[Ghi chú: Tâm Kinh ở đây dịch theo bản Anh ngữ, tham khảo với bản dịch và bản hội dịch của Hòa Thượng Thích Trí Quang. Thuật ngữ có trong Tâm kinh được dịch ra tiếng Việt ở phần ghi chú cuối mỗi trang.
Xin đọc thêm bản Việt dịch của HT Trí Quang, cố HT Trí Thủ, TS Nhất Hạnh, và cố HT Thiện Hoa trong phần Phụ Lục.
Tâm Kinh dịch nghĩa
Phật Mẫu Tôn Kính, Trái Tim của Bát nhã ba la mật đa (11)
Phạn ngữ: Bhagavati Prajna Paramita Hridaya.
(Phẩm thứ nhất) (12)
Tôi nghe như vầy:
Một thời đức Thế tôn ở thành Vương xá trên đỉnh Linh
thứu, cùng với rất nhiều vị đại tỷ kheo và Đại bồ tát. Vào
lúc bấy giờ đức Thế tôn nhập chánh định cảnh giới thậm
thâm. Cũng vào lúc bấy giờ, Đại bồ tát Quan Tự Tại thâm
nhập pháp tu Bát nhã ba la mật đa sâu xa, thấy năm uẩni
đều không tự tánh.
Lúc ấy, dựa vào lực gia trì của Phật, tôn giả Xá Lợi Phất
hướng về Bồ tát Quan Tự Tại thưa rằng, “Kính thưa Đại
bồ tát, thiện nam thiện nữ nào phát chí nguyện hành trì
Bát nhã ba la mật đa sâu xa, phải nên tu như thế nào?”
Ðại Bồ tát Quan Tự Tại đáp: “Xá Lợi Phất, thiện nam
thiện nữ nào phát chí nguyện hành trì Bát nhã ba la mật
đa sâu xa, phải thấy rõ điều này: đến cả năm uẩn cũng
không có tự tánh. Sắc tức là không, không tức là sắc;
không chẳng khác sắc, sắc chẳng khác không. Tương tự
như vậy, thọ tưởng hành thức cũng đều không có tự tánhi
Tôn giả Xá Lợi Phất, vì thế mà nói tất cả mọi hiện tượng
đều là Không; không đặc tính; không sanh, không diệt;
không dơ, không sạch; không thêm không bớt.
Tôn giả Xá Lợi Phất, thế nên trong Không, không sắc, thọ,
tưởng, hành, thức; không nhãn nhĩ tỹ thiệt thân ýii; không
sắc, thanh, hương, vị, xúc, phápiii; không nhãn giới, không
thức giới, cho đến không ý thức giới.iv; không vô minh và
sự diệt tận của vô minhi, cho đến không lão tử và sự diệt
tận của lão tửii; không khổ tập diệt đạoiii; không trí tuệ,
không thủ đắc, và không cả sự không thủ đắc.
Tôn giả Xá Lợi Phất, vì không thủ đắc nên Bồ tát y theo
Bát nhã ba la mật đa, an trụ nơi đó. Vì tâm không chướng
ngại nên không khiếp sợ, vượt thoát mê lầm, cứu cánh niết
bàn. Phật đà cả ba thời gian vì y theo Bát nhã ba la mật đa
sâu xa nên được vô thượng bồ đề.
Do đó mà biết bài chú Bát nhã ba la mật đa - bài chú của
đại trí tuệ, tối thượng, đồng bậc với tuyệt bậc, diệt trừ mọi
khổ não - là bài chú chân thật, vì không hư ngụy. Chú Bát
nhã ba la mật đa được tuyên thuyết như sau:
TADHYATHA: GATE GATE PARAGATE
PARASAMGATE BODHI SVAHA!
[phát âm: Ta-đi-a-tha, ga-tê ga-tê pa-ra-ga-tê pa-ra-xăm-ga-
tê bô-đi soa-ha]
[phát âm theo kinh sách Việt Nam: Đát điệt tha, yết đế, yết
đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề, tát bà ha.]
[nghĩa: vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, vượt qua
hoàn toàn, an trú trong giác ngộ.]
Xá Lợi Phất, các vị Đại bồ tát hãy nên hành trì Bát nhã ba
la mật đa theo đúng như vậy.”
Bấy giờ, đức Thế tôn từ chánh định trở ra, tán dương Đại
bồ tát Quan Tự Tại, nói rằng: “Tốt lắm! Tốt lắm! thiện
nam tử, đúng là như vậy, nên là như vậy. Ðối với Bát nhã
ba la mật đa, phải nên hành trì đúng như ông nói. Tu
đúng như vậy thì chư Như lai sẽ đều hoan hỷ.”
Nghe lời đức Thế tôn dạy, tôn giả Xá Lợi Phất, Đại bồ tát
Quan Tự Tại cùng toàn thể chư thiên, nhân loại, a tu la và
càn thát bà, tất cả đều hoan hỷ, tin tưởng, tiếp nhận và
kính cẩn thực hành.
i Năm uẩn, còn gọi là ngũ ấm, ngũ uẩn, là năm hợp thể: sắc thọ
tưởng hành thức.
i HT Thích Trí Quang giải thích sắc thọ tưởng hành thức là sắc
tướng, cảm giác, ấn tượng, diễn biến tâm lý và chủ thức. Gọi chung
là năm hợp thể hay năm uẩn.
ii nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Gọi chung là
sáu căn.
iii Sắc thanh hương vị xúc pháp là hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị
nếm, đối tượng của sự va chạm tiếp xúc và đối tượng của ý tưởng.
Gọi chung là sáu trần. Sáu căn với sáu trần gọi chung là mười hai
xứ. iv nhãn giới là lãnh vực của mắt, thức giới là lãnh vực của thức, ý
thức giới là lãnh vực của ý thức. Từ nhãn giới đến ý thức giới gọi
chung là sáu giới.
i vô minh là mê muội, là không biết, hoặc biết mà biết sai.
ii lão tử là già và chết. Từ vô minh đến lão tử là mười hai chi duyên
khởi.
iii Khổ tập diệt đạo là khổ, nguyên nhân tạo khổ, sự tận diệt của khổ
và con đường diệt khổ. Gọi chung là Tứ diệu đế.