tranh luận bộ phái. Nên cứu xét mọi thứ một cách thực dụng. Hãy nhìn vào tâm bạn: mọi thứ ngay tức khắc tự hóa thành không; làm sao chúng ta có thể nói chúng ta nên an trụ với cái gọi là hiện tại tuyệt vời? Khi tâm vẫn còn dính vào bất kỳ chút tì vết nào, bạn vẫn kẹt trong cõi luân hồi này – y hệt như một con trâu tìm cách thoát ra khỏi nhà lửa xuyên qua một cửa sổ, với tòan bộ đầu và thân đã ra ngòai rồi, nhưng đuôi thì không cách nào qua khỏi cửa sổ. Trong niềm chứng ngộ hân hoan, không hề có quá khứ, không hề có tương lai, không hề có hiện tại; nhưng, có phải một niệm kéo dài tới vạn năm?)

50 Bodhi

Precious jewels are hidden in the stone.
Lotus grow from the mud.
Once enlightened, you will know that 
the world of birth and death is Buddha land.
MINH LUONG (circa 17th century)

(COMMENT: Is the world of birth and death truly Buddha land? Is samsara truly nirvana? Buddha sidestepped the philosophical side, and urged his students to practically master the mind. Buddha once asked Rahula to let the mind be like a river receiving and flowing, or be like a fire receiving and burning all things thrown into. Nothing could be clung to in that river or fire. Flowing all things, burning all things… What would remain after that? The emptiness? 

It’s very hard to have a mind being like a river or a fire. Again and again, we cling to something we treasure, to the image we regard as beauty, or to the admiration we expect after a victory. Consciously or unconsciously, we cling to something most of the time.

Sometimes you knew that. You attended a concert, listened to your favorite music, and went home with joy. Then you sat meditation as usual, and went to sleep comfortably, happily. Did you hear some nice melody hovering around you after the concert, on the way home, in sitting meditation, while trying to sleep, or even many days later?
Or, you held a hand of a beautiful girlfriend decades ago, and now still feel her trembling hand in your palm when the pleasant memory comes back… We love to cling to something, we love to stay in this samsara. 

How can we live with the insight that everything empties itself? A powerful tool is koan practice. Zen Master Duy Luc always asked his students to pick a hard koan that could generate a great doubt to wipe out all things in the mind, “to wipe out even the Buddha image in your mind to realize the self-nature.” He wrote dozens of books on koan practice, taught in many Zen temples in Vietnam and abroad, had a huge impact on many Buddhists, and just passed away few years ago. 

Try a koan. Who is reading this line? A river, or a fire, or the emptiness?)

50 Bồ Đề

 Ngọc quí ẩn trong đá 
 Hoa sen mọc từ bùn 
 Nên biết chỗ sanh tử 
 Ngộ vốn thật Bồ-đề. 

 (Mỹ ngọc tàng ngoan thạch 
 Liên hoa xuất ứ nê 
 Tu tri sanh tử xứ 
 Ngộ thị tức Bồ-đề.)
Thiền Sư MINH LƯƠNG – Bản dịch HT Thanh Từ

(BÌNH: Có phải cõi sinh tử thật sự là cõi Phật? Có phải phiền não thực sự là Niết Bàn? Đức Phật đã tránh bàn khía cạnh triết học, và thúc giục môn đệ phải thực dụng làm chủ được tâm. Một lần, Đức Phật yêu cầu ngài Rahula hãy để tâm như một dòng sông đón nhận và cuốn trôi đi, hay là giữ tâm như ngọn lửa đón nhận và thiêu rụi mọi thứ ném vào. Không có pháp nào có thể dính mắc vào được trong dòng sông đó hay ngọn lửa đó. Cuốn trôi tất cả các pháp, thiêu rụi tất cả các pháp… Cái gì sẽ còn lại sau đó? Tánh Không?

Rất khó giữ tâm như sông hay như lửa. Cứ liên tục, chúng ta mải dính mắc vào những gì chúng ta trân quý, vào các hình ảnh chúng ta xem là đẹp, hay vào sự tán thưởng mà chúng ta mong đợi sau một chiến thắng. Một cách ý thức hay vô thức, chúng ta đều dính mắc vào những gì đó hầu hết thời gian.

Đôi khi bạn biết thế. Bạn dự một buổi hòa nhạc, nghe các ca khúc bạn yêu thích, và về nhà với niềm vui. Rồi bạn ngồi thiền như thường lệ, và rồi ngủ một cách thỏai mái, hạnh phúc. Bạn có nghe một vài âm điệu dịu dàng vây quanh bạn sau buổi hòa nhạc, trên đường về nhà, khi ngồi thiền, trong khi dỗ giấc ngủ, hay ngay cả nhiều ngày sau đó? 
Hay bạn đã nắm tay một bạn gái xinh đẹp nhiều thập niên trứơc, và bây giờ vẫn còn cảm thấy bàn tay nàng run rẩy trong bàn tay của bạn khi kỷ niệm êm dịu trở lại… Chúng ta ưa thích dính mắc vào điều gì đó, chúng ta yêu thích ở lại cõi luân hồi này.

Làm cách nào chúng ta có thể sống với cái nhìn rằng vạn pháp tự trở thành không? Một công cụ mãnh liệt là pháp tu công án. Thiền Sư Duy Lực luôn luôn yêu cầu học trò của ngài chọn một công án khó, để có thể khởI lên một niềm nghi lớn nhằm quét sạch mọi thứ trong tâm, “để quét sạch ngay cả hình ảnh Đức Phật trong tâm của quý vị để nhận ra tự tánh.” Thầy đã viết hàng chục sách về pháp tu công án, dạy ở nhiều Thiền đường tại Việt Nam và hải ngọai, có ảnh hưởng lớn trên nhiều Phật Tử, và mới viên tịch vài năm trước.

Hãy thử một công án. Ai đang đọc dòng chữ này? Một dòng sông, hay một ngọn lửa, hay là Tánh Không?)

51 Manifesting

Appearing clearly all day and night, 
the self nature manifests suitably.
Seeing the true eternity acting through the six senses, 
you will move across, up and down 
among all phenomena with complete enlightenment.
CHAN NGUYEN (1647 – 1726)

(COMMENT: Many Zen masters believe that koan meditation solely might not be helpful. While reviving the 700-year-old Truc Lam Zen School to become the largest Zen school in Vietnam now, the well-known Zen Master Thanh Tu gave his dozens of Zen monasteries a new curriculum in which the koan study is only a part. This Zen master emphasizes mindfulness of the mind with an approach he called Tri Vong, meaning Knowing the False – urging meditator to watch the mind, to be mindful of the false thoughts, and not to wander with them. While the false thinning out, the emptiness, or the True Mind, would be realized. Then meditator should live with this realization all day and night; this stage is called Song Voi Ong Chu, meaning Living With The Chief.)

51 Hiển Lộ

 Bày hiện rõ ràng được suốt ngày, 
 Đây là tự tánh mặc phô bày. 
 Chân thường ứng dụng sáu căn thấy, 
 Muôn pháp dọc ngang giác ngộ ngay. 

 (Hiển hách phân minh thập nhị thì, 
 Thử chi tự tánh nhậm thi vi. 
 Lục căn vận dụng chân thường kiến, 
 Vạn pháp tung hoành chánh biến tri.)
CHÂN NGUYÊN (1647 - 1726) – 
Bản dịch HT Thanh Từ

(BÌNH: Nhiều Thiền Sư tin rằng pháp tu công án đơn độc có thể không lợi ích. Trong khi hồi phục dòng Thiền Trúc Lâm đã có từ 700 năm trước để trở thành Thiền phái lớn nhất ở VN bây giờ, vị Thiền Sư Thanh Từ nổi tiếng đã trao cho hàng chục Thiền viện của ngài một giáo trình mới, trong đó học về công án chỉ là một phần thôi. Thiền Sư này nhấn mạnh sự tỉnh thức của tâm với pháp mà ngài gọi là Tri Vọng, nghĩa là nhận biết các vọng – thúc giục thiền gia hãy nhìn tâm, hãy tỉnh biết các vọng niệm, và đừng lang thang với chúng. Khi các vọng mỏng dần đi, thì Tánh Không, tức Chân Tâm, sẽ được nhận ra. Rồi thì thiển gia hãy sống với chứng ngộ này cả ngày đêm; giai đoạn này gọi là Sống Với Ông Chủ.)

52 Following the Emptiness

Orginally, from the void of origin, 
following the emptiness to come 
and then to leave along the emptiness, 
we originally neither come nor leave. 
How can birth and death bother us?
NHU TRUNG LAN GIAC (1696 – 1733)

(COMMENT: Birth and death? The world-renowned Zen Master Nhat Hanh answered, “No birth, no death.” Currently the most famous Vietnamese Zen master, he has established many Zen monasteries worldwide, authored dozens of books on Buddhism, and promoted world peace via Engaged Buddhism. He emphasized breathing meditation, and wrote many beautiful poems on mindfulness.

He said in a dharma talk in The Peace Walk 2002: 

Breathing in--I feel I am alive.
Breathing out--I smile to life.

Is Zen Master Nhat Hanh’s explanation on birth and death different from the ancient Zen Master Nhu Trung Lan Giac’s? 
Should you have your own explanation and your own experience on life?)

52 Từ Không Mà Tới

 Vốn từ không gốc 
 Từ không mà đến 
 Lại từ không mà đi
 Ta vốn không đến đi 
 Tử sanh làm gì lụy. 

 (Bản tùng vô bản 
 Tùng vô vi lai 
 Hoàn tùng vô vi khứ 
 Ngã bản vô lai khứ 
 Tử sanh hà tằng lụy.)
Thiền Sư NHƯ TRỪNG LÂN GIÁC (1696 - 1733) – 
Bản dịch HT Thanh Từ

(BÌNH: Sinh và tử? Nhất Hạnh, vị Thiền Sư nổi tiếng thế giới, đã trả lời, “Không sống, không chết.” Hiện là vị Thiền Sư Việt Nam nổi tiếng nhất, ngài đã lập nhiều Thiền viện khắp thế giới, sọan hàng chục sách về Phật Giáo, và kêu gọi hòa bình thế giới xuyên qua Phật Giáo Dấn Thân. Ngài nhấn mạnh pháp thiền hơi thở, và viết nhiều bài thơ hay về tỉnh thức. 

Ngài nói trong một buổi pháp thọai trong Cuộc Đi Bộ Hòa Bình 2002:

Thở vào – Tôi thấy tôi sống
Thở ra – tôi mỉm cười với đời.

Giải thích của Thiền Sư Nhất Hạnh về sinh tử có khác với giải thích của Thiền Sư Như Trừng Lân Giác thời xưa không?
Bạn có nên có giải thích riêng, và nên có riêng kinh nghiệm của bạn về cuộc đời?)

53 Dharma Heir

Understanding that the Great Way has no words,
entering the gate of nonduality, 
completing the countless teachings –
Who would be that future dharma heir?
TINH TUYEN (1674 – 1744)

(COMMENT: The meditation traditions in Vietnam mostly came from China centuries ago. Some Zen schools transformed into new ones, and the teaching from Bodhidharma reincarnated in new forms and in new historical contexts. 
In the twentieth century, a different tradition came – without any koan.
The Theravada Buddhism spread to Vietnam, first from Cambodia and later from Thailand, and revealed Vipassana meditation as a powerful tool to calm the mind and an understandable way to liberation.
Is there any difference between Zen and Vipassana? Are they different approaches to master the mind? Do they belong to the countless teachings that we have to practice? 
And, is there only one taste of liberation?)

53 Người Nối Dòng Pháp

 Đạo cả không lời 
 Vào cửa chẳng hai 
 Pháp môn vô lượng 
 Ai là kẻ sau. 

 (Chí đạo vô ngôn 
 Nhập bất nhị môn 
 Pháp môn vô lượng 
 Thùy thị hậu côn.) 
Thiền Sư TÍNH TUYỀN (1674 - 1744) – 
Bản dịch HT Thanh Từ

(BÌNH: Các dòng Thiền tại VN hầu hết từ Trung Quốc truyền sang từ nhiều thế kỷ trước. Một vài dòng Thiền chuyển hóa thành các Thiền phái mới, và giáo pháp từ Bồ Đề Đạt Ma lại tái sinh trong các hình thức mới và trong hòan cảnh lịch sử mới.
Trong thế kỷ hai mươi, một truyền thống khác đã truyền sang – mà không có công án.
Phật Giáo Theravada, còn gọi là Nam Tông, truyền sang Việt Nam, trứơc tiên là từ Cam Bốt và sau đó là từ Thái Lan, và đã đem vào pháp Thiền Vipassana, còn gọi là Thiền Minh Sát, như một công cụ mãnh liệt để an tâm và như một lối đi tới giải thóat có thể hiểu được.
Có dị biệt nào giữa Thiền Tông và Vipassana? Có phải đó là những pháp khác nhau để làm chủ tâm mình? Có phải hai pháp này nằm trong vô lượng pháp môn mà chúng ta phải tu tập? Và, có phải chỉ có một vị của giải thóat?)

54 Nothing Attainable

All things are formless, 
unborn, undying.
Thus there is nothing attainable.
Thus truly the Buddha spoke.
HAI QUYNH (1728 – 1811)

(COMMENT: Watch your mind. Is the mind formless? The image comes and goes; the mind sees the image coming and going. The sound comes and goes; the mind hears the sound coming and going. Because the mind is formless, it can reflect all things coming and going in countless forms. Also because it is formless, the mind could manifest as the image you see, and as the sound you hear. The image is a state of the mind. Similarly, the sound is a state of the mind. See that.

A student once asked Zen Master Tich Chieu about Zen. This old monk, also my root teacher, pointed to the front yard of the temple, and said, “The puddle is the Buddha.”)

54 Vô Sở Đắc

 Các pháp không tướng 
 Chẳng sanh chẳng diệt 
 Bởi không chỗ được 
 Là thật Phật nói. 

 (Chư pháp không tướng 
 Bất sanh bất diệt 
 Dĩ vô sở đắc 
 Thị chân Phật thuyết.) 
Nói xong, Sư ngồi yên lặng thị tịch.
Thiền Sư HẢI QUÝNH hiệu TỪ PHONG (1728 - 1811) – Bản dịch HT Thanh Từ

(BÌNH: Hãy nhìn vào tâm. Có phải tâm không có hình tướng? Hình ảnh tới và đi; tâm nhìn thấy hình ảnh tới và đi. Âm thanh tới và đi; tâm nghe âm thanh tới và đi. Bởi vì tâm không hình tướng, tâm có thể hiển lộ các pháp tới và đi trong vô lượng hình tướng. Cũng bởi vì là vô tướng, nên tâm có thể hiển lộ như là hình ảnh mà bạn thấy, và như âm thanh mà bạn nghe. Hình ảnh là một trạng thái của tâm.
Tương tự, âm thanh là một trạng thái của tâm. Hãy thấy thế.

Một lần, một học trò hỏi Thiền Sư Tịch Chiếu về Thiền. Vị sư cao tuổi này, cũng là bổn sư của tôi, đã chỉ vào sân trước của chùa, và nói, “Vũng nứơc trứơc sân là Phật.”)

55 The Highest

The highest class person practices the teachings of inaction.
The second class person cultivates blessedness and wisdom.
The third class person does good and avoids evil. 
The fourth class person is proficient in the Three Baskets of Buddhist Scriptures.
TUONG QUANG (1741 – 1830)

(COMMENT: Who could step into the realm of inaction -- the profound mind of Nirvana? Was that Venerable Mahakasyapa, who smiled when Buddha twirled a flower before the assembly of monks, and in another occurrence was invited by Buddha to share the seat? 

This Zen poem divides practicing Buddhists into four groups: the highest class are those who drop all things, transcend all good and evil; second are those who practice the Bodhisattva Way, cultivate both blessedness and wisdom; third are those who practice the normal way – doing good and avoiding evil; and fourth are those who memorize Buddhist Scriptures and don’t practice the Buddha’s teachings.

We should ask the following question here: who has gone beyond both good and evil?
In The Dhammapada, Buddha says in verse 39 that the person who drops all good and evil has no fear at all, in verse 97 that the person who destroys causes for all good and evil is the ultimate human, in verse 126 that the person who does not cling to all good and evil attains Nirvana, in verse 267 that the person who throws out all good and evil is called a monk, and in verse 412 that the person who transcends the ties of all good and evil is called by Buddha a brahman.

Just be compassionate, do good deeds, and see that nobody has ever done anything and that nothing has ever been done.)

55 Bậc Nhất

 Người bậc nhất tu pháp vô vi 
 Người bậc nhì phước tuệ đầy đủ 
 Người bậc ba làm thiện chừa ác 
 Người bậc tư tam tạng tinh thông.

 (Nhất đẳng nhân tu vô vi pháp 
 Nhị đẳng nhân phước tuệ song tu 
 Tam đẳng nhân hành thiện trở ác 
 Tứ đẳng nhân tam tạng tinh thông.) 
Đại Sư TƯỜNG QUANG (1741-1830) – 
Bản dịch HT Thanh Từ

(BÌNH: Ai có thể bứơc vào cảnh giới của vô vi – của Niết Bàn Diệu Tâm? Có phải đó là ngài Ma Ha Ca Diếp, vị sư mỉm cười khi Phật cầm hoa lên xoay nhẹ trứơc tăng chúng, và trong trường hợp khác đã được Phật mời chia sẻ chung chỗ ngồi?

Bài thơ Thiền này chia Phật Tử làm bốn nhóm: bậc nhất là những vị buông bỏ vạn pháp, siêu vượt cả thiện ác; bậc nhì là người tu Bồ Tát Hạnh, vun trồng phứơc và huệ; bậc ba là tu pháp bình thường – làm lành và lánh dữ; và bậc tư là những vị thuộc Kinh Phật mà không tu theo lời Phật dạy.

Chúng ta nên hỏi câu này: Ai đã vượt qua cả thiện và ác?
Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật nói trong đoạn 39 rằng người đã buông bỏ cả thiện và ác thì không sợ hãi gì, nói trong đoạn 97 rằng người đã phá hủy các nhân duyên cho mọi pháp thiện và ác là người tối thắng, nói trong đoạn 126 rằng người không trụ vào tất cả pháp thiện và ác thì thành tựu Niết Bàn, nói trong đoạn 267 rằng người đã ném bỏ hết mọi pháp thiện và ác thì được gọi là một vị sư, và nói trong đoạn 412 rằng người vượt qua sự trói buộc của mọi pháp thiện và ác thì được Phật gọi là một vị Bà La Môn.

Hãy từ bi, hãy làm việc thiện, và hãy thấy rằng không có ai đã từng làm bất cứ gì, và rằng không hề có việc gì đã từng được làm.)

Xem mục lục