Chương 1
Mở Đầu
Trước tiên cho phép tôi nói với các bạn. Tôi vui mừng đến độ nào. Vì có thể trải qua vài ngày với các bạn - Những người anh chị em tâm linh để nói về Pháp. Các bạn đến từ bốn chân trời trên thế giới. Điều này hình như không dễ dàng cho lắm . Vì tất cả đều có rất nhiều việc phải làm và vượt qua đủ dạng thức khó khăn để đến tận đây. Đồng thời một vài người trong các bạn đã làm rất nhiều việc để mang lại cơ duyên này. Vì thế, tôi xin được nói lời chào mừng và xin cám ơn tất cả các bạn.
Có một việc tôi muốn nói ngay lập tức. Tất cả bạn đều đến đây để gặp tôi. Nhưng nếu hy vọng nghe tôi nói những sự việc ngoại hạng. Hay đón nhận từ tôi vài sự ban phước nào đó có thể lập tức đánh tan tất cả những đau khổ. Nhất là ban cho hạnh phúc thật sự. Tôi e rằng các bạn đã có những tư tưởng lầm lẫn.
Mọi người đang ở đây. Trước hết , chúng ta là những con người. Tất cả chúng ta đều như nhau. Tâm thức đều vận hành như nhau và đều cảm nhận cùng dạng thức cảm xúc và tình cảm. Nhưng vẫn có một sự việc khác là: Chúng ta không giống nhau và cần nên rõ biết: Chúng ta đã sẵn có tất cả khả năng trở thành những con người tốt và mang lại hạnh phúc cho cuộc sống của chính mình. Có nghĩa tất cả đều do chính chúng ta.
Ngược lại, chúng ta lại có quyền làm hư hỏng cuộc đời mình như: Cảm nhận đau đớn và buồn phiền. Hơn nữa lại thường tạo ra sự đau đớn, đau khổ và tàn phá tha nhân. Ngoại trừ những quan niệm lầm lẫn này. Quả thật không có khác biệt giữa chúng ta. Như vậy, tôi sẽ cống hiến được gì cho bạn ?. Trong khi tôi chỉ là một hành giả thực hành giáo huấn đức Phật. Một tu sĩ Phật giáo đơn giản như tất cả những hành giả khác trong cuộc đời.
Bây giờ tôi đã bảy mươi. Nhưng từ lúc mười đến mười lăm tuổi. Tôi luôn cảm nhận về lòng xác tín với một tấm lòng tha thiết chân thành đối với giáo huấn của đức Phật. Và suốt tất cả những năm sau này. Tôi không có cơ hội thực hành nhiều cho lắm. Nhưng dù vậy, tôi vẫn cố gắng khi có thể và vẫn kiên trì trong thực hành.
Những gì các ngài đã dạy cho tôi là: Tất cả chúng ta đều như nhau theo chiều hướng muốn tìm hạnh phúc và tránh đau khổ. Chính vì mong mỏi hạnh phúc và quyết tránh đau khổ. Tất nhiên chúng ta ham muốn biết những gì thật sự có lợi và bổ ích cho chính mình. Có nghĩa: Muốn biết những nguyên nhân và những hoàn cảnh nào có thể xác định một cuộc sống hạnh phúc và xác định về sự hiện hữu của những gì mang lại đau khổ.
Về lãnh vực này, tôi đã có một vài trải nghiệm nhỏ. Giờ đây tôi muốn chia xẻ với các bạn. Vài người trong các bạn có thể rút ra những lợi lạc từ những lời tôi nói. Nếu một sự việc hình như có lợi ích cho bạn. Làm ơn, xin trân trọng nó. Nhưng nếu những gì tôi nói; không thể mang lại điều gì tốt gì cho các bạn. Hãy quên đi. Vì không có gì đáng ngại cả phải không ?.
Mục Tiêu Chung Của Tất Cả Tôn Giáo
Trong suốt cuộc đời nhờ vào đào tạo những giáo huấn Phật học. Tôi có được một vài sự lãnh hội về thực hành và đã suy nghĩ nhiều về chủ đề này. Chính vì thế, tôi muốn cùng chia xẻ với bạn. Dù vậy, khi nói về trải nghiệm của mình. Tôi nối liền với những giáo huấn Phật học khác. Không phải để truyền bá nền tảng Phật học. Vì đó không phải là dự ý của tôi. Ngược lại, còn vì nhiều lý do khác nữa.
Trước tiên có thể nhận thấy tâm thức và sở thích của con người cực kỳ đa dạng. Nhiều truyền thống tôn giáo và tâm linh xuất hiện trên trái đất suốt ba hay bốn thiên niên kỷ cuối. Và nhiều truyền thống được tồn tại và được thực hành rộng rải. Suốt lịch sử, những tôn giáo đã đáp ứng nhu cầu tâm linh của hàng triệu người trong ngày nay kể cả tương lai. Nếu, từ tính đa dạng của khả năng và thiên hướng tự nhiên. Rất nhiều truyền thống tâm linh khác biệt có quan điểm và vị trí triết học riêng biệt. Điều này không thuận lợi lắm cho con người. Vì thế, tôi tin: Những ai theo truyền thống tâm linh của cha mẹ. Biết sống theo những nguyên tắc và triết học trong truyền thống thích hợp sẽ rất tốt cho họ.
Sau đó, dù cho những truyền thống tâm linh trên thế giới có những quan điểm và những vị trí triết học khác biệt. Chúng ta có thể nhận ra. Mặc dù có rất nhiều sự khác biệt trong một vài truyền thống. Nhưng tôn chỉ đạo đức chủ yếu như nhau. Chẳng hạn: Vun trồng tình thương, lòng từ, lòng kiên nhẫn và sự biết đủ. Hay quan sát kỷ luật cá nhân và biết tôn trọng những nguyên tắc đạo đức. Phần đông những truyền thống tâm linh không ít thì nhiều hình như rất gần nhau. Vì thế, tôi nghĩ rằng: Theo quan điểm, mỗi người có khả năng làm tốt cho người khác và giúp họ trở thành những con người tốt. Phần đông những tôn giáo tâm linh đều có giá trị như nhau. Điều này đã xác tín quyết định của tôi. Đây là lý do tốt để bảo tồn tôn giáo chúng ta đã được thừa hưởng từ ông bà và cha mẹ.
Hơn nữa, thay đổi tôn giáo là một vấn đề nghiêm trọng. Thể hiện nan giải và trong một vài trường hợp có thể thật sự rất khó khăn. Vì thế, khi đưa ra những thảo luận ở các quốc gia Tây phương. Và giải thích những giáo huấn Phật học cho những người thuộc những truyền thống tâm linh khác với mục tiêu: Không bao giờ tuyên truyến hay cố gắng qui y họ thành Phật tử.
Thật ra, đôi khi tôi vẫn có lý do. Khi thoáng nghi ngờ về việc giảng Phật học ở Tây phương. Tại sao thế ?. Chỉ vì những truyền thống tâm linh khác đã được thiết lập. Có nghĩa, tôi nghĩ đến Công giáo, Juda giáo hay Hồi giáo. Nếu có ai đến đây nói về Phật học chẳng hạn. Điều này có thể làm tâm thức nhiều người phát sinh những nghi ngờ. Vì trước họ chưa từng bao giờ có lòng xác tín riêng mình về vấn đề này. Đây là điều tôi lo âu và phiền lòng một chút. Giờ đây, riêng về những truyền thống tâm linh và những tôn giáo hiện hữu trên thế giới. Chúng ta có thể phân biệt hai chiều hướng.
1- Khía cạnh thứ nhất :
Liên quan đến những quan điểm siêu hình và triết lý .
2- Khía cạnh thứ hai :
Những lời khuyên nên theo để đặt những quan điểm vào thực hành ,
Phải biết sự thực hành hàng ngày rèn luyện tâm thức
đi kèm thái độ thích hợp cho thân lời và ý .
Theo tôi, tất cả những truyền thống tôn giáo lớn thường trình bày tổng quát về hai khía cạnh này. Mọi người sẽ nói: Đôi khi lợi ích cũng có thể trình bày tốt với tích cách đa dạng về những quan điểm siêu hình và triết lý. Mục tiêu chính là: Điều ngự tâm thức và giúp chúng ta trở thành những người tốt. Vấn đề này có liên quan đến những giáo huấn tâm thức. Trong tất cả những truyền thống tâm linh. Không ít thì nhiều cũng như nhau và có cùng tiềm năng này. Chỉ khi mang so sánh quan điểm và vị trí triết lý giữa tôn giáo này và tôn giáo khác. Từ đó những sự khác biệt sẽ xuất hiện.
Những Con Đường Khác Biệt
Theo quan điểm tập huấn tâm thức nói riêng. Tôi nghĩ, quả thật khó khăn khi nói: Chỉ có vài tôn giáo tốt hơn những tôn giáo khác. Với những gì hiện diện về tất cả sự đa dạng về tính khí và khả năng mỗi người. Sự khác biệt với tư cách cá nhân riêng tôi: Truyền thống tâm linh này sâu sắc và thích hợp với tôi nhất. Nhưng hình như rất khó khăn để khẳng định tổng quát về một tôn giáo riêng biệt với mọi người: Tôn giáo này sâu sắc hay ít hiệu quả hơn tôn giáo khác.
Dù vậy, nói đến những quan điểm và những nền tảng triết lý truyền thống của các tôn giáo khác biệt. Có thể nói: Hình như truyền thống nào đó được tổ chức chặc chẻ và sâu sắc hơn và truyền thống khác. Vì rất cụ thể và rất ngắn gọn. Theo quan điểm siêu hình và triết lý, hình như chúng ta có thể thiết lập một hình thức thứ bậc nào đó. Cho dù tất cả được hình thành tốt và sâu sắc đến đâu. Nếu một quan kiến hay triết lý khi đặt vào thực hành. Nếu không thích hợp với tính khí người nào đó. Chắc chắn không gợi cho họ bất cứ trải nghiệm sâu sắc nào. Nói thẳng là: Không thể giúp ích được gì cả .
Ngược lại, nếu một quan kiến và triết lý không được xem như sâu sắc hay có nền tảng. Nhưng vẫn có thể cho phép ai đó phát triển tâm thức. Như thế, quan kiến và triết lý này thật sự sâu sắc riêng biệt với người này. Tôi xin thí dụ. Giữa giáo huấn Phật học. Có rất nhiều hệ thống triết lý. Trong truyền thống Đại thừa, người ta nhận thấy có hai hệ thống lớn:
1- Trường phái Duy Thức ( Cittamatra ) .
2- Trường phái Trung đạo ( Madhyamaka ) .
Cả hai hệ thống đều phơi bày dự ý nền tảng và quan kiến về tinh túy của đức Phật . Cả hai đều đặt nền tảng dựa vào những lời ngài thuyết giảng. Đầu tiên, có thể xem hai trường phái này hoàn toàn bất đồng như: Trường phái Duy thức xem vài khía cạnh của trường phái triết học Trung đạo là: Đi theo hình thức hư vô. Riêng theo quan điểm Trung đạo: Trường phái Duy thức rơi vào hai đối cực. Cho dù theo chủ nghĩa vật chất hay hư vô .
Vì vậy, hình như có những khác biệt lớn với những sự mâu thuẫn giữa hai trường phái. Nhưng chúng vẫn được dạy chung từ một vị thầy !. Chúng ta có thể tự hỏi: Làm thế nào có thể dung hòa tất cả những điều này và những gì nên suy nghĩ về nó. Thật ra, khi đức Phật giảng Pháp. Ngài đã nhận định những đệ tử của ngài không có cùng khả năng hay cùng thiên hướng. Thế là, điều quan trọng nhất là: Phải chọn giáo huấn thích hợp cho riêng từng người. Nên ngài dạy nhiều quan điểm khác nhau. Nhờ vào đó, chúng ta có thể hiểu và giải thích những mâu thuẫn bên ngoài của những hiện tượng.
Sự Thật Duy Nhất Tôn Giáo Duy Nhất
Cùng nguyên lý có thể giúp chúng ta xem xét một điểm quan trọng khác: Cá nhân thực hành những tôn giáo khác. Nên tin và chắc chắn vào tôn giáo của họ là sự thật tuyệt đối và giáo huấn chân chính duy nhất. Hơn thế nữa, nên gọi là « Sự thật duy nhất và tôn giáo độc nhất ». Như thế, vì tất cả những truyền thống tâm linh và triết lý khác biệt hiện hữu nhờ vào tính đa dạng của tâm thức và thiên hướng con người. Tất cả nên theo chiều hướng chân chính là « sự thật ». Dù sao đi nữa, một mặt chúng ta có tất cả những tôn giáo và triết học chân chính và mặt khác. Tính cần thiết của tôn giáo độc nhất lại có thật . Phải chăng ở đây có sự mâu thuẫn ? . Hình như cần phải dung hòa hai cách tư duy :
1- Nhận định ; Tất cả tôn giáo đều tốt .
2- Nhận định ; Tôn giáo chúng ta đang thực hành là tôn giáo chân chính .
Trong khung cảnh của những giáo huấn Phật học như đã nói trước đây. Nếu thấy giáo huấn trường phái Duy thức thích nghi nhất. Như thế, tâm thức phải theo tiếp cận này và sẽ là tín đồ xem giáo huấn này tốt nhất. Rất cần thiết phải có những viễn ảnh về trường phái. Những người thân cận Duy thức cũng nên xem xét thêm về quan điểm nền tảng trường phái Trung đạo như trạng thái tối thượng của đức Phật. Họ chỉ kết luận về sự không chân chính về vị trí của trường phái Trung đạo từ những môn đồ của họ trình bày. Vì trường phái Duy thức là trường phái thích hợp nhất cho khả năng và thiên hướng của họ.
Thế nên, họ chỉ tư duy và tiếp cận « cái » sâu sắc nhất và là « cái » tốt nhất. Đã giải thích cho họ về trạng thái Phật là cái tuyệt đối duy nhất không thể chối cải. Chắc bạn cũng chia xẻ với tôi nhận định về sự thật này. Vì không thể nào họ tư duy khác hơn được. Hơn nữa nên đứng về phương diện khách quan để hiểu: Những môn sinh của đức Phật. Cho dù thuộc ở một trong bốn trường phái Phật học nào - Vaibhashika , Sautrantika, Duy thức hay Trung đạo. Đều là môn sinh của cùng một vị thầy độc nhất và tất cả đều phụ thuộc về lòng tử tế của ngài. Người không thiên vị sẽ xem những học trò mình; dù thuộc bất cứ trường phái Phật học nào vẫn cùng một lòng xác tín. Cùng lòng thành kính và tôn kính .
Tuy vậy, chúng ta có thể sự khẳng định: Sự thật hiện hữu chỉ có một và độc nhất và hoàn toàn có nền tảng, đúng đắn theo quan điểm cá nhân. Theo quan điểm chung, bao hàm một nhóm có nhiều cá nhân. Họ nhận ra sự hiện hữu về nhiều sự thật và nhiều con đường chân chính Như vậy, tôi nghĩ không có gì gọi là mâu thuẫn ?. Để tóm tắt: Theo quan điểm cá nhân và từ sự thực hành tâm linh cá nhân. Có thể chỉ hiện hữu một sự thật duy nhất. Nhưng theo quan điểm số nhiều có thể có rất nhiều sự thật.
Vì thế, tôi tin rằng: Những tôn giáo và triết học khác nhau trên thế giới. Cho dù là Thiên chúa giáo, Juda giáo, Hồi giáo hay Ấn độ giáo . . . vô số hình thức. Tất cả đều cực kỳ hữu ích và đã hỗ trợ thật sự cho vô số người. Dĩ nhiên, khi gặp một cá nhân rất giáo điều hay độn căn. Có thể đoán họ phóng đại và có thể làm tôi nổi cáu một chút. Nhưng đây chỉ là những trường hợp riêng biệt !. Nói tổng quát, tôi cảm nhận tấm lòng tôn kính và sự biết ơn sâu sắc đối với tất cả những truyền thống tôn giáo lớn trên thế giới. Vì thế tôi muốn mời bạn. Những người bạn tâm linh, chúng ta cùng thực hiện quan kiến tương tự. Chúng ta nên nhận ra tất cả những tôn giáo thật đáng kính và hỗ trợ được nhiều người. Sự tôn trọng những tôn giáo khác rất lợi ích. Đây là một điểm rất là quan trọng.
Cũng có thể, đôi khi người được giáo dục trong một gia đình theo một vài tôn giáo và quyết định thay đổi. Thí dụ: Một cá nhân xuất thân từ một gia đình Thiên chúa giáo. Sau đó trở thành Phật tử. Vì họ cảm thấy truyền thống này thích hợp hơn với tâm thức và thiên hướng của mình. Và cũng có thể , họ mong muốn trở thành tu sĩ nam hay nữ của Phật học và chọn con đường làm kẻ lang thang hơn là trở thành người cha hay người mẹ. Gia đình họ theo truyền thống Công giáo. Tôn giáo có hàng triệu triệu người trên thế giới. Hiển nhiên sẽ có đa dạng những thiên hướng và khuynh hướng . . . Trong trường hợp này. Điều quan trọng nhất là: Những ai quyết định dấn thân vào thực hành Phật học vẫn nên tiếp tục tôn trọng truyền thống của cha mẹ họ. Tôi mong mỏi những người thay đổi tôn giáo sẽ nắm vững được điều này, để nói hay phản ứng ngược lại với truyền thống xưa chấp cứng. Vì tôn giáo của họ vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ cho vô số người .
Học Từ Những Truyền Thống Tâm Linh Khác
Tôi tin sẽ hoàn toàn lợi ích. Nếu chúng ta học để biết những tôn giáo và những truyền thống tâm linh khác hơn cái của chúng ta đang theo đuổi. Trước tiên, có thể sẽ tìm thấy trong những tôn giáo khác sự gợi hứng muốn đào sâu vào sự lãnh hội chúng ta có từ đức tin của chính mình. Rất nhiều lần tôi đã nhận ra điều này. Tôi có những người bạn theo Thiên chứa giáo đã giải thích cho tôi: Họ lồng vài khía cạnh thực hành Phật học về thiền định trong cuộc sống tâm linh. Chính điều này đã giúp họ đào sâu thêm chính sự thực hành trong tôn giáo của mình.
Ngược lại, tôi nghĩ: Cộng đồng Phật học và tu viện nói riêng đã học được nhiều từ những anh và chị Thiên chúa giáo. Nhất là công việc của họ dành cho lớp quần chúng khó khăn. Chẳng hạn trong những lãnh vực giáo dục, sức khỏe hay hỗ trợ nhân đạo. Họ cống hiến với một lòng hy sinh và dấn thân tuyệt vời. Đây là một tấm gương chính xác nên theo đối với cộng đồng Phật học của chúng ta. Hình như đối với tôi, điều này cực kỳ quan trọng. Vì vậy, nên giữ trong tâm thức của mình nhu cầu khuyến khích sự hài hòa giữa những truyền thống tôn giáo. Và duy trì một thái độ tôn kính và tích cực.
Tôi sẽ nói lại vấn đề này trong những ngày tới. Một vài lời trong những giáo huấn Phật học.
Chắc chắn, khi nói theo quan điểm Phật học, tôi sẽ biểu lộ những cái nhìn về triết lý nhạy cảm. Khác với những quan điểm triết lý của những tôn giáo khác đang thuyết giảng. Nhất là trong lãnh vực tin vào một đấng sáng tạo đầy quyền năng . Quan niệm này chưa hề được Phật giáo tán đồng . Dù vậy, khi trình bày những quan điểm này. Mục tiêu của tôi là : Làm sáng tỏ vị trí triết lý Phật học và với bất cứ giá nào cũng không tạo ra những tranh luận hay bài bác quan điểm của những tôn giáo khác .
Những Giáo Huấn Sơ Khởi
Thông thường khi dạy những chủ đề lớn về Phật học. Tôi có vẻ như thích ngồi trên chiếc ghế cao. Nhưng trong những trường hợp này , tôi thường bắt đầu bằng những lời cầu nguyện. Đó là việc rất cần thiết. Bạn có thể thấy tôi đang ngồi trên một chiếc ngai. Vấn đề duy nhất chỉ để đánh dấu sự tôn kính đối với những lời đức Phật và những giáo huấn bao la và sâu sắc ngài đã trình bày cách đây 2500 năm. Chứ không phải là tôi có cảm tưởng là ai đó quan trọng. Bạn có thể nhận ra trước khi leo lên ngai. Tôi đã lạy ba lần trước mặt ngài để biểu dương những lời đức Phật và trở thành thông dịch viên cần mẫn.
Nếu tôi thật sự là người quan trọng đương nhiên không cần thiết phải lạy như thế . Nhưng tôi chỉ ngồi ở đây và lấy dáng một bậc trưởng thượng !. Có nghĩa chỉ tự xem mình như một tu sĩ Phật học đơn giản !. Một đệ tử thuần thành của đức Phật, chỉ diển dịch những lời ngài và chia xẻ chúng với những người khác. Theo truyền thống, khi vị thầy ngồi trên chiếc ngai để dạy. Ông khởi đầu bằng cách tụng đọc những câu rút ra từ những Sutra :
Nhìn tất cả sự việc hình thành như thế :
Như những ngôi sao ;
Những giọt sương hay những bong bóng trên nước .
Như những hình ảnh trong giấc mộng
Những tia chớp hay những đám mây .
Vị thầy leo lên ngai tụng đọc những câu thơ rồi vỗ tay tán thưởng. Trong giây phút này, ông nhớ lại tính vô thường của tất cả sự việc, suy nghĩ về sự đau khổ và nhớ lại sự vắng mặt lý lịch nội tại của những hiện tượng ( Vô ngã ). Nếu không, một khi ngồi trên ngai, họ có nguy cơ bị lòng kiêu hãnh chế ngự. Thế nên, người trình bày giáo huấn cần trong tâm thức nghĩ ngơi, tự chủ và vắng bặt mọi dấu hiệu thỏa mãn hay hãnh diện .
Tất nhiên rất có thể một vài người trong bạn hiện diện ở đây đã thực hành tâm linh với sự kiên nhẫn lớn lao và thành thật. Khi đã tuần tự vượt qua những giai đoạn dẫn đến thành tựu tâm linh. Có thể bạn đã đạt đến một trình độ lãnh hội cao hơn tôi. Trong trường hợp này, từ bạn là người tôi cần được đón nhận những ân sủng !. Vì thế, công việc tiên quyết cho mỗi người là: Tự thuần hóa tâm thức mình, mang ra thực hành theo giáo huấn. Từ quan điểm này, được ngồi trên một chiếc ngai lớn và tự xem mình là người cao cả hay ngoại hạng sẽ là một sai lầm trầm trọng.
Về điều này, đặc biệt tôi thật sự không thoải mái lắm với tất cả những nghi lễ khoa trương trong khuynh hướng tự thỏa mãn. Thật ra, chúng ta đã có đủ mọi lợi ích không cần những nghi lễ. Từ rất xa xưa, khi đức Phật đã đạt đến tỉnh thức trọn vẹn và bắt đầu lăn bánh xe Pháp. Nói chung, ngài không tham dự bất cứ một hình thức nghi lễ nào. Ngoại trừ những cơ hội hiếm hoi dành cho vài buổi lễ. Ngài đã đi chân trần với cái chén khất thực và giảng Pháp tùy theo hành trình. Không một bài viết nào diễn tả ngài huy hoàng trong một chiếc xe trang hoàng đầy phô trương.
Tương tự với Nagarjuna, còn gọi ông là đức Phật thứ hai; Người con tâm linh Aryadeva cũng như Asanga và người em Vasubandhu. Tất cả đều là tu sĩ và đi khất thực với bình bát. Họ hình như không có nhản thức đặc biệt nào về sự huy hoàng và những nghi lễ. Tôi thường nói khôi hài: Người ta không bao giờ nghĩ đến những vị cố vấn tài chánh, ngân khố hay thư ký đặc biệt của người bảo trợ vinh quang Arya Nagarjuna. Có thể ông chưa hề có bất cứ điều này !.
Dù vậy, ở Tây tạng từ từ phát triển tập tục khiến cho những vai trò tâm linh và chính trị được hòa trộn. Thậm chí cùng một người đồng thời có thể là Lama và lãnh đạo. Vì thế, người ta thấy những sự phù hoa và nghi lễ phức tạp. Dù vậy, điều này không cản trở nhiều đạo sự Tây tạng cực kỳ thông thái và toàn thiện đến từ mọi truyền thống: Sakya, Géloug, Kagyu và Nyingma trở thành những người giữ phướng Pháp vinh quang. Phần đông họ cư xử một cách hoàn toàn bình thường và sống thuần khiết như những tu sĩ đơn giản. Với nhiều lý do, tôi cố không rơi vào những nghi lễ và sự phô trương trong sự chứng tỏ chừng mực và dè dặt.
Theo kinh điển Pháp hay tính tâm linh. Chủ yếu không tùy thuộc vào sự biểu lộ thuộc vật lý như quần áo, tu bổ hay phát biểu ngôn từ như tụng đọc kinh tụng. Vì tất cả cần được trải nghiệm trước qua tâm thức. Không nhấn mạnh về sự biểu lộ bên ngoài. Theo kinh điển, Pháp chủ yếu hợp thành từ những phương pháp ngoại hạng để phân tích và quan sát tâm thức với mục đích chuyển hóa .
Phương pháp trình bày trong những giáo huấn Phật học. Chủ yếu đặt nền tảng trên những hành động bên ngoài như lời , sự tụng đọc, những lời cầu nguyện và những Mantra hay trên những hành động thể chất như những lễ lạy. Thật ra, chỉ qua tâm thức giáo huấn mới được mang ra thực hành. Điều này khiến quá trình thêm khó khăn. Kinh điển nói: Vì lý do này, truyền thống Phật học trở thành rất tế nhị.
Tại sao ?. Bạn có thể hỏi như thế. Vì thật sự vẫn có thể cư xử bên ngoài như một hành giả tâm linh. Nhưng vẫn tiếp tục nuôi dưỡng những tư tưởng tiêu cực không xứng đáng với hành giả chân chính Tương tự, người ta có thể tụng đọc không ngừng những lời cầu nguyện và những Mantra. Trong khi tâm thức vẫn bị những tư tưởng tiêu cực ô nhiễm. Ngược lại, nếu bạn thực hành điều gì tích cực trong tâm thức. Chẳng hạn nếu biết vun trồng lòng xác tín hay lòng từ. Đồng thời không thể nuôi dưỡng trạng thái tâm thức tiêu cực.Tương tự, trạng thái tâm thức tiêu cực không thể đi đôi với trạng thái tâm thức tích cực. Điểm quan trọng ở đây là: Tất cả đều thành tựu trên căn bản chính xác của tâm thức yên lặng .
Bây giờ, để bắt đầu tôi sẽ tụng đọc vài lời nguyện truyền thống: Một sự vinh danh nhắc lại những phẩm chất của thân vật lý, lời và tâm thức của đức Phật. Tụng đọc những gì được rút ra từ những kinh điển và cuối cùng là lời đề tặng. Đây là ba lời cầu nguyện thông thường trước một giáo huấn Sau đó tôi sẽ tụng đọc Tâm kinh trong phiên bản Tây tạng cũng như đoạn vinh danh Bà mẹ Bát nhã ba la mật, biểu dương trích từ Sự trang trí của thành tựu sáng tỏ. Cuối cùng cầu nguyện vinh danh được trích từ Những câu kệ gốc minh triết vinh danh đức Phật, vị thầy khó bì của chúng ta. Người đã thần khải sự thật về những nguồn gốc tương thuộc.
Những ai là Phật tử, có thể không biết làm thế nào tụng đọc chính xác những điều này như tôi. Có thể bạn sẽ suy tư về phẩm chất thân vật lý, lời và tâm thức của đức Phật nhân từ. Sau đó để tâm thức bạn nghỉ ngơi giây phút trong sự gợi hứng nồng nàn. Nếu không phải là Phật tử, bạn có thể lợi dụng giây phút này để đơn giản thư giản. Vinh danh vị thầy, kẻ chiến thắng, Tathagata, Arhat, đức Phật toàn thiện; kẻ chiến thắng và vinh quang, những nhà hiền triết những Shakya ! .
Vinh Danh Bát Nhã Ba La Mật
Do sự hiểu biết mọi sự việc ,
Ngài hướng dẫn cử tọa về sự an bình hoàn toàn .
Do sự hiểu biết con đường ,
Ân nhân những người đang đảm bảo lợi ích cho thế giới .
Với sự thụ phong từ ngài ,
Những nhà hiền triết cùng khắp ;
Có thể giảng dạy bằng vô số phương cách :
Vinh danh ngài ,
Mẹ những chư Phật ,
Mẹ của tất cả cử tọa và những Bồ tát ! .
Vinh Danh Đức Phật
Ngài giảng dạy những nguồn gốc tương thuộc ;
Không gián đoạn hay nguyên thủy .
Không hủy diệt hay thường trụ ,
Không đi cũng không đến .
Không khác biệt hay đồng nhất ;
Sự nghỉ ngơi tuyệt đối những hình thành quan niệm .
Với ngài ;
Diễn giả tối thượng .
Với tất cả chư Phật tình thức trọn vẹn ;
Tôi xin biểu dương ! .
Qui Y & Đánh Thức Bồ Đề Tâm
Người giảng Pháp nên thực hiện với động lực hoàn toàn thuần khiết. Đồng thời người nghe cũng cùng thực hiện với động lực thuần khiết trọn vẹn. Nếu những giáo huấn được trình bày và được nghe một cách chân chính. Có thể tác động lành mạnh trong việc hướng dẫn tâm thức. Nếu không có động lực thuần khiết. Chắc chắn không có bất cứ tác động lợi ích nào. Bây giờ, thầy và trò sẽ cùng nhau tụng đọc ba lần lời cầu nguyện sau đây:
Với đức Phật , Pháp và Hội Đồng tối thượng,
Tôi xin qui y cho đến khi đạt tỉnh thức.
Do gắng sức thực hành tâm rộng lượng và những đức tính khác,
Tôi có thể đạt đến trạng thái Phật vì lợi ích chúng sinh.
Lời cầu nguyện này. Đồng thời bao gồm: Qui y và tỉnh thức Bồ đề tâm. Nếu không qui y Tam Bảo. Giáo huấn sẽ không được xem là nền tảng Phật học. Nếu không đánh thức hoài bảo nhân từ khởi phát từ Bồ đề tâm; để đạt tỉnh thức vì lợi ích tất cả chúng sinh. Giáo huấn sẽ không còn lưu lại trong Đại Thừa. Vì thế, khởi đầu buổi thuyết trình và khi nghe những giáo huấn. Chúng ta cần tụng đọc lời cầu nguyện để qui y và đánh thức Bồ đề tâm từ bên trong.