Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (17)


Xem mục lục
Chương 6

Truyền thống cổ xưa của Nyingma
 
Chiều hướng rộng mở và đầy đủ những giáo huấn Phật học : Thừa nền tảng , Đại thừa và Kim cương thừa đã hiện hữu từ lâu ở Tây tạng . Theo dòng lịch sử , những truyền thống khác biệt từ từ xuất hiện tùy theo thời gian và những vị trí địa lý khác biệt . Tất cả những vị thầy của những truyền thống đã trao truyền toàn bộ những giáo huấn của đức Phật . Nhưng từ khi chúng được lan rộng thì sự nhấn mạnh được đặt nhẹ nhàng và khác biệt hơn .
Khi nói về truyền thống cổ xưa - Nyingma hay truyền thống mới – Sarma bao gồm nhiều nhánh :
 
1- Kadampa cổ xưa .
 2- Sakyapa .
 3- Kagyupa .
 4- Jonang .
 5- Kadampa mới ;
Còn được gọi là nhánh của dòng Guélougpa .
 
Mỗi trường phái kết họp toàn bộ những giáo huấn của Thừa nền tảng , Đại thừa và Kim cương thừa  . Tất cả trường phái đều kết hợp giống nhau về những sự tiếp cận Sutra , Tantrvà nền tảng triết học về Trung đạo hay Madhyamaka .
Bản văn hiện đang đề cập để thiết lập cầu nối giữa các trường phái . Đó là một tác phẩm của trường phái dịch thuật cổ xưa – Nyingma . Ban đầu , tôi không nghĩ đến điều này khi chỉ dựa vào một bản văn . Tôi chỉ mong muốn mình nói lên được tất cả những gì được gọi là : Quan kiến tổng quát về Dzogchen và Mahamudra . Nhưng sau khi nghiền ngẫm , tôi nghĩ quả thật có thể rất thích hợp và cũng rất đầy đủ khi dùng một bản văn giảng dạy .
Bản văn chọn để thể hiện do bậc toàn trí Longchen Rabjam viết . Đây là tác giả viết nhiều và những bản văn của ông như : Bảy kho tàng . Từ những chi tiết và soạn thảo thật công phu và cô đọng . Tìm sự tiện nghi và thoải mái trong thiền định là thành phần trong : Bộ ba tiện nghi và thoải mái  . Đó là một trong những tác phẩm cô đọng nhất . Tôi có dự ý vào mùa đông này sẽ đón nhận sự trao truyền của Kyabjé Trulshik Rinpoché về tập họp Bảy Kho Tàng của Longchen Rabjam . Nhưng vì lúc này đang nhận trao truyền Tìm tiện nghi và thoải mái trong thiền định . Nên tôi nghĩ nên chia xẻ với bạn bài giải thích văn bản này một cách thận trọng .
Như đã nói trước đây : Sự uyên bác không chứa đựng trong tính thánh thiện hay tính thánh thiện không chứa đựng sự uyên bác . Chúng ta xem trong tất cả những truyền thống Tây tạng như : Sakya , Gùloug , Kaguy và Nyingma . Một người thánh thiện phải thể hiện được ba phẩm chất :
 
1- Sự uyên bác .
 2- Kỷ luật .
 3- Lòng tử tế .
 
Như chúng ta đã thấy , trong lịch sử Tây tạng . Những đại đạo sư thuộc mọi dòng phái -Những vị thánh lớn và đại học giả . Tất cả đã đóng góp cho nền tảng giáo huấn những trải nghiệm rất đáng kể . Nhất là họ đã kết hợp với sự uyên bác và thành tựu của chính họ . Chẳng hạn trong trường phái Nyingma có Rongzom Chökyi Zangpo - Vị thầy uyên bác thần kỳ . Đây là nhà trí thức đáng nể lớn lên vào giai đoạn vị thầy ấn độ Atisha từ Ấn độ đến Tây tạng . Và tôi đã nhận sự trao truyền về sự bình luận của ngài về Tantra tinh túy bí mật được gọi là : Bình luận Về Những Viên Ngọc và ông cũng viết bản văn rất nổi tiếng tựa là : Đại Thừa Nhập Môn . Rongzom Chökyi Zangpo , được xem như là một đại học giả đã kết hợp sự uyên bác và với sự thành tựu vượt bực .
Bậc toàn trí Longchen Rabjam , sống trước Tsongkhapa cùng năm với Büton Rinchen Drup . Đồng thời cũng là một học giả tối thượng được chứng minh bằng bản văn Bảy kho tàng . Những người này đã để lại sự hiểu biết đáng kể bao hàm tất cả mọi khía cạnh của giáo huấnSutrayana , từ  phạm vi thông thường của sự hiểu biết đến những trình độ cao cấp củaTantra .
Vài thế kỷ sau , bậc toàn trí Jigmé Lingpa hình như không theo phương cách học tập cổ điển . Ngài sở hữu tự nhiên một số lớn những đức tính quí phái . Nhất là từ sự thực hành phát ra từ bên trong sự thông tuệ và minh triết sẵn có . Do đó ngài đã soạn Kho Tàng Những Đức Tính Cao Quí và hai bài bình luận được gọi là : Hai Cỗ Xe bao gồm vô số những tham khảo về những bản văn cổ điển .
Truyền thống Nyingma có rất nhiều đạo sư nổi tiếng và đặc biệt mới đây đã phát sinh ở miền đông Tây tạng vài vị thầy ngoại hạng . Tuy Mipham Choklé Namgyal rất nổi tiếng nhưng người tôi thật sự ngưỡng mộ nhất là Dodroupchen Jigmé Tenpé Nyima . Tôi cảm thấy những tác phẩm của ông tuyệt đối kinh ngạc và thật sự thần diệu tuy chỉ một vài quyển nhưng đều là những tác phẩm có trình độ tuyệt vời ! . Đối với tôi , gần như vượt qua những bản văn của bậc toàn trí Mipham . Vì ngài đã hé mở những chỗ vi tế những giáo huấn và làm sáng tỏ những điểm phức tạp . Thế nên đối với tôi Dodroupchen Jigmé Tenpé Nyima quả  thật quá vĩ đại ! .
Ông là một trong những học trò lớn của đại đạo sư Tulkou Tsullo ; pháp danh là Tsultrim Zangpo - Ngài cũng là một tu sĩ được thụ phong chính thức với trình học uyên bác . Ông đã để lại cho chúng ta những bình luận dài có giá trị như : Sự phân giới hoàn thiện ba thệ nguyện của Ngari Panchen Pema Wangyal , những kim chỉ nam giáo huấn về Dzogchen và một bình luận về Kinh cầu hoài bảo của Küntouzangpo.
Hình như nhiều bản văn của ngài được khắc mộc bản gần hết trước khi những cuộc nổi loạn bắt đầu phát sinh ở Tây tạng . Nhưng vẫn còn mất mát rất nhiều . May mắn thay gần đây tôi đã nhận được bản sao hợp tuyển kết hợp những tác phẩm đã được  tìm thấy cho đến nay . Như vậy , ở Tây tạng đã xuất hiện rất nhiều hành giả thông thái ngoại hạng trong trường phái Nyingma dịch thuật cổ xưa .
 
