Tin Tức (680)


Mind, brain and consciousness - NÃO, TÂM VÀ Ý THỨC - Chuyển ngữ: Pháp Hiền cư sỹ

1,246

Tạm giới thiệu

Trong Phật giáo, NGHIỆP là một giáo chỉ thâu tóm những yếu pháp của Phật, chẳng những thế, bản thân nó còn được chư luận sư Phật giáo vạch ra những vấn đề có tầm mức vũ trụ, liên quan sự sinh thành và hoại diệt của tất cả chu kỳ tiến hóa vạn hữu và ở đó, NGHIỆP như là tấm gương, để ta phản ứng và điều tiết những hoạt động của mình theo hướng đạo đức và đạo phẩm. NGHIỆP liên quan và chi phối đến tâm sinh lý, di truyền học và cụ thể hơn, nó là phần chìm của chính TÂM, Ý và [Ý] THỨC của chúng ta.
Trong phần mở đầu của chương luận về Nghiệp, tôn giả Thế Thân, Ngài tự đặt ra hệ luận rằng, Nghiệp là gì? Và tại sao Nghiệp lại mang tính đa dạng như vậy? Và, câu trả lời minh triết nhất, sẽ được tìm thấy trong chính văn bản của Ngài và hơn thế ta sẽ tìm thấy trong phần NGHIỆP LUẬN CỦA PHẬT GIÁO, được thầy Tuệ Sỹ “tái minh” một cách bác học trong phần giới thiệu cho bản dịch của mình từ chương trứ danh PHÂN BIỆT NGHIỆP đó.
Khi cho rằng NGHIỆP là một cái gì đó bắt ta phải hàng phục, thì ta, một cách vô tình, đã thủ tiêu nguyên lý ý chí tự do của mình. Khi cho rằng NGHIỆP, là một cái gì đó mà nhân tố là từ trên trời hay của một ai, một học thuyết nào đó..ban cho [hệ thống giáo điều] thành chân lý, thì những hoạt động của chúng ta luôn là những hoạt động có định hướng. Trong cả hai trường hợp, bao giờ cũng dẫn ta đến những chân trời bế tắc. Bế tắc tư duy, văn minh, văn hóa…mất hẳn quyền bình đẳng tuyệt đối mà nhân loại này vốn có – Phật tính và những cách để điều phục dòng vận hành ở bên trong chúng ta, sẽ chìm sâu dưới lớp băng sinh hóa-hóa học thành ý thức hệ, như một con ngựa bất kham, không bao giờ đưa người lữ hành về tới đích như mong đợi. Thảm hại hơn, dòng sinh hóa-hóa học thành ý thức hệ ấy, bắt ta như con kiến bò quanh miệng chén và nó ngỡ, trên mái nhà kia, trên cái tổ của nó là vũ trụ và bên dưới cái miệng chén là vực thẳm. Và do đó, chúng ta sẽ bị cô lập trong một bộ khung ý thức tập thể và cá nhân đơn quyền, đẩy ta vào những rối loạn của tâm sinh lý và hỗn độn văn hóa văn minh vật chất, và áp đặt nhiên giới theo tính chủ quan của học thuyết, giáo điều.
Những thành công đương đại của khoa não bộ, cho phép con người rời ra hai cực đoan có-không mà nhân loại vốn đeo mang hàng trăm hàng ngàn thế kỷ, thậm chí khi đức Phật ra đời, chân lý Bát Nhã tánh không, có một đôi lần ‘may mắn” quét sạch chúng. Như bụi, như phiền não, như đấu tranh kiên cố, nhân loại lại phải đương đầu với bộ khung có-không và trí thông minh đã thành là sức mạnh cơ bắp, cái mà chúng ta gọi là công nghệ hay hiện đại, lại phủ đầy, phủ kín bằng “đám bụi” của bản thân cái gọi là “công nghệ” ấy, cái mà, quả đất này, với tính hình học tròn của nó, ta ngỡ là đã làm phẳng, đã được “vệ sinh” rồi – sức mạnh cơ bắp của trí não bắt con người phải lặng câm trước mệnh lệnh của nó – con người đã quên tấm gương của NGHIỆP. Con người, những người tự nhận là thông minh hiện đại, đang ra sức vơ vét thiên nhiên và dùng sức mạnh của mình để chống lại sức bật của nhiên tính ấy khi mà mọi thứ đã trở thành lũ quét, sa mạc và ô nhiễm. Chúng ta đã chế ra hàng loạt loại vắc-xin để chống lại vô số loại vi trùng do chính ta tạo ra. Bằng sự sợ hải đang bưng bít tự đáy lòng, ta đang tìm cách trốn chạy, rời xa NƠI ta “TẠO NGHIỆP”, và sau cùng là ước mong rời hẳn hành tinh đau khổ này và, những cuộc di dân, những cuộc lữ-hành-hương về đất hứa đang diễn ra chưa từng có trong lịch sử nhân loại mà, thực chất, là ta đang trốn chạy với chính mình - những con người văn minh công nghệ và hiện đại – biến não thành ốc đảo của trang sức và két đựng tiền.
Tiếc thay! Cái mà ta “sở tạo”, lại nằm ngay trong não, trong tâm, trong ý và trong bên dưới ý thức của mình. NGHIỆP của Phật giáo đã dạy ta như vậy.
Trở lại với sự thành công của khoa não bộ đương đại, các nhà khoa học đã cho ta biết rằng, sự hoạt động của não là một mạng lưới đồng bộ và bao giờ nó cũng mang tính bù cho mọi hiện tượng mất cân đối và ở đó có những ngọn đối mang tính khuyếch tán toàn cầu, tức là sự bình đẳng và tự do khi thiện niệm phát sinh. Muốn thấy rõ những vận hành “sắc” để tâm khởi, thức sinh, thì người ta cần đến những tư duy thiện (best thought). Chính những tư duy thiện này, cho phép não hoạt động một cách đồng bộ, từ đó tâm khởi và thức sinh như là một thông điệp trong những tiến trình phức hợp của các trao đổi sinh hóa-hóa học. Tâm và thức liên hệ với nhau, theo SUSAN GREENFIELD, là một liên hệ nhân-quả - tâm sinh và thức nghiệm. Vậy, tâm và thức có thật có hay không, khi chính chúng, được xét như vừa là tác nhân vừa là thụ thể của dòng truyền tải sinh hóa-hóa chất này. Nhà khoa học não bộ, SUSAN GREENFIELD, lại cho ta biết rằng, hoặc bằng những cách nào đó của chính mình hoặc là uống thuốc để điều chỉnh những rối loạn tâm sinh lý, khi những ác niệm tập khởi trong ta, làm cho hệ thống duyên khởi trong não ta rơi vào tình trạng rã rời, ù lỳ.
Cụ thể, bằng nguyên lý ý chí tự do và sau đó là Thiền định, người ta lại có khả năng đục sâu vào và phá vỡ lớp băng nổi của dòng dịch hóa-hóa chất trong hệ thống não của ta – (“bấy giờ không do quyết định của ý chí mà do lực cản tự nhiên của một loại sắc pháp phát sinh từ hành vi thọ giới. Đây là điểm quan trọng trong nhận thức về bản chất đạo đức trong các phái Phật giáo”. Tuệ Sỹ - Tổng Luận Nghiệp, p. 67-68”)
Ở đây, những chứng thực về sự tồn tại của tâm và thức được công bố - hành trình huền bí, chủ thể và tự thức - có lẽ, đó là câu trả lời cho những ai đã bị cơn lũ có-không cuốn mất – làm lắng yên tâm, thì chân lý Bát Nhã tánh không xuất hiện.
Ở đây, lực Thiền hành, phá vỡ và điều trị dòng sinh hóa-hóa học ấy bằng chính cái dòng dịch hóa của chúng.
Trong phần giới thiệu về chương PHÂN BIỆT NGHIỆP PHẨM, một chương cực kỳ quan trong trong TẬP TRƯỚC TÁC ĐẠI THÀNH CÂU XÁ LUẬN lừng danh của tôn giả Thế Thân. Thầy Tuệ Sỹ - vừa là một dịch giả vừa là một hành giả - đã giảng dạy như sau:
“Khi một người thọ giới, phát nguyện thành lời rằng:”Từ nay cho đến trọn đời, tôi từ bỏ hành vi tước đoạt sự sống của mọi sinh vật”; lời nguyện này lập tức trở thành lực phòng hộ để người có giới sẽ không làm điều đã phát nguyện. Thể chất của lực ấy là gì? Kinh bộ trả lời: đó là tâm. Nghĩa là, khi phát nguyện ý thức khởi động dòng chảy hoạt động gọi là tương tục (cetanāsantati), là lực điều khiển các cử động thân thể và nói năng. Ngay sau khi phát nguyện, dòng chảy này biến đổi thành ý chí quyết định “không làm” (akriyā: bất tác). Dòng chảy này tức thì chìm sâu xuống tầng sâu của ý thức, gọi là tế ý thức (sūkṣama-mano-vijñāna). Khi điều kiện phạm giới xuất hiện, tác động từ ngoại cảnh hay bởi ý thức, tức thì ý thức (tức cái được chìm sâu đó xuất hiện) khởi động quyết định không làm.
Các vị Hữu bộ giải thích khác. Thế của lực phòng hộ là một loải sắc pháp phát sinh trong thân người thọ giới, gọi là vô biểu sắc, không thể thấy bằng mắt (anidarśana: vô kiến – có thể không thể thấy bằng thí nghiệm), và không có tính đối kháng (apratigha: vô đối), có nghĩa là không có cản trở bất cứ sắc pháp nào đi vào vị trí của nó. Sắc pháp này phát sinh khi người thọ giới nói lời phát nguyện. Nó tồn tại trong thân người có giới như lực cản khi điều kiện phạm giới xuất hiện. Quan điểm này muốn nói rằng, sự phạm giới là hành vi của thân và ngữ, là những phạm trù sắc pháp (vật chất), cho nên lực phòng hộ phải tương xứng, tức cũng phải sắc pháp. Ý thức chỉ là lực phát động.” (Xin xem toàn bộ trong dịch phẩm PHÂN BIỆT NGHIỆP PHẨM, TUỆ SỸ dịch và chú.)

Qua đây, tôi xin giới thiệu bài viết về NÃO, TÂM VÀ Ý THỨC của SUSAN GREENFIELD. Vì khả năng tiếng Anh, là tự học, nên những hạn chế là phải có, do vậy, những sửa sai được đến từ chính người đọc, xin cám ơn.

NÃO, TÂM VÀ Ý THỨC

Người ta luôn tách rời giữa tâm (tư duy) và não bộ thành hai đối cực, còn ý niệm về tâm và thức được cho là đồng nhất. Ở đây, tôi muốn chứng minh rằng, những giả ước như thế là sai lầm.
Trước khi minh định về các ý tưởng này, ta hãy cứu xét thuật ngữ “tâm ” hay tư duy và “não bộ” hay trí óc là gì. Trên thực tế, bằng những cứ liệu khoa học thường nghiệm, thuật ngữ “não”, không cần phải cứu xét; còn thuật ngữ “tâm”, thì được dùng để chỉ cho những hiện tượng siêu hình, trừu tượng mà trên mặt sinh vật học, chúng nổi trôi mơ hồ xét như là những bóng ẩn từ các mạch [điện] và những tố chất hóa học (hóa chất) của não hay trí óc. Tuy thuộc về các tố chất vật lý, thế nhưng, tính năng hoạt dụng của tâm thì lại quá mơ hồ, do vậy, “tâm” được dùng để chỉ cho những bình diện (ẩn) của chức năng não, chẳng hạn, ta nói, “tôi không bận tâm – i don’t mind”, “mở rộng lòng - broaden the mind”, ‘hãy nâng trí bạn lên – make your mind up” v.v…Ở đây, tôi không dám mạo hiểm khi cho rằng “tâm” thì rất gần với cái mà ta hay minh dụ cho “nhân cách - personality” hay cá tính. Tuy nhiên, sự khác biệt to lớn về cái gọi là “nhân cách” ấy, thì lại thuộc về người quan sát ở ngôi thứ ba, còn, “tâm ” thì thuộc về viễn cảnh ngôi thứ nhất, nghĩa là tâm thức là cái mà nó cảm thấy muốn là chính mình (là ta đây), thay vì người khác đánh giá “ta đây là gì”.
NÃO
Tuy nhiên, cái gọi là “cá tính ” hay nhân cách mà ta vừa đề cập hiện đang ẩn núp ở đâu vậy? Cho dù những con người xuất sắc nhất trong những bình diện quan yếu của nhân loại này, thì bản nguyên của họ có lẽ ta sẽ chẳng bao giờ được biết, sự dí dỏm, điều hệ trọng và tính tốt, vào lúc họ đang làm những công việc bình thường nhất, chẳng hạn, đang nấu ăn– tính đa dạng của họ thấu nhập nhân loại này ra sao.
Chúng ta hãy quan sát não được tổ chức như thế nào. Trong mỗi một vùng vĩ mô của não, không có một chức năng nào gọi là hoàn toàn độc lập. Chẳng hạn, chúng ta biết rằng, thị lực của ta có thể phân biệt được màu sắc, cảm giác cùng với việc xử lý hình thái và, theo trình tự, chức năng thị lực có thể chiếm lấy đến 30 khu vực não. Cũng vậy, một khu vực não bất kỳ, giống như võ não trán, có thể can thiệp bằng nhiều chức năng. Như vậy, những khu vực não đều có những vai trò tích cực trên tầng não và tuyệt đối không có những đơn vị hoạt động độc lập. Chúng ta cũng biết rằng, ở mỗi một khu vực trong toàn thể não, đều chứa đựng các mạch [điện] não phức hợp, và sau rốt, như ai cũng biết, chúng co lại với khớp thần kinh (bằng sự tiếp hợp) mà qua đó túi hóa sinh cho phép vận hành một hệ thống chuyển giao phản ứng hóa học: theo trình tự, túi của những anzim (enzymes - diếu tố 酵素) – men hữu cơ), những thụ quan thể (receptor - những cơ quan tiếp nhận cảm giác) và những cơ chế hấp thu (uptake mechanisms ) này, chính là kết quả của biểu đạt di truyền (gene expression). Tuy nhiên, ta biết là, toàn bộ cơ thể chúng ta có chừng 30.000 gene hay tương đương như vậy, để như thể rằng mỗi một gene đơn độc trong thân ta đều có nhiệm vụ cống hiến cho một tiếp hợp (synapse – khớp thần kinh), thật đáng tiêc là người ta chỉ tiếp cận được 1010 trong khoảng 1015 những liên kết của não. Thế thì, chúng ta không thể có nhiều chức năng độc lập đặc thù nào – gene – cho cấp độ cơ bản nhất của chức năng não - hơn hầu hết những vùng vĩ mô của não có thể được đạt tới. Trong cả hai trường hợp – không thể có nhiều chức năng độc lập và hầu hết những khu vĩ mô của não có thể đạt được – ta lại có một căn phòng cực nhỏ dành cho việc thao tác (manoeuvre ) và do vậy, tâm hay cá tính hóa của não cần phát triển, xem ra gian khó biết chừng nào.

