Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 21
Khi ấy, Thiên Ðế Thích khởi nghĩ trộm này: Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành bố thí Ba la mật đa nói rộng cho đến nhất thiết tướng trí, hãy vượt trên tất cả hữu tình, huống được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu các hữu tình nghe nói danh tự Nhất thiết trí trí rất sanh tin hiểu, hãy còn được lợi lành trong người và được thọ mạng tối thắng thế gian, huống phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, hoặc năng lóng nghe Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Nếu các hữu tình năng phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, lóng nghe Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, các hữu tình khác đều nên nguyện muốn chỗ được công đức, thế gian trời, người, a tố lạc thảy đều chẳng kịp được.
Bấy giờ, Thế Tôn biết Thiên Ðế Thích tâm đã nghĩ gì, bèn bảo đó rằng: Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói.
Khi ấy, Thiên Ðế Thích nhảy nhót vui mừng, liền lấy hương hoa mầu nhiệm trên trời dâng rải lên Như Lai và các Bồ tát. Ðã rải hoa rồi, khởi lời nguyện này: Nếu các thiện nam tử Bồ tát thừa cầu tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, tôi đem công đức căn lành đã sanh khiến kia sở nguyện mau được viên mãn, chóng năng chứng được Nhất thiết trí trí, khiến kia sở cầu Vô thượng Phật pháp mau được viên mãn, khiến kia sở cầu pháp tự nhiên mau được viên mãn, khiến kia sở cầu pháp vô lậu mau được viên mãn, khiến kia sở muốn nghe tất cả pháp đều được như ý. Nếu kẻ cầu Thanh văn Ð?c giác thừa cũng khiến sở nguyện chóng được đầy đủ. Khởi nguyện này rồi bèn thưa Phật rằng: Nếu các thiện nam từ Bồ tát thừa đã phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, tôi chẳng dám sanh một ý nghĩ gì khác khiến kia quay lui tâm Ðại Bồ đề, tôi cũng chẳng sanh một ý nghĩ gì khác khiến các Bồ tát nhàm lìa Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, lui rơi Thanh văn bậc Ð?c giác thảy.
Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát đã đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề thân tâm ưa muốn, tôi nguyện tâm kia càng bội tăng tiến mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nguyện chúng Bồ tát Ma ha tát kia thấy các thứ khổ trong sanh tử rồi, vì muốn lợi vui thế gian, trời, người, a tố lạc thảy phát khởi nhiều thứ đại nguyện vững chắc rằng: "Ta đã tự qua biển cả sanh tử, cũng phải tinh siêng độ kẻ chưa qua. Ta đã tự mở sanh tử trói buộc, cũng phải tinh siêng tháo mở kẻ chưa mở. Ta đối các thứ sợ hãi sanh tử đã tự yên ổn, cũng phải tinh siêng kẻ chưa yên ổn. Ta đã tự chứng Niết bàn rốt ráo, cũng phải tinh siêng khiến kẻ chưa chứng đều đồng chứng được".
Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân đối công đức Bồ tát sơ phát tâm, thâm tâm tùy hỷ được bất nhiêu phước? Ðối công đức Bồ tát phát tâm lâu, thâm tâm tùy hỷ được bấy nhiêu phước? Ðối công đức Bồ tát bậc Bất thối chuyển, thâm tâm tùy hỷ được bấy nhiêu phước? Ðối công đức Bồ tát còn buộc một đời, thâm tâm tùy hỷ được bấy nhiêu phước?
Bấy giờ, Phật bảo Thiên Ðế Thích rằng: Kiều Thi Ca! Mưa cõi bốn đại châu khá đếm biết được, các thiện nam tử thiện nữ nhân đây đồng tâm tùy hỷ sanh ra phước đức chẳng lường biết được.
Kiều Thi Ca! Mưa thế giới tiểu thiên khá đếm biết được, các thiện nam tử thiện nữ nhân đây đồng tâm tùy hỷ sanh ra phước đức chẳng lường biết được.
Kiều Thi Ca! Mưa thế giới trung thiên khá đếm biết được, các thiện nam tử thiện nữ nhân đây đồng tâm tùy hỷ sanh ra phước đức chẳng lường biết được.
Kiều Thi Ca! Mưa thế giới Tam thiên đại thiên Ta đây khá đếm biết được, các thiện nam tử thiện nữ nhân đây đồng tâm tùy hỷ sanh ra các phước đức chẳng lường biết được.
Kiều Thi Ca! Giả sử thế giới Tam thiên đại thiên hiệp làm một biển, có kẻ lấy một lông chẻ làm trăm phần, cầm một phần đầu chấm nước biển kia khá đếm giọt biết được. Các thiện nam tử thiện nữ nhân đây đồng tâm tùy hỷ sanh ra các phước đức chẳng lường biết được. Sở dĩ vì sao? Vì các thiện nam tử thiện nữ nhân đây đồng tâm tùy hỷ sanh ra các phước đức không ngằn mé vậy.
Khi ấy, Thiên Ðế Thích lại thưa Phật rằng: Nếu các hữu tình đối công đức thù thắng các Bồ tát kẻ chẳng tùy hỷ, phải biết đều bị ma nắm giữ, bị ma ám bắt, bạn đảng của ma, chết cõi thiên ma sanh đến trong đây. Sở dĩ vì sao? Nếu Bồ tát Ma ha tát cầu tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, tu các hạnh Bồ tát Ma ha tát, nếu có kẻ phát tâm đối công đức kia thâm sanh tùy hỷ, đều năng phá hoại tất cả ma quân cung điện quyến thuộc.
Bạch Thế Tôn! Nếu các hữu tình thâm tâm kính mến Phật Pháp Tăng bảo, tùy sanh chỗ nào thường muốn thấy Phật nghe Pháp gặp Tăng, đối các công đức căn lành chúng Bồ tát Ma ha tát rất nên tùy hỷ. Ðã tùy hỷ rồi hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà chẳng nên sanh tưởng hai chẳng hai. Nếu năng được như thế, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nhiêu ích hữu tình, phá chúng ma quân.
Bấy giờ, Phật bảo Thiên Ðế Thích rằng: Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Kiều Thi Ca! Nếu các hữu tình đối công đức căn lành Bồ tát Ma ha tát thâm tâm tùy hỷ, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, các hữu tình này mau được viên mãn các hạnh Bồ tát, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu các hữu tình đối công đức căn lành Bồ tát Ma ha tát thâm tâm tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, các hữu tình này đủ đại uy lực, thường năng phụng thờ tất cả Như Lai Ứng Chánh Ð?ng Giác và các bạn thiện tri thức, hằng nghe kinh điển Bát nhã Ba la mật đa, khéo biết nghĩa thú.
Các hữu tình này trọn nên tùy hỷ hồi hướng công đức căn lành, tùy sanh chỗ nào thường được tất cả thế gian, trời, người, a tố lạc thảy cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chẳng thấy sắc ác, chẳng nghe tiếng ác, chẳng ngửi mùi ác, chẳng nếm vị ác, chẳng cảm xúc ác, chẳng nghĩ pháp ác, thường chẳng xa lìa chư Phật Thế Tôn. Từ một cõi Phật tới một cõi Phật, gần kề chư Phật trồng các căn lành, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật. Vì cớ sao?
Kiều Thi Ca! Các hữu tình này năng đối vô lượng công đức căn lành chúng các Bồ tát tối sơ phát tâm, thâm tâm tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Năng đối vô lượng công đức căn lành chúng các Bồ tát đã trụ sơ địa cho đến thập địa, thâm tâm tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Năng đối vô lượng công đức căn lành chúng các Bồ tát còn buộc một đời, thâm tâm tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nhờ nhân duyên đây các hữu tình này căn lành tăng tiến, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Ðã được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề năng tận vị lai như thật nhiêu ích vô lượng vô số vô biên hữu tình khiến trụ cõi Vô dư bát Niết bàn.
Vì vậy nên, Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử trụ Bồ tát thừa, đối công đức căn lành chúng các Bồ tát sơ phát tâm, đối công đức căn lành chúng các Bồ tát phát tâm lâu, đối công đức căn lành chúng các Bồ tát bậc Bất thối chuyển, đối công đức căn lành chúng các Bồ tát còn buộc một đời, đều nên tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Với khi tùy hỷ và hồi hướng, chẳng nên chấp trước tức tâm lìa tâm tùy hỷ hồi hướng, chẳng nên chấp trước tức tâm tu hành lìa tâm tu hành. Nếu năng không sở chấp trước tùy hỷ hồi hướng như thế, tu các hạnh Bồ tát Ma ha tát, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, độ các trời, người, a tố lạc thảy khiến thoát sanh tử được vào Niết bàn.
Bấy giờ, Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Như Thế Tôn nói, các pháp như huyễn làm sao Bồ tát Ma ha tát đem tâm như huyễn năng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?
Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi thấy tâm Bồ tát Ma ha tát như huyễn chăng?
Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thấy. Tôi chẳng thấy huyễn cũng chẳng thấu có cái tâm như huyễn.
Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nếu chỗ không huyễn, không tâm như huyễn, ngươi thấy có tâm này năng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chăng?
Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thấy. Tôi trọn chẳng thấy có chỗ không huyễn, không tâm như huyễn, lại có tâm này năng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nếu chỗ lìa huyễn, lìa tâm như huyễn, ngươi thấy có pháp ấy năng được Vô thượng Chánh đẳng bồ đề chăng?
Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thấy. Tôi trọn chẳng thấy có chỗ lìa huyễn, lìa tâm như huyễn, lại có pháp ấy năng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Bạch Thế Tôn! Tôi trọn chẳng thấy tức lìa tâm pháp, nói những pháp nào là có là không, vì tất cả pháp rốt ráo lìa vậy. Nếu tất cả pháp rốt ráo lìa ấy, chẳng thể thi thiết pháp đây là có, pháp đây là không. Nếu pháp chẳng thể thi thiết có không, thời chẳng thể nói năng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì chẳng phải pháp vô sở hữu năng được Bồ đề vậy.
Sở dĩ vì sao? Vì tất cả pháp đều vô sở hữu, tánh chẳng thể được, không nhiễm không tịnh. Vì cớ sao? Vì bát nhã Ba la mật đa cho đến bố thí Ba la mật đa đều rốt ráo lìa vậy. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không cũng rốt ráo lìa vậy. Chơn như cho đến bất tư nghì giới cũng rốt ráo lìa vậy. Khổ tập diệt đạo thánh đế cũng rốt ráo lìa vậy. Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi cũng rốt ráo lìa vậy. Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng rốt ráo lìa vậy. Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cũng rốt ráo lìa vậy. Tám giải thoát cho đến mười biến xứ cũng rốt ráo lìa vậy. Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa cũng rốt ráo lìa vậy. Ðà la ni môn, tam ma địa môn cũng rốt ráo lìa vậy. Năm nhãn, sáu thần thông cũng rốt ráo lìa vậy. Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng rốt ráo lìa vậy. Ðại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả cũng rốt ráo lìa vậy. Ba mươi hai tướng Ðại sĩ, tám mươi tùy hảo cũng rốt ráo lìa vậy. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả cũng rốt ráo lìa vậy. Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng rốt ráo lìa vậy. Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng rốt ráo lìa vậy. Nhất thiết trí trí cũng rốt ráo lìa vậy.
Bạch Thế Tôn! Nếu pháp rốt ráo lìa, pháp ấy chẳng nên tu, cũng chẳng nên khiển, cũng lại chẳng nên có sở dẫn phát. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm rốt ráo lìa, nên đối pháp chẳng nên có chỗ dẫn phát.
Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đã rốt ráo lìa, làm sao nói được các Bồ tát Ma ha tát nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề? Bạch Thế Tôn! Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chư Phật cũng rốt ráo lìa, làm sao pháp lìa năng được pháp lìa? Vậy nên, Bár nhã Ba la mật đa nên chẳng thể nói chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?
Phật bảo: Thiện Hiện! Gay thay, hay thay. Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Bát nhã ba la mật đa cho đến bố thí Ba la mật đa rốt ráo lìa, nói rộng cho đến Nhất thiết trí trí cũng rốt ráo lìa. Thiện Hiện phải biết: Vì Bát nhã Ba la mật đa rốt ráo lìa nói rộng cho đến Nhất thiết trí trí cũng rốt ráo lìa nên nói Bồ tát Ma ha tát chứng được rốt ráo lìa chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bát nhã Ba la mật đa chẳng rốt ráo lìa, lẽ chẳng phải Bát nhã Ba la mật đa nói rộng cho đến nếu Nhất thiết trí trí chẳng phải rốt ráo lìa lẽ chẳng phải Nhất thiết trí trí.
Thiện Hiện phải biết: Vì Bát nhã Ba la mật đa rốt ráo lìa nên được danh Bát nhã Ba la mật đa, nói rộng cho đến vì Nhất thiết trí trí rốt ráo lìa nên được danh Nhất thiết trí trí. Vậy nên, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát chẳng phải chẳng nương dựa Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Thiện Hiện phải biết: Mặc dù chẳng phải pháp lìa năng được pháp lìa, mà được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng phải chẳng nương dựa Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Vậy nên, chúng Bồ tát Ma ha tát muốn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nên siêng tu học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.
Cụ thọ Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát sở hành nghĩa thú rất là sâu thẳm?
Phật bảo: Thiện Hiện! như vậy, như vậy. Các Bồ tát Ma ha tát sở hành nghĩa thú rất là sâu thẳm. Thiện Hiện phải biết: Các Bồ tát Ma ha tát năng làm việc khó, mặc dù hành nghĩa thú sâu thẳm như thế, mà đối pháp Thanh văn bậc Ðộc giác năng chẳng tác chứng.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Như tôi hiểu nghĩa Phật đã nói đó, các Bồ tát Ma ha tát chỗ làm chẳng khó, chẳng nên nói kia năng làm việc khó. Sở dĩ vì sao? Các Bồ tát Ma ha tát sở chứng nghĩa thú trọn bất khả đắc, năng chứng Bát nhã Ba la mật đa cũng bất khả đắc, pháp chứng, kẻ chứng, chỗ chứng, thời chứng cũng bất khả đắc.
Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát quán tất cả pháp đã bất khả đắc, có nghĩa thú nào khá làm sở chứng, có Bát nhã Ba la mật đa nào khá làm năng chứng, lại có những gì mà thi thiết được pháp chứng, kẻ chứng, chỗ chứng, thời chứng. Ðã vậy vì sao khá chấp do đây chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề? Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề hãy chẳng thể chứng, huống chứng pháp Thanh văn bậc Ð?c giác. Bạch Thế Tôn! Nếu hành như thế đấy gọi Bồ tát hành vô sở đắc. Nếu Bồ tát Ma ha tát năng hành cái hành vô sở đắc như thế, đối tất cả pháp được không ám chướng. Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát nghe lời như thế tâm chẳng chìm đắm, cũng chẳng buồn hối, chẳng kinh chẳng sợ là hành Bát nhã Ba la mật đa.
Bạch Thế Tôn! Bồ tát Ma ha tát này khi hành như thế chẳng thấy các tướng, chẳng thấy ta hành, chẳng thấy chẳng hành, chẳng thấy Bát nhã Ba la mật đa là ta sở hành, chẳng thấy Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề là ta sở chứng, cũng lại chẳng thấy xứ thời chứng thảy.
Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát này hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng khởi nghĩ này: "Ta xa Thanh văn bậc Ðộc giác thảy, ta gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề". Ví như hư không chẳng khởi nghĩ này: Ta cách việc kia hoặc xa hoặc gần. Sở dĩ vì sao? Vì hư không không động, cũng không sai khác, cũng không phân biệt, nên các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng khởi nghĩ này: Ta xa Thanh văn bậc Ðộc giác thảy, ta gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở dĩ vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đối tất cả pháp không phân biệt vậy.
Ví như huyễn sĩ chẳng khởi nghĩ này: Chất huyễn thầy huyễn cách ta là gần, pháp huyễn hóa giống cách ta là xa, đồ chúng nhóm hợp cũng gần cũng xa. Sở dĩ vì sao? Kẻ sĩ huyễn hóa không phân biệt vậy. Các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng khởi nghĩ đây: Ta xa Thanh văn bậc Ðộc giác thảy, ta gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở dĩ vì sao? Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đối tất cả pháp không phân biệt vậy.
Ví như bóng tượng chẳng khởi nghĩ này: Ta nhân kia hiện cách ta là gần, pháp nào chẳng nhân cách ta là xa. Sở dĩ vì sao? Bóng tượng hiện ra không phân biệt vậy. Các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng khởi nghĩ này: Ta xa Thanh văn bậc Ðộc giác thảy, ta gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở dĩ vì sao? Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đối tất cả pháp không phân biệt vậy.
Bạch Thế Tôn! Hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, các Bồ tát không ưa không ghét. Sở dĩ vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm và tất cả pháp, tự tánh ưa ghét chẳng thể được vậy. Như các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đối tất cả pháp không ưa không ghét, hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, đối tất cả pháp không ưa không ghét. Sở dĩ vì sao? Vì chư Phật, Bồ tát, Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm dứt ưa ghét vậy.
Như các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác dứt hẳn tất cả vọng tưởng phân biệt, hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, đè dứt tất cả vọng tưởng phân biệt. Sở dĩ vì sao? Vì chư Phật, Bồ tát, Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đối tất cả pháp không phân biệt vậy.
Như các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác chẳng khởi nghĩ này: Ta xa Thanh văn bậc Ðộc giác thảy, ta gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, chẳng khởi nghĩ này: Ta xa Thanh văn bậc Ðộc giác thảy, ta gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở dĩ vì sao ? Vì chư Phật, Bồ tát, Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đối tất cả pháp không phân biệt vậy.
Như kẻ do các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác biến hóa ra chẳng khởi nghĩ này: Ta xa Thanh văn bậc Ðộc giác thảy, ta gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở dĩ vì sao? Vì chư Phật hóa ra không phân biệt vậy. Hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, chẳng khởi nghĩ này: Ta xa Thanh văn bậc Ðộc giác thảy, ta gần Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở dĩ vì sao? Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đối tất cả pháp không phân biệt vậy.
Như chư Phật thảy muốn có sở tác, hóa làm kẻ hóa khiến làm việc kia. Nhưng kẻ hóa ra chẳng khởi nghĩ này: Ta năng gây làm sự nghiệp như thế. Sở dĩ vì sao? Vì các kẻ bị hóa đối sự nghiệp đã làm không phân biệt vậy. Hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, vì muốn có sở vi mà siêng tu học. Ðã tu học rồi, mặc dù năng thành xong sự nghiệp sở tác, mà đối sở tác không phân biệt vậy. Sở dĩ vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm lẽ vậy, đối pháp không phân biệt vậy. Như có thợ mộc hoặc học trò kia muốn có sở vi nên tạo các máy móc, hoặc nữ hoặc nam, hoặc voi ngựa thảy. Các máy móc đây tuy có sở tác mà đối việc kia trọn không phân biệt. Sở dĩ vì sao? Vì lẽ vậy, máy móc không phân biệt vậy. Hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, muốn có sở vi mà thành lập đó. Ðã thành lập rồi, tuy năng thành xong các thứ sự nghiệp mà đối trong ấy trọn không phân biệt. Sở dĩ vì sao? Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm lẽ vậy, đối pháp không phân biệt vậy.
Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng: Vì chỉ Bát nhã Ba la mật đa đối tất cả pháp không chỗ phân biệt hay tĩnh lự thảy Ba la mật đa đối tất cả pháp cũng không phân biệt?
Thiện Hiện đáp rằng: Chẳng những Bát nhã Ba la mật đa đối tất cả pháp không chỗ phân biệt, tĩnh lự thảy năm Ba la mật đa đối tất cả pháp cũng không phân biệt.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Vì chỉ sáu thứ Ba la mật đa đối tất cả pháp không chỗ phân biệt, hay sắc uẩn cho đến thức uẩn đối tất cả pháp không phân biệt. Hay nhãn xứ cho đến ý xứ đối tất cả pháp không phân biệt. Hay sắc xứ cho đến pháp xứ đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Hay nhãn giới cho đến ý giới đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Hay sắc giới cho đến pháp giới đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Hay nhãn thức giới cho đến ý thức giới đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Hay nhãn xúc cho đến ý xúc đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Hay nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ đối tất cả pháp cũng không phân biệt?
Hay địa giới cho đến thức giới đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Hay nhân duyên cho đến tăng thượng duyên đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Hay vô minh cho đến lão tử đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Hay nội không cho đến vô tánh tự tánh không đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Hay chơn như cho đến bất tư nghì giới đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Hay khổ tập diệt đạo thánh đế đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Hay bốn niệm xứ cho đến tám thánh đạo chi đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Hay bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Hay không , vô tướng, vô nguyện giải thoát môn đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Hay tám giải thoát cho đến mười biến xứ đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Hay Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Hay đà la ni môn, tam ma địa môn đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Hay năm nhãn, sáu thần thông đối tất cả pháp cũng không phân biệt?
Hay Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Hay đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Hay ba mươi hai tướng Ð?i sĩ, tám mươi tùy hảo đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Hay pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Hay nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Hay quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ đề đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Hay tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Hay hữu vi giới hoặc vô vi giới đối tất cả pháp cũng không phân biệt?
Thiện Hiện đáp rằng: Chẳng những sáu thứ Ba la mật đa đối t?t cả pháp không chỗ phân biệt, mà sắc cho đến vô vi giới đối tất cả pháp cũng không phân biệt. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả pháp tánh tướng đều không, không phân biệt vậy.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Nếu tất cả pháp đều không phân biệt, vì sao mà có năm thú sai khác trôi lăn sanh tử? Vì sao lại có Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Ðộc giác, Bồ tát và các Như Lai, Thánh vị khác nhau?
Thiện Hiện trả lời: Hữu tình điên đảo nhân duyên phiền não phát khởi các thứ nghiệp thân ngữ ý. Bởi đấy cảm được d?c làm cội gốc cho nghiệp quả dị thục, nương thi thiết địa ngục, bàng sanh, nhạ quỷ, người, trời, năm thú sai khác.
Lại đã hỏi rằng: Vì sao lại có quả Dự lưu thảy Thánh vị sai khác? Xá Lợi Tử! Vì không phân biệt nên thi thiết Dự lưu và quả Dự lưu. Vì không phân biệt nên thi thiết Nhất lai và quả Nhất lai. Vì không phân biệt nên thi thiết Bất hoàn và quả Bất hoàn. Vì không phân biệt nên thi thiết A la hán và quả A la hán. Vì không phân biệt nên thi thiết Ðộc giác và quả Ðộc giác. Vì không phân biệt nên thi thiết Bồ tát Ma ha tát và hạnh Bồ tát Ma ha tát. Vì không phân biệt nên thi thiết Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác và Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Xá Lợi Tử! Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác quá khứ do không phân biệt, vì phân biệt dứt nên có thi thiết được. Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác vị lai do không phân biệt, vì phân biệt dứt nên có thi thiết được. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác hiện tại thế giới chư Phật mười phương cũng không phân biệt, vì phân biệt dứt nên có thi thiết được. Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây phải biết các pháp đều không phân biệt. Do không phân biệt, chơn như, pháp giới nói rộng cho đến bất tư nghì giới lấy làm định lượng vậy.
Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát nên hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm không sở phân biệt như thế. Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm không sở phân biệt như thế bèn năng chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề thanh tịnh không sở phân biệt, năng tận vị lai lợi vui tất cả.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm là hành pháp bền chắc hay hành pháp chẳng bền chắc?
Thiện Hiện đáp rằng: Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm hành pháp chẳng bền chắc, chẳng hành pháp bền chắc. Vì cớ sao? Xá Lợi Tữ! Vì bát nhã Ba la mật đa cho đến bố thí Ba la mật đa pháp chẳng bền chắc vậy. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không pháp chẳng bền chắc vậy. Chơn như cho đến bất tư nghì giới pháp chẳng bền chắc vậy. Khổ tập diệt đạo thánh đế pháp chẳng bền chắc vậy. Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi pháp chẳng bền chắc vậy. Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định pháp chẳng bền chắc vậy. Không , vô tướng, vô nguyện giải thoát môn pháp chẳng bền chắc vậy. Tám giải thoát cho đến mười biến xứ pháp chẳng bền chắc vậy. Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa pháp chẳng bề chắc vậy. Ðà la ni môn, tam ma địa môn pháp chẳng bền chắc vậy. Năm nhãn, sáu thần thông pháp chẳng bền chắc vậy. Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng pháp chẳng bền chắc vậy. Ðại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả pháp chẳng bền chắc vậy. Ba mươi hai tướng Ðại sĩ, tám mươi tùy hảo pháp chẳng bền chắc vậy. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả pháp chẳng bền chắc vậy. Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí pháp chẳng bền chắc vậy.
Sở dĩ vì sao? Các Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đối Bát nhã Ba la mật đa cho đến nhất thiết tướng trí hãy chẳng thấy có pháp chẳng bền chắc khá được, huống thấy có pháp bền chắc khá được.
Khi đó, có vô lượng Thiên tử cõi Dục, Thiên tử cõi sắc đều khởi nghĩ này: Các thiện nam tử, thiện nữ nhân năng phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác như Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đã nói nghĩa mà hành, chẳng chứng thật tế, chẳng rơi Thanh văn và bậc Ðộc giác. Do nhân duyên đây, các thiện nam tử thiện nữ nhân này rất là hiếm có, năng làm việc khó, nên đáng kính lễ.
Bấy giờ, Thiện Hiện biết chỗ nghĩ nơi tâm các Thiên tử bèn bảo đó rằng: Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này chẳng chứng thật tế, chẳng rơi Thanh văn và bậc Ðộc giác, chẳng rất hiếm có, cũng chưa làm khó. Nếu Bồ tát Ma ha tát biết tất cả pháp và các hữu tình đều bất khả đắc mà phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, mặc áo giáp tinh tiến, thế độ vô lượng vô số hữu tình khiến vào cõi Vô dư bát Niết bàn, Bồ tát Ma ha tát này mới rất hiếm có, năng làm việc khó.
Thiên tử phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát mặc dù biết hữu tình đều vô sở hữu, mà phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác mặc giáp tinh tiến, vì muốn điều phục chúng các hữu tình, như có vì muốn điều phục hư không. Vì cớ sao? Các Thiên tử! Hư không lìa, nên phải biết tất cả hữu tình cũng lìa. Hư không không, nên phải biết tất cả hữu tình cũng không. Hư không chẳng bền chắc, nên phải biết tất cả hữu tình cũng chẳng bền chắc. Hư không vô sở hữu, nên phải biết tất cả hữu tình cũng vô sở hữu. Do nhân duyên đây, Bồ tát Ma ha tát này mới rất hiếm có, năng làm việc khó.
Thiên tử phải biết: Bồ tát Ma ha tát này mặc giáp sắt đại nguyện, vì muốn điều phục tất cả hữu tình, mà các hữu tình đều vô sở hữu, như có mặc giáp sắt chiến cùng hư không.
Thiên tử phải biết: Bồ tát Ma ha tát này mặc giáp sắt đại nguyện, vì muốn nhiêu ích tất cả hữu tình, mà các hữu tình và giáp sắt đại nguyện đều bất khả đắc. Vì cớ sao? Các Thiên tử! Hữu tình lìa, nên giáp sắt đại nguyện đây phải biết cũng lìa. Hữu tình không, nên giáp sắt đại nguyện đây phải biết cũng không. Hữu tình chẳng bền chắc, nên giáp sắt đại nguyện đây phải biết cũng chẳng bền chắc. Hữu tình vô sở hữu, nên giáp sắt đại nguyện đây phải biết cũng vô sở hữu.
Thiên tử phải biết: Bồ tát Ma ha tát này việc điều phục nhiêu ích các hữu tình cũng bất khả đắc. Vì cớ sao? Các Thiên tử! Hữu tình lìa, nên việc điều phục nhiêu ích đây phải biết cũng lìa. Hữu tình không, nên việc điều phục nhiêu ích đây phải biết cũng không. Hữu tình chẳng bền chắc, nên việc điều phục nhiêu ích đây phải biết cũng chẳng bền chắc. Hữu tình vô sở hữu, nên việc điều phục nhiêu ích đây phải biết cũng vô sở hữu.
Thiên tử phải biết: Các Bồ tát Ma ha tát cũng vô sở hữu. Vì cớ sao? Các Thiên tử! Hữu tình lìa, nên các Bồ tát Ma ha tát phải biết cũng lìa. Hữu tình không, nên các Bồ tát Ma ha tát phải biết cũng không. Hữu tình phải bền chắc, nên các Bồ tát Ma ha tát phải biết cũng chẳng bền chắc. Hữu tình vô sở hữu, nên các Bồ tát Ma ha tát phải biết cũng vô sở hữu.
Thiên tử phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát nghe lời như thế tâm chẳng chìm đắm, chẳng kinh chẳng sợ, cũng chẳng lo hối, phải biết Bồ tát Ma ha tát này hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Vì cớ sao?
Các Thiên tử! Sắc uẩn cho đến thức uẩn lìa, nên hữu tình cũng lìa. Nhãn xứ cho đến ý xứ lìa, nên hữu tình cũng lìa. Sắc xứ cho đến pháp xứ lìa, nên hữu tình cũng lìa. Nhãn giới cho đến ý giới lìa, nên hữu tình cũng lìa. Sắc giới cho đến pháp giới lìa, nên hữu tình cũng lìa. Nhãn thức giới cho đến ý thức giới lìa, nên hữu tình cũng lìa. Nhãn xúc cho đến ý xúc lìa, nên hữu tình cũng lìa. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ lìa, nên hữu tình cũng lìa.
Ðịa giới cho đên thức giới lìa, nên hữu tình cũng lìa. Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên lìa, nên hữu tình cũng lìa. Vô minh cho đến lão tử lìa, nên hữu tình cũng lìa. Bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa lìa, nên hữu tình cũng lìa. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không lìa, nên hữu tình cũng lìa. Chơn như cho đến bất tư nghì giới lìa, nên hữu tình cũng lìa. Khổ thánh đế cho đến đạo thánh đế lìa, nên hữu tình cũng lìa. Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi lìa, nên hữu tình cũng lìa. Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định lìa, nên hữu tình cũng lìa. Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn lìa, nên hữu tình cũng lìa. Tám giải thoát cho đến mười biến xứ lìa, nên hữu tình cũng lìa. Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa lìa, nên hữu tình cũng lìa. Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa lìa, nên hữu tình cũng lìa. Ðà la ni môn, tam ma địa môn lìa, nên hữu tình cũng lìa. Năm nhãn, sáu thần thông lìa, nên hữu tình cũng lìa. Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng lìa, nên hữu tình cũng lìa. Ðại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả lìa, nên hữu tình cũng lìa. Ba mươi hai tướng Ðại sĩ, tám mươi tùy hảo lìa, nên hữu tình cũng lìa. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả lìa, nên hữu tình cũng lìa. Nhất thiết trí, đạo tướng tri, nhất thiết tướng trí lìa, nên hữu tình cũng lìa. Quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ đề lìa, nên hữu tình cũng lìa. Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề lìa, nên hữu tình cũng lìa. Nhất thiết trí trí lìa, nên hữu tình cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Sắc uẩn lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa, cho đến thức uẩn lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến sắc uẩn lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, cho đến thức uẩn lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Nhãn xứ lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa, cho đến ý xứ lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến nhãn xứ lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, cho đến ý xứ lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Sắc xứ lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa, cho đến pháp xứ lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến sắc xứ lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, cho đến pháp xứ lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Nhãn giới lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa, cho đến ý giới lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến nhãn giới lìa nên nhất thiết trí trí cũng lìa, cho đến ý giới lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Sắc giới lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa, cho đến pháp giới lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến sắc giới lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, cho đến pháp giới lìa nên nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Nhãn thức giới lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa, cho đến ý thức giới lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến nhãn thức giới lìa, nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, cho đến ý thức giới lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Nhãn xúc lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa, cho đến ý xúc lìa nên sáu Ba la mật đa cùng lìa. Nói rộng cho đến nhãn xúc lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, cho đến ý xúc lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lĩa.
Thiên tử phải biết: Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa, cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Ðịa giới lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa, cho đến thức giới lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến địa giới lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, cho đến thức giới lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Nhân duyên lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa, cho đến tăng thượng duyên lìa nên sáu Ba la mật đa cùng lìa. Nói rộng cho đến nhân duyên lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, cho đến tăng thượng duyên lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Vô minh lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa, cho đến lão tử lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến vô minh lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, cho đến lão tử lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Bố thí Ba la mật đa lìa nên nội không cho đến vô tánh tự tánh không cũng lìa, cho đến Bát nhã Ba la mật đa lìa nên nội không cho đến vô tánh tự tánh không cũng lìa. Nói rộng cho đến bố thí Ba la mật đa lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, cho đến bát nhã Ba la mật đa lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Nội không lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa, cho đến vô tánh tự tánh không lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến nội không lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, cho đến vô tánh tự tánh không lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Chơn như lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa, cho đến bất tư nghì giới lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến chơn như lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, cho đến bất tư nghì giới lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Khổ thánh đế lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa, tập diệt đạo thánh đế lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến khổ thánh đế lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, tập diệt đạo thánh đế lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Bốn niệm trụ lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa, cho đến tám thánh đạo chi lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến bốn niệm trụ lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, cho đến tám thánh đạo chi lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