Cân bằng lý thuyết và thực hành
 
Đôi khi chúng ta có cảm tưởng những hành giả Kagyu của Mahamudra hay Nyingma của Dzogpachenpo . Không cần nghiên cứu những Đại luận cổ điển để trở thành nguồn xuất phát của Sakyapa hay những Gùlougpa . Nhiều người có khuynh hướng tin rằng : Sự thực hành Mahamudra và Dzogchen chủ yếu theo những tư thế thiền định giống như một tượng Phật . Đức Đạt lai lama thứ V nói : Điều này hoàn toàn sai lầm . 
Thật sai lầm khi nghĩ Sakya và Gùloug không hề bận tâm đến lý thuyết . Nhưng nếu chỉ theo lý thuyết không vẫn chưa đủ . Vấn đề cần thiết là phải thực hành tất cả những gì có thể học để mở rộng thêm sự trải nghiệm . Bằng không như tôi thường nói đùa : Chúng ta có nguy cơ kết thúc như câu chuyện nổi tiếng của Gùshé : Tranh luận quyết liệt  là điều rất cần thiết . Nhưng không nên để bất cứ giáo huấn nào xâm nhập vào bản chất sâu sắc của ông . Nếu như thế cuối cùng các ông tái sinh như một con ma có đầu lừa ! . Vì thế , sự tiếp cận uyên bác không vẫn chưa đủ . Có nghĩa , chúng ta cần thâm nhập ý nghĩa tất cả những gì đã học như Gungthang Tsang đã nói :
 
 

Uyên bác ;

Vì anh đã học hỏi nhiều giáo huấn ;
Và đã khai phá đến tận từng chi tiết một .
Đáng tôn kính ;
Vì anh ứng dụng vào dòng rõ biết sâu sắc ,
Chiều hướng của những gì anh đã học .
Nhân đức ,
Vì anh đã hoàn thành tất cả điều về ;
Sự  lợi ích của giáo huấn và lợi ích tất cả chúng sinh .
 
Điều này muốn nói kết hợp ba đức tính : Lý thuyết , Kỷ luật và Lòng tử tế là điều rất quan trọng . Tsongkhapa còn viết thêm :
 
Gọi là thiếu Pháp ;
Kể cả chúng ta đã nghe vô số giáo huấn .
Đây chính là điều sai lầm ;
Vì đã không xem giáo huấn như một lời khuyên cho cá nhân .
 
Ông nhấn mạnh : Để những sự việc ở trình độ lý thuyết và miệt mài ứng dụng thực hành sau khi nhận lãnh trong giáo huấn cho dù một lời khuyên cho cá nhân .
Lịch sử đã nói với chúng ta về những Đại hành giả Mahamudra và Dzogchen như : Các ngài không bao giờ nghiên cứu những văn bản cổ điển mà chỉ tích cực dấn thân vào thực hành thiền định . Quyết định vươn phướng chiến thắng của thực hành tâm linh . Cuối cùng đạt đến những trình độ thành tựu cực kỳ cao cả.
Những hành giả ngoại hạng này thật sự hiện hữu chẳng hạn như Milarepa - Đại lãnh chúa thực hành Yoga . Nhưng đây chỉ là những người đã rèn luyện từ quá khứ và sau đó những thiên hướng nghiệp lực đã chín mùi . Các ngài hoàn toàn khác xa với chúng ta không thực hành gì trong ngày nay ! . Như thế , hãy thử thực hành và tiến bộ như thành ngữ : Đốt sáng ngọn đèn học hỏi . Nhưng theo tôi : Sự thể hiện này quả thật cực kỳ khó khăn .
 