TÂM
Khi ta nói đến cơ sở hạ tầng vật lý, nền cho “tâm” phát triển, thì luận điểm này chỉ mang tính dự ngôn thô thiển tạm thời, bởi vì điều đó thuộc về bản thân [cụ thể] những tương quan của não (trí óc). Những kết nối ấy, không chỉ là nguyên động lực tối ưu, mà chúng còn phản ảnh một cách chính xác sự thể nghiệm, kinh nghiệm của chúng ta. Vào những năm đầu đời của đời sống con người, khi mà sự phát triển của những liên hệ này minh định cho sự phát triển của trí óc, thì tính cảm thụ lập thể (plasticity) là dễ nhận ra nhất, và quả thật, người ta cho rằng, tính biểu kiến đó nhằm tài bồi cho các thương tổn, khiếm khuyết phải có. Chẳng hạn, những tài xế ở London (một nghề ở giai tầng thấp), là những người khét tiếng về bộ nhớ; bởi vì họ có thể thao túng mọi con đường tại đây. Các nhà khoa học minh định rằng, đồi hải mã (hippocampus) trong não họ lớn hơn so với những người đồng tuổi không cùng nghề (việc bù này là món quà của não). Vậy thì, những thể nghiệm, được phản ảnh qua năng lực và độ mở rộng của những liên hệ trí óc, và chính tiến trình ấy, nhanh nhạy xảy ra với chúng ta như thể là bóng trong gương, trạng thái ấy, ta có thể gọi là “tâm”. Giả dụ rằng, tất cả chúng ta đều hiện hữu bằng nhân vô tính (identical twin ) – ngẫu hợp – đi nữa, thì những tương quan tế bào não của chúng ta vẫn có cùng bộ khung hay cách cấu trúc đồng nhất.
Ý THỨC hay THỨC (CONSCIOUSNESS)

Giờ đây, ta hãy quan sát tâm nổi-chìm (ba động) của mình như thế nào. Do vì, ta vẫn ý thức được, là trạng thái nổi chìm này luôn xuất hiện, xét như là những dữ kiện “đa hậu kiến - much-sought-after events”. Tôi muốn nói rằng, khi đúc kết “tâm” và “ý thức” lại làm một, thì đó là một việc sáp nhập sai lầm. Vậy thì, ta chỉ nên nghĩ tới một cái gì đó nhỏ hơn, tế vi hơn là cái “ngoài tâm mình” – cái phi tâm. Trong những trạng thái như vậy, thì cá nhân đang tiếp cận sẽ không còn là các viễn cảnh tri nhận cá nhân hóa nữa. Thế giới (lãnh vực ấy) đã không còn một ý nghĩa nào chỉ cho cá nhân hóa (hay cá tính hóa) nữa và thật thế, người ta giờ đây sẽ chỉ là một thụ thể bị động từ thông tin giác quan chợt hiện - (sát na sinh diệt). Hãy thử tưởng tượng, ta đang bị ném vào trong một bửa tiệc với những âm thanh loạn cuồng mà phần thưởng dành cho ta là một thế giới, ở đó mọi tiềm năng tri giác bị lột sạch bởi những kích thích trừu tượng vượt trội. Sự kích thích trừu tượng này vô cùng tinh tế giống như là cơn bùng phát, sự rối loạn của dòng âm thanh tuôn chảy khi mà William James còn thơ trẻ . Tuy nhiên, ý thức vẫn luôn thắng thế. Vậy, trong não, cái gì đang được hình thành? Rõ ràng, những gene chớ hề thay đổi, và, cho dù tồn tại những khu vực não vĩ mô hoặc thậm chí có những tương ứng vật chất (sắc) và tính tiềm thể (potential) để cấu trúc thành cái gọi là “tâm” hay không: quả thật, đây là cách mà những kết nối là (tồn tại), hoặc thù thắng hơn, đó là cái cách mà chúng chớ hề được tiếp cận – những tương ứng hay (tính bất tương ưng hành).

Chú thích:
Neuronal assembly size: kích cỡ bộ tập hợp thần kinh não.
Degree of sensory stimulation: độ kích thích cảm quan.
Extent of associations: mở rộng những tương quan.
Formation of completing assembly: cấu hình của bộ tập hợp hoàn hảo.
Availability of other modulations: tính hữu hiệu của các hệ thống điều tiết khác.
Availability of amines: tính hữu hiệu của các hóa chất amine (át loại 胺類 )

THỨC SINH

Để cải thiện tình trạng mà ta vừa cho là bất khả tiếp cận trên, thì cái cách duy nhất mà ta có thể thực hiện được, đó là hãy quan sát những nối kết của não đang khi vận hành dựa trên cơ sở những hóa chất truyền dẫn trong não. Do vậy, nếu như ta đang quan sát cái căn thức có hệ thống (ý thức cảm thụ thành hàng) này, thì ta hãy quan sát những chất truyền dẫn nào đang diễn ra trong từng sát na (những thời khắc rất nhỏ đang diễn ra). Những chất truyền dẫn mà ta đề cập phải hiểu là những chất truyền dẫn thuộc thiện niệm, xét như là bộ phận cốt tủy của mạch (điện, xung điện) thần kinh, chúng ta thường sai lầm khi đánh đồng chúng với một máy điện toán; thế nhưng, ta nên nhớ rằng, một số những chất truyền dẫn khét tiếng là những amine (胺類 át loại ), chẳng hạn, tố chất huyết thanh (serotonin - 血清素 huyết thanh tố), hóa-y tổ chức tố (histamine - 組織胺 tổ chức át , hóa tố đo-pa-min và chất noradrenaline (tất cả đều có nguồn gốc từ những bộ phận nguyên thủy của não, hầu hết chúng đều giống như những ngọn đồi và những trung tâm tối cao sẽ nhận được những phát xạ khuyếch tán của chúng (Woolf 1996). Ta đang học một cách tiệm tiến các đơn vị thần kinh này mà những hoạt dụng của chúng đều mang tính chất điều tiết (modulatory function chức năng điều tiết), thay vì truyền dẫn những tín hiệu toàn diện hoặc không, thì chúng lại đặt các đơn vị thần kinh luôn trong tình trạng báo động khẩn trương (red alert – báo động đỏ) và vì với chức năng phát xạ khuyếch tán, nên chúng được mệnh danh là đơn vị thần kinh toàn cầu. Nếu như đặc tính nguyên thủy và phổ quát được cho là những điểm dẫn của những hệ thống hóa học (dựa trên quan điểm về những khu trú nguyên thủy và phổ quát của các hệ thống hóa học này), thế thì, chúng sẽ là thành viên tất yếu trong hầu hết các chức năng cơ bản như: thức, ngủ, mộng và thực và đấy phải là điều hiển nhiên. Nếu là vậy, ở mức độ tâm lý học, tôi sẽ đề nghị rằng, những ảnh hưởng tinh tế nhất của sự điều tiết sẽ thao tác sao cho phù hợp với những giai đoạn mang tính hiện tượng luận đó nhằm dẫn dắt những tế bào cùng nhau hoạt động được hiệu quả. Giả như chức năng điều tiết đó làm sai nhiệm vụ của mình, như sự vận dụng, nói trong trạng thái mất kiểm soát (ecstasy - hồ ngôn loạn ngữ) và như thế, việc hoạt động của nó sẽ không đạt được hiệu quả như mức độ bình thường và những tương tác của mạch (xung điện) thần kinh xem như bị tê liệt (những mạch thần kinh sẽ hoạt động một cách rời rạc và ù lỳ): sự vận hành hầu như bị thu nhỏ lại. Chúng ta thấy, cách ứng xử của trẻ em như thế nào, thì những tương ứng trong trạng thái hồ ngôn loạn ngữ sẽ xảy ra giống vậy – những tương tác hoàn toàn trống không, hoặc như trong giấc mơ vì thiếu sự kích thích cảm quan trọng yếu, từ đó việc hoạt dụng của những tế bào cùng nhau mở rộng là không thể thực hiện được.
Do vậy, chúng ta phải bắt đầu tiềm hiểu tính tương đồng như thế nào giữa giấc mơ, người sử dụng thuốc gây ảo giác (thuốc lắc) với giới trẻ thơ; thậm chí tôi sẽ thêm vào một loại bệnh, bệnh tâm thần phân liệt, đây là một bệnh chứng tâm lý thất thường của các hệ thống dopamine (多巴胺 đa ba át) và, thật thế, các cuộc trắc nghiệm về trạng thái tâm thần, (cho đến giờ) người ta không thể minh định đâu là bệnh tâm thần và đâu là những tình trạng huyễn tưởng. Chính điều kiện này của bộ tập hợp nhỏ bất thường của các tế bào não để ta có thể phân loại hình thái căn bản nhất của thức (Greenfield, 2000). Thật vậy, ta có thể nghĩ về thức không chỉ quá nhiều như là một trạng thái có tất cả hay không có gì (tồn tại hoặc không tồn tại) mà phải nghĩ nó giống như là một công tắc đèn (dimmer switch) khi não phát triển, thì nó “bật sáng”. Nghĩa là một trạng thái có thể được chứng thực hay không là do những thay đổi nhất thời trong cảnh quan hóa học của hệ thống não chúng ta. Tuần tự, cảnh quan ấy, có thể được chuyển hóa tùy vào những phương pháp của chúng ta hoặc tùy vào những liều thuốc vậy.
Có lẽ, chúng ta sẽ đề nghị rằng, sự đối kháng của một thế giới tập hợp nhỏ ấy, là bệnh trầm cảm. Ở đây, thay vì người tiếp nhận thụ động của một thế giới cảm thụ, đối với họ, thế giới khách quan hầu như xám xịt, xa xôi và người bệnh cảm thấy bị cô lập. Ngược lại, trường hợp này sẽ được kết nối với một mất mát trong các vùng đồi amine, nhất là serotonin và noradrenaline. Trong bệnh trầm cảm, điều đáng quan tâm là, cơn đau được tiếp nhận ở mức độ ẩn (Affleck et al, 1987), còn ở bệnh nhân tâm thần phân liệt (một kiểu tập hợp con), các ngưỡng đau của họ ở mức độ hiển (Guieu et al, 1994). Do vậy, trường hợp trên có lẽ cho biết rằng, đó là cái cách (làm cho) yếu tố chủ quan huyền bí xa xưa biết đau xuất hiện, chẳng hạn, khi các dao động tiết tấu sinh học, có thể được quy cho kích cỡ (quy mô) đang dao động trong bộ tập hợp tế bào thần kinh tạm thời. Morphin, quả là một chất liệu gây mê nổi tiếng, khiến cho người bệnh có ảo giác hạnh phúc, vừa làm mất đi cơn đau, cùng lúc làm co lại kích cỡ bộ tập hợp đang hoạt động, thấm qua những cảm thụ thể có hóa chất encephalin nội sinh.
Hơn nữa, nếu như ta thấy biết đau (pain perception), thế thì ta sẽ biết một cách thật sự là thức tương quan với kích cỡ của bộ tập hợp, điều đó có thể lý giải các hiệu ứng của những liệu pháp gây mê đa dạng mà trên mặt hóa học, chúng hãy còn sai biệt, tuy chức năng của chúng là nhất quán. Có lẽ, ở một nơi nào đó, giữa khuynh hướng kích động nhẹ (trạng thái, nhẹ vui) của việc nói trong mơ (euphoria of the rave) với sự hoang tưởng của chứng tâm thần phân liệt. Tất nhiên, những gì diễn ra trong các giai đoạn đầu của bệnh tâm thần phân liệt, vào lúc ta chứng kiến cả hai trạng thái hoang tưởng và tính chất hứng thú quá đà (hyperexcitability), thì dữ kiện vừa nêu là hoàn toàn chính xác. Ta phải nên nói thêm rằng, sự kích thích khoái lạc đã liên kết với lãnh vực tập hợp con có thể lý giải vì sao các hợp chất hữu cơ tạo sảng khoái (ether-frolics – những khoái cảm từ hợp chất hữu cơ) đã thành rất phổ biến, bởi vì nó đã bị hoạt chất gây tê trong quá khứ chiếm hữu từ những cuộc vui chơi đình đám.

