Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (36)


Xem mục lục

Phú Lâu Na, ông lại hỏi rằng đất, nước, lửa, gió, bản tánh viên dung, toàn khắp pháp giới nhưng nghi tại sao tánh nước, tánh lửa lại không lấn diệt lẫn nhau. Lại nêu ra hư không và đất đai đều toàn khắp pháp giới thì làm sao dung nhau được.
Phú Lâu Na, ví như hư không, thể nó chẳng phải các tướng mà chẳng ngăn cản các tướng phát huy. Tại sao như vậy ? Phú Lâu Na, trong hư không bao la kia, mặt trời thì chiếu sáng, mây tụ thì tối, gió thổi thì động, mặt trời chiếu thì sáng, tạnh ráo thì trong, hơi đọng thì đục, bụi nỗi thì mịt mù, nước dừng thì trong.

Ý ông thế nào ? Các thứ tướng hữu vi như vậy là nhân các thứ kia sanh, hay nhân hư không mà có ? Phú Lâu Na, nếu do các thứ kia sanh, thì khi mặt trời chiếu soi đã là mặt trời sáng thì mười phương thế giới đồng là sắc của mặt trời, làm sao ở giữa hư không lại còn thấy mặt trời tròn ? Nếu là hư không sáng, thì hư không phải tự chiếu sáng lấy, thế sao giữa đêm hay lúc mây mù lại chẳng có chiếu sáng ? Phải biết cái sáng ấy chẳng phải mặt trời, chẳng phải hư không, mà cũng chẳng khác mặt trời và hư không.
Quán sát các tướng nguyên là hư vọng, không thể chỉ bày, cũng như mong hoa đốm giữa hư không kết thành quả của hư không, làm sao còn hỏi nghĩa lấn diệt lẫn nhau ? Quán tánh nguyên là chân, chỉ là tánh giác diệu minh. Tâm giác diệu minh vốn chẳng phải là nước, lửa, làm sao lại hỏi chẳng dung lẫn nhau ?

Tánh giác diệu minh chân thật cũng lại như vậy. Ông phát minh ra hư không thì hư không hiện ; đất, nước, lửa, gió mỗi thứ mỗi phát minh thì mỗi mỗi thứ hiện ; nếu cùng phát minh thì cùng có hiện.
Thế nào là cùng có hiện ra ? Phú Lâu Na, như trong một chỗ có nước hiện một bóng mặt trời, một người đi về hướng Đông, một người đi về hướng Tây, thì mỗi bên đều có mặt trời đi theo mình, một cái ở Đông một cái ở Tây, không có chuẩn đích nhất định.

 Không nên hỏi rằng, mặt trời chỉ có một, tại sao mỗi cái đi theo mỗi người ? Mặt trời đã thành hai, vì sao khi hiện chỉ có một ? Quanh quẩn hư vọng như thế, không thể lấy gì làm bằng cứ.

……………………………………….

Các tướng hữu vi, đất nước lửa gió là vô tự tánh. Vì vô tự tánh nên chẳng đến nhau, chẳng ngăn ngại nhau, chẳng lấn diệt lẫn nhau. Các tướng là hư vọng, không thể nắm bắt chỉ bày, chỉ vọng thấy thì làm sao xâm hại lẫn nhau? Như hoa đốm giữa hư không, chúng chẳng ngăn ngại nhau và cái vọng thấy của người này chẳng ngăn ngại cái vọng thấy của người kia. Ngay cả cái vọng thấy cọng nghiệp thì có dính dáng gì đến thực tại mà ngăn ngại nhau.

Còn thực tại chỉ là tánh giác diệu minh, vốn chằng phải lửa hay nước, chẳng phải bất cứ tướng nào. Tánh giác diệu minh là Một Tướng, Vô Tướng.

Trong thực tại tánh giác diệu minh Một Tướng Vô Tướng hoàn toàn không ngăn ngại ấy, các tướng có hư vọng được phát minh ra thì các tướng ấy cũng không ngăn ngại lẫn nhau, chồng lấn lẫn nhau. Hoa đốm không thể thành quả, giấc mộng không thể thành sự vật, làm sao lấn diệt lẫn nhau.

Bóng mặt trời trong nước không ở phương Đông, không ở phương Tây, không ở đâu cả, không có chuẩn đích nhất định, không thể lấy gì làm bằng cứ. Bóng mặt trời là không có chỗ trụ như tánh Không không có chỗ trụ.

Thấy được các căn, trần, thức, các đại không ở đâu và không đi đến đâu, như huyễn như mộng, bèn giải thoát khỏi sanh tử hoa đốm vọng thấy. Và ngay chỗ thấy huyễn, thấy mộng ấy là tánh Giác Một
tướng Vô tướng, như ngay chỗ hoa đốm chính là hư không mười phương.

Khi một niệm đất nước lửa gió khởi lên, phát minh ra, thấy ngay nó là vô sanh, bèn tức thì giải thoát.

Xem mục lục