Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (11)


Xem mục lục

IX. GIẢ CĂN BÁNG


A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, tại La-duyệt-kỳ.[96] Bấy giờ, tỳ-kheo Từ Địa từ trên núi Kỳ-xà-quật đi xuống, thấy con dê đực lớn cùng với con dê cái đang hành dâm. Thấy vậy, bèn nói với nhau bảo rằng:

«Con dê đực này là Đạp-bà-ma-la Tử. Con dê cái là tỳ-kheo-ni Từ . Nay, ta sẽ nói với các tỳ-kheo rằng: ‹Trước kia, tôi đã vu khống Đạp-bà-ma-la Tử bằng pháp được nghe không căn cứ. Nay chúng tôi tự mắt thấy Đạp-bà Ma-la Tử hành dâm với tỳ-kheo-ni Từ.›» 

Sau đó liền đến chỗ các tỳ-kheo nói: 

«Trước kia, tôi đã vu khống Đạp-bà-ma-la Tử bằng pháp được nghe không căn cứ. Nay chúng tôi tự mắt thấy Đạp-bà-ma-la Tử hành dâm với tỳ-kheo-ni Từ.»

Các Tỳ-kheo hỏi: 

«Việc này như thế nào? Các ông chớ nên dùng pháp không căn cứ vu khống Đạp-bà-ma-la Tử là người tu phạm hạnh. Vu khống người tu phạm hạnh bằng pháp không căn cứ mắc tội rất nặng.»

Lúc bấy giờ, tỳ-kheo Từ Địa sau khi bị các tỳ-kheo cật vấn, liền nói: 

«Đạp-bà-ma-la Tử không có việc ấy. Đó là người thanh tịnh. Vừa rồi chúng tôi từ trên núi Kỳ-xà-quật đi xuống, thấy con dê đực cùng với con dê cái hành dâm, nên chúng tôi liền tự bảo nhau rằng: ‹Con dê đực này là Đạp-bà-ma-la Tử. Con dê cái là tỳ-kheo-ni Từ. Hôm nay chính mắt chúng ta thấy việc ấy. Chúng ta sẽ đến chỗ các tỳ-kheo để tố cáo: Trước đây, tôi bằng pháp được nghe không căn cứ mà vu khống Đạp-bà Ma-la Tử. Nay chính mắt tôi tự thấy Đạp-bà cùng tỳ-kheo-ni hành dâm.› Song, Đạp-bà-ma-la Tử là người thanh tịnh. Thật không có việc ấy.»

Trong các tỳ-kheo nghe, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách tỳ-kheo Từ Địa:

«Tại sao các ông lại vu khống Đạp-bà-ma-la Tử, là người thanh tịnh, bằng ba-la-di không căn cứ của sự việc thuộc phần sự khác?» 

Các tỳ-kheo liền đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. 

Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo Từ Địa:

«Việc làm của ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Đạp-bà-ma-la Tử tu phạm hạnh. Tại sao các ông lại vu khống Đạp-bà-ma-la Tử bằng ba-la-di không căn cứ của việc thuộc phần sự khác?»

Đức Thế tôn quở trách tỳ-kheo Từ Địa, rồi bảo các tỳ-kheo:

«Tỳ-kheo Từ Địa này là kẻ ngu si, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người phạm giới này đầu tiên. Từ nay về sau vì các tỳ-kheo kiết giới, tập mười cú nghĩa, cho đến, để chánh pháp tồn tại lâu dài.» 

Muốn thuyết giới nên thuyết như vầy:

B. GIỚI VĂN
Tỳ-kheo nào, vì giận hờn, dựa vào tiểu tiết trong phần sự khác, đối với tỳ-kheo không phải là ba-la-di, mà vu khống bằng pháp ba-la-di không có căn cứ, muốn hủy hoại đời sống phạm hạnh của vị ấy, về sau, dù bị cật vấn hay không bị cật vấn, sự việc ấy được biết là dựa lấy tiểu tiết trong phần sự khác, Tỳ-kheo này tự nói rằng: ‹Tôi vì thù hận nên nói như vậy.› Tỳ-kheo nào nói như vậy, tăng-già-bà-thi-sa.

C. THÍCH NGHĨA
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Sân nhuế: như trước đã nói.

Phần sự khác:[97] tỳ-kheo phạm ba-la-di, nói là thấy phạm ba-la-di, vu khống bằng pháp không căn cứ thuộc phần sự khác, tăng-già-bà-thi-sa.

D. PHẠM TƯỚNG
Nếu tỳ-kheo không phạm ba-la-di mà gọi là phạm, tăng-già-bà-thi-sa. 

Bằng pháp ba-la-di không căn cứ thuộc phần sự khác mà vu khống, tăng-già-bà-thi-sa. 

Nếu tỳ-kheo không phạm ba-la-di, nhưng thấy vị ấy phạm ba-dật-đề, ba-la-đề-đề-xá-ni, thâu-lan-giá, đột-kiết-la, ác thuyết, mà vu khống bằng pháp ba-la-di không căn cứ thuộc phần sự khác, tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu tỳ-kheo phạm tăng-già-bà-thi-sa, nhưng vị ấy nói phạm ba-la-di, mà vu khống bằng pháp ba-la-di không căn cứ thuộc phần sự khác, tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu tỳ-kheo phạm tăng-già-bà-thi-sa, nhưng vị ấy nói phạm ba-dật-đề, ba-la-đề-đề-xá-ni, thâu-lan-giá, đột-kiết-la, ác thuyết, mà vu khống bằng pháp ba-la-di không căn cứ thuộc phần sự khác, tăng-già-bà-thi-sa.

Người không thanh tịnh giống người không thanh tịnh,[98] hay cùng tên, cùng họ, đồng tướng; lấy sự của việc người này vu khống cho người kia, bằng pháp ba-la-di không căn cứ thuộc phần sự khác mà vu khống, tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu người không thanh tịnh giống người thanh tịnh, đồng tên, đồng họ, đồng tướng; lấy sự việc của người này vu khống cho người kia, bằng pháp ba-la-di không căn cứ thuộc phần sự khác mà vu khống, tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu người thanh tịnh giống người không thanh tịnh, đồng tên, đồng họ, đồng tướng; lấy sự việc của người này vu khống cho người kia, bằng [590a1] pháp ba-la-di không căn cứ thuộc phần sự khác mà vu khống, tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu người thanh tịnh giống người thanh tịnh, đồng tên, đồng họ, đồng tướng; lấy sự việc của người này vu khống cho người kia, bằng pháp ba-la-di không căn cứ thuộc phần sự khác mà vu khống, tăng-già-bà-thi-sa. 

Hoặc thấy người ấy lúc còn tại gia mà phạm dâm, trộm năm tiền hoặc hơn năm tiền, hoặc giết người, bèn nói với người rằng: «Tôi thấy tỳ-kheo phạm dâm, trộm năm tiền, hơn năm tiền, nghe giết người.» Bằng pháp ba-la-di không căn cứ thuộc phần sự khác mà vu khống, tăng-già-bà-thi-sa.

Hoặc nghe nói người ấy lúc còn tại gia mà phạm dâm, nghe nói trộm năm tiền hoặc hơn năm tiền, nghe nói giết người, nghe nói tự xưng được pháp Thượng nhơn, bèn nói: «Tôi nghe nói người kia phạm dâm, nghe nói trộm năm tiền hoặc hơn năm tiền, nghe nói giết người, nghe nói tự xưng được pháp Thượng nhơn.» Bằng pháp ba-la-di không căn cứ thuộc phần sự khác mà vu khống, tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu tỳ-kheo tự nói nghe có tiếng vang rằng: «Tôi phạm dâm, nghe nói trộm năm tiền hoặc hơn năm tiền, nghe nói giết người, nghe nói tự xưng được pháp Thượng nhơn.› Bằng pháp ba-la-di không căn cứ thuộc phần sự khác mà vu khống, tăng-già-bà-thi-sa.

Nếu tỳ-kheo bằng bốn sự pháp [99] không căn cứ thuộc phần sự khác[100] để vu khống tỳ-kheo, nói rõ ràng, phạm tăng-già-bà-thi-sa; nói không rõ ràng, phạm thâu-lan-giá. Nếu dùng dấu tay, hoặc viết thư, hoặc sai sứ, làm dấu hiệu cho biết dấu được nhận biết rõ ràng, phạm tăng-già-bà-thi-sa; không rõ ràng, phạm thâu-lan-giá. 

Trừ bốn ba-la-di, bằng pháp phi tỳ-kheo khác, không căn cứ, thuộc phần sự khác, mà hủy báng, nói: ‹Ông phạm biên tội, cho đến, hai hình, chi tiết như trên;› nói mà hiểu được, phạm tăng-già-bà-thi-sa; không hiểu được, phạm thâu-lan-giá. Nếu dùng dấu tay, thư từ, sai người, làm hiệu cho biết, nếu hiểu được, phạm tăng-già-bà-thi-sa; không hiểu được phạm thâu-lan-giá. 

Trừ những sự trên, nếu dùng các pháp khác không căn cứ thuộc phần sự khác để vu khống tỳ-kheo, tùy theo trước mà phạm.

Nếu tỳ-kheo dùng tám pháp ba-la-di không căn cứ thuộc phần sự khác để vu khống tỳ-kheo-ni, nói mà hiểu được, phạm tăng-già-bà-thi-sa; không hiểu được, phạm thâu-lan-giá. Nếu dùng dấu tay, thư từ, sai người, ra dấu cho biết, nếu hiểu được, phạm tăng-già-bà-thi-sa; không hiểu được, phạm thâu-lan-giá. 

Ngoài tám ba-la-di, dùng các pháp phi tỳ-kheo-ni khác thuộc phần sự khác để vu khống, nói mà hiểu được, phạm tăng-già-bà-thi-sa; không hiểu được, phạm thâu-lan-giá. Nếu dùng dấu tay, thư từ, sai sứ, ra dấu cho biết, nếu hiểu được, phạm tăng-già-bà-thi-sa; không hiểu được, phạm thâu-lan-giá. Trừ pháp phi tỳ-kheo-ni, nếu dùng các pháp khác không căn cứ thuộc phần sự khác để vu khống tỳ-kheo-ni, tùy trường hợp phạm.

Trừ vu khống tỳ-kheo và tỳ-kheo-ni, dùng pháp không căn cứ thuộc phần sự khác để vu khống người khác, phạm đột-kiết-la. 

Tỳ-kheo-ni, tăng-già-bà-thi-sa. Thức-xoa-ma-na, Sa-di, da-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: căn cứ do thấy, do nghe, do nghi căn mà nói đúng sự thật, nói giỡn cợt, nói gấp gáp, nói một mình, nói trong mộng, muốn nói việc nầy nhầm nói việc khác thì không phạm.

Người không phạm: người phạm đầu tiên khi chưa chế giới; người si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. 

Xem mục lục