NGỮ-GIẢI cho PHẦN THỨ NHÌ
1) Phật pháp chia ra tâm truyền và công truyền gọi là Tâm Pháp và Nhãn Pháp. Gọi là Tâm Pháp vì lẽ giáo pháp đó do tâm Ðức Phật trao truyền còn Nhãn Pháp là sản phẩm của trí não Ngài. Tâm Pháp vì đó mà gọi là “tâm ấn” hay là “chân ấn”, một biểu tượng mà người ta thấy để trên đầu của hầu hết những kinh sách bí truyền.
2) “Cây Trí Huệ” là danh từ mà các môn đồ của Bồ Ðề Ðạt Ma (tôn giáo căn cứ nơi trí huệ Minh Triết) gọi những kẻ đã đạt đến những trạng thái cao thâm của tri thức thần bí – Nhưng Chơn Tiên Nàgàrjuna, đấng sáng lập Môn phái Madhyamika được gọi là ‘ Cây Rồng”, Rồng là biểu hiệu của Minh Triết và Trí huệ. Cái cây được tôn sùng vì chính dưới cội Bồ đề (Minh Triết) là nơi Ðức Phật sinh ra đời, được giác ngộ, thuyết pháp lần đầu và tịch diệt.
3) “Tâm Pháp” là giáo lý bí truyền.
4) “Linh Hồn Kim Cương” “Vajrasattva” là danh hiệu của Ðức Phật Tối Cao, “Chúa tể của tất cả những sự Huyền Bí” gọi là Vajradhara và A Di Ðà Phật.
5) SAT, Chơn Lý và Sự Thật duy nhất trường tồn và Tuyệt Đối, ngoài ra tất cả đều là ảo mộng.
6) Những giáo pháp của Thần Tú dạy rằng trí con người giống như một tấm gương thu hút và phản chiếu mọi vi trần và ta phải để ý phủi bụi mỗi ngày. Thần Tú là tổ thứ sáu của Bắc Trung Hoa giảng dạy giáo lý bí truyền của Bồ Ðề Ðạt Ma.
7) Phật giáo phương Bắc gọi Chơn Nhơn đang luân hồi là “con người thật” con người hợp nhất được với Cái Ta Cao Siêu của mình là thành Phật.
8) “Phật” nghĩa là “Giác Ngộ”.
9) Xem giải nghĩa số 1. Phật giáo công truyền của quần chúng.
10) Câu như thị ngã văn thường để trước kinh sách Phật giáo có nghĩa là lời của Phật và các vị La Hán đã thu thập được bằng cách khẩu truyền.
11) Rathapala gọi cha như thế trong câu chuyện Rathapala Sutrasanne.
12) Cái ta Cao Siêu, nguyên tố thứ bảy.
13) Xác thân của chúng ta, các trường huyền bí gọi là “cái bóng”.
14) Nhà ẩn tu, ẩn thân trong rừng rậm khi đã trở nên vị Yogi.
15) Như Lai, tiếng Trung Hoa dịch Tathagata tôn hiệu của Phật..
16) Tất cả phương Bắc và phương Nam đều đồng ý rằng Đức Phật dời bỏ cảnh cô đơn khi Ngài giải quyết được bài toán đố của đời sống lúc Ngài giác ngộ, và đi dạy dỗ nhân loại.
17) Theo bí giáo thì mỗi Chơn Nhơn là một tia sáng của một vị Thượng Ðế cai quản một hành tinh hệ.
18) Những phàm nhân hay là xác thân ngắn ngủi như những cái bóng.
19) Trí (Manas) nguyên lý tư tưởng hay là Chơn Nhơn, trong con người là chỉ riêng cho “Tri thức” mà thôi vì Chơn Nhơn của con người gọi là Manasa putras, con của Trí (phổ biến).
20) Xem giải thích ở phần ba số 34.
21) Xem giải thích ở phần ba số 34.
22) Áo Shangua của Shanguavesu ở xứ Rajagriha vị Ðại La Hán hay là tổ thứ ba trong 33 vị tổ nối nhau truyền bá Phật pháp. Áo Shangua tỉ dụ như sự hoạch đắc minh triết nhờ đó người ta nhập Niết Bàn tịch diệt (tịch diệt bản ngã). Theo tự nghĩa là “áo điểm đạo” của vị Neophytes. Edkins nói: “Thứ áo bằng cỏ từ Tây Tạng du nhập Trung Hoa dưới triều nhà Tống”. Truyền kỳ Trung Hoa và Tây Tạng nói rằng: “Khi có một vị La Hán ra đời người ta thấy cỏ này mọc nơi chỗ tinh khiết”.
23) Hành con đường Paramità nghĩa là làm nhà Yogi tu khổ hạnh.
24) “Ngày Mai” nghĩa là kiếp tới.
25) “Ðại hành trình’ hay là những kiếp luân hồi trong một cuộc tuần hoàn.
26) Nyima là Mặt Trời theo chiêm tinh học Tây Tạng. Con mắt là biểu tượng của Migmar hay Mars, bàn tay là biểu tượng của Lhagpa hay Mercury.
27) Srotapatti hay là “kẻ vào trong dòng sông” đưa đến Niết Bàn, ngoại trừ một lẽ đặc biệt nào không kể, người Tu đà hoàn ít khi đạt đến Niết Bàn trong một kiếp. Người ta nói: “Thường thường một vị đệ tử phải gắng công từ kiếp được nhập lưu cho đến kiếp thứ bảy mới tới mục đích được.
28) Nghĩa là bản ngã thấp kém.
29) Tirthikas là một phái của Bà La Môn ở bên kia Hy mã lạp sơn, tín đồ Phật giáo ở thánh địa Tây Tạng gọi họ là ngoại đạo và họ cũng gọi bên kia lại như thế.
30) Người ta cho rằng vị La Hán thấy và biết được tất cả, ở gần cũng như ở xa.
31) Cây Shangua, xem nghĩa ở số 22 phần 2.
32) Kẻ sống là Chơn Nhơn bất tử và kẻ chết là phàm ngã thấp kém.
33) Xem câu số 34 phần 3.
34) Ðời sống bí mật là đời của vị Nirmànakàya.
35) Con đường công khai dạy cho các người thế tục và thường thường được thiên hạ theo, tính cách của con đường Bí Mật khi được điểm đạo mới dạy.
36) Người ta gọi kẻ không biết sự Minh Triết và những chân lý bí truyền là “Kẻ chết mà đang sống”.
37) Xem câu số 34 phần 3.
38) Pratyeks Buddha là các vị Bồ Tát đã cố gắng nhiều kiếp và đạt được Dharmàkàya. Các Ngài không chú ý đến nỗi đau khổ của nhân loại và không giúp đỡ họ. Ngài chỉ lo riêng cho mình, Ngài nhập Niết Bàn đi ra ngoài tầm mắt và trái tim nhân loại. Phật giáo phương Bắc coi Pratyeka Buddha là Ích kỷ.