Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (37)


Xem mục lục

 

CÁC BỨC THƯ

6. GỬI ÔNG TĂNG Ở AM SHOBO

            (Vì yêu cầu khẩn thiết) 

            Lúc còn thiếu niên, vấn đề sau đây làm tôi bối rối. Bỏ thân xác sang một bên thì cái gì đáp: “Tôi tên là Ất” khi có người hỏi: “Anh là ai?” Một khi sự bối rối đã xuất hiện, nó ngày càng trở nên sâu hơn theo năm tháng. Kết quả tôi muốn trở thành một tăng nhân. Rồi tôi nghiêm chỉnh nguyện như vầy: “Giờ đây tôi đã quyết tâm trở thành tăng nhân, tôi không thể  tìm chân lý chỉ vì mình. Ngay cả sau khi đắc thành Đạo vô thượng, tôi sẽ hoãn lại việc thành Phật(24) cho đến khi nào tôi độ hết tất cả chúng sinh(25). Hơn nữa, cho đến khi nào sự bối rối này tiêu tan, tôi sẽ không nghiên cứu Phật giáo hay các nghi thức và cách hành sự của một tăng nhân. Bao lâu còn sống ở nhân gian, tôi sẽ không ở lại bất cứ nơi nào trừ với các Thiền sư và trong rừng núi.”

Sau khi vào tự viện, sự bối rối của tôi càng gia tăng, đồng thời từ đáy lòng tôi một quyết tâm mãnh liệt xuất hiện và tôi nghĩ Phật Thích-ca Mâu-ni đã đi rồi, Di-lặc, vị Phật tương lai, chưa xuất hiện. Trong thời kỳ mạt pháp này(26),

----------------------------------------------

(24) Tức là cảnh giới viên mãn vô thượng. Xem “Phật,” Chương X.

(25) Lời nguyện của một vị Bồ-tát. Xem “Bồ-tát,” Chương X.

(26) Giống như nhiều người khác vào thời ông, Bạt Tụy tin mình đang ở trong thời kỳ mạt pháp, như chính đức Phật đã tiên tri. Kinh  =>

lòng mong ước nhận ra Tự tánh của tôi đủ mạnh để độ tất cả chúng sinh trong thế giới không Phật này. Dù cho tôi phải chịu những thống khổ của ngục Vô gián vì kết quả của tội lỗi ràng buộc, chừng nào tôi còn có thể gánh vác được những đau khổ của chúng sinh, tôi sẽ không bao giờ trở nên chán nản vì lời nguyện vĩnh viễn này. Hơn nữa, trong tu tập Thiền, tôi sẽ không lãng phí thời giờ suy nghĩ về sống chết hoặc lãng phí dù chỉ một phút để chăm lo việc thiện, tôi cũng sẽ không làm cho kẻ khác không thấy được chân lý bằng cách cố giúp họ chừng nào tôi còn chưa đủ sức dẫn dắt họ đến Tự chứng ngộ.

            Những quyết định này trở thành một phần tư tưởng của tôi, làm phiền tôi đến độ nào đó trong việc tọa thiền. Nhưng tôi không thể làm khác hơn được. Tôi luôn luôn cầu

 xin(27) chư Phật cho tôi sức mạnh để thực hiện quyết định này mà tôi đã coi là tiêu chuẩn cho sự hành xử của tôi hợp với tất cả mọi hoàn cảnh, dễ chịu hay khó chịu, dưới con mắt dòm ngó nhưng thân thiện của chư thiên, vì thế nó còn tồn tại đến bây giờ.

-------------------------------------------

=>Mahasannipata Chandragarbha dẫn lời Phật khi nói rằng trong 500 năm sau khi Phật nhập Niết bàn, môn đồ của Ngài sẽ đạt giải thoát hợp với Chánh Pháp; trong 500 năm thứ nhì, họ chắc chắn chỉ đạt Chánh Định (Samadhi); trong 500 năm thứ ba, họ chỉ đọc và tụng kinh; trong 500 năm thứ tư, họ chỉ xây dựng chùa chiền; và trong 500 thứ năm, họ chỉ phá pháp. Nếu chấp nhận niên đại đức Phật nhập Niết bàn là khoảng năm 476 trướcTây lịch, Bạt Tụy sinh năm 1327 là thuộc thời kỳ thứ tư.

