Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (21)


Xem mục lục


dalialama-010231235

Ngày nay nhân loại đã và đang có những tiến bộ rất cao trong sự phát triển vật chất và trí tuệ. Tuy thế, những điều chúng ta quan tâm đòi hỏi đều không bao giờ chấm dứt, và trong một môi trường như thế, điều quan trọng đối với người Phật tử là cần có lòng tín nhiệm thật sự vào Phật pháp căn cứ trên sự lí hội thông hiểu và suy lí.

Làm cách nào chúng ta có một chính tín căn cứ trong lí hội thông hiểu? Như tôi đã viết trong lời cuối bài “Ca tụng 17 Đại sư Nalanda” (phụ bản 2, gồm 17 bài tụng, in cuối sách này),

Với một tâm khách quan tự nhiên hoài nghi muốn tìm hiểu, chúng ta nên thực hiện sự phân tích cẩn thận và tìm kiếm những suy lí. Kế đến, trên căn bản của những suy lí tìm thấy, chúng ta thực hiện chính tín đi với trí bát nhã.

Giờ đây, bất cứ khi nào chúng ta thực hiện một sự phân tích, tỉ dụ như về bản chất của tâm hoặc thực tại tính (the nature of mind or reality), nếu ngay từ đầu, chúng ta đinh ninh sẵn là “Nó chắc hẳn là như thế và như thế” ( “It must be so and so”), thì lúc đó do vì những thành kiến thiên vị của chúng ta, chúng ta sẽ không thể thấy chân lí hiện hoạt (actual truth) và thay vào đó, chúng ta sẽ chỉ thấy phóng chiếu đơn sơ của chúng ta. Thế nên điều chính yếu là tâm thực hiện phân tích nên cố gắng khách quan và không bị dao động bởi những thành kiến (swayed by prejudices). Điều chúng ta cần là một tính nhiệt tình tìm hiểu do hoài nghi (skeptical curiosity), trong khi tâm chúng ta di chuyển giữa những khả hữu, chúng ta hãy thật tình băn khoăn có phải nó là như thế hoặc là một cách gì khác nữa. Chúng ta cần bắt đầu sự phân tích một cách khách quan như có thể được.

Tuy nhiên, nếu chúng ta duy trì một thái độ khách quan không bị dao động bởi thành kiến nhưng lại không có cảm thọ hoặc quan tâm vào sự phân tích, thì điều này cũng không đúng nữa. Chúng ta nên đào luyện một cái tâm tìm hiểu muốn biết (a curious mind), hướng tới tất cả các khả hữu; từ đó ước vọng điều nghiên thâm sâu sẽ tự nhiên phát sinh.

Nếu tâm tìm hiểu muốn biết này, không mở rộng với những khả hữu, không mở rộng với những tuệ quán mới (open to new insights), thì chúng ta nên tuyên bố buông bỏ công cuộc nghiên cứu, vì nếu tiếp tục thì sẽ chẳng có những lợi ích thật sự.

Thế nên một chủ nghĩa hoài nghi do muốn tìm hiểu (a curious skepticism) thì rất quan trọng. Đối với nơi có chủ nghĩa hoài nghi như thế, các cuộc điều tra nghiên cứu liên tục phát sinh. Khoa học tiến bộ được là nhờ luôn luôn khách quan trong tìm hiểu nghiên cứu và tiến hành các thử nghiệm. Các nhà khoa học thường tự hỏi “Tại sao nó như thế này” với một tâm muốn tìm hiểu được hướng tới tất cả các loại khả hữu. Thế nên chân lí sẽ có cơ hội, phương tiện được sáng tỏ, được thông hiểu đúng đắn.

“ Phân tích nghiêm cẩn” chứng tỏ rằng một phân tích thô sơ hoặc thiếu sót thì không cung cấp đầy đủ các đòi hỏi. Tỉ dụ, trong phương pháp phân tích được trình bày trong luận lí Phật giáo và các văn bản nhận thức luận, chính là không làm tròn các đòi hỏi, khi tin cậy vào một bằng chứng đặt trên cơ sở chỉ quan sát bộ phận của một sự kiện, trên một sự quan sát cộng thêm của một sự kiện trong loại tương tự, hoặc chỉ thuần trên sự không quan sát của một sự kiện trong bất cứ một hạng lớp phi tương tự. Đặt cơ sở kết luận của bạn trên những nền tảng bộ phận thì không đủ tốt.

Luận lí Phật giáo và các văn bản nhận thức luận vốn nhấn mạnh nhu cầu chứng tỏ các bằng chứng của chân lí về một luận điểm tiền đề thì được căn cứ trên suy lí đúng đắn không khiếm khuyết do được bắt rễ trong quan sát trực tiếp.

( Buddhist logic and epistemology texts emphasize the need for proving the truth of an assertion based on sound reasoning rooted in direct observation).

Những kết luận của chúng ta vững bền và đúng đắn không khiếm khuyết càng nhiều hơn mỗi khi chúng ta phân tích nghiêm cẩn. Khi chúng ta nhận biết sáng tỏ nhiều hơn và thông hiểu tiến trình suy lí trong một bản văn, chúng ta nên kết hợp chúng với chính kinh nghiệm chúng ta có. Một kinh nghiệm hiệu quả trực tiếp chính là một bằng chứng có tính rốt ráo ( Ultimately, the final proof is a direct valid experience).

Các văn bản Phật giáo nói đến 4 loại hoặc 4 phẩm tính của thông minh: đại thông minh, thông minh tức thời, thông minh phân biệt sáng tỏ và thông minh thâm nhập (great intelligence, swift intelligence, clear intelligence, and penetrating intelligence).

Bởi vì chúng ta phải phân tích chủ đề một cách cẩn trọng, nên chúng ta cần đại thông minh. Bởi vì chúng ta không thể kết luận một cách ngây thơ rằng cái gì đó là đúng chỉ trừ khi căn cứ vào một sự phân tích cực kì cẩn trọng và chính xác, nên chúng ta cần thông minh phân biệt sáng tỏ. Bởi vì chúng ta cần có khả năng để “nghĩ trên đôi chân của chúng ta”, nên chúng ta cần thông minh tức thời. Và bởi vì chúng ta cần theo đuổi những hiệu quả đầy đủ của một đường lối nghiên cứu, nên chúng ta cần thông minh thâm nhập.

Khi chúng ta phân tích như thế để tìm kiếm các hiệu quả, các đặc trưng, thì chúng ta sẽ thông hiểu các kết quả và quan tâm đến các kết luận của chúng ta. Ở đây, trước nhất chúng ta cần xem xét hệ thống suy lí trong văn bản. Kế đến, chúng ta nối kết tương quan văn bản và kinh nghiệm cá nhân trong khi tiến hành suy lí với quan sát trực tiếp và bằng chứng thực nghiệm.

Khi căn cứ trên suy lí và chính kinh nghiệm cá nhân, chúng ta cảm thấy “Vâng, đúng thế, chúng đều thực hữu ích” hoặc “Điều này thì thật sự tuyệt vời”, chúng ta đạt được quyết định xác tín trong Phật pháp. Một sự tín nhiệm như thế thì được gọi là một chính tín căn cứ trong lí hội thông hiểu thực sự (Such a confidence is called a faith grounded in genuine understanding)

Thứ tự của sự phân tích

Về thứ tự thực tế trong thi hành phân tích, trong “Ca tụng 17 Đại sư Nalanda”, tôi đã viết:

Bằng lí hội thông hiểu nhị đế, bản chất của nền tảng,
Tôi sẽ tìm biết cho chắc chắn cách nào, xuyên qua bốn chân lí cao quý, chúng ta đi vào và ra khỏi sinh tử tương tục;
Tôi sẽ tạo lập kiên cố chính tín nơi Tam Bảo, chính tín phát sinh từ trí tuệ.
Tôi mong ước được gia hộ để cho gốc rễ của con đường tu tập giải thoát được an lập vững chắc trong tôi.

Ở đây, thực hành Phật pháp, nghĩa là tuân theo đức hạnh, tự ngăn không làm mười bất thiện và đào luyện đại bi và từ bi trong khung cảnh tìm cầu giải thoát. Một cách chỉ thuần tự ngăn không làm mười bất thiện hoặc đào luyện đại bi và từ bi mà thôi thì cũng không có nghĩa là thực hành chuyên biệt của Phật pháp. Nói chung, những tu tập như thế về đức hạnh và đại bi là một đặc điểm của nhiều truyền thống tâm linh.

Khi chúng ta nói về Phật pháp trong ngữ cảnh này, thuật ngữ Pháp hoặc tâm linh (Dharma or spirituality) là đang nói về sự tịch tĩnh của niết bàn -- giải thoát – và về tất cả toàn hảo, một thuật ngữ bao gồm cả giải thoát cách tuyệt luân hồi cộng thêm vào sự toàn giác của trạng thái phật

(When we speak of Buddhadharma in this context, the term Dharma (or spirituality) refers to the peace of nirvana – liberation – and to definite goodness, a term that encompasses both liberation from samsara as well as the full enlightenment of buddhahood).

Chúng ta sử dụng thuật ngữ tất cả toàn hảo bởi vì sự tịch tĩnh của niết bàn thì hoàn toàn tuyệt hảo, thanh tịnh và vĩnh viễn. Khi những thực hành tỉ dụ tránh những hành động bất thiện và đào luyện từ bi và đại bi đều là một phần của công cuộc tìm kiếm thành đạt giải thoát cách tuyệt luân hồi, lúc đó chúng thực sự trở thành Pháp trong ý nghĩa là hoạt động tâm linh của Phật giáo.

“Giải thoát” ở đây được định nghĩa là sự diệt tận (cessation) của các nhơ nhuốm của tâm xuyên qua năng lực của áp dụng những thuốc giải tương ứng.

Cái nhơ nhuốm chính yếu, cái gốc rễ chính xác của hiện hữu bất giác của chúng ta, là sự chấp thủ ngã, chấp thủ hiện hữu có tự tính (self-existence), và những thành tố tâm lí, cảm xúc phát sinh từ chấp thủ vào hiện hữu có tự tính.

Thuốc giải trực tiếp (Direct antidote) đối với tâm chấp ngã cũng như những thành tố tâm ý/tinh thần là tuệ quán hội nhập vào vô ngã (insight into selflessness). Thế nên, chính là trên cơ sở của thực chứng vô ngã mà chúng ta thành đạt giải thoát chân thực.

Đây là con đường đạt đến tất cả hoàn hảo và con đường tu tập đạt giải thoát và cũng là con đường độc đáo của Phật giáo. Thế nên, tôi đã viết, “Tôi mong ước được gia hộ để cho gốc rễ của con đường tu tập giải thoát được an lập vững chắc trong tôi.”

Bốn Chân lí cao quý

Giờ đây để an lập gốc rễ của con đường tu tập giải thoát vững chắc trong chúng ta, lí hội thông hiểu bốn chân lí cao quý là điều chính yếu. Bốn chân lí cao quý giống như nền tảng cho tất cả giáo pháp của Phật -- cả kinh thừa và mật thừa. Khi Phật bắt đầu dạy Pháp cho các đệ tử đầu tiên của ngài, ngài đã dạy bốn chân lí cao quý.

Nếu chúng ta chiếu soi sâu sắc trên đường lối Phật đã dạy bốn chân lí cao quý, chúng ta thấy rằng trước nhất ngài miêu tả các đặc hữu hoặc bản chất của chúng; thứ nhì, chức năng của chúng và thứ ba, thành quả (the outcome) chúng ta sẽ kinh nghiệm một khi chúng được thực chứng một cách trực tiếp. Đây là lí do tại sao trong giáo pháp Phật giáo, chúng ta thường tìm thấy những cuộc thảo luận về ba nguyên tố chính yếu: nền tảng, con đường tu tập, và thành quả (ground, path, and result).

Sự lí hội thông hiểu bản chất của thực tại là nền tảng, con đường tu tập thì được tiến hành căn cứ trên sự lí hội thông hiểu về nền tảng, và cuối cùng là thành quả thì được kinh nghiệm trong trạng thái một thành quả của tiến trình đào luyện con đường tu tập.

Giáo pháp của Phật về bốn chân lí cao quý là một miêu tả bản chất thực sự của thật tại.

Khi Phật dạy bốn chân lí cao quý, ngài bắt đầu bằng cách miêu tả các bản chất của chúng, tuyên bố “Đây là chân lí cao quý về khổ, đây là chân lí cao quý về nguyên nhân của khổ, đây là chân lí cao quý về diệt tận của khổ, và đây là chân lí cao quý về con đường tu tập”. Bằng tuyên bố các chân lí cao quý theo đường lối này, Phật đưa ra một biểu từ xác định về cách thức sự-sự vật-vật hiện hữu (= Phật đưa ra một biểu từ xác định về thực tại tính / pháp tính. ĐHP); ngài đang miêu tả bản chất của nền tảng.

(By declaring the truths in this way, the Buddha was making a statement about the way things exist; he was describing the nature of the ground).

Giờ đây, “đau khổ” trong chân lí cao quý thứ nhất của Phật, trong đó ngài nói, “Đây là chân lí cao quý về khổ”, gồm tất cả những đau khổ hành hạ chúng ta. Trong khổ này có nhiều mức độ sai biệt vi tế, không hoàn toàn chỉ là sự đau khổ hiển hiện của đau đớn và vất vả cơ cực nhưng cũng còn là một phẩm tính lan toả sâu hơn và nhiều hơn của những kinh nghiệm của chúng ta. Biểu từ “Đây là chân lí cao quý về khổ”công nhận rằng tất cả những kinh nghiệm này đều không thỏa mãn nhu cầu hoặc “có bản chất đau khổ”.

Trong chân lí thứ nhì, biểu từ “Đây là chân lí cao quý về nguồn gốc của khổ” tuyên bố nguyên nhân làm duyên hội xảy ra đau khổ hoặc nguyên nhân kiến tạo nguồn gốc của đau khổ. Tuy nguồn gốc của khổ chính nó cũng là một hình dáng của khổ và như vậy được gồm trong chân lí thứ nhất, nhưng khổ và nguồn gốc của khổ được phân biệt ở đây và được miêu tả trong cách thức của một nguyên nhân và một hậu quả.

Thêm một lần nữa, nguyên nhân quan trọng nhất của khổ mà Đức Phật nhận diện là sự chấp thủ của chúng ta vào hiện hữu có tự tính, căn bản vô minh làm sai lệch cái nhìn của chúng ta về thực tại tính và làm cho chúng ta quan liên duy chỉ những hiện tướng bị nhận lầm và không quan liên tới thật tướng / thực tại tính.

( Again, the primary cause of suffering that the Buddha identifies is our grasping at self-existence, the fundamental ignorance that distorts our view of reality and causes us to relate only to our confused appearances and not to the way things truly are).

Biểu từ trong chân lí cao quý thứ ba, “Đây là chân lí cao quý về diệt tận”, tuyên bố bản chất tự do cách tuyệt với đau khổ, chính là sự diệt tận hoàn toàn đau khổ. Nó khẳng định rằng những nguyên nhân của khổ có thể được chấm dứt một cách hữu ý. Khi những hạt giống của những nguyên nhân này càng ngày càng ít hơn và cuối cùng được xoá sạch, tự nhiên các phương diện khác không thể phát sinh những kết quả và các kinh nghiệm. Thế nên biểu từ ở đây tuyên bố sự khả hữu của một thời điểm khi sự đau khổ của chúng ta và nguồn gốc của nó được tịch tĩnh hoàn toàn

(So the statement here declares the possibility of a time when our suffering and its origin are totally pacified).

Để hiểu một cách trọn vẹn sự khả hữu của một sự diệt tận như thế, bạn không thể chỉ dựa vào thông hiểu các hiện tướng đơn thuần (mere appearances); nói đúng hơn, bạn phải thâm nhập cách thế chân thật của hiện hữu thể (rather, you must penetrate their true mode of being). Bạn không thể tin cậy vào mức độ bình thường của các hiện tướng bởi vì chúng không thể tin cậy được.

Cái nguyên nhân rất gốc rễ của đau khổ của bạn, căn bản vô minh, là bị lầm lẫn về cách thế chân thực của hiện hữu thể của các hiện tượng -- thật tướng – và căn bản vô minh kiểm soát mỗi sát na kinh nghiệm hiện tại của chúng ta.

(The very root cause of your suffering, fundamental ignorance, is deluded about the true mode of being of phenomena – the way things actually exist – and fundamental ignorance dominates every moment our present experience).

Tuy nhiên căn bản vô minh này có thể gỡ ra được vì nó chỉ kết hợp tạm thời với bản chất giác chiếu của những tâm của chúng ta. Thế nên một cách tối hậu, vô minh và tâm có thể được li cách; vô minh không là bản chất có tự tính của những tâm của chúng ta.

(This fundamental ignorance, however, is not inextricably fused with the luminous nature of our minds. Ultimately, ignorance and the mind can be separated; ignorant is not inherent to the nature of our minds).

Thế nên, biểu từ trong chân lí thứ tư rằng “Đây là chân lí cao quý về con đường tu tập” tuyên bố rằng sự diệt tận có thể được thực chứng trong tương tục tâm xuyên qua những phương pháp minh định (certain methods). Quan trọng nhất trong những phương pháp này là trí bát nhã thực chứng bản chất của thực tại. Để xoá bỏ căn bản vô minh, chúng ta đào luyện trí tuệ vô ngã và thiền định trên chân lí này. Con đường tu tập thực chứng trực tiếp vô ngã có thể tấn công trực tiếp tâm vọng tưởng nhận thức sai lầm trạng thái hữu ngã và xoá bỏ nó. Trong cách này, bản chất của con đường tu tập được tuyên bố.

Tóm lại, trong tiến trình đánh số thứ tự nhận diện đặc tính của bốn chân lí, Đức Phật đã dạy bản chất của nền tảng, thật tướng, v à có thể được giảng giải bằng tỉ dụ tương tự sau đây: Khi một người nào yếu đau có thể chữa khỏi, bạn có sự đau khổ của chính sự yếu đau, những thành tố đối ngoại, đối nội sinh ra sự yếu đau, tiềm năng để lành bệnh, và thuốc giải hoặc thuốc men đẩy lui các nguyên nhân yếu đau và đem đến sự chữa lành. Trong một cách thức giống như thế, có một con đường tu tập dẫn đến sự diệt tận của tất cả những đau khổ. Đây là bản chất của nền tảng, sự lí hội thông hiểu của thật tướng / thực tại tính.

Chúng ta tự động tìm kiếm hạnh phúc và cố gắng vượt qua đau khổ, và chúng ta không cần lí luận chứng tỏ đó là hai điều cần theo đuổi. Khuynh hướng tìm kiếm hạnh phúc và cố ý tránh né đau khổ hiện hữu một cách tự nhiên trong chúng ta, và cũng ngay cả trong những súc sinh. Khuynh hướng tự nhiên tìm kiếm hạnh phúc và ngăn ngừa đau khổ xảy ra là sự kiện căn bản thực tại của chúng ta, thế nên bốn chân lí cao quý có tính nhân quả -- khổ và nguồn gốc của nó, sự diệt tận và con đường tu tập -- cũng là những sự kiện căn bản của thực tại.

Giờ đây, câu hỏi là, “ Lấy những sự kiện này làm căn bản, làm cách nào chúng ta áp dụng trí tuệ của chúng ta về bốn chân lí cao quý -- sự lí hội thông hiểu về nền tảng?” Đáp lại câu hỏi này, Đức Phật đã trả lời, “ Nhận diện đau khổ, xóa bỏ nguồn gốc của đau khổ, thực hiện sự diệt tận, và đào luyện con đường tu tập ”

(‘‘Recognize suffering, eliminate the origin of suffering, actualize cessation, and cultivate the path”).

Trong cách liệt kê lần thứ nhì bốn chân lí cao quý, Đức Phật đã dạy các nhiệm vụ của chúng, tiến trình chúng ta phải theo để thực hiện chúng trong tâm của chúng ta. Trong những giảng giải ba lần -- về nền tảng, con đường tu tập, và thành quả-- đây là giảng giải về con đường tu tập.

Giờ đây, khi chúng ta đi đến nhận diện đau khổ một cách toàn thể, thì mong ước cách tuyệt với đau khổ phát sinh một cách tự nhiên. Thế nên với biểu từ, “ Nhận diện đau khổ”, Phật đã dạy sự quan trọng của sự lí hội thông hiểu tốt tất cả mức độ thô và vi tế của đau khổ. Thiền quán về đau khổ tiến hành bằng cách tiến tuần tự qua ba loại vi tế nhiều hơn của đau khổ: khổ hiển nhiên, khổ do biến dịch, và khổ tùy thuộc vào duyên.

Đau khổ hiển nhiên (evident suffering), cũng được gọi là khổ của khổ, là đau đớn hiển hiện và lao tác nhọc nhằn -- định nghĩa thế tục của khổ.

Đau khổ biến dịch (Changeable suffering) được thông hiểu theo quy ước thế tục trong trạng thái lạc thú (pleasure), nhưng tính không vững bền tự bản chất của nó, sự vô thường của nó, luôn luôn mang đến đau khổ trong thức tỉnh lúc cuối của nó.

Mức độ vi tế nhất, đau khổ tùy thuộc vào duyên (suffering of conditioning), là chính cái phẩm tính của tất cả các kinh nghiệm tùy thuộc vào duyên bởi vô minh -- nhiều đau đớn, có thể lạc thú, hoặc các phương diện khác. Bất cứ khi nào vô minh là một thành tố trong nhận thức của chúng ta về thực tại tính – và đối với đa số mọi người, mọi thời, -- khi đó thì bất cứ những hành động gì chúng ta thực hiện và bất cứ những kinh nghiệm gì chúng ta có, sẽ mang màu trăn trở thao thức phát sinh từ nhận thức sai lầm

(Whenever ignorance is a factor in our perception of reality – and for most people, that is all the time – then whatever actions we perform and whatever experiences we have will be colored by the unease engendered by misperception).

Nói chung, khổ hiển nhiên là cái ngay cả những súc sinh cũng có thể nhận ra. Chúng ta không cần đến thiền quán siêu đẳng để phát triển lòng mong muốn cách tuyệt với nó. Tuy nhiên, khổ hiển nhiên đến trên căn bản của khổ biến dịch mà khổ biến dịch này có gốc rễ trong khổ tùy thuộc vào duyên.

Thế nên dầu chúng ta có thể cố gắng xóa bỏ riêng một cái khổ hiển nhiên, trong bao lâu mà khổ tùy thuộc vào duyên còn tiếp tục hiện hữu, thì khổ hiển nhiên chỉ có thể bị giảm xuống nhưng nó không thể bị xoá bỏ. Thế nên, để xoá bỏ khổ hiển nhiên một cách trọn vẹn, chúng ta phải xoá bỏ khổ tùy thuộc vào duyên. Như vậy ý nghĩa của biểu từ “Nhận diện khổ” là để nhìn nhận khổ tùy thuộc vào duyên.

Một cách tương tự, ý nghĩa của biểu từ “Xoá bỏ nguồn gốc của đau khổ” là xoá bỏ nguyên nhân gốc rễ của tất cả đau khổ, đó là căn bản vô minh. Ý nghĩa của biểu từ “Thực hiện diệt tận” là chấm dứt hoàn toàn đau khổ và nguồn gốc của nó. Đây là cái chúng ta phải tìm kiếm, cái mục đích cuối cùng chúng ta hi vọng tới được -- tất cả toàn hảo đã nói ở trên.

Cuối cùng, “Đào luyện con đường tu tập” nghĩa là diệt tận phải được thực hiện trong tâm của chúng ta (nghĩa là không ở ngoại giới. ĐHP), thế nên chúng ta phải luyện tập về các nguyên nhân sẽ dẫn chúng ta đến những thành tựu của diệt tận. Chúng ta phải đem sự lí hội thông hiểu của chúng ta vào trong thực hành thực sự. Nói về hiện hữu bất giác và hữu giác – luân hồi và niết bàn –chúng ta thực sự đang nói về hai trạng thái tâm sai biệt. Bao lâu tâm vẫn còn ở trong một trạng thái vọng tưởng, bất giác, che lấp bởi vô minh, thì chúng ta vẫn ở trong luân hồi hoặc hiện hữu bất giác.

(In speaking of unenlightened and enlightened existence – samsara and nirvana – we are really talking about two different states of mind. As long as the mind remains in an unenlightened, deluded state, obscured by ignorance, we are in samsara or unenlightened existence).

Một khi chúng ta đạt tới tuệ quán về bản chất thật của thực tại và chúng ta thấy sáng tỏ không còn bị lừa dối của vô minh, thì tiến trình giác ngộ bắt đầu.Từ lí do này, luân hồi và niết bàn, u minh và giác ngộ, đều thực sự là những chức năng của chúng ta, bất kể chúng ta vô tri hoặc có tuệ quán về bản chất tối hậu của thực tại.

(Once we gain insight into the true nature of reality and see through the deception of ignorance, the process of enlightenment begins. Hence samsara and nirvana, benightedness and enlightenment, are actually functions of whether we are ignorant of or have insight into the ultimate nature of reality).

Tâm yếu của hành trình của chúng ta tới giác ngộ là tiến trình phát triển tuệ quán này.

Tóm lại, Phật mở đầu tuyên bố bốn chân lí cao quý, kế đến dạy cách nào áp dụng chúng, giảng giải thứ tự chúng ta tiến bước theo con đường tu tập. Bước thứ nhất Đức Phật khuyên chúng ta là “Nhận diện đau khổ”. Đức Phật khai triển rõ hơn, nói “ Nhận diện đau khổ , nhưng không có đau khổ được nhận diện; xoá bỏ nguồn gốc của đau khổ, nhưng không có nguồn gốc của đau khổ bị xoá; thực hiện sự diệt tận, nhưng không có sự diệt tận được thực hiện; đào luyện con đường tu tập, nhưng không có con đường tu tập được đào luyện.” (Đây cũng là ý của Kinh Kim Cương. ĐHP). Với những biểu từ này, Phật đã làm cho chúng ta ngưỡng mộ – thông qua trí tuệ - về bốn chân lý cao quý đạt tới đỉnh cao nhất – đó chính là thành quả của con đường tu tập. Ở thành quả của con đường tu tập, chúng ta không cần nhận diện bất kì đau khổ nào thêm nữa hoặc xoá bỏ bất cứ nguồn gốc đau khổ nào thêm nữa. Thực tại tính/ Như thực tính này là thực chứng rốt ráo của bốn chân lí cao quý.

Đây là cách Đức Phật trình bày bốn chân lí cao quý theo phương diện của nền tảng, con đường tu tập, và thành quả.

Khi Phật dạy bốn chân lí cao quý, Phật nói về hai tập hợp nguyên nhân và hậu quả -- khổ và nguồn gốc của khổ, là một phương diện, và sự diệt tận và nguyên nhân của nó, gọi là con đường tu tập, là một phương diện khác.

Nguyên nhân và hậu quả thứ nhất thuộc về những hiện tượng phiền não – về sự tái sinh của chúng ta trong luân hồi—trong khi nguyên nhân và hậu quả thứ hai thuộc về những hiện tượng giác ngộ -- về trạng thái khổ bị xoá bỏ một cách hoàn toàn. Những nguyên nhân và hậu quả của nhóm phiền não có vô minh làm gốc rễ, trong khi đó nguyên nhân và hậu quả của giác ngộ tiếp tục tiến triển xuyên qua sự diệt tận của căn bản vô minh -- tiến trình tịnh hoá nguyên nhân và hậu quả phiền não.

Ở đây chúng ta thấy một lần nữa cả hai luân hồi và sự siêu việt của nó – luân hồi và niết bàn -- được định nghĩa theo phương diện vô minh hoặc trí tuệ về bản chất tối hậu của thực tại. Và lại một lần nữa chúng ta thấy rằng sự sai biệt giữa luân hồi và niết bàn là một sự sai biệt trong cách như thế nào chúng ta nhận thức thực tại.

Thứ bậc của những Tri kiến

Bốn chân lí cao quý đều được tất cả các học phái Phật giáo chấp thuận. Nhưng để lí hội thông hiểu trọn vẹn những phương diện vi tế của giáo pháp trung tâm này, bạn cần phải nắm vững giáo pháp từ toàn cảnh khách quan của bản miêu tả cao cấp nhất -- bởi vì chẳng có một sự lí hội thông hiểu chính xác về bản chất của thực tại / pháp tính, thì bạn sẽ không thể nào đạt được một sự diệt tận hoàn toàn của đau khổ. Giáo pháp cao nhất và vi tế nhất có tri kiến chính xác chỉ thấy trong học phái Trung Quán.

Bởi vì những người tu học khác nhau về thông minh, nên khi bắt đầu giảng bản chất tối hậu của thực tại, Phật nói về vô minh ở phương diện thô. Sau đó, để làm lợi ích cho những người tu học có khả năng tinh thần vốn sẵn ở mức độ trung cấp và cao cấp, ngài nói về phương diện vi tế của vô minh. Thế nên, trong kinh điển Phật giáo, bạn có thể tìm thấy những lời giảng giải về vô minh hoặc thực tại tính tối hậu ở nhiều mức độ của tính vi tế, tùy theo thính giả mà Phật đang giảng. Từ quan điểm triết học, những lời giảng vi tế ngài dạy đều có tính xác định nhiều hơn là những lời giảng thô sơ.

Nếu bạn thực hiện một phân tích, sử dụng tiến trình suy lí giảng dạy trong các bộ luận Trung Quán, lúc đó bạn sẽ thấy rõ là những trình bày về bản chất tối hậu của thực tại trong những học phái triết học thấp hơn có mâu thuẫn và có giá trị suy lí thấp. Dĩ nhiên các học phái khác cũng có các phê bình nhắm thẳng vào lập trường Trung Quán, nhưng những phê bình này thất bại vì không nắm vững trọn vẹn bản chất thật của sự-sự vật-vật. Những phản đối của họ không căn cứ vào sự lí hội thông hiểu toàn diện và cũng không chỉ ra được lập trường Trung quán có mâu thuẫn lí luận.

Thế nên, trong khi cả hai đều là lời dạy của Phật tùy thuận và hỗ trợ (the blessed Budha), thì những diệu ngữ không khiếm khuyết khi được phân tích phê bình phải được công nhận là có tính xác định rốt ráo (definitive: final and decisive).

(Therefore, while both are equal in have been taught by the blessed Buddha, those sacred words whose meaning is free from any defects when subjected to critical analysis must be accepted as definitive).

Chính Đức Phật đã nhấn mạnh nhu cầu phân tích những lời ngài dạy với một tâm khách quan của hoài nghi do muốn tìm hiểu (curious skepticism). Phật đã khẳng định:

Chư tăng và chư hiền giả,
giống như vàng được đốt nóng sẽ sáng chói
hãy khảo sát kĩ càng những lời của tôi
và chấp thuận chúng,
chứ đừng vội đồng ý vì lòng tôn kính .

Đó là bởi vì Phật có xem xét đến các sự khác biệt về năng lực tinh thần, những khuynh hướng, và những quan tâm của các đệ tử của ngài khi ngài ban phát các giáo pháp khác biệt như thế. Như vậy, trong giáo pháp Phật giáo, điều quan trọng là phân biệt rõ ràng giữa những giáo pháp có tính tạm thời và trình bày những chân lí tạm thời và những giáo pháp có tính xác định rốt ráo có thể được chấp thuận mà không cần diễn giải. Tri kiến của học phái Trung Quán có thể được bảo lưu chống lại các phản bác với một cảm thức thoả mãn sâu xa, vì bản chất tối hậu của thực tại được nhận diện trong tri kiến này thì chẳng có thể có sơ hở chút nào trước các phản bác, bất kể với mức độ nào nó bị phân tích phê bình. Thế nên các kinh điển trình bày tri kiến Trung Quán đều được xem là có tính xác định rốt ráo (definitive)

Nói về bốn chân lí cao quý theo sự lí hội thông hiểu Trung Quán, trong trường hợp đó, là nói về hai phương diện của bốn chân lí cao quý -- một phương diện thô sơ và một phương diện vi tế. Từ khi Phật đưa ra cả hai trình bày thô sơ và vi tế về căn bản vô minh và bản chất của thực tại /pháp tính, thì cũng giống như thế, bốn chân lí cao quý có một miêu tả thô sơ, căn cứ trên những giáo pháp tạm thời đức Phật ban ra, và một miêu tả vi tế, phát xuất từ những giáo pháp của ngài về bản chất của thực tại.

Nhị Đế

Đại sư Long Thọ khẳng định trong “Những tụng căn bản về Trung Đạo” của ngài rằng:

Những giáo pháp Phật dạy
thuần túy đặt căn bản trên nhị đế.

Để lí hội thông hiểu sự trình bày bốn chân lí cao quý theo tri kiến Trung Quán, quan trọng chính yếu là thông hiểu hai mức độ của chân lí -- quy ước thế tục và tối hậu. Như chúng ta đã thấy, khi chẳng thông hiểu chân lí tối hậu – cách thế hiện hữu chân thật của sự-sự vật-vật -- thì thật là khó lòng tin chắc sự diệt tận trong tất cả các phương diện toàn diện. Đây là tại sao tôi đã viết,

Do bởi lí hội thông hiểu nhị đế, bản chất của nền tảng,
tôi sẽ tìm biết cho chắc chắn cách nào, xuyên qua bốn chân lí cao quý , chúng ta đi vào và ra khỏi luân hồi.

Và bởi vì trên căn bản lí hội thông hiểu nhị đế mà chúng ta thông hiểu trọn vẹn bản chất của Pháp Bảo, và trên căn bản này, chúng ta tăng tiến sâu hơn sự lí hội thông hiểu các bản chất Phật Bảo và Tăng Bảo, nên tôi đã viết:

Tôi sẽ tạo lập kiên cố chính tín nơi Tam Bảo, chính tín này phát sinh từ trí tuệ
Tôi nguyện ước được gia hộ để cho gốc rễ của con đường tu tập giải thoát được an lập vững chắc trong tôi.

 

Nói một cách khác, nguyện ước tín nhiệm vững chắc vào Tam Bảo phát sinh trong tôi do từ trí tuệ nhận biết sáng tỏ những bản chất của ba đối tượng quy y; và trên căn bản này nguyện ước cho gốc rễ của con đường tu tập đi tới giải thoát được an lập vững chắc trong tôi.

