Chánh Niệm Tỉnh Giác nơi tánh nghe là phương pháp và mục đích mà thầy dạy trong thực hành tu một ngày kỳ ba này.
Trong kinh Lăng Nghiêm nói “Một tinh minh sinh ra sáu hòa hợp”. Nói rõ ra, chỉ một cái biết sáng suốt nhưng biểu hiện ra các căn thành có nghe, thấy, ngửi, nếm nói, cảm giác, và suy nghĩ phân biệt. Các căn là cửa để Tâm cảm nhận được thế giới và cả nội tâm của mình còn tánh biết thì biểu hiện qua các căn đó chứ không phải các căn có thể tự biết. Như lời thầy dạy người chết cũng có con mắt nhưng không còn thấy nữa. Vì vậy chúng ta có một khả năng nhận biết ở “hậu trường” qua sáu cửa là các căn.
Khi chúng ta tu hành chúng ta sẽ chọn một căn nào mà mình thấy hợp với mình để thường nhớ và chánh niệm tỉnh giác về nó mà thực hành tu tập. Nhờ thực hành thường xuyên chúng ta sẽ nhận ra cái biết “bên trong” biểu hiện ra nơi căn mà mình đang thực hành, nếu nhận ra cái biết này tức là đã nhận ra tánh biết hay Tánh tỉnh giác.
Trong sáu căn, căn tai là viên thông hơn cả. Tại sao nói viên thông? Vì khả năng nghe luôn luôn hiện diện. Khi có một âm thanh hay nhiều âm thanh chúng ta đều nghe được hết, khi có âm thanh gần và âm thanh xa cùng lúc xảy ra chúng ta cũng nghe được cùng lúc (miễn sao âm thanh gần không át mất âm thanh xa). Đặc biệt khi không có âm thanh chúng ta vẫn nghe. Hãy chiêm nghiệm điều này nơi tâm chúng ta đang biểu hiện mà tự nhận ra.
Thầy nhắc lại công án của thiền sư Bạch Ẩn: “Tiếng vỗ của một bàn tay”, thầy dùng một tay để vỗ và hỏi trong đại chúng: Nghe không?
Rõ ràng đây là một công án!
Tự chúng ta chiêm nghiệm về khả năng nghe của chúng ta, nghe khi có âm thanh và nghe không âm thanh để thấy có cái gì chung nhất và hiện hữu thường hằng, không kẹt vào lỗ tai, cũng không kẹt vào âm thanh.
Một bàn tay thì không tạo ra được âm thanh. Nhưng sao gọi là “tiếng vỗ”. Vỗ vào đâu? Chúng ta phải tự tìm câu trả lời.
Có phải chỗ nhắm vào là sự hiện diện của bạn rõ ràng trước mặt mà bạn đang nhận ra hành động khai thị của thầy hay không? Có phải sự hiện diện này, bây giờ vẫn chưa từng rời bạn? Tiếng vỗ đó không tạo nên âm thanh nhưng vỗ trúng vào sự hiện hữu chưa từng sanh chưa từng diệt? Chúng ta phải tự mình nhận ra điều này. Nó phải luôn luôn có mặt cho nên thầy mới dùng công án trên để thức tỉnh chúng ta.
Thầy dạy hãy nhận ra tánh nghe không phụ thuộc nhân duyên. Như thế nào là nghe phụ thuộc nhân duyên? Khi chúng ta nghe theo tiếng là nghe phụ thuộc theo nhân duyên. Thông thường có âm thanh là chúng ta có nghe còn không có âm thanh thì chúng ta cho rằng không nghe. Thật ra, không âm thanh vẫn nghe. Nhưng không phải nghe có âm thanh và không có âm thanh là tánh nghe. Mà tánh nghe là khả năng nhận biết như gương phản chiếu bóng và cả không bóng; nghe không tác ý, vô tâm mà nghe. Phải nhận ra gương tâm này nó dung chứa có và không, nó không tùy thuộc vào âm thanh và không âm thanh. Có âm thanh và không âm thanh như bóng hiện ra trong gương tâm sáng tỏ và trùm khắp này.