 (27) Trong Thiền người ta không biết cầu nguyện. Những người mới tu thường cầu Phật và Tổ cho họ sức mạnh để họ có thể tự gột sạch điều xấu và mê hoặc để có thể thực hiện thành công việc tập trung tinh thần. Tập Hotsugammon (Phát Nguyện Văn) chứa một số lời cầu xin như thế. 

Kể cho ông nghe những trạng thái mê hoặc của tôi thực ra không quan trọng nhưng vì ông mạnh dạn yêu cầu, tôi viết ra đây các nguyện vọng của tôi khi còn là người mới tu.

 

 

7.  GỬI NI CÔ FURASAWA 

Cô đã viết rằng đối tượng của thực hành Thiền [cô tin] là hiện thân của Tâm-trong-chính-nó. Nhưng nó tự hiện thân như thế nào? Những gì có thể thấy được bằng mắt hay biết được bằng lý trí thì không thể gọi là Tâm-trong-chính-nó. Cô phải bắt đầu tọa thiền bằng cách nhìn vào tâm mình. Khi tư niệm giảm bớt cô sẽ biết, nhưng đấu tranh ngăn chận không cho tư niệm xuất hiện là sai lầm. Đừng ghét cũng đừng ấp ủ tư niệm, chỉ cần nhận ra cái nguồn chúng phát xuất, sẽ đến lúc tâm cô không thể trả lời được, không còn một gợn tư niệm nào. Song ngay cả lúc ấy cô cũng không tìm ra câu trả lời nào hết. Nhưng hãy cứ hỏi: “Tâm này là cái gì?” đến tận đáy đá sâu, tâm nghi vấn sẽ bỗng dưng biến mất và thân cô sẽ cảm thấy tựa như không có bản chất giống như hư không mười phương.

Đây là giai đoạn đầu tiên người mới tu Thiền đạt được và họ được khích lệ đến độ nào đó. Nhưng nếu họ lầm cho đây là hiện thân của Tâm-trong-chính-nó (hay Chân-lý-trong-chính-nó) thì cũng giống như người ta lầm mắt cá là ngọc. Những người khăng khăng với những sai lầm như thế trở thành kiêu căng, phỉ báng Phật và Tổ, và làm ngơ luật nhân quả. Vì thế, họ đấu tranh với quỉ thần trong đời này và dẫm chân lên con đường chông gai trong đời sau. Nhưng với nghiệp  duyên ưu ái, họ sẽ đương nhiên đạt được giác ngộ. Song con người không thể nhận thức được sự thật của tất cả điều này, họ không tin Tâm mình là Phật hay Chân lý bên ngoài Tâm này, so với những người không phải Phật tử tự trói buộc với thế giới hiện tượng, họ còn tệ hơn vô cùng.

Như tôi đã nói, khi có một nội kiến nào đến, cô hãy đến một Thiền sư có tài và chứng minh công khai với ông ta những gì cô đã nhận thức được y như nó đã đến. Nếu không đúng và cần phải giải quyết, hãy cứ để nó như nước sôi phá tan băng. Cuối cùng, giống như mặt trăng soi sáng trời không qua các đám mây đã tan, Bộ mặt trước khi cha sanh mẹ đẻ của cô sẽ hiện ra. Và lần đầu tiên cô sẽ hiểu câu: “Cái cưa múa điệu Sendai” có nghĩa là gì. Bây giờ, Sendai là tên của một điệu múa. Hãy xem “Cái cưa múa diệu Sendai.” Thế có nghĩa là gì? Hãy cương quyết lãnh hội nó, không lý luận vì nó không có nghĩa theo nghĩa thông thường. Cô chỉ có thể hiểu được khi Tự chứng ngộ.

Kế đến cô nói rằng cô sắp kiêng ăn, kiêng ăn không phải là cách tu của Phật giáo. Đừng bao giờ làm thế! Từ bỏ cái nhìn sai lầm phân biệt được và mất, thiện và ác, đây mới đúng là kiêng ăn. Buông bỏ mê hoặc trong toàn tâm thực hành Thiền –  đây là tự thanh tịnh. Ham muốn những kinh nghiệm bất bình thường(28) như muốn tỏ vẻ khác người thường là lạc hướng. Cô chỉ cần giữ tâm kiên định nhưng uyển chuyển, không quan tâm đến chuyện tốt xấu của người khác và ngăn cản họ. Nếu cô nhớ rằng thế gian là một giấc mộng, trong ấy kông có buồn nào để tránh, không có vui nào để tìm, tâm sẽ trở nên yên tĩnh rõ ràng, không những chỉ vậy mà các bệnh của cô cũng sẽ biến mất khi các nhận thức mê hoặc tiêu tan, cô phải xóa bỏ ngay cả những gì cô đã nhận thức qua giác ngộ. Còn gì nữa, vì tất cả chúng đều hư vọng. Đừng dấn mình vào những ảo  

---------------------------------------------

(28) Nghĩa là các ảo giác hay ảo tưởng phát sinh từ sự kiêng ăn kéo dài. 

tưởng như thế mà chỉ hỏi: “Cái gì là chủ thể thấy tất cả như vậy?”

Tôi đã trả lời đầy đủ các câu hỏi cô đã nêu. Nếu cô không nhận ra Chân ngã của mình trong kiếp này dù đã thực hành Thiền như tôi khuyên, chắc chắn cô sẽ gặp một Thiền sư giác ngộ hoàn toàn trong kiếp sau và sẽ đạt chứng ngộ hơn một ngàn lần trong một [Chơn] Âm.

Tôi không thích viết chi tiết như vầy, nhưng vì cô đã viết cho tôi từ trên giường bệnh mà từ lâu cô đã bị hạn chế, đây là cách duy nhất tôi có thể trả lời và chắc chắn cô sẽ hiểu. 

 

8.  BỨC THƯ TỨ NHẤT GỬI TU SĨ THIỀN IGUCHI 

Tôi đã đọc lời trình bày của ông từ đầu đến cuối, nhưng nó lầm ở điểm trọng yếu của công án. Tổ sư thứ sáu nói: ‘Phướng không động, gió không động, chỉ tâm ông động.”(29) Nhận ra điều này một cách rõ ràng là nhận ra rằng vũ trụ và ông cùng một cội rễ, ông và mọi sự vật là một nhất thể. Tiếng nước róc rách, tiếng gió thở dài là tiếng nói của chủ thể ấy; màu xanh của thông, màu trắng của tuyết là màu của người chủ ấy; chính là người giơ tay đưa chân, thấy, nghe. Một người trực nhận ra điều này không lý luận, không trí thức có thể là đã có một độ nội tri nào đó, nhưng chưa phải là giác ngộ đầy đủ.

Một Thiền sư xưa [Lâm Tế] nói: “Không nên bám  

---------------------------------------

(29) Vô Môn Quan, tắc 29. 

vào cái ý nghĩ rằng mình là cái Bản tính thanh tịnh.” Lại nói: “Thân xác hợp bởi bốn đại không thể nghe và hiểu giáo lý này. Hư không không thể hiểu giáo lý này.”

Hãy suy tư đầy đủ và trực tiếp những lời này. Hãy nắm công án này như nắm thanh kiếm báu của vua Kim Cương. Hãy chém bất cứ thứ gì xuất hiện trong tâm. Khi các tư niệm về vấn đề thế gian xuất hiện, hãy chém đứt chúng đi. Khi các tư niệm về Phật giáo xuất hiện, cũng cứ cho một nhát cho chúng rụng xuống. Tóm lại, hãy diệt hết mọi ý nghĩ về chứng ngộ, về Phật hay quỉ và suốt ngày theo đuổi câu hỏi: “Cái gì nghe những lời dạy này?” Khi ông nhổ hết gốc rễ tư niệm cho đến lúc chỉ còn cái trống rỗng này, Tâm ông hốt nhiên mở ra và cái gì nghe ấy sẽ tự hiện thân. Hãy kiên trì, kiên trì! - đừng bao giờ bỏ dở giữa chừng - cho đến khi ông đạt đến điểm cảm thấy mình dường như từ cõi chết sống lại, chỉ khi ấy ông mới có thể giải quyết được hoàn toàn câu hỏi khẩn yếu: “Cái gì nghe giáo lý này?”

Tôi sợ bất tiện cho ông vì phải viết thường xuyên cho tôi. Vì thế tôi phải viết thư này như vầy. Sau khi ông đọc xong, hãy quẳng nó vào lửa! 


 BỨC THƯ THỨ HAI GỬI  TU SĨ THIỀN IGUCHI

 

Tôi đã đọc kỹ thư ông.

Từ lâu đã ngưỡng mộ vì quyết tâm của ông đối với Tự chứng ngộ. Tôi rất hài lòng được biết rằng ông không quên Câu Hỏi Lớn ấy. Câu trả lời của ông đã được chú ý ở tất cả mọi khía cạnh. Ở đây tôi muốn ông dùng câu sau đây làm công án: “Bản thể của Bản tánh tôi là gì?” Trong lúc tìm chủ thể nghe và nói, dù có hàng ngàn tư niệm xuất hiện cũng đừng ưa thích chúng mà chỉ hỏi: “Nó là cái gì?” Mọi tư niệm và tất cả tự thức rồi cũng sẽ biến mất và theo sau là trạng thái trống rỗng giống như bầu trời không mây. Bây giờ chính Tâm không có hình tướng gì cả. Thế thì cái gì nghe, làm việc và cử động? Hãy đào bới, tìm kiếm trong chính mình càng lúc càng sâu hơn cho đến khi nào ông không còn biết một vật gì nữa. Lúc bấy giờ ông sẽ nhận ra Chân tánh ở bên kia cái bóng nghi ngờ, giống như người chợt tỉnh mộng, chắc chắn lúc ấy hoa sẽ nở trên cây khô và lửa sẽ cháy trên băng. Tất cả Phật giáo, tất cả quan tâm thế gian, tất cả ý niệm thiện ác sẽ biến mất, giống như giấc mộng đêm qua và Phật tánh uyên nguyên sẽ đơn độc hiện thân. Có được nội tri như thế ông chớ ấp ủ ý niệm rằng: Tâm này là Phật tánh uyên nguyên. Nếu ông còn ấp ủ là còn tự tạo cho mình một niệm thức khác.

Chỉ vì quan tâm đến khát vọng Tự chứng ngộ của ông mà tôi viết thư như thế này(30), cảm ơn ông đã biếu năm trăm gói cốm và nửa cân trà.

 

  BỨC THƯ THỨ BA GỬI TU SĨ THIỀN IGUCHI

 

Tôi đã đọc thư ông rất cẩn thận. Tôi rất hài lòng khi

----------------------------------------------

(30) Thoạt nghe câu nói này có vẻ mâu thuẫn với những câu khác trong bức thư này ở chỗ Bạt Tụy nói: viết chi tiết là không thông minh. Ông luôn luôn sợ mình nói quá nhiều, gây nặng nề cho những người liên lạc thư từ với ông bằng những ý nghĩ có thể lơ lửng trong tâm họ, và do đó, làm trở ngại sự giác ngộ. Ở điểm này, Bạt Tụy ám chỉ rằng ông quá xúc động vì nhiệt tâm của tu sĩ Iguchi, bất chấp phán đoán tốt hơn của mình, ông đã viết thư kiểu này cho Iguchi. 

nghe ông nghe ông nói về việc thực hành Thiền của ông.

Nhưng nếu tôi trả lời từ đầu đến cuối cho ông thì ông lại phải tự giải thích cho mình về những gì tôi viết và do đó trở thành chướng ngại cho sự Tự chứng ngộ của ông.

Hãy cố gắng trực nhận ra chủ thể hiện đang hỏi ấy. Phật và Tổ nói chủ thể này vốn là Phật tâm. Song Tâm này không bản thể, nơi thân ông có cái gì có thể gọi là Tâm hay Phật? Bây giờ ông hãy kịch liệt tự hỏi: “Đây là cái gì mà không thể gọi tên hay không thể biết được bằng lý trí? Nếu ông thâm sâu tự hỏi: “Cái gì giơ tay, đưa chân, nói, nghe?” Lý luận sẽ ngừng lại, mọi con đường sẽ bị phong tỏa, và ông sẽ không biết phải quẹo ngả nào. Nhưng hãy cứ tiếp tục hỏi không ngớt về chủ thể này. Hãy từ bỏ trí thức, hãy buông lơi việc nắm giữ sự vật. Khi với lòng ước mong trọn vẹn chỉ vì giải thoát thôi, ông sẽ trở thành giác ngộ ở bên kia mọi nghi ngờ.

            Trong khoảng thời gian tư niệm lắng xuống, người ta sẽ kinh nghiệm cái trống rỗng của bầu trời không mây. Song không nên lầm lẫn kinh nghiệm này với giác ngộ, gạt lý luận và lý lẽ sang một bên, hãy hỏi một cách kịch liệt như thế này: “Tâm không có hình thể, giờ đây tôi đúng như thế, vậy thì cái gì đang nghe?” Chỉ khi sự tìm kiếm thấm qua mọi lỗ chân lông và mọi thớ thịt của con người ông thì cái trống rỗng ấy sẽ bỗng nhiên vỡ tan và Bộ mặt trước khi cha sinh mẹ đẻ của ông sẽ hiện ra. Ông sẽ cảm thấy giống như người đột nhiên tỉnh mộng. Vào lúc như thế, ông hãy đến một Thiền sư đáng kính xin khảo nghiệm, phê bình. Trong khi ông không thể đạt Tự chứng ngộ trong kiếp này, chắc chắn ông sẽ giác ngộ trong kiếp sau như các Thiền sư đã dạy. Nếu ai trên giường chết mà tâm trơ trụi, không có một tư niệm nào cả và chỉ hỏi: “Tâm này là cái gì?” sẽ chết tự nhiên như lửa tắt.

Tôi đã viết như ông yêu cầu, nhưng một cách miễn cưỡng. Khi đọc xong, ông hãy đốt nó đi. Đừng đọc lại mà hãy sâu xa tìm kiếm người đang nghe. Lời tôi sẽ tựa như vô nghĩa khi tự ông kinh nghiệm giác ngộ. 

 

  BỨC THƯ THỨ TƯ GỬI TU SĨ THIỀN IGUCHI

 

Tôi vui khi biết ông đang thực hành tọa thiền hăng say biết bao. Những gì ông thuật lại hơi giống kinh nghiệm Thiền, nhưng cốt yếu đó chỉ là những gì ông hiểu bằng lý trí. Câu Hỏi Lớn không thể giải quyết bằng tâm biện biệt. Ngay cả những điều trở nên rõ ràng qua nhận thức cũng chỉ là một loại mê hoặc. Trong một bức thư trước tôi đã viết: “Chỉ khi nào ông như từ cõi chết sống dậy, nói ví như vậy, thì chủ thể nghe và thấy sẽ tự hiện thân.” Việc ông khăng khăng hỏi: “Cái gì nghe?” đương nhiên đưa ông đến trạng thái không biết gì hết trừ chính sự hỏi. Song ông không nên lầm lẫn mà nghĩ rằng đó là chủ thể nghe.

Ông nói rằng trong lúc ông tham công án này, ông cảm thấy dường như mình đã cầm thanh kiếm chém đứt mọi ý tưởng trong tâm kể cả ấn tượng về cái trống không và chỉ còn lại câu hỏi: “Nhưng cái gì đang làm tất cả việc ấy?” Hãy đào bới đến tận con người sâu kín nhất của mình và ông sẽ khám phá ra nó chính là cái nghe.

Dù cho ông kinh nghiệm Tự tánh nhiều lần và hiểu rõ Phật giáo đủ để diễn thuyết về nó, các tư niệm mê hoặc cũng sẽ sống lại, kết quả xô đẩy ông vào Ba đường ác trong kiếp sau, trừ phi được giác ngộ viên mãn cắt đứt gốc rễ của chúng. Mặt khác, nếu chưa thỏa mãn, ông hãy kiên trì tự hỏi ngay cả trên giường chết, chắc chắn ông sẽ giác ngộ vào kiếp sau.

Đừng để mình trở nên chán nản và đừng lãng phí thì giờ, chỉ tập trung vào công án với tất cả trái tim mình. Bây giờ con người bằng xương và thịt của ông không nghe cũng không tạo ra cái không. Vậy thì cái gì? Hãy cố tìm cho ra, hãy gạt bỏ lý trí hợp lý sang một bên, hãy từ bỏ mọi kỹ thuật [chiêu dụ giác ngộ], từ bỏ khát vọng Tự chứng ngộ và mọi động cơ khác. Rồi tâm ông sẽ yên tĩnh, và ông sẽ không biết phải làm gì. Không còn khát vọng đạt giác ngộ hay sử dụng các năng lực lý luận, ông sẽ cảm thấy mình như cây như đá. Nhưng hãy đi xa hơn nữa và hãy tận lực tự hỏi liên tục nhiều ngày cho đến cuối cùng, chắc chắn ông sẽ đạt thâm ngộ, cắt đứt gốc rễ của sanh tử và đi đến cảnh giới của Tâm không-biết-ta. Gốc rễ sâu nhất của sanh và tử là tư niệm và cảm giác mê hoặc phát xuất từ tâm biết-ta, tâm bản ngã. Một Thiền sư [Lâm Tế] đã có lần nói: “Không có gì đặc biệt để chứng ngộ. Chỉ cần loại bỏ [ý niệm về] Phật và chúng sinh.”(31) Điều cốt yếu để giác ngộ là làm tâm trống rỗng ý niệm về ta.

Viết chi tiết như vầy là không thông minh, nhưng vì ông đã viết cho tôi rất thường xuyên, tôi miễn cưỡng phải trả lời ông bằng cách này. 

 

9. GỬI MỘT NI CÔ 

Tôi đã đọc kỹ thư cô.

Rất mừng thấy cô đang thực hành Thiền hăng say biết bao, đã đặt nó lên trên mọi việc khác.  

--------------------------------------

(31) Nói cách khác, Phật đối lập với chúng sinh.

            Cô bảo cô đã có lần nghĩ rằng cô phải đi hướng tây đến kinh đô, nhưng bây giờ cô thấy ấy là một ý nghĩ sai lầm. Kinh đô ở khắp mọi nơi, do đó cô không cần gì khác hơn là tự hỏi một cách qui nhất: “Nó cái gì?” Nhưng như thế chưa đủ, vì mặc dù cô đã thấy kinh đô ở khắp mọi nơi, nhưng chưa gặp mặt người thống trị. Ông ấy là Bộ mặt trước khi cha sinh mẹ đẻ của cô.

Khi cô đục khoét câu hỏi được chút ít, tâm cô sẽ trở nên giống như hư không; Phật và chúng sinh, quá khứ hay hiện tại đều không còn nữa. Một trạng thái tịch tĩnh giống như sự tịch tĩnh của ánh trăng tràn ngập đồng quê rót đầy tâm hồn. Nhưng không thể nói thành lời. Trạng thái tịch tĩnh như thế là kết quả, của một sự thực hành Thiền nào đó, song tâm ấy vẫn còn bệnh, vì Ngã vẫn còn điên đảo, và sự điên đảo này là cội rễ của mê hoặc. Cắt đứt gốc rễ ấy có nghĩa là khai thông tâm thái tịch tĩnh này.

Một người thiếu khát vọng đích thực muốn đạt Tự chứng ngộ sẽ đào bới các công án xưa và lý luận ra “Câu trả lời,” và tự xem mình ngộ rồi. Cô không để mình bị trói buộc vào bất cứ điều gì cô nhận thức được, cô chỉ nên tìm kiếm chủ thể nhận thức thôi. Tựa như cái gì đó đốt cháy tờ giấy bạc hay rọc nó ra từng mảnh nhỏ, tất cả những khái niệm tiên kiến của cô sẽ bị hủy diệt y như thế. Cô chỉ có thể nhận ra chủ thể ấy sau khi đã thăm dò ra “Nó là cái gì?” với chút sức lực cuối cùng và mọi tư niệm về thiện ác biến mất. Trừ khi nào cô cảm thấy như người thực sự được sống lại. 

Đức Sơn [Tokusan] nói: “Nói được, ba chục gậy.” (32) Cô có thể tránh được gậy không? Nếu tránh được là cô  

---------------------------------------------

(32) Toàn bộ công án nói: “Nói được, ba chục gậy. Không nói được, ba chục gậy.”

 

hiểu ý nghĩa của câu “Núi Đông vượt nước.”(33) Tôi e tôi

đã viết quá nhiều nhưng tôi đã làm như thế vì tôi ngưỡng mộ quyết tâm muốn trở thành giác ngộ của cô. Những ý nghĩ này không phải là của tôi, những gì tôi biết được là từ lời dạy của các Thiền sư xưa.  

------------------------------------------------------

(33) Câu này trích từ Ngữ Lục của Vân Môn (Ummon). Một ông tăng hỏi Vân Môn: “Phật từ đâu đến? [nghĩa là, “Phật tâm là cái gì?”]  Vân Môn đáp: “Núi Đông vượt nước.”

Xem mục lục