Thứ tự tôi mô tả sơ lược ở đây được căn cứ trên cách trình bày của Ngài Di Lặc (Maitreya) trong “Thực chứng trang nghiêm” (Abhisamayalamkara; Ornament of Clear Realizations), ở đó , sau khi phát tâm bồ đề, ngài trình bày những chỉ giáo tiếp theo :

Những tu tập và bốn chân lí cao quý, cộng thêm Tam Bảo như Phật…

Trong những giòng này ngài Di Lặc, trong thảo luận nội dung của tu tập, trình bày những chỉ giáo về nhị đế, những chỉ giáo về bốn chân lí cao quý -- cấu trúc của những tu tập – và những chỉ giáo về Tam Bảo, đó là những tăng cường cho những tu tập. Tôi theo cùng một thứ tự trong giòng tụng của tôi ghi trên.

Hiện nay, Phật giáo có mục đích tức thời giúp chúng ta đạt được tái sinh cõi cao làm một người hoặc một vị trời và mục đích tối hậu là đạt sự tất cả toàn hảo (definite goodness). Những giáo pháp về các phương tiện đạt được tái sinh cõi cao được căn cứ trên sự đào luyện “ tri kiến chân chính về thế gian” (“ the right worldly view”). Tri kiến chân chính về thế gian là gì? Đó là tri kiến chân chính về luật của nghiệp và những nghiệp quả của nó được căn cứ trên chính tín vào nguyên lí duyên khởi. Mục tiêu được tìm kiếm và thành đạt trên căn bản của một tri kiến như thế là tái sinh cõi cao.

Từ một phương diện khác, chúng ta phát triển sự lí hội thông hiểu ý nghĩa vi tế của sự-sự vật-vật hiện hữu như thế nào trong trạng thái những khái niệm giả danh (as conceptual designations), lúc đó chúng ta sẽ lí hội thông hiểu duyên khởi thì rỗng thông và trên căn bản đó, “ tri kiến chân chính siêu thế gian” (the right transwordly view) phát sinh. Tri kiến này có mục tiêu thành tựu một kết quả là sự tất cả toàn hảo. Thế nên, ngay cả những mục tiêu của Tâm linh Phật giáo đều được cấu trúc trong ngữ cảnh của nhị đế.

Hơn thế nữa, sự tất cả toàn hảo cao nhất, trạng thái nhất thiết trí của một vị phật, thì kết hợp bởi hai biểu trưng hoàn hảo –sắc thân/ thân tối thắng của hình dáng (rupakaya) và pháp thân/ thân tối thắng của chân lí (dharmakaya)

[Furthermore, the highest definite goodness, the omniscient state of a buddha’s , is composed of two embodiments – the sublime body of form (rupakaya) and the sublime body of truth(dharmakaya)].

Sắc thân của một vị phật được thành tựu xuyên qua tích tập của phúc đức --tiềm năng cao cả tích cực phát sinh bởi những hành động trong sáng của từ bi, bố thí, và các thực hành đức hạnh khác – trong khi pháp thân của một vị phật được thành tựu xuyên qua tích tập của trí tuệ hoặc tuệ quán vào thực tại tính / pháp tính.

( A Buddha ‘s form body is achieved through the accumulation of merit – the positive potential produced by pure acts of kindness, generosity, and other virtuous practices – while a buddha ‘s truth body is achieved through the accumulation of wisdom, or insight into reality).

Bởi vì chúng ta tích tập phúc đức trên căn bản của phương diện hiển hiện của duyên khởi và tích tập trí tuệ trên căn bản của phương diện chân không diệu hữu (chân không diệu viên / rỗng thông / empty aspect) của duyên khởi, thế nên điều này hiện lên sáng tỏ rằng ngay cả trạng thái phật cũng được miêu tả rõ ràng trên căn bản nhị đế.

(Since we accumulate merit on the basis of the apparent aspect of dependent origination and accumulate wisdom on the basis of the empty aspect of dependent origination, it emerges that even the state of buddhahood is defined on the basis of the two truths).

Do các lí do này những giáo pháp Phật trình bày, dù có mênh mông đến bao nhiêu đi nữa, được tuyên bố rằng, đã được giảng dạy trong cấu trúc của nhị đế.

Điều được nói đến trong trạng thái nhị đế là hai phương diện của thực tại, phương diện của hiện tướng và phương diện của thực tại tính hiện hoạt (actual reality). Tương ứng với hai phương diện này là sự lí hội thông hiểu thế giới được đặt căn cứ trong phương diện hiện tướng và sự lí hội thông hiểu thế giới được đặt nền tảng trong phương diện của thực tại tính hiện hoạt, thật tướng.

( What are referred to as two truths are the two levels of reality, that of appearance and that of actual reality. Corresponding to these two levels is the understanding of the world that is grounded within the appearance level and the understanding of the world grounded within the level of actual reality, the way things truly are)

Trong lối nói hàng ngày của chúng ta, chúng ta công nhận những phương diện khác biệt của thực tại tính nên tạo ra sự phân biệt nổi bật những hiện tướng và thực tại tính, và chúng ta cảm thức những phương diện sai biệt của chân lí. Các giáo pháp về nhị đế khái niệm hoá một cách minh bạch trực giác của chúng ta về sự sai biệt này. Trong sự phân biệt nổi bật đáng chú ý này, chúng ta kinh nghiệm giữa hiện tướng và thực tại tính hiện hoạt , bản chất hiện hoạt rốt ráo của sự-sự vật-vật thành lập chân lí tối hậu (ultimate truth), trong khi sự lí hội thông hiểu được phát triển trong cấu trúc của hiện tướng, hoặc của nhận thức hằng ngày của chúng ta, thành lập chân lí quy ước thế tục (conventional truth).

Vậy thì cái gì là những đặc điểm của nhị đế? Những chân lí quy ước thế tục đều là những sự kiện của thế giới được ghi nhận bởi một sự lí hội thông hiểu mà không bị phê phán bằng cách đối chiếu với thực tại tính tối hậu. Bất cứ khi nào, chúng ta không thoả mãn bởi những hiện tướng đơn thuần quán sát bởi một toàn cảnh khách quan không phê phán, chúng ta hãy khảo sát sâu xa hơn với một phân tích phê phán, tìm kiếm cho được cách thế chân thực hiện hữu của sự-sự vật-vật, và sự kiện ghi nhận được xuyên qua một nghiên cứu như thế lập nên chân lí tối hậu.

Thế nên chân lí tối hậu này, bản chất rốt ráo của sự-sự vật-vật, không quy chỉ về một cái tuyệt đối tự lập, độc lập -- một cái thực thể lí tưởng cao vời.

Chính xác hơn, nó quy chỉ về bản chất rốt ráo của một sự vật đặc thù hoặc hiện tượng.

Sự vật đặc thù –cái căn bản—và cách thế chân thực của hiện hữu của nó -- bản chất tối hậu của nó – thành lập thực thể viên nhất và đồng nhất.

Như vậy, mặc dầu những toàn cảnh khách quan hoặc những đặc hữu của nhị đế được định nghĩa một cách khác hẳn nhau, chúng thuộc về thực thể viên nhất và đồng nhất.

Tất cả các hiện tượng, bất cứ cái gì chúng có thể là, đều sở hữu cả hai của hai chân lí này.

(This ultimate truth, the final nature, of things, therefore, does not refer to some independent, self-standing absolute – some lofty ideal entity. Rather it refers to the final of a particular thing or phenomenon. The particular thing – the basis – and its true mode of being – its ultimate nature – constitute one and the same entity. Thus, although the perpectives or the characteristics of the two truths are defined distinctly, they pertain to one and the same reality. All phenomena, whatever they may be, possess each of these truths).

Chú thích của bản Việt
Bồ tát Long Thọ
Ca Tụng Pháp Giới (Tán Pháp Giới Tụng)
Năm bài tụng (ĐHP dịch)
------------------------------------------------------------
Tôi kính lễ pháp giới (pháp giới= phật tính = …)
Trú trong mỗi hữu tình
Nhưng họ không nhận biết
Nên nhân duyên ba cõi
(cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc) (Tụng 1)
-------------------------------------------------------------
Do tịnh hóa vô-minh
Nguyên-nhân tâm ba cõi (tâm=a-lại-da thức)
Tịnh hóa là niết-bàn
Và hơn nữa : pháp-thân (Tụng 2)
--------------------------------------------------------------
‘Vô-thường’, ‘khổ’, ‘không’
Cả ba tịnh hóa tâm
Pháp tốt nhất tịnh tâm
Là pháp vô tự-tính (Tụng 26)
---------------------------------------------------------------
Giác chẳng xa, chẳng gần,
Và chẳng đến, chẳng đi
Trú: hoặc thấy, không thấy,
Trong mù sương phiền-não. (Tụng 49)
---------------------------------------------------------------
Thật-chứng trí bát-nhã
Đạt vô-thượng tịch-tĩnh
Thế nên kinh tạng nói:
Trú: tuệ-tri chính mình . (Tụng 50)
--------------------------------------------------------------
Nagarjuna—In Praise of Dharmadhatu
( Commentary by Karmapa the third,
Translated & Introduced by Karl Brunnholzl -2007 )
--------------------------------------------------------------------------------------
I bow to you, the dharmadhatu,
Who resides in every sentient being,
But if they aren’t aware of you
They circle through this triple being (Stanza 1)
-------------------------------------------------------------
Due to just that being purified
What is such circling’s cause,
This very purity is then nirvana.
Likewise, dharmakaya is just this. (Stanza 2)
--------------------------------------------------------------
‘Impermanence’,’suffering’, ‘empty’,
These three, they purify the mind.
The dharma purifying mind the best
Is the lack of any nature. (Stanza 26)
----------------------------------------------------------------
Enlightenment is neither far nor near,
And neither does it come nor go.
It’s whether it is seen or not,
Right in the midst of our afflictions. (Stanza 49)
-----------------------------------------------------------------
By dwelling in the lamp of prajna,
It turns into peace supreme.
So the collection of sutras says:
‘By exploring your self, you should rest!’ (Stanza 50)
--------------------------------------------------------------------
Chú thích từ ngữ
Approaching the profound: Tiến tới diệu nghĩa thâm sâu
Appearance: hiện tướng
Things: sự-sự vật-vật; sự vật
Reality (= Skt. dharmata): thực tại tính; pháp tính; thực tại
Empty: không; rỗng thông; chân không diệu hữu; chân không diệu viên; viên thông
One and the same entity: thực thể viên nhất và đồng nhất.
The way things really are: thật tướng; thực tại tính; pháp tính, …
Definite goodness: tất cả toàn hảo / toàn hảo ||
Nghĩa clear, unambiguous, very certain của definite đều nằm trong nghĩa “tất cả”. Definite goodness cũng có nghĩa là All-around goodness, nghĩa là phổ hiền ( Bản Phật Phổ Hiền; Primordial Buddha; Samantabhadra Buddha) .
Definite: clear and unambiguous : xác định.
Definitive: final and decisive; xác định rốt ráo; rốt ráo và quyết định; minh định rốt ráo
Bốn chân lí cao quý = bốn sự thật cao quý = bốn thánh đế = tứ thánh đế = tứ diệu đế
Faith: tín; chính tín
Reasoning: suy lí
Statement: biểu từ
Path: đạo lộ; con đường tu tập
Perspective: toàn cảnh khách quan
-------------------------------------------------------------------
Nguồn: Bản Anh: THE MIDDLE WAY. Faith grounded in Reason. Wisdom, 2009.
Part 1: An Exploration of Nagarjuna ‘s Fundamental Stanzas on the Middle Way. Unit 1. Approaching the profound.
(Trung Đạo. Chính tín căn cứ trong suy lí. Phần 1. Nghiên cứu “Các tụng căn bản về Trung Đạo” của Long Thọ. Bài 1. Tiến tới diệu nghĩa thâm sâu)

Xem mục lục