3/ Này trang Thiện nam! Phần thứ ba kinh này có công đức lực thật khó nghĩ bàn. Nếu có chúng sanh nào nghe đặng kinh này, hoặc đọc qua một phen, hay là một bài kệ, những đến một câu; đặng pháp Đà la ni, thông đạt trăm ngàn muôn ức nghĩa. Chừng ấy dầu phiền não vẫn còn mà xem như không có; vào ra chốn sanh tử nguy hiểm mà ý tưởng cứng cỏi không sợ sệt. Đối với chúng sanh khởi ý tưởng thương xót; đối tất cả giáo pháp khởi ý tưởng mạnh mẽ, cũng như lực sĩ tráng kiện gánh vác trì kéo những vật nặng. Người trì kinh này cũng như thế vậy; hay gánh vác nhiệm vụ lớn lao Vô thượng Bồ đề dìu dắt chúng sanh ra khỏi đường sanh tử. Mặc dầu mình chưa được tế độ mà đã phát tâm tế độ cho kẻ khác. Như ông chủ đò thân mạng bịnh nặng, bốn vóc không an, nghỉ đậu bên nay sông.
Sẵn có ghe thuyền vững vàng chắc chắn, phải lo sắp đặt những dụng cụ đưa đò, đặng cho khách qua sông. Người thọ trì kinh này cũng lại như vậy.
Tuy còn mang cái thân lẩn quẩn trong năm đường ba cõi, một trăm tám chứng bịnh mãi mãi đeo đuổi buộc ràng; đậu nghỉ bên này bờ Vô minh, lão tử; mà có kinh Đại thừa vững chắc và sắp đặt đủ Vô Lượng Nghĩa, dùng hóa độ chúng sanh. Chúng sanh nghe giáo pháp tu hành, sẽ đặng thoát khỏi đường sanh tử nguy hiểm. Trang Thiện nam! Đây là phần thứ ba kinh này có công đức lực thật khó nghĩ bàn.
6/ Này trang Thiện nam! Phần thứ sáu, kinh này có công đức lực thật khó nghĩ bàn. Như có Thiện nam cùng người Thiện nữ; hoặc Phật còn tại thế hay đã diệt độ rồi; mà thọ trì đọc tụng kinh điển này. Tuy còn phiền não đủ thứ; lại vì chúng sanh thuyết pháp dạy cho xa lìa những thứ phiền não, trừ dứt các sự khổ ở đời. Chúng sanh nghe rồi tu hành đặng khắp ngộ đạo chứng quả đồng như đức Phật thuyết pháp không khác.
Ví như vị Vương tử, tuy còn thơ bé; nhằm khi vị Quốc vương đi tuần du hay bịnh hoạn, ủy thác việc nước cho Vương tử phụng hành mạng lịnh Quốc vương, dạy bảo bá quan quần thần, những biện pháp trị an, nhân dân quốc độ đều được yên ổn; cách trị an của Vương tử đồng với cách trị an của Quốc vương không sai khác. Những Thiện nam cùng Thiện nữ thọ trì kinh này cũng lại như vậy
Như Phật còn tại thế, hoặc diệt độ rồi; trang Thiện nam này tuy chưa an trụ vào các địa vị Bồ Tát; từ Sơ địa đến Bất động địa (bát địa), mà y theo giáo pháp các đức Phật dùng để giảng giải, chúng sanh nghe rồi, hết lòng tu hành dứt trừ phiền não, đặng pháp chứng quả những đến ngộ đạo. Trang Thiện nam! Đây là phần thứ sáu kinh này có công đức lực thật khó nghĩ bàn.
Dòng Truyền Thừa Nyingma Nyingma có nghiã là Cổ Xưa nên có tên là dòng Cổ Mật nhưng trước đây còn được gọi là dòng Mũ Đỏ. Ngài Mindroling Trichen Rinpoche đời thứ
76. Nếu thấy bậc hiền trí,Chỉ lỗi và khiển trách,Như chỉ chỗ chôn vàng,Hãy thân cận người trí!Thân cận người như vậy,Chỉ tốt hơn, không xấu.77. Những người hay khuyên dạy,Ngăn người
Tin tưởng nơi những hành động và kết quả của chúngTrong sự hiểu biết tính không của những hiện tượngThật kỳ diệu hơn ngay cả sự kỳ diệu.Thật phi thường hơn ngay
The Gyalwa Karmapas were the first of the incarnate lamas of Tibetan Buddhism to be recognized as reincarnations and are known to be among the greatest, spiritually realized masters of Tibet. The
Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh Trong khoảng 1000 năm tồn tại và phát triển, Phật giáo dung hợp văn hoá bản địa, góp phần vào
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt