Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 3
Bạch Thế Tôn! Bố thí Ba la Mật đa không buộc không mở. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bố thí Ba la mật đa tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Bố thí Ba la mật đa tánh xa lìa, nên không buộc không mở; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Bố thí Ba la mật đa tánh vắng lặng, nên không buộc không mở; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Bố thí Ba la mật đa tánh không, nên không buộc không mở; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tánh không, nên không buộc không mở. Bố thí Ba la đa tánh vô tướng, nên không buộc không mở; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Bố thí Ba la mật đa tánh vô nguyện, nên không buộc không mở; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Bố thí Ba la mật đa tánh vô sanh, nên không buộc không mở; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Bố thí Ba la mật đa tánh vô diệt, nên không buộc không mở; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tánh vô diệt, nên không buộc mở. Bố thí Ba la mật đa tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở; tịnh giới, an nhẫn tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Bố thí Ba la mật đa tánh vô tịnh, nên không buộc không mở; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Năm nhãn không buộc không mở, sáu thần thông không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Năm nhãn tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở; sáu thần thông tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Năm nhãn tánh xa lìa, nên không buộc không mở; sáu thần thông tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Năm nhãn tánh vắng lặng, nên không buộc không mở; sáu thần thông tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Năm nhãn tánh không, nên không buộc không mở; sáu thần thông tánh không, nên không buộc không mở. Năm nhãn tánh vô tướng, nên không buộc không mở; sáu thần thông tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Năm nhãn tánh vô nguyện, nên không buộc không mở; sáu thần thông tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Năm nhãn tánh vô sanh, nên không buộc không mở; sáu thần thông tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Năm nhãn tánh vô diệt, nên không buộc không mở; sáu thần thông tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Năm nhãn tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở; sáu thần thông tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Năm nhãn tánh vô tịnh, nên không buộc không mở; sáu thần thông tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Phật mười phương lực không buộc không mở; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Phật mười lực tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Phật mười lực tánh xa lìa, nên không buộc không mở; bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Phật mười lực tánh vắng lặng, nên không buộc không mở; bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Phật mười lực tánh không, nên không buộc không mở; bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí tánh không, nên không buộc không mở. Phật mười lực tánh vô tướng, nên không buộc không mở; bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Phật mười lực tánh vô nguyện, nên không buộc không mở; bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Phật mười lực tánh vô sanh, nên không buộc không mở; bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Phật mười lực tánh vô diệt, nên không buộc không mở; bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Phật mười lực tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở; bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Phật mười lực tánh vô tịnh, nên không buộc không mở; bốn vô sở úy cho đến nhất thiết tướng trí tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Chơn như không buộc không mở; pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, pháp định, pháp trụ, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, thật tế, vô vi không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Chơn như tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở; pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, pháp định, pháp trụ, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, thật tế, vô vi tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Chơn như tánh xa lìa, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến vô vi tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Chơn như tánh vắng lặng, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến vô vi tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Chơn như tánh không, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến vô vi tánh không, nên không buộc không mở. Chơn như tánh vô tướng, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến vô vi tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Chơn như tánh vô nguyện, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến vô vi tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Chơn như tánh vô sanh, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến vô vi tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Chơn như tánh vô diệt, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến vô vi tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Chơn như tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến vô vi tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Chơn như tánh vô tịnh, nên không buộc không mở; pháp giới cho đến vô vi tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Bồ đề không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bồ đề tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Bồ đề tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Bồ đề tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Bồ đề tánh không, nên không buộc không mở. Bồ đề tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Bồ đề tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Bồ đề tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Bồ đề tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Bồ đề tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Bồ đề tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Tát đỏa không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Tát đỏa tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Tát đỏa tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Tát đỏa tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Tát đỏa tánh không, nên không buộc không mở. Tát đỏa tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Tát đỏa tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Tát đỏa tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Tát đỏa tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Tát đỏa tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Tát đỏa tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Ma ha tát không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Bồ Tát Ma ha tát tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Bồ tát Ma ha tát tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Bồ tát Ma ha tát tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Bồ tát Ma ha tát tánh không, nên không buộc không mở. Bồ tát Ma ha tát tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Bồ tát Ma ha tát tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Bồ tát Ma ha tát tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Bồ tát Ma ha tát tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Bồ tát Ma ha tát tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Bồ tát Ma ha tát tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tánh không, nên không buộc không mở. Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Kẻ giác giả Vô thượng Chánh đẳng không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Kẻ giác giả Vô thượng Chánh đẳng tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Kẻ giác giả Vô thượng Chánh đẳng tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Kẻ giác giả Vô thượng Chánh đẳng tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Kẻ giác giả Vô thượng Chánh đẳng tánh không, nên không buộc không mở. Kẻ giác giả Vô thượng Chánh đẳng tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Kẻ giác giả Vô thượng Chánh đẳng tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Kẻ giác giả Vô thượng Chánh đẳng tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Kẻ giác giả Vô thượng Chánh đẳng tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Kẻ giác giả Vô thượng Chánh đẳng tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Kẻ giác giả Vô thượng Chánh đẳng tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Bạch Thế Tôn! Lấy tóm mà nói: Tất cả pháp đều không buộc không mở. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Tất cả pháp tánh vô sở hữu, nên không buộc không mở. Tất cả pháp tánh xa lìa, nên không buộc không mở. Tất cả pháp tánh vắng lặng, nên không buộc không mở. Tất cả pháp tánh không, nên không buộc không mở. Tất cả pháp tánh vô tướng, nên không buộc không mở. Tất cả pháp tánh vô nguyện, nên không buộc không mở. Tất cả pháp tánh vô sanh, nên không buộc không mở. Tất cả pháp tánh vô diệt, nên không buộc không mở. Tất cả pháp tánh vô nhiễm, nên không buộc không mở. Tất cả pháp tánh vô tịnh, nên không buộc không mở.
Khi ấy, Mãn Từ Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Tôn giả! Nói sắc không buộc không mở, nói thọ tưởng hành thức thảy không buộc không mở ư? Thiện Hiện đáp: Như vậy, như vậy. Mãn Từ Tử nói: Những gì là sắc không buộc không mở, những gì là thọ tưởng hành thức thảy không buộc không mở?
Thiện Hiện đáp: Như huyễn sắc không buộc không mở, như huyễn thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Như mộng sắc không buộc không mở, như mộng thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Như tượng sắc không buộc không mở, như tượng thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Như vang sắc không buộc không mở, như vang thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Như bóng sáng sắc không buộc không mở, như bóng sáng thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Như không hoa sắc không buộc không mở, như không hoa thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Như ánh nắng sắc không buộc không mở, như ánh nắng thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Như thành tầm hương sắc không buộc không mở, như thành tằm hương thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Như việc biến hóa sắc không buộc không mở, như việc biến hóa thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Sắc tánh như huyễn cho đến sắc tánh như việc biến hóa vô sở hữu, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh như huyễn, cho đến thọ tưởng hành thức tánh như việc biến hóa vô sở hữu, nên không buộc không mở. Sắc tánh như huyễn, cho đến sắc tánh như việc biến hóa xa lìa, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh như huyễn, cho đến thọ tưởng hành thức tánh như việc biến hóa xa lìa, nên không buộc không mở. Sắc tánh như huyễn, cho đến sắc tánh như việc biến hóa vắng lặng, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh như huyễn, cho đến thọ tưởng hành thức tánh như việc biến hóa vắng lặng, nên không buộc không mở. Sắc tánh như huyễn, cho đến sắc tánh như việc biến hóa không, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh như huyễn, cho đến thọ tưởng hành thức tánh như việc biến hóa không, nên không buộc không mở. Sắc tánh như huyễn, cho đến sắc tánh như việc biến hóa vô tướng, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh như huyễn, cho đến thọ tưởng hành thức tánh như việc biến hóa vô tướng, nên không buộc không mở. Sắc tánh như huyễn, cho đến sắc tánh như việc biến hóa vô nguyện, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh như huyễn, cho đến thọ tưởng hành thức tánh như việc biến hóa vô nguyện, nên không buộc không mở. Sắc tánh như huyễn, cho đến sắc tánh như việc biến hóa vô sanh, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh như huyễn, cho đến thọ tưởng hành thức tánh như việc biến hóa vô sanh, nên không buộc không mở. Sắc tánh như huyễn, cho đến sắc tánh như việc biến hóa vô diệt, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh như huyễn, cho đến thọ tưởng hành thức tánh như việc biến hóa vô diệt, nên không buộc không mở. Sắc tánh như huyễn, cho đến sắc tánh như việc biến hóa vô nhiễm, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh như huyễn, cho đến thọ tưởng hành thức tánh như việc biến hóa vô nhiễm, nên không buộc không mở. Sắc tánh như huyễn, cho đến sắc tánh như việc biến hóa vô tịnh, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh như huyễn, cho đến thọ tưởng hành thức tánh như việc biến hóa vô tịnh, nên không buộc không mở.
Mãn Từ Tử! Sắc quá khứ không buộc không mở, thọ tưởng hành thức quá khứ không buộc không mở. Sắc vị lai không buộc không mở, thọ tưởng hành thức vị lai không buộc không mở. Sắc hiện tại không buộc không mở, thọ tưởng hành thức hiện tại không buộc không mở. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Sắc tánh quá khứ vị lai hiện tại vô sở hữu, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh quá khứ vị lai hiện tại vô sở hữu, nên không buộc không mở. Sắc tánh quá khứ vị lai hiện tại xa lìa, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh quá khứ vị lai hiện tại xa lìa, nên không buộc không mở. Sắc tánh quá khứ vị lai hiện tại vắng lặng, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh quá khứ vị lai hiện tại vắng lặng, nên không buộc không mở. Sắc tánh quá khứ vị lai hiện tại không, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh quá khứ vị lai hiện tại không, nên không buộc không mở. Sắc tánh quá khứ vị lai hiện tại vô tướng, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh quá khứ vị lai hiện tại vô tướng, nên không buộc không mở. Sắc tánh quá khứ vị lai hiện tại vô nguyện, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh quá khứ vị lai hiện tại vô nguyện, nên không buộc không mở. Sắc tánh quá khứ vị lai hiện tại vô sanh, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh quá khứ vị lai hiện tại vô sanh, nên không buộc không mở. Sắc tánh quá khứ vị lai hiện tại vô diệt, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh quá khứ vị lai hiện tại vô diệt, nên không buộc không mở. Sắc tánh quá khứ vị lai hiện tại vô nhiễm, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh quá khứ vị lai hiện tại vô nhiễm, nên không buộc không mở. Sắc tánh quá khứ vị lai hiện tại vô tịnh, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh quá khứ vị lai hiện tại vô tịnh, nên không buộc không mở.
Mãn Từ Tử! Sắc thiện không buộc không mở, thọ tưởng hành thức thiện không buộc không mở. Sắc bất thiện không buộc không mở, thọ tưởng hành thức bất thiện không buộc không mở. Sắc vô ký không buộc không mở, thọ tưởng hành thức vô ký không buộc không mở. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Sắc tánh thiện, bất thiện, vô ký vô sở hữu, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh thiện, bất thiện, vô ký vô sở hữu, nên không buộc không mở. Sắc tánh thiện, bất thiện, vô ký xa lìa, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh thiện, bất thiện, vô ký xa lìa, nên không buộc không mở. Sắc tánh thiện, bất thiện, vô ký vắng lặng, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh thiện, bất thiện, vô ký vắng lặng, nên không buộc không mở. Sắc tánh thiện, bất thiện, vô ký không, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh thiện, bất thiện, vô ký không, nên không buộc không mở. Sắc tánh thiện, bất thiện, vô ký vô tướng, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh thiện, bất thiện, vô ký vô tướng, nên không buộc không mở. Sắc tánh thiện, bất thiện, vô ký vô nguyện, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh thiện, bất thiện, vô ký vô nguyện, nên không buộc không mở. Sắc tánh thiện, bất thiện, vô ký vô sanh, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh thiện, bất thiện, vô ký vô sanh, nên không buộc không mở. Sắc tánh thiện, bất thiện, vô ký vô diệt, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh thiện, bất thiện, vô ký vô diệt, nên không buộc không mở. Sắc tánh thiện, bất thiện, vô ký vô nhiễm, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh thiện, bất thiện, vô ký vô nhiễm , nên không buộc không mở. Sắc tánh thiện, bất thiện, vô ký vô tịnh, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh thiện, bất thiện, vô ký vô tịnh, nên không buộc không mở.
Mãn Từ Tử! Sắc có nhiễm không buộc không mở, thọ tưởng hành thức có nhiễm không buộc không mở. Sắc không nhiễm không buộc không mở; thọ tưởng hành thức không nhiễm không buộc không mở. Sắc có tội không buộc không mở, thọ tưởng hành thức có tội không buộc không mở. Sắc không tội không buộc không mở, thọ tưởng hành thức không tội không buộc không mở. Sắc hữu lậu không buộc không mở, thọ tưởng hành thức hữu lậu không buộc không mở. Sắc vô lậu không buộc không mở, thọ tưởng hành thức vô lậu không buộc không mở. Sắc tạp nhiễm không buộc không mở, thọ tưởng hành thức tạp nhiễm không buộc không mở. Sắc thanh tịnh không buộc không mở, thọ tưởng hành thức thanh tịnh không buộc không mở. Sắc thế gian không buộc không mở, thọ tưởng hành thức thế gian không buộc không mở. Sắc xuất thế gian không buộc không mở, thọ tưởng hành thức xuất thế gian không buộc không mở. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Sắc tánh có nhiễm cho đến sắc tánh xuất thế gian vô sở hữu, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh có nhiễm cho đến thọ tưởng hành thức tánh xuất thế gian vô sở hữu, nên không buộc không mở. Sắc tánh có nhiễm cho đến sắc tánh xuất thế gian xa lìa, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh có nhiễm cho đến thọ tưởng hành thức tánh xuất thế gian xa lìa, nên không buộc không mở. Sắc tánh có nhiễm cho đến sắc tánh xuất thế gian vắng lặng, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh có nhiễm cho đến thọ tưởng hành thức tánh xuất thế gian vắng lặng, nên không buộc không mở. Sắc tánh có nhiễm cho đến sắc tánh xuất thế gian không, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh có nhiễm cho đến thọ tưởng hành thức tánh xuất thế gian không, nên không buộc không mở. Sắc tánh có nhiễm cho đến sắc tánh xuất thế gian vô tướng, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh có nhiễm cho đến thọ tưởng hành thức tánh xuất thế gian vô tướng, nên không buộc không mở. Sắc tánh có nhiễm cho đến sắc tánh xuất thế gian vô nguyện, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh có nhiễm cho đến thọ tưởng hành thức tánh xuất thế gian vô nguyện, nên không buộc không mở. Sắc tánh có nhiễm cho đến sắc tánh xuất thế gian vô sanh, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh có nhiễm cho đến thọ tưởng hành thức tánh xuất thế gian vô sanh, nên không buộc không mở. Sắc tánh có nhiễm cho đến sắc tánh xuất thế gian vô diệt, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh có nhiễm cho đến thọ tưởng hành thức tánh xuất thế gian vô diệt, nên không buộc không mở.
Sắc tánh có nhiễm cho đến sắc tánh xuất thế gian vô tịnh, nên không buộc không mở; thọ tưởng hành thức tánh có nhiễm cho đến thọ tưởng hành thức tánh xuất thế gian vô tịnh, nên không buộc không mở.
Mãn Từ Tử! Sắc thọ tưởng hành thức không buộc không mở. Như vậy, phải biết cứ như vậy. Nhãn xứ cho đến ý xứ. Sắc xứ cho đến pháp xứ. Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý giới, pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Địa giới cho đến thức giới. Khổ thánh đế cho đến đạo thánh đế. Vô minh cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Bốn tĩnh lự cho đến bốn vô sắc định. Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Không giải thoát môn cho đến vô nguyện giải thoát môn. Bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa. Năm nhãn, sáu thần thông. Phật mười lực cho đến nhất thiết tướng trí. Chơn như cho đến vô vi. Bồ đề, Tát đỏa, Bồ tát Ma ha tát, Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Kẻ giác giả Vô thượng Chánh đẳng. Tất cả pháp tùy chỗ sở ưng không buộc không mở, cũng lại như vậy.
Mãn Từ tử! Các Bồ tát Ma ha tát đối với pháp môn không buộc không mở như vậy, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đúng như thật mà biết. Đối với như vậy không buộc không mở: Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Năm nhãn, sáu thần thông. Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nhất thiết trí, đạo tướng trí và nhất thiết tướng trí. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên siêng tu học.
Mãn Từ Tử! Các Bồ tát Ma ha tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên trụ bốn tĩnh lự không buộc không mở. Cho đến nên trụ nhất thiết tướng trí không buộc không mở. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên thành thục hữu tình không buộc không mở, nên nghiêm tịnh cõi Phật không buộc không mở, nên gần gũi cúng dường chư Phật không buộc không mở, và nên nghe lãnh pháp môn không buộc không mở.
Mãn Từ Tử! Bồ tát Ma ha tát này thường chẳng xa lìa chư Phật Thế Tôn không buộc không mở. Thường chẳng xa lìa năm nhãn thanh tịnh không buộc không mở. Thường chẳng xa lìa sáu thần thông thù thắng không buộc không mở. Thường chẳng xa lìa đà la ni môn không buộc không mở và thường chẳng xa lìa tam ma địa môn không buộc không mở.
Mãn Từ Tử! Bồ tát Ma ha tát này sẽ sanh đạo tướng trí không buộc không mở, sẽ chứng nhất thiết trí và nhất thiết tướng trí không buộc không mở, sẽ quay xe pháp không buộc không mở và sẽ đem pháp Tam thừa không buộc không mở, để an lập các hữu tình nơi không buộc không mở.
Mãn Từ Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành sáu Ba la mật đa không buộc không mở là chứng được tất cả pháp vô sở hữu không buộc không mở, nên xa lìa, nên vắng lặng, nên không, nên vô tướng, nên vô nguyện, nên vô sanh, nên vô diệt, nên vô nhiễm, nên vô tịnh và nên không buộc không mở.
Mãn Từ Tử! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này, mới được gọi tên là kẻ mặc áo giáp Đại thừa không buộc không mở.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì sao biết là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát? Vì sao biết được Bồ tát Ma ha tát phát thú Đại thừa? Đại thừa như vậy, từ chỗ nào ra? Đến trụ chỗ nào? Vì sao mà trụ? Ai lại cưỡi Đại thừa này mà ra?
Phật bảo: Thiện Hiện! Ngươi hỏi vì sao biết là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy, nghĩa là sáu Ba la mật đa là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát đấy. Những gì là sáu? Là bố thí Ba la mật đa, tịnh giới Ba la mật đa, an nhẫn Ba la mật đa, tinh tiến Ba la mật đa, tĩnh lự Ba la mật đa, bát nhã Ba la mật đa.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ tát Ma ha tát bố thí Ba la mật đa? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát phát tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm thượng thủ, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Tự mình thí tất cả nội ngoại sở hữu, cũng khuyên kẻ khác thí nội ngoại sở hữu. Đem căn lành này cùng tất cả hữu tình đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát bố thí Ba la mật đa.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ tát Ma ha tát tịnh giới Ba la mật đa? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát phát tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm thượng thủ, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Tự mình trụ mười thiện nghiệp đạo, cũng khuyên kẻ khác trụ muời thiện nghiệp đạo. Đem căn lành này cùng tất cả hữu tình đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát tịnh giới Ba la mật đa.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ tát Ma ha tát an nhẫn Ba la mật đa? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát phát tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm thượng thủ, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Tự mình đủ tăng thượng an nhẫn, cũng khuyên kẻ khác đủ tăng thượng an nhẫn. Đem căn lành này cùng tất cả hữu tình đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an nhẫn Ba la mật đa.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ tát Ma ha tát tinh tiến Ba la mật đa? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát phát tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm thượng thủ, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Tự mình nơi sáu Ba la mật đa siêng tu chẳng dứt, cũng khuyên kẻ khác nơi sáu Ba la mật đa siêng tu chẳng dứt. Đem căn lành này cùng tất cả hữu tình đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát tinh tiến Ba la mật đa.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ tát Ma ha tát tĩnh lự Ba la mật đa? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát phát tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm thượng thủ, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Tự mình năng khéo léo vào các tĩnh lự, vô lượng, vô sắc, trọn chẳng theo thế lực kia mà thọ sanh; cũng năng khuyên kẻ khác vào các tĩnh lự, vô lượng, vô sắc khéo léo như mình. Đem căn lành này cùng tất cả hữu tình đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát tĩnh lự Ba la mật đa.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ tát Ma ha tát bát nhã Ba la mật đa? Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát phát tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm thượng thủ, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Tự mình năng như thật quán tất cả pháp tánh, đối các pháp tánh không bị chấp đắm, cũng khuyên kẻ khác như thật quán tất cả pháp tánh, đối các pháp tánh không bị chấp đắm. Đem căn lành này cùng tất cả hữu tình đồng chung hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát bát nhã Ba la mật đa. Thiện Hiện! Phải biết đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha Tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát ấy nghĩa là nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bản tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.
Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì sao nội không? Phật bảo: Thiện Hiện! Nội, nghĩa là nội pháp, tức là nhãn nhỉ tỷ thiệt thân ý. Trong đây, nhãn do nhãn không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Nhĩ tỷ thiệt thân ý do nhĩ tỷ thiệt thân ý không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là nội không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao ngoại không? Phật bảo: Thiện Hiện! Ngoại, nghĩa là ngoại pháp, tức là sắc thanh hương vị xúc pháp. Trong đây, sắc do sắc không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thanh hương vị xúc pháp do thanh hương vị xúc pháp không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là ngoại không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao nội ngoại không? Phật bảo: Thiện Hiện! Nội ngoại, nghĩa là nội ngoại pháp, tức là sáu chỗ trong, sáu chỗ ngoài. Trong đây, sáu chỗ trong do sáu chỗ ngoài không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Sáu chỗ ngoài do sáu chỗ trong không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là nội ngoại không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao không không? Phật bảo: Thiện Hiện! Không, nghĩa là tất cả pháp không. Không đây do không mà không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là không không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại không? Phật bảo: Thiện Hiện! Đại nghĩa là mười phương, tức là đông nam tây bắc, tứ duy, thượng hạ. Trong đây, đông phương do đông phương không, Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Nam tây bắc phương tứ duy thượng hạ, do nam tây bắc phương tứ duy thượng hạ không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là đại không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao thắng nghĩa không? Phật bảo: Thiện Hiện! Thắng nghĩa, nghĩa là Niết bàn. Thắng nghĩa đây do thắng nghĩa không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là thắng nghĩa không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao hữu vi không? Phật bảo: Thiện Hiện! Hữu vi, nghĩa là cõi Dục, cõi sắc, cõi Vô sắc. Trong đây cõi Dục do cõi Dục không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Cõi sắc, Vô sắc do cõi Sắc, Vô sắc không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là hữu vi không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao vô vi không? Phật bảo: Thiện Hiện! Vô vi nghĩa là vô sanh, vô trụ, vô dị, vô diệt. Vô vi đây do vô vi không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là vô vi không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao tất cảnh không? Phật bảo: Thiện Hiện! Tất cảnh, nghĩa là các pháp rốt ráo bất khả đắc. Tất cảnh đây do tất cảnh không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là tất cảnh không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao vô tế không? Phật bảo: Thiện Hiện! Vô tế nghĩa là không có ngằn mé trước, giữa, sau khả được và không có ngằn mé lui đến khả được. Vô tế đây do vô tế không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là vô tế không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao tán không? Phật bảo: Thiện Hiện! Tán nghĩa là có phóng, có vứt, có bỏ khả được. Tán đây do tán không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là tán không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao vô biến dị không? Phật bảo: Thiện Hiện! Vô biến dị nghĩa là không phóng, không vứt, không bỏ khả được. Vô biến dị đây do vô biến dị không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là vô biến dị không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao bản tánh không? Phật bảo: Thiện Hiện! Bản tánh nghĩa là bản tánh tất cả pháp. Hoặc tánh pháp hữu vi, hoặc tánh pháp vô vi đều chẳng phải Thanh văn làm ra, chẳng phải Độc giác làm ra, chẳng phải Bồ tát làm ra, chẳng phải Như Lai làm ra, cũng chẳng phải nào ai làm ra. Bản tánh đây do bản tánh không . Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là bản tánh không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao tự tướng không? Phật bảo: Thiện Hiện! Tự tướng nghĩa là tự tướng tất cả pháp. Như biến ngăn là tự tuớng sắc, lãnh nạp là tự tướng thọ, lấy tượng là tự tướng tưởng, tạo tác là tự tướng hành, rõ biết là tự tướng thức. Như vậy thảy, hoặc tự tướng pháp hữu vi, hoặc tự tướng pháp vô vi. Tự tướng đây do tự tướng không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là tự tướng không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao cộng tướng không? Phật bảo: Thiện Hiện! Cộng tướng nghĩa là cộng tướng tất cả pháp. Như khổ là cộng tướng pháp hữu lậu, vô thường là cộng tướng pháp hữu vi; không, vô ngã là cộng tướng tất cả pháp. Như vậy thảy có vô lượng cộng tướng. Cộng tướng đây do cộng tướng không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là cộng tướng không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao tất cả pháp không? Phật bảo: Thiện Hiện! Tất cả pháp nghĩa là năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới. Hoặc pháp hữu sắc vô sắc, hữu kiến vô kiến, hữu đối vô đối, hữu lậu vô lậu, hữu vi vô vi. Tất cả pháp đây do tất cả pháp không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là tất cả pháp không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao bất khả đắc không? Phật bảo: Thiện Hiện! Bất khả đắc, nghĩa là tất cả pháp trong đây bất khả đắc. Như quá khứ bất khả đắc, vị lai bất khả đắc, hiện tại bất khả đắc. Như quá khứ không có vị lai hiện tại khả đắc. Như vị lai không có quá khứ hiện tại khả đắc. Như hiện tại không có quá khứ vị lai khả đắc. Bất khả đắc đây do bất khả đắc không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là bất khả đắc không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao vô tánh không? Phật bảo: Thiện Hiện! Vô tánh, nghĩa là trong đây không có chút tánh khả được. Vô tánh đây do vô tánh không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là vô tánh không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao tự tánh không? Phật bảo: Thiện Hiện! Tự tánh nghĩa là các pháp năng hòa hợp tự tánh. Tự tánh đây do tự tánh không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là tự tánh không.
Thiện Hiện thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao vô tánh tự tánh không? Phật bảo: Thiện Hiện! Vô tánh tự tánh nghĩa là các pháp không có năng hòa hợp tự tánh, không có sở hòa hợp tự tánh. Vô tánh tự tánh đây do tự tánh không. Vì cớ sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh vậy là vậy. Thiện Hiện! Đấy là vô tánh tự tánh không.
Lại nữa, Thiện Hiện! Hữu tánh do hữu tánh không. Vô tánh do vô tánh không. Tự tánh do tự tánh không. Tha tánh do tha tánh không. Vì sao hữu tánh do hữu tánh không? Hữu tánh nghĩa là năm uẩn. Hữu tánh đây do hữu tánh không là vì năm uẩn sanh tánh bất khả đắc vậy. Đấy là hữu tánh do hữu tánh không. Vì sao vô tánh do vô tánh không? Vô tánh nghĩa là vô vi. Vô tánh đây do vô tánh không. Đấy là vô tánh do vô tánh không. Vì sao tự tánh do tự tánh không? Nghĩa là tất cả pháp đều là tự tánh không. Không đây chẳng phải trí làm ra, chẳng phải kiến làm ra, cũng chẳng phải nào ai khác làm ra được. Đấy là tự tánh do tự tánh không. Vì sao tha tánh do tha tánh không? Nghĩa là hoặc Phật ra đời, hoặc chẳng ra đời, tất cả pháp pháp trụ, pháp định, pháp tánh, pháp giới, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, chơn như, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, thật tế đều do tha tánh, nên không. Đấy là tha tánh do tha tánh không. Thiện Hiện! Phải biết đấy là tướng Đại thừa Bồ tát Ma ha tát.