KẾT LUẬN
Vậy, theo tôi, “thức” hoàn toàn khác biệt với tâm, bởi vì cái thức đó thuộc về thế giới (lãnh vực) huyền bí, chủ quan và ở ngôi thứ nhất, hình như thâm nhập nó là điều bất khả đối với toàn bộ chúng ta. Song, khi tách rời khỏi tâm, nó sẽ được gắn liền cùng những khái niệm về nhân cách và gắn liền cùng chính bản thân nó – cái thức tự thân. Trên mặt phổ niệm, điều đáng ngạc nhiên là văn bản chứng minh nhân cách con người (văn bản chứng minh điều kiện làm người) là phải dùng đến tâm để mở ra rộng (chính nó) ra đến phi thường hoặc thu nó lại đến vô cùng nhỏ thấu suốt đất trời (the day) này nhằm lý giải thế giới quanh ta. Ta phải đi cho đến cùng tận những thực nghiệm để “tiếp cận chuỗi tâm mình” hoặc “làm chuỗi tâm ấy khai hoa” và điều đó là có thể. Nếu như ta thấy tâm và thức hoàn toàn tách biệt, thì đấy mới là căn bản hóa toàn diện trong trí óc vật lý của mình, nhờ thế mà ta có những quan sát mới, và có thể nghĩ đến những con đường mới, không chỉ xử lý những hỗn độn của tâm lý mà còn liên quan đến những vấn đề nan giải của hạnh phúc loài người – chỉ cần cách biến nước thành rượu – chỉ cần cách đập mạnh và nghiền nát – chỉ cần cách co giản của những bộ tập hợp thật sự biến thành kinh nghiệm chủ quan như thế nào, và thật vậy, đấy là câu chuyện hoàn toàn khác.
Pháp Hiền, chiều mưa cố hương 23/8/2017.

SUSAN GREENFIELD
The British Journal of Psychiatry Aug 2002

Mind, brain and consciousness
There is a familiar dichotomy between mind and brain, whereas the concepts of ‘mind’ and ‘consciousness’ often are conflated: I wish to argue here that both suppositions are wrong.
First, let us consider the terms ‘mind’ and ‘ brain’. Where ‘brain’ obviously needs no definition, ‘ mind’ presents more of a trip-wire. Normally the term is used to refer to abstract airy-fairy events that float free of the biological squalor of neuronal circuitry and chemicals. But more than rather vague mental activity, ‘mind’ is used also for personal aspects of brain function, as in ‘I don't mind’, ‘broaden the mind’, ‘ make your mind up’, etc. I would venture therefore that perhaps ‘ mind’ is very close to what we might refer to as ‘ personality’, but the big difference is that personality is in the eye of a third-person beholder, whereas ‘mind’ is a first-person perspective, i.e. it is what it feels like to be you rather than what other people judge you to be.
THE BRAIN
But where might this individuality be lurking? Although brains in gross aspects can vary from one individual to another, they offer no clue as to who is kind, witty, cruel and good at cooking. Let us consider how the brain is organised. Within each macro brain region there is no single isolated complete function. We know, for example, that vision is divided up into colour, motion and form processing and, in turn, the function of vision can preoccupy over 30 brain regions. Similarly, any one brain region, like the prefrontal cortex, can participate in more than one function. So brain regions are bit players on the brain stage, and not autonomous units. Within each area we know that there is complex brain circuity, finally boiling down to the synapse, across which we find all the biochemical baggage needed to operate a system of chemical transmission: in turn, this baggage of enzymes, receptors and uptake mechanisms is the result of gene expression. Moreover, we know that in our whole body there are merely 30 000 or thereabouts genes, so that even if every single gene in the body was devoted to a synapse, one would still be out by 1010 (assuming approximately 1015 connections in the brain). So, we can no more attribute autonomous functions to the most basic level of brain function — genes — than we can to the most macro — the brain regions. In both cases there is very little room for manoeuvre and therefore it is hard to see how personalisation of the brain — the mind — might develop.
A stronger candidate for providing the physical substrate of the developing ‘ mind’ is the interim level, that of brain connections themselves. Not only are these brain connections highly dynamic, but they actually reflect experience. This plasticity of the brain is particularly conspicuous in the first few years of life, when the growth of the connections accounts for the growth of the brain and, indeed, can allow for compensation for damage. A particularly amusing example of plasticity in the adult brain was of London taxi drivers (Maguire et al, 2000), who are renowned for their ‘Knowledge’ whereby they have to memorise the streets of London and how to navigate them. In taxi drivers, part of the hippocampus is larger than in non-taxi drivers of a similar age. Experiences, then, are reflected in the strength and extension of brain connections and it is this process, whereby connections so exquisitely mirror what happens to us, that I would call the ‘mind’. Hence, even if you are a clone, i.e. an identical twin, you will have a unique configuration of brain cell connections.

 

CONSCIOUSNESS
Now consider ‘losing the mind’ or ‘blowing the mind’. Because we are still conscious when these often much-sought-after events occur, I would suggest that it is wrong to conflate ‘mind’ with ‘consciousness’. Just think a little more about being ‘ out of your mind’. In such situations, the individual no longer is accessing personalised cognitive perspectives, the world no longer has a personalised meaning and instead one is the passive recipient of incoming sensory information. For a participant of a rave, for example, a premium is put on a world stripped of all cognitive content, where the strength of the abstract stimulation — the beat, the music, the heat — is the dominant feature. It is a little like returning to the booming, buzzing confusion of William James's infant. However, consciousness still prevails. What could be happening within the brain? Clearly, the genes have not changed, and nor have the macro brain regions or even the physical and potential connections that make up the ‘mind’: instead it is how the connections are or, more particularly, how they are not being accessed (Fig. 1).
• Download figure
• Open in new tab
• Download powerpoint

Fig. 1
The generation of consciousness.
The only way one could change states so dramatically would boil down to how easily, or otherwise, one accesses working brain connections, and in turn that would depend on chemicals within the brain. Hence, if we are considering this raw sensory consciousness, we need to consider what transmitters are doing from one moment to the next. Transmitters are best thought of as the essential part of neuronal circuitry, often perhaps erroneously likened to a computer; but we need to remember that certain very well-known transmitters, more particularly the amines (serotonin, histamine, dopamine and noradrenaline) and their chemical cousin acetylcholine, emanate from primitive parts of the brain, almost as fountains, by sending diffuse projections to the higher centres (Woolf, 1996). We are learning increasingly that these neurons — because of their diffuse projections, dubbed ‘global neurons’ — can act in a modulatory function, i.e. they put neurons on red alert rather than transmit all-or-none signals. In view of the primitive and pervasive locations of these chemical systems, it is perhaps not surprising that they participate in the most basic functions of arousal, sleep, awake and dreaming. I would suggest that the most subtle influences of modulation at the physiological level work perfectly for modulating these phenomenological stages, to predispose cells to working efficiently together or otherwise. If the modulating fountains are malfunctioning, as with the use, say, of ecstasy, then the modulation will not be as efficient as normal and the neuronal circuits will not work together quite so quickly: working assemblies may be smaller. These working assemblies therefore may resemble in size those of a small child, where the connections are simply not there, or, as when dreaming, the lack of a strong sensory stimulation would not recruit a very extensive working assembly of cells.
We might start to see a commonality, therefore, between dreaming, ecstasy-taking and childhood; I would even add schizophrenia where there is an aberration of the dopamine systems and, indeed, where mental status examinations cannot distinguish between the psychotic and dreaming states. It is this condition of an abnormally small assembly of brain cells that I would label the most basic form of consciousness (Greenfield, 2000). Indeed, we can think of consciousness as not so much an all-or-none state but more like a dimmer switch, which grows when the brain grows. It is a state that can be realised or not, according to transient changes in the chemical landscape of our brains. In turn, this chemical landscape can be changed according to our moods or, indeed, to the drugs taken.

.The opposite of a small assembly world, I would suggest, is depression: here, instead of being the passive recipient of a recipienting sensory world, the outside seems grey and remote and the patient feels cut off. Again, this condition will be associated with an impairment in the amine fountains, particularly serotonin and noradrenaline. It is interesting that, in depression, pain is perceived more acutely (Affleck et al, 1987) whereas in schizophrenia (a small assembly mode) the thresholds are higher (Guieu et al, 1994). It may be the case, therefore, that the erstwhile mysterious subjective element to pain perception that occurs, for example, during fluctuations in biorhythms, may be attributable to fluctuating size in a transient neuronal assembly. Indeed morphine, the best-known analgesic, endows a dream-like euphoria and could be working to produce both a lack of pain and, at the same time, a dream-like state by reduction of the working assembly size via endogenous encephalin receptors.
Moreover, if we view pain perception and, indeed, consciousness in terms of size of assembly, it would explain the effects of diverse anaesthetics that are chemically disparate yet, none the less, uniform in their function. Interestingly enough, the early states of anaesthetic induction should correlate with the signs of the small assembly world — perhaps somewhere between the euphoria of the rave and the delirium of the schizophrenia. This is of course exactly what does happen in the early stages of anaesthesia, when we see both delirium and hyperexcitability. One might even add that the euphoria of the pleasure associated with the small assembly world could explain why ether-frolics were so popular, as was the taking of nitrous oxide at fun-fairs in the past.
CONCLUSIONS
‘Consciousness’ then, I suggest, can be differentiated from ‘ mind’ in that it is the mysterious, subjective, first-person world as it seems to you, one that no one else can hack into. It can, however, be dissociated from the ‘mind’, which also, in turn, could be related closely to the concepts of personality and self-consciousness. What is surprising is that normally the hall-mark of the human condition is to use the mind to a greater or lesser extent throughout the day to interpret the world around us: we have to go to very extreme examples to ‘lose our minds’ or ‘blow our minds’, but it is possible. If we view mind and consciousness as completely distinct but completely rooted in the physical brain, it may be that we have new insights and can think of new ways not just of treating mental disorders but also of reaching towards the most elusive questions concerning human happiness. Just how the water is turned into wine — how the bump and grind of the neurons and the shrinking and expanding of assemblies actually translate into subjective experience — is, of course, another story completely.
• Received November 14, 2001.
• Accepted December 4, 2001.

1,246

Chùa Ngọc Giang - Long Xuyên, An Giang.

Tên thường gọi: Ngọc Giang.Địa chỉ: 80B Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Xuyên, thị xã Long Xuyên, An Giang.ĐT: 076 844708.Tịnh xá toạ lạc tại số 80B đường Trần Hưng Đạo, phường

1,551
Thay đổi nếp sống có thể làm bệnh tiểu đường chậm phát

Thay đổi nếp sống có thể làm bệnh tiểu đường chậm phátNhóm nghiên cứu của Giáo sư Guangwei Li (Bắc kinh) đã làm thí nghiệm trên 577 người lớn, tuổi từ 25

16,787
VĂN TƯ TU

Như vậy hôm qua mình nói về vô tự tánh đó, mình đã hiểu nó chưa? Phật giáo là vậy, mình nghe rồi, đó là văn, đọc là văn, rồi tư duy,

627
Thánh Nhất Quốc sư Nhật Bản

Ly kì chuyến vượt biển cầu pháp của vị Quốc sư Nhật Bản   Từ năm 18 tuổi, Viên Nhĩ Biện Viên đã là một danh tăng trên đất Nhật, được mọi

18,204
Lễ Quán Đảnh: Ý Nghĩa và Thực Chất

Lễ Quán Đảnh: Ý Nghĩa và Thực ChấtĐại sĩ Liên Hoa Sanh – Sơ tổ Mật tông Tây tạng(VHPGO) Trong Mật giáo có nói rằng cần phải được quán đảnh trước khi thực

20,166
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,232
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,669
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,569
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,339
Chùa Việt
Sách Đọc