Tựa
Xứ Tây-Tạng với một địa-thế núi non hiểm trở, sống cách biệt với thế-giới bên ngoài, vẫn không bao giờ sẵn lòng đón tiếp những du khách muốn tìm hiểu những bí mật của nó.
Hiện nay không có thiếu gì những sách vở nói về xứ Tây-Tạng, nhưng đó thường là các tác phẩm của những tác giả Âu-Tây. Trái lại, quyển sách này là tác-phẩm tự-thuật cuộc đời của một vị Lạt-Ma Tây-Tạng, nó là một tài liệu vô cùng hiếm có về sự giáo dục, huấn luyện và trưởng thành của một trẻ thiếu niên Tây-tạng trong gia-đình và trong tu-viện Lạt-Ma. Trong quyển sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bổn xứ nhìn mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chất và tâm-linh, của xứ ấy “từ bên trong”, tức là từ một vị-thế đặc-biệt ẩn giấu mà không một người du khách ngoại quốc nào có thể lọt vào. Bởi đó, thật không lạ gì mà thấy quyển sách này đã làm sôi nổi dư luận khi nó vừa xuất hiện ở Anh-Quốc và ở những nước Tây-Phương.
Tủ Sách Huyền Môn