Sự tiếp cận tổng quát và cá nhân
 
Một số người trí thức đã thiết lập giữa sự phân biệt về : Sự tiếp cận dựa theo nghiên cứu về những giáo huấn của tập thể và cá nhân . Tổng quát , chủ yếu phải lãnh hội tổng thể về những giáo huấn . Khi nghiên cứu những tác phẩm của những vị thầy như : Sáu Trang Sức và Hai Tối Thượng . Chúng ta cũng có thí dụ về những giáo huấn dành cho những cá nhân riêng biệt .
Sự thực , chỉ cần tư duy về cách Milarépa dạy những học trò trong trình độ thành tựu cao :Chỉ cần vài lời đủ để đánh thức tiềm năng của họ . Đối với vị thầy như Milarépa : Vấn đề đọc về những tư tưởng không trình bày sự việc một cách tổng quát . Vì ông có thể giáo huấn trực tiếp cho từng người . Một số những bài ca thành tựu của ông cũng như thế . Giáo huấn được gói gọn trong vài từ đủ để trao truyền sự trải nghiệm trực tiếp mà không cần giải thích chi tiết .
Dạng thức khuyên bảo trần trụi và trực tiếp này tùy theo nhu cầu riêng biệt của môn đồ . Để có thể dễ dàng dẫn đến trải nghiệm và thành tựu chân chính . Chính xác Sahara và nhiều vị Đại Siddha Ấn độ dạy theo phương cách này bằng những bài ca thành tựu hay Doha . Những bài ca Này là thành phần những giáo huấn dành cho những cá nhân riêng biệt . Trong khi những tác phẩm của : Nagarjuana , Aryadeva , Asanga , Vasubandhu , Shantideva , Dignaga , Darmakirti và những vị thầy khác đều đồng dạng . Tương ưng với sự trình bày trọn vẹn theo thứ tự chung dùng để trao truyền sự lãnh hội tổng quát .
Nguyên lý được dùng cho bốn trường phái Phật học Tây tạng . Vì thế , mỗi trường phái đều có sự tiếp cận chung được trình bày theo dang tổng thể của giáo huấn . Trong đó có sự tiếp cận riêng biệt thích nghi với từng cá nhân . Thí dụ : Trường phái Kadam kết hợp ba truyền thống giáo huấn :
 
1- Giới luật Kadam .
 2- Con đường tiệm tiến của Kadam .
 3- Những giáo huấn chủ yếu của Kadam .
 
Những giáo huấn chủ yếu của Kadam nghiêng về sự tiếp cận riêng biệt . Riêng giới luật Kadam dựa vào những giáo huấn rút ra từ những bản văn cổ điển lớn . Nhất là tương ưng với sự tiếp cận tổng quát về những giáo huấn . Đây là điểm quan trọng cần nắm vững . Bằng không , chúng ta sẽ nói về những sự việc theo dạng : Tôi là hành giả Kagyu , hành giả Nyingpa . . . Nên không cần nghiên cứu những bản văn mà chỉ cần thực hành để có trực tiếp những Siddhi - Những thành tựu thực hành . 
Cũng có thể có được những thành tựu với thái độ này . Nhưng phải thật sự cực kỳ mẫn tiệp . Nếu không , bạn có nguy cơ không có bất cứ nhận thức nào về cách những thành tựu này sẽ xảy ra . Hơn nữa , vì nghiên cứu những Đại văn bản cổ điển và bị rơi vào những ngôn từ và thuật ngữ ; đến độ không rút ra được điều gì . Nếu chỉ sống trong sự ngông cuồng và một tâm thức tranh đua .
Như vậy , khi không biết gì nhiều . Quả không thích hợp để so sánh mình với người khác hay tự cảm thấy mình quan trọng . Chỉ có sự hiểu biết bất biến mới có thể cho phép mình có chút hãnh diện ! . Bằng không , không cần thiết phải tạo cho mình có một một phong thái hoàn toàn kệch cởm .
Tuy thế , một số người vẫn cho rằng mình rất hiểu biết và trở thành cao ngạo . Có thể gọi điều này thuộc về trình độ : Hạ thấp những vị thánh xuống trình độ quỷ dữ hay biến thuốc chửa bệnh thành độc dược . Để trở lại những điều đã nói , sự uyên bác không thể bảo đảm cho tính thánh thiện hay sự thánh thiện không thể bảo đảm cho tính uyên bác .Vì thế , nên kết hợp đầy đủ ba đức tính :
 
1-     Lý thuyết .
2-      Kỷ luật .

                                                                  3- Lòng tử tế . 

Xem mục lục