Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (17)


Xem mục lục
Chương 17

Tóm Lược 
Những Giáo Huấn
 
Người ta nói với tôi : Mục tiêu chính của những người đến ngày hôm nay , hướng sự chú ý về những gì tôi cùng họ ôn lại tinh túy những gì đã xem xét đến bây giờ . Nên điều này sẽ là phần ôn tập cho những ai đã hiện diện ở đây từ lúc khởi đầu .
 
Hạnh Phúc ;
Mục Tiêu Của Cuộc Sống
 
Đâu là mục tiêu cuộc sống của chúng ta ? . Đâu là trung tâm cuộc sống của con người ? . Đây là những câu hỏi tôi vẫn thường đặt ra với các bạn . Tôi nghĩ rằng : Người ta có thể nói mục tiêu của cuộc sống là được hạnh phúc . Nếu nhiều người thực hành cùng một tôn giáo hay cùng theo đuổi một con đường tâm linh ; chỉ  vì họ cũng mong muốn hạnh phúc . Không còn lý do nào khác hơn .
Chẳng hạn , những hành giả Phật học đã từng cố đạt đến trạng thái Phật . Với mục tiêu đi tìm hạnh phúc và niềm nội hỉ chân chính . Dù sao đi nữa , đây không phải cho chính bản thân họ  . Hoài bảo đạt đến trạng thái Phật để phục vụ vô số chúng sinh đạt đến niềm vui hạnh phúc và trạng thái nội hỉ tối thượng . Nhưng thật ra , hạnh phúc lại là quyền lợi thuộc về tất cả mọi người . Đây là một hoài bảo hoàn toàn hợp lý .
Nếu xem xét hạnh phúc là mục tiêu phải đạt đến và từ khước những gì thuộc về đau khổ . Bạn sẽ thấy có rất nhiều điều . Thí dụ : Những quốc gia đang phát triển . Trong khi dân số chạm phải đủ dạng thử thách như : Sự nghèo khó , thiếu giáo dục,  bệnh hoạn , nạn đói kém . . . . Trong những quốc gia phát triển hơn về mặt kinh tế . Nói chung , dân số ít thiếu thốn , nền tảng giáo dục tốt hơn và môi trường được lưu ý nhiều hơn . Nhưng dù vậy , vẫn còn rất nhiều người vẫn đau khổ . Đây cũng là một dạng thức đau khổ không gì khác biệt .
Vì vậy tôi nghĩ có thể nhận ra những khuynh hướng chung để chứng minh : Ở những nước kinh tế yếu kém , phần đông những hình thức đau khổ dính liền với ngũ quan và thân vật lý . Ngược lại , ở những nuớc giàu hơn . Những vấn đề trong cuộc sống và sự đau khổ dính liền với phương cách nhận định về những sự việc và những gì thuộc lãnh vực tâm thức .
Nếu so sáng hai dạng thức : Đau khổ và hạnh phúc . Chủ yếu đau khổ lệ thuộc vào thân vật lý còn Hạnh phúc lại tùy thuộc vào chủ yếu tâm thức . Từ đây có thể sáng tỏ tâm thức ảnh hưởng chúng ta mạnh nhất . Ngay cả khi sống trong một trong những nước giàu nhất thế giới . Chúng ta thụ hưởng những tiện nghi lớn nhất với tất cả thuận tiện có thể có . Dù vậy ,tâm thức dường như đau khổ hơn . Như vậy , hiển nhiên có thể giải quyết những vấn đề từ ngay chính tâm thức của mình .
Chúng ta không thể loại trừ vấn đề khi hao tổn tiền bạc . Vì đã đặt rất nhiều tiền bạc vào công cuộc đầu tư nào đó . Vào lúc này , có thể bạn dùng thuốc an thần , thực hành Yoga hoặc thực hành bất cứ bài tập nào đó . Có nghĩa đang vận hành để tâm thức giảm xao động . Những chiến thuật chỉ có thể mang đến sự nhẹ nhỏm tạm thời và cho bạn giây phút nghĩ ngơi ngắn ngủi trong cường độ cơn lốc tư tưởng đang dao động trong tâm thức . Nhưng sự thật vấn đề vẫn ngấm ngầm tồn tại .
Nếu bạn không biết đối diện với những khó khăn hay trực tiếp giải quyết bằng cách sử dụng sự thông tuệ . Và chỉ tìm cách làm đơn giản những sự kiện và tạm thời xoay sở để ngưng dòng suy nghĩ về những vấn đề hay giúp bạn lẫn tránh . Thật sự không phải là giải pháp tối ưu .
Tâm thức và sự thông tuệ cần phải sử dụng để đối diện với những vấn đề thuôc lãnh vực tâm thức . Từ đó chúng ta đào sâu hơn nữa để khám phá nguyên nhân , điều kiện và những tác động trong sự hiểu biết thật sâu sắc . Điều chủ yếu là giải quyết trong sự rõ biết . Vì khi hành xử như thế , mới có thể tìm được tâm thức nghỉ ngơi và niềm nội hỉ dài lâu không dễ dàng bị quấy nhiễu .
 
Tính Tương Thuộc  Viễn Ảnh Bao La Về Cuộc Sống
 
Tôi thường nói : Đối với tôi , một trong những sự việc hữu ích nhất về khía cạnh này là :Quan kiến Phật học về tính tương thuộc . Nhưng không cần nghĩ duy chỉ thực hành Phật học mới có thể hữu ích . Thật ra , đây chỉ là cách dự kiến những sự việc tất cả chúng ta có thể ứng dụng . Vì nếu có thời gian để tư duy về tính tương thuộc . Chúng ta sẽ khám phá điều này có thể hỗ trợ mình trong cuộc sống .
Tính tương thuộc cho phép giải thích : Làm thế nào tất cả đều bị những nguyên nhân và điều kiện chi phối ? . Trong số tất cả những thay đổi dấy lên . Không một thay đổi nào là kết quả của một nguyên nhân hay điều kiện độc nhất . Những sự thay đổi cần có vô số nguyên nhân và điều kiện hội tụ để những sự việc hình thành . Và những nguyên nhân và điều kiện này . Chính nó lại đòi hỏi những nguyên nhân và điều kiện riêng khác . . . Do đó , tính tương thuộc đưa đến sự hiện hữu bao gồm : Một loạt nguyên nhân và điều kiện kết hợp để hình thành những nguyên nhân và điều kiện mới . Từ đó tạo ra những thay đổi . Từ sự thay đổi lại tạo ra những nguyên nhân và điều kiện khác . . . Hơn nữa , cách suy nghĩ của chúng ta cũng là một yếu tố trong những nguyên nhân và điều kiện thay đổi .
Khi một sự việc nào đó trợ giúp hay làm tổn thương theo phương cách nào đó . Hoặc khi cảm nhận niềm hoan hỉ hay đau đớn . Đây không phải là kết quả của một nguyên nhân hay điều kiện duy nhất . Nó cần có một hệ thống phức tạp về những nguyên nhân và điều kiện tương liên . Khi đã nhận thấy điều này . Một cách tự nhiên khai mở cho chúng ta viễn ảnh rộng hơn về những sự việc . Thông thường , đây là sự kiện thuộc khuynh hướng chúng ta tự đóng góp cho hạnh phúc hay sự đau khổ của chính mình từ một nguyên nhân duy nhất :Phản ứng lại tâm bám chấp hay hận thù và khi bị những chất độc tâm thức quấy nhiễu .
Nếu điều gì đó xấu xuất hiện . Chúng ta sẽ qui nó cho nó một yếu tố duy nhất trở thành mục tiêu cho lời những trách móc hay than vãn . Nhưng khi những sự việc tốt xảy ra . Chúng ta cũng có khuynh hướng nghĩ : Chúng phát sinh từ một nguyên nhân duy nhất hay do may mắn . Thật ra , không có những sự việc tốt hay xấu xảy ra do kết quả duy nhất và độc nhất về nguyên nhân hay điều kiện .
Tất cả đều là quả của vô số nguyên nhân và điều kiện kết hợp và tương thuộc vào nhau để hình thành . Sự kiện duy nhất nhận ra điều này có thể rất hữu ích cho chúng ta . Khi biết dừng lại sự tư duy : Chỉ có một đối tượng có trách nhiệm về tâm bám chấp hay cơn giận của mình . Như thế sẽ giảm thiểu sức mạnh của những cảm xúc bình thường do tập trung về trách nhiệm duy nhất .
 
Lệ Thuộc Vào Người Khác
 
Nghiên cứu về cơ thể học con người đã nhấn mạnh : Khi chúng ta bị bệnh hay đau đớn về thể chất . Ngay lúc ấy phản ứng tự nhiên trong thân thể tự tiết ra những thực thể hóa học , những chất endorphine và enképhaline gây mê và xoa dịu chỗ đau . Như vậy thân vật lý sẵn có câu trả lời cho bản năng khi gặp đau đớn . Tự nó sẽ tìm cách làm lắng dịu những cơn đau .
Theo tôi nghĩ : Song song với những phẩm chất tâm thức . Vẫn có thể có những phương tiện tự làm nhẹ nỗi đau khổ bên trong . Nhất là khi nhận thấy ai đó bị phiền não quấy nhiễu . Tự nhiên chúng ta cảm nhận sự chuyển động nào đó về lòng bác ái và sự ân cần để giúp họ thoát khỏi đau khổ . Như thế , sự hỗ tương sẽ tạo ra tình cảm tin tưởng tương tác giúp chúng ta sẽ đương đầu với những vấn đề đau khổ riêng mình sau này . Ngay vào lúc ấy chúng ta biết sẽ có ai đó cho chúng ta một điểm tựa để tự vượt qua .
Tính trung thực , lòng hảo tâm , sự chân thành , ngay thẳng , tính chân chính , sự trìu mến dịu dàng là đức tính nền tảng . Nếu sở hữu được những đức tính này , sẽ có rất nhiều người dễ dàng tin và thể hiện sự thân thiện với chúng ta . Vì thế , cho dù có hay không đương đầu với những khó khăn . Lúc nào chúng ta vẫn cảm thấy tự nhiên thư giản và thoải mái . Ngay cả nếu chúng ta có những vấn đề không ai có thể giải quyết giúp . Tất cả chỉ là chuyện nhỏ .
Rất đơn giản , vì chúng ta vẫn có khả năng nói chuyện với ai đó để có thể cùng nhau chia xẻ những vấn đề . Vì đây chính là bản chất thật sự của con người . Do đó,  khi nói đến đau khổ trong tâm thức hay những khó khăn về cảm xúc và tâm lý . Chúng ta có khuynh hướng tự nhiên của con người là : Chăm sóc lẫn nhau . Điều này chứng tỏ con người đều có sự ngay thẳng và thân thiện để hỗ trợ nhau . Từ mấu chốt này , chúng ta tự nhiên có khuynh hướng hành động như Một con người tốt . Những điều này quả thật là một đức tính thật sự tuyệt vời .
Điều mấu chốt là : Nhận ra bên trong chúng ta sẵn có khuynh hướng tích cực có giá trị .Nhưng cũng không nên quá chểnh mảng và xem thường đức tính này và chỉ cần đơn giản nhìn nó vận hành như thế nào . Vấn đề này thật sự rất quan trọng và cần thiết . Vì nó sẽ giúp chúng ta vượt qua những vấn đề . Nhưng không liên quan gì đến những cuộc sống trong quá khứ , tương lai hay thuộc về đặc quyền của tôn giáo . Đây là điều gì đó thật cần thiết trong tất cả mọi hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống .
Nếu nghĩ về cuộc sống của con người . Chúng ta hiểu rằng : Từ khi sinh ra và trong suốt thời thơ ấu . Sự sinh tồn của chúng ta hoàn toàn đặt vào tay người khác . Tuyệt đối không thể tự chính mình sinh tồn . Sự sinh tồn này cần có mối quan hệ thật gần gủi và sâu đậm giữa người mẹ và đứa con . Riêng với một vài loài vật lại có thể khác biệt . Thí dụ : Từ khi rùa mẹ xây tổ và đẻ trứng . Nó không hề có bất cứ liên lạc nào với những  đứa con trong tương lai .
Tôi tự nghĩ : Nếu những chú rùa con vô tình gặp lại mẹ . Chắc chắn chúng không thể cảm nhận và dành sự trìu mến với bà hơn những con vật khác , chỉ vì sự sinh tồn của chúng không phát sinh từ sự chăm sóc của rùa mẹ . Thật ra bà mẹ chỉ đẻ trứng và khi rùa con ra đời , đơn giản nó tự hướng về biển cả . Rùa mẹ không cần dạy nó làm sao rời khỏi trứng hay dạy cho nó sửa hoặc làm bất cứ điều gì khác . Vậy thì , rất có thể không có sự quan hệ mạnh mẻ giữa rùa mẹ và rùa con.  Cũng có thể những chú rùa trẻ cũng không nhận ra được mẹ mình .Trong khi những đứa trẻ lệ thuộc vào cha mẹ để sinh tồn , tự nhiên sẽ có cảm giác yêu thương giữa nó và cha mẹ . Tôi suy nghĩ : Cũng có thể điều này không chính xác cho lắm . Nhưng tôi vẫn tin vào tình thương chúng ta cảm nhận cho nhau . Đó là hơi ấm tình người và sự quan tâm đến người khác đã bắt rễ từ những nhu cầu sinh tồn tùy thuộc vào người khác . Sai lầm bắt nguồn từ sự kiện : Lúc đầu có tình thương hỗ tương giữa mẹ và con . Từ từ theo thời gian , chúng ta dành cho nó ngày càng ít giá trị và bắt đầu xem nó thừa thải . Chúng ta thường nghĩ mình có thể tự xoay sở một mình không cần ai cả . Ngay cả , cái gọi là độc lập chỉ là một giấc mơ trống không của sự tự hào về mình , can đảm và lòng tự tin .
Như thế , từ từ thay vì cảm nhận tình thương với người khác . Chúng ta bắt đầu ganh tỵ với và cố làm tổn thương hay khai thác lợi ích từ họ . Điều này dẫn chúng ta lao vào đủ mọi khía cạnh xã hội và rơi vào sự trầm uất cá nhân . Cũng có thể chúng ta không còn tin cậy ai nữa và bắt đầu cảm thấy cô lập với mọi người . Một sự cô độc toàn diện . Chỉ vì chính mình tự tạo hoàn cảnh đi ngược với bản chất thật sự của con người và hoàn toàn đặt mình vào vào sự hỗn tạp của cuộc sống .
Hơn nữa , vì sự phát triển của kinh tế và những tiến bộ kỹ thuật ngày càng tiên tiến . Chúng ta có sẽ nguy cơ lớn hơn khi đặt những hy vọng và lòng tin vào vật chất như tiền bạc và máy móc . Nhưng thử nghĩ : Thật sự chúng có thể bảo vệ và mang đến sự an toàn và hỗ trợ mình trong tất cả mọi lãnh vực hay không ? . Riêng tôi vẫn tin rằng thái độ này là nguồn gốc của vô số vấn đề . Như vậy , tính tương thuộc trong quan kiến Phật học chúng ta có thể sử dụng trong đời sống hàng ngày .
Chẳng hạn , khi đi học chúng ta bắt đầu hiểu biết về thế giới hơn . Những kiến thức trang bị sẽ làm lan rộng tầm nhìn . Tư duy về tính tương thuộc cũng có thể giúp chúng ta mở rộng tâm thức . Nhất là nó cống hiến cho chúng ta những viễn ảnh mới để mở rộng cách suy nghĩ . Chẳng hạn chúng ta bắt đầu nhận ra những khuynh hướng tích cực . Đức tính quan trọng này chúng ta sở hữu trong bản chất tự nhiên sẵn có trong một con người .Đây cũng là một trong những phương tiện làm mở rộng những vấn đề quan trọng chính yếu trong cuộc sống . Đồng thời chúng ta có thể phát triển một trong những sự sáng tỏ đối với sự tiến bộ vật chất sau khi đã hiểu nó thật sự hữu dụng hay cần thiết .
Nhưng cũng có lẽ điều này không phải là đối tượng độc nhất của lòng tin và niềm hy vọng . Ngược lại , chúng ta cần nhận ra những đức tính tự nhiên sẵn có để ngày càng phát triển . Vì thế , tôi nghĩ : Nếu được thế chắc chắn chúng ta sẽ hạnh phúc hơn trong cuộc sống . Cần phải nhớ : Hạnh phúc không riêng chỉ liên quan đến những người có cùng một đức tin hay tín ngưỡng . Điều quan trọng là : Tất cả mọi người đều muốn hạnh phúc không muốn đau khổ và chúng ta sẵn sở hữu tất cả những phẩm chất của con người . Và có thể gọi những vấn đế vừa nêu chính là : Đạo đức thế tục .
 
Tinh Túy Chân Chính Của Tôn Giáo
 
Nếu tin vào tôn giáo nào đó và tự hài lòng mình là người sùng đạo . Chỉ vì đây là tôn giáo của cha mẹ mình . Không chú ý vào những gì tôn giáo nhấn mạnh hay những thực hành được đề nghị sẽ không rút ra bất cứ lợi ích nào . Nếu nghĩ rằng : Tôn giáo duy chỉ là vấn đề thuộc về lễ nghi và chỉ cần tụng đọc kinh cầu nguyện . Thật sự không quan hệ gì với những giây phút được gọi là thực hành ; và với những gì còn lại trong cuộc sống của chúng ta .
Khi nghiên cứu về những truyền thống tôn giáo chủ yếu . Tôi luôn nói : Người ta nhận thấy trong những truyền thống . Tất cả đều dạy về đức hạnh của tình thương , từ bi , khoan dung , hài lòng và hành xử đạo đức . Đây là ý nghĩa thật và cũng là trọng tâm tất cả tôn giáo . Tôn giáo không chỉ thu hẹp trong việc tụng đọc kinh cầu nguyện trong một đền đài to lớn . Trước hết cần phải là cách lèo lái cuộc sống chính mình . Nhất là : Phải biết yêu thương , từ ái , khoan dung , hài lòng và đạo đức .
Như vậy , nếu tự xem mình là một tín đồ . Chúng ta cần hiểu : Tinh túy thật sự của tôn giáo và không dành quá quan trọng cho việc cầu nguyện nghi thức và những nghi lễ . Đúng hơn : Nên tập trung vào cách hành xử hàng ngày của chính mình . Dù chúng ta là Công giáo , Hồi giáo , Phật giáo , Ấn giáo , Do thái giáo hay môn đồ thuộc mọi tín ngưỡng khác . Chúng ta cần phải ứng dụng những giáo huấn vào cuộc sống hàng ngày . Nhất là trong quan hệ với người khác . Đây là điểm quan trọng nhất nếu muốn nghĩ rằng mình là người thuộc về tôn giáo .
Một vài người thật sự tin : Tôn giáo không liên quan gì đến cuộc sống hàng ngày . Vì họ có quan kiến chật hẹp về nhận định : Thế nào là tôn giáo thật sự . Nếu nghĩ tôn giáo theo thuật ngữ riêng nói những nghi lễ và kinh tụng đọc trong tu viện . Thật sự nó không liên quan gì đến cuộc sống hàng ngày . Nhưng đâu là lý do thật về những kinh cầu nguyện và nghi lễ ? . Mục tiêu của những điều này là : Làm tăng trưởng tình thương , lòng từ bi , khoan dung của chúng ta . . . Do đó , nếu thuộc vào một tôn giáo . Chúng ta cần hiểu về những giáo huấn . Phải miệt mài và có khả năng ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày . Tôi tin đây là nguyên nhân chủ yếu .
Tất cả những truyền thống tôn giáo của thế giới . Đồng có giá trị với khả năng giúp chúng ta trở thành những con người tử tế . Tuy giáo lý riêng từng tôn giáo trình bày những quan kiến triết lý khác biệt . Nhưng sự đa dạng này hiện diện chỉ vì mỗi người chúng ta đều có sự khác biệt . Từ sự đa dạng này sẽ tự tìm ra chỗ đứng cho tâm thức của chính mình . Giả sử : Tất cả hương vị đều nằm trong thiên nhiên . Một một quan kiến hình như thích hợp và hợp lý đối với người này . Trong khi vị trí triết lý hay tâm linh khác có thể thích đáng và hữu hiệu hơn với người khác .
Từ quan điểm này , những truyền thống tâm linh khác biệt chỉ là những viên thuốc khác nhau . Nhưng những viên thuốc đều cùng công hiệu để trị những bệnh của thân vật lý . Như thế , những tôn giáo là : Những biện pháp dùng để điều trị những bệnh thuộc tâm lý . Khi chọn thuốc điều trị . Việc duy nhất là biết nó chửa được bệnh hay không và chửa bệnh gì . Không cần dây dưa về giá cả hay về những hợp chất tạo thành . Cũng thật vô ích mãi giải thích về tất cả những chi tiết khi kê toa cho bệnh nhân . Việc duy nhất quan trọng ở đây là : Rõ biết thuốc điều trị có thể giúp hay không thể chửa lành bệnh . Tất cả những thứ còn lại đều không quan trọng .
Tương tự , nếu truyền thống tôn giáo đa dạng trình bày những quan kiết triết lý khác biệt . Dù vậy , mục tiêu duy nhất là hữu ích cho tâm thức . Từ quan điểm này , những truyền thống đều bình đẳng. Những quan kiến triết lý khác nhau và vài quan kiến có thể tinh vi hơn . Nhưng không vì thế lại quyết định tốt hay xấu . Đúng hơn : Đây là vấn đề cần biết những gì thích hợp cho mỗi một con người . Nếu bạn xem những quan kiến tinh vi mới là tôn giáo tuyệt hảo và sâu sắc nhất . Nó chỉ tuyệt hảo riêng với bạn . Riêng về cá nhân bạn , nó là quan kiến rất quan trọng và thích hợp với tính khí của bạn . Đức tin mới chính là sự lợi lại lớn của riêng bạn .
 