Cũng trong kinh Lăng Nghiêm Phật khai thị cho ngài A Nan như thế nào là Chân tâm: “Nếu rời tiền trần mà có tánh phân biệt, thì đó mới là Chân tâm của ông”
Vì vậy hành động như tiếng vỗ của một bàn tay là muốn chỉ cho chúng ta nhận ra khả năng nhận biết không phụ thuộc vào có âm thanh và không có âm thanh (tiền trần). Hay tánh nghe không phụ thuộc nhân duyên.
Thứ ba thầy dạy nghe không phụ thuộc vào chủ thể và đối tượng. Chủ thể và đối tượng là nguyên nhân chia cắt tánh nghe là một tinh minh (cái biết sáng tỏ, đơn nhất trùm khắp) thành ra có chủ thể và đối tượng. Khi có chủ thể và đối tượng thì cái biết trở thành có chỗ đứng trong không gian và diễn ra theo thời gian. Cái biết đơn nhất trùm khắp bị hạn cuộc trở thành một phần tử trong cái toàn khắp và biến thành cái biết sanh diệt.
Chúng ta phải làm một cuộc cách mạng khảo sát cái biết sanh diệt này. Nghĩa là chúng ta thôi dứt đi ảo tưởng nó có thật và chúng ta thôi dựa dẫm vào nó. Hãy xả đi cái tôi là nguyên nhân chính của tình thế diễn ra có chủ thể và đối tượng này.
Không còn dính mắc vào cái tôi này nữa lúc nào cũng quan sát nó bằng chánh niệm tỉnh giác. Quan sát nó trong sinh hoạt hằng ngày, trong các thời khóa tu tập mà minh thấy thích hợp với thiện căn của mình; cho đến lúc nào đó duyên đủ, chúng ta sẽ nhận ra cái biết không tùy thuộc vào chủ thể và đối tượng.
Hay chúng ta cũng có thể đặt câu hỏi khi quan sát tình thế hiện tại đang là này, nếu không có ta thì có biết nghe hay không? Có thể làm cho cái biết nghe này tiêu mất được hay không? Có cần thiết phải có nhận thức rằng ta nghe hay không?
Thực ra không cần phải mặc thêm một cái áo trên khả năng nhận biết vô tâm trần trụi không cần áo. Chúng ta thường quan sát, suy nghiệm và chánh niệm tỉnh giác thật nghiêm túc về điều này chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời, và chúng ta sẽ có một nhận thức mới.
Có người nhận ra Tánh tỉnh giác một lần là có thể sống được với nó, có người có những thay đổi từ từ nhờ vào một nhận thức đúng chỉ đường Tánh tỉnh giác cũng dần dần hiện. Dù mau hay chậm miễn sao đến khi nào chúng ta nhận ra cái biết đơn nhất đang hiện diện chưa từng mất, không tên tuổi, không mặt mũi, không có ai nghe mà nó vẫn thường nghe, không tùy thuộc nhân duyên, không bị quy định bởi chủ thể đối tượng. Nó vẫn có đó trước khi ta sanh ra và nó vẫn hiện hữu khi chúng ta mất đi. Nhận ra được khả năng này là chúng ta đã nhận ra Tánh nghe hay Tánh tỉnh giác.
Ngày 1 tháng 11 năm 2016,
Tánh Hải
Tên thường gọi: Chùa Phước ViênChùa tọa lạc tại khu phố 5, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, với diện tích 6.000 m2. ĐT: 061.891202. Chùa thuộc hệ
Tự học, theo một nghĩa tự bạn học không có ai dạy, thì có một giá trị khổng lồ. _Robert Kraft📚 Chỉ trong toán học và vật lý học mà qua tự
THỰC HÀNH THUẦN TỊNH Geshe Ngawang Dhargyey (1921-1995) Trích từ một bài giảng của Geshe Ngawang Dhargyey (1) tại Trung tâm Phật giáo Dhargyey, Dunedin, Chủ nhật 11 Tháng Chín, 1994.
_Xin thầy chỉ dạy về bố thí như thế nào là công bằng? Thí dụ người giàu thì bố thí một lượng rất nhiều, người nghèo thì bố thí một lượng rất
(Giác tha là biểu hiện rộng mở khoáng đạt của tâm tự giác được thúc đẩy bởi lòng bi, giác tha cũng nói lên khả năng của một vị Bồ Tát về
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt