Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (17)


Xem mục lục

Lời Kết

Ở Tây Tạng, Xứ Sở của Tuyết, Phật giáo đã nở rộ hơn một ngàn năm. Qua ba thế kỷ liên tiếp, ba nhà vua Tây Tạng vĩ đại – Songtsen Gampo, Trisong Detsen và Tri Ralpachen – mỗi vị đã phát triển niềm tin lớn lao vào Phật Pháp và sự thực hành thiền định, và họ đã thiết lập ở Tây Tạng những điều kiện cần thiết cho sự phổ biến của giáo lý. Trải qua nhiều thế kỷ tiếp theo, người Tây Tạng đã giữ gìn niềm tin vĩ đại của họ vào Tam Bảo và đã có thể hội nhập ý nghĩa của Phật Pháp vào đời sống hàng ngày của họ.

Có đề cập nhiều lần trong ManÏi Kabum của vua Songtsen Gampo rằng chính đức Phật giao phó sự chăm sóc dân Tây Tạng cho Quán Thế Âm thiêng liêng, ngài ban phước cho toàn đất nước như là Cõi Phật của Núi Potala, mọi người nam như là chính ngài, và mọi người nữ như là Jetsun Drošlma.

Trong những thập niên gần đây, những nghịch duyên và xung đột kinh khủng đã xảy ra với Tây Tạng. May mắn thay, qua hoạt động bi mẫn của chư Phật và đặc biệt của Quán Thế Âm, năm 1959, khi Tây Tạng bị xâm chiếm, Đức Dalai Lama đã có thể thoát an toàn qua Ấn Độ. Một xuất hóa sống thực của Quán Thế Âm, Đức Ngài làm việc không mệt mỏi để bảo tồn và phổ biến giáo lý thiêng liêng. Qua sự gia bị của ngài, ngày nay Phật Pháp không chỉ trở lại sanh quán của nó, Ấn Độ, mà những cầu nguyện của chúng ta cho Pháp được bừng nở lại một lần nữa ở Tây Tạng cũng đang trở thành hiện thực.

Những giáo lý được ban cho ở đây được tập trung vào Quán Thế Âm, bậc pháp chủ của tất cả các mạn đà la. Bởi vì ngài là Phật của đại bi, và bởi lòng bi là tâm của những giáo lý Phật giáo, Quán Thế Âm là bổn tôn tối thượng của thiền định ; và sự trì tụng thần chú của ngài thì đặc biệt đầy thần lực, chứa đựng sự ban phước lớn lao và hiệu nghiệm trong việc làm nhẹ bớt khổ đau của chúng sanh. Thiền định thường trực về Quán Thế Âm với lòng sùng mộ không lay chuyển bởi thế là một cách thức hiệu quả để tiến bộ trên con đường Đại thừa và đánh bóng viên ngọc Bồ đề tâm.

Trong phương diện bên ngoài hay tương đối của ngài, Quán Thế Âm ở nơi cõi Phật của Núi Potala, nhân cách hóa lòng bi của tất cả chư Phật. Trong phương diện bên trong hay tuyệt đối của ngài, ngài là trí huệ đại bi vốn có của chúng ta. Hiểu hai cái tuyệt đối và tương đối đồng hiện hữu với nhau như thế nào thì được gọi là cái thấy.

Tuy nhiên, chỉ bản thân hiểu biết thì chưa đủ và, nếu không được áp dụng, thì ích lợi ít. Như với bất kỳ kỹ năng nào, cái hiểu biết này phải được đưa vào việc làm và hòa nhập vào thân tâm chúng ta qua tiến trình làm quen, thường được ám chỉ là thiền định, và trong trường hợp này cốt ở sự thực hành đích thực nhắm vào Quán Thế Âm.

Một khi các bạn đã nhận biết cái thấy, khi các bạn thực hành nó qua thiền định, mọi hành động, lời nói, và tư tưởng của các bạn sẽ tự nhiên trở thành càng ngày càng tốt lành. Cuối cùng, dầu cho nghỉ ngơi, làm việc, ăn hay ngủ, hoặc vui hay buồn, các bạn sẽ thường trực có tư tưởng Quán Thế Âm hiện diện trong tâm thức các bạn ; đây gọi là hành động, hạnh.

Sau khi nhận những lời dạy này, từ nay trở đi, các bạn cần dệt may chúng vào trong khung vải của đời sống các bạn đến độ chúng trở thành hòa nhập trong tất cả tư tưởng, lời nói và hành động của các bạn. Điều này không dễ làm, nhưng qua sự ban phước gia bị của Quán Thế Âm và hiệu lực của thần chú ngài, các bạn sẽ lần lần tiến bộ, chiến thắng những chướng ngại và đạt được giải thoát như là quả của những cố gắng của các bạn.

Ở Tây Tạng sau năm 1959, dưới những điều kiện đối xử cực kỳ khó khăn, hàng vạn người tiếp tục thực hành Pháp một cách âm thầm, và họ đã vươn khỏi thử thách của họ với đức tin còn lớn hơn. Nhưng trong trường hợp các bạn, không ai ngăn cấm các bạn cầu nguyện hay thực hành. Thế nên hãy trì tụng manÏi, tư duy về những giáo lý, và nấu chảy chúng hòa tan vào thân tâm các bạn bằng cách thiền định về chúng mỗi ngày, hay ngay cả dù nó không nhiều hơn vài chốc lát. Pháp là cái gì chính các bạn phải thực hành ; không ai khác có thể làm điều đó cho các bạn.

Hoặc thực hành chính thức trong một thời khóa hay mang sự thực hành vào những hoạt động của đời sống hàng ngày, các bạn cần nhớ ba điểm tối thượng áp dụng cho sự chuẩn bị, bản chất và kết thúc cho bất cứ điều gì các bạn đang làm. Sự chuẩn bị là mong muốn rằng điều các bạn sắp làm được lợi lạc cho tất cả chúng sanh, đem lại cho họ hạnh phúc và cuối cùng dẫn họ đến giác ngộ. Bản chất là hoàn toàn chú ý vào điều các bạn đang làm, mà không cho rằng chủ thể, đối tượng hay hành động có bất kỳ hiện hữu thật sự nào. Kết thúc là hồi hướng cho tất cả chúng sanh công đức các bạn có thể đã tích tập qua sự thực hành hay hoạt động của các bạn. Bằng cách đóng dấu ấn mọi thứ các bạn làm với sự hồi hướng này, các bạn bảo đảm công đức sẽ chín thành quả của Phật tánh cho cả chính các bạn và cho những người khác.

Trong thời đại này xáo trộn bởi chiến tranh, nạn đói, bệnh tật, thiên tai và khổ đau thân tâm của mọi loài, nghĩ đến dù chỉ một phút giây về phúc lợi của những người khác là công đức không thể quan niệm nổi. Xin hãy đem những lời dạy này vào lòng và đưa chúng vào thực hành. Điều này sẽ làm cho mọi điều tôi nói ở đây thực sự có giá trị.

Xem mục lục