Tinh Túy Phật giáo
 
Bây giờ , cùng nhau đặc biệt xem xét riêng về Phật học . Bạn tự hỏi : Thế nào là tinh túy những giáo huấn của Phật học ? . Tôi thường giải thích như sau : Đức hạnh cần giữ là :Bất bạo động . Quan kiến cần nhìn là : Tính tương thuộc . Khi nói đến bất bạo động hoặc nói cách khác có nghĩa : Giữ mình không rơi vào tư tưởng và hành động xấu . Nhưng quá khó để biết hành động mình có hại hay không khi chỉ nhìn và phê phán từ bên ngoài . Vì thế , mấu chốt chính là : Động lực ngấm ngầm .
Mọi hành động của thân vật lý , lời và tâm thức được kích thích bằng sự mong mỏi giúp người thì bản chất không có hại . Ngược lại , nếu dự ý được xem là ác tâm . Chẳng hạn , bạn muốn đánh lừa hay khai thác ai đó . Còn thái độ hoàn toàn vô hại đi kèm những lời dễ thương và những món quà đẹp . Hành động này được xem là không có hại . Do đó , trước tiên phải xem động lực ngấm ngầm chúng ta cần quan sát là hành động có hại hay không ? . Tôi nghĩ :Hành xử bất bạo động tương ưng với những hành động bắt nguồn từ lòng từ hay nguyện vọng tạo lợi lạc cho người . Với động lực phát xuất từ trái tim là điều tốt nhất cần có để giúp người . Nhưng nếu không có khả năng ít ra cũng đừng làm phiền họ
Như vậy , quan kiến về tính tương thuộc thể hiện phương cách phát xuất hạnh phúc và đau khổ . Nó chỉ cho chúng ta tất cả được biểu lộ bằng sự kết nối của vài nguyên nhân và điều kiện cho dù tình cảm hạnh phúc hay đau khổ đều qua trải nghiệm nội tại hay những hoàn cảnh bên ngoài . Nhưng quan kiến về tính tương thuộc giải thích lập luận ngấm ngầm hành xử bất bạo động như thế nào ? . Tất cả vì cảm giác khoái lạc và đau đớn cảm nhận tùy vào vài điều kiện đi liền với thái độ của chính mình . Nếu hành động tiêu cực . Chúng ta sẽ cảm nhận đau khổ . Nếu hành động tích cực . Hệ quả sẽ thể hiện nhiều thuận tiện . Đây là phương cách những sự việc sẽ xảy ra . Vì chúng là chức năng hình thành từ những nguyên nhân và điều kiện . Như vậy , nếu không muốn đau khổ . Bạn nên tránh làm phiền người khác hay nói đúng hơn nên cố giúp đở họ .
Nếu phát triển thực hành liên tục về sự bất bạo động . Cuối cùng sẽ lèo lái chúng ta đến việc tự thể hiện Bồ đề tâm - Đặt lợi ích người trước mình . Nếu đào sâu hơn quan kiến về tính tương thuộc sẽ đưa đến quan kiến về tánh không - Sự lãnh hội tất cả những hiện tượng vắng bặt hiện thực nội tại . Đây là những gì gọi là : Tánh không tinh túy chính là lòng từ .Nếu thực hành và tư duy về tất cả phương cách trên bạn sẽ thay đổi toàn diện tâm thức về cuộc sống . Đương nhiên , cuộc sống của chính bạn và những người chung quanh sẽ có nhiều ý nghĩa hơn .
Khi bắt đầu làm việc vì lợi ích mọi người . Khi gặp phải những gì khó khăn không tránh khỏi . Chúng ta sẽ bớt đau khổ về tâm thức . Cũng có thể ít nhiều giảm bớt sự đau khổ và thoải mái chấp nhận đau khổ về thể chất và tâm thức . Có nghĩa : Chúng ta đủ thanh thản để trong việc kiểm soát ứng dụng và xem lòng nhân từ chính là cứu cánh cần phải có . Thí dụ : Vào năm 1958 , trong khi nhiều tu viện ở Kham và Amdo bị tàn phá và nhiều Lama và Khenpo bị giam cầm . Một hành giả là Khenpo đáng kính phục bị kết án tử hình . Trước đài hành quyết lúc gần kề cái chết . Ông tụng đọc bài kệ :
Một cách thích hợp . Vị thầy cao quí và nhân từ mong rằng : Mọi tiêu cực và tất cả những sự che mờ của chúng sinh , của những bà mẹ quá khứ . Bất luận tất cả những đau khổ của họ đã chín mùi trong tôi ở đây và hiện nay . Đồng thời mong rằng : Họ được ban bố tất cả niềm hạnh phúc của riêng tôi với những đức hạnh và công đức dùng để phục vụ tất cả mọi người được hoan hỉ và hạnh phúc ! .
Đây là tất cả những gì ông nói trước khi ngã xuống dưới những lằn đạn . Câu chuyện này minh chứng : Khi thực hành quan kiến minh triết với những phương tiện thiện xảo . Chúng ta có thể thay đổi sâu sắc phong cách tư duy và phát triển niềm can đảm đáng phục .Ngay cả việc có thể đi đến hành động như vị Khenpo . Từ đây có thể chuyển hóa tất cả những nghịch cảnh thành con đường Tỉnh thức .
 
Bảo Tồn Sự Chân Chính Của Pháp
 
Điểm quan trọng cần nhấn mạnh là : Vấn đề này không chỉ ứng dụng riêng cho Phật giáo . Tất cả đều có thể ứng dụng trong những truyền thống tôn giáo khác nhau . Tôi nghĩ vấn đề quan trọng là : Chủ yếu môn đồ đừng xa rời giáo huấn chân chính của người sáng lập truyền thống . Điều tiên quyết cần phải giử truyền thống chân chính và trung thành với nguồn gốc . Vì đây là vấn đề thuộc về tín ngưỡng .
Tôi có nhiều nhận xét về vấn đề về một vài quyển sách tây phương gọi Phật học Tây tạng là :Lama phái hay Lama giáo . Đây là một sai lầm quá lớn . Phật giáo Tây tạng là một truyền thống chân chính đã được minh chứng và phát xuất từ những đại bác học gia Ấn độ .Đây không phải là điều gì vượt khỏi tầm tưởng tượng của một nhóm Lama Tây tạng bị đóng băng trong hang động ! . Tất cả không gì khác hơn là : Giáo huấn chân chính của đức Phật phát nguồn từ đất nước Ấn độ cao quí .
Đồng thời có rất nhiều người xem Lamas là Phật sống . Thành ngữ ngữ này có thể phát xuất từ Hán tạng . Đây cũng là một sai lầm quá lớn . Nếu Phật sống là một thuật ngữ dành để tôn kính . Chắc chắn đây là một sự việc rất tốt . Dù vậy , nếu xem kỷ những bản văn Phật học . Phạn ngữ gốc của Lama là Guru , trực nghĩa là : Nặng theo chiều hướng tải được nhiều đức tính và lòng tử tế . Tạng ngữ Lama là : Người khó vượt qua nhất hay người đáng tôn kính . Không thể tìm thấy thuật ngữ Phật sống ở bất cứ đâu . Hơn nữa , thuật ngữ Guru cũng không chỉ định ai đó đã đạt đến tỉnh thức . Nên tôi nghĩ : Thật sự thành ngữ Phật sống được phát xuất từ sai lầm trong dịch thuật của Hán tạng . Điều này có thể đưa đến sự khôi hài khi người ta thấy « Phật sống » được xem như những người bình thường như mọi người ! .
Đồng thời cần rõ biết hiện tượng khác thuộc phong trào Tâm linh Thế hệ mới . Phong trào này lượm lặt manh mún từ nhiều tôn giáo khác biệt từ đó hình thành tôn giáo mới . Đây chỉ là sáng tác của người cuồng vọng nào đó . Chắc chắn , nếu thẳng thắng chấp nhận những điều này chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng . Cuộc diện sẽ ít trầm trọng hơn . Nhưng nếu bắt đầu ứng tấu rồi xem rượu pha chế này là Phật học chân chính , Phật học Tây tạng hay hình thức Kim cương thừa giác ngộ cực kỳ nhanh chóng thật sự là điều quá sai lầm . Chúng ta phải cực kỳ thận trọng những chất độc dành cho tâm thức này .
Gần đây tôi gặp một đảng viên xã hội người Ấn rất quan tâm đến Phật học . Ông đam mê những giáo huấn về lòng nhân ái và Bồ đề tâm thật sự . Nhưng sau đó , khi đề cập đến những giáo huấn về địa ngục . Riêng biệt là những giải thích về thời tiết khó chịu của địa ngục nóng và lạnh . Ông rất dao động và không muốn biết thêm ! .
Hình như , khó có kết quả nào đó nếu gạn lọc kỷ truyền thống Phật học xưa đến từ những vị thầy uyên bác Ấn độ ; để chọn lọc những sự việc ưa thích và bỏ quên những thứ khác .Chắc chắn , nếu chỉ tìm một sự việc không thích hợp với sự xác tín hay trải nghiệm . Từ đó không tin tưởng vào giáo huấn . Tuy nhiên , cũng không nên kết luận : Pháp cần phải thay đổi hay ràng buộc hình thức Phật học vào những gì mới và cho là thích hợp với chúng ta nhất .
Tôi nghe câu chuyện về một thực tập sinh đến gặp Lama Tây tạng và nói : Phật giáo quá tuyệt vời . Nhưng vẫn có vài thứ không hợp với cách suy nghĩ của tôi . Vị Lama đáp : Rồi sao nữa ? . Ai ép anh trở thành Phật tử ? . Nếu điều không thích hợp anh có quyền thay đổi tôn giáo ! . Đúng vậy , chúng ta cần bảo tồn sự chân chính của Phật học . Chúng ta cần tôn trọng những giáo huấn nguyên thủy đã được vị thầy tử tế chúng ta - Đức Phật đã truyền trao những giáo huấn . Trong những tác phẩm của các vị thầy uyên bác Ấn độ ; cũng như những bản văn của những vị thầy uyên bác và thành tựu từ những trường phái khác biệt của Phật giáo Tây tạng , Sakya , Guéloug , Kagyu và Nyingma mới là vấn đề cực kỳ quan trọng . Những gì cần giữ trong tâm thức phải là thật và toàn hảo .
Có thể ý nghĩa của một vài giáo huấn không làm chúng ta sáng tỏ ngay lập tức . Có rất nhiều phạm trù khác biệt về hiện tượng có thể hiểu được . Có những cái Hiển hiện tức khắc có thể lập tức nhận ra . Sau đó có những sự việc Dấu đi vài phần  cuối cùng, những sự việc Cực kỳ bí mật . Quả thật rất khó hiểu những gì thuộc phạm trù cuối khi cố thử đâm thủng ý nghĩa thật bằng lý luận và sự thông tuệ . Nếu có thể  tin vào những sự việc quan sát tức khắc và hiển nhiên như Trạng thái Phật chẳng hạn ! . Từ đó có thể chấp nhận nguyên lý chung . Vì khó chấp nhận như những gì được dạy do thật sự hiện hữu những sự việc tcực kỳ bí mật . Nên chúng ta khó tìm thấy sự việc và chưa thể hiểu lập tức .
Vì thế nên nghiên cứu kỷ những gì đã viết trên những bản văn và nghiền ngẫm đến chín muồi với lý luận hợp lý . Tuy nhiên , vẫn còn một vài hiện tượng không thể hiểu bằng lý luận . Nên chúng ta dù ít nhiều cũng đừng ngạo mạn về mình . Quyết định phải tránh xa và không nên tư duy khi còn như thế . Phải hiểu , chúng ta không có khả năng nhận định tất cả, mọi hiện tượng . Nhất là những hiện tượng bí mật . Có rất nhiều sự việc thoát khỏi sự nhận định trực tiếp và chúng ta không thể tự hài lòng và cho rằng : Tôi không tin vào điều này .

          Rất đơn giản , đây chỉ do niềm tự hào và thiếu khách quan về phía chúng ta . Tôi cố nhấn mạnh ở đây : Điều quan trọng biết bao khi biết theo đuổi những giáo huấn nguyên thủy và chân chính . Đến đây kết thúc phần mở đầu chung dành cho những người mới đến trong  ngày hôm nay . Bây giờ , chúng ta tiếp tục theo đuổi điểm đến trong bản văn Tìm Tiện Nghi Thoải Mái Trong Đại Toàn Thiện Nghỉ Ngơi . 

Xem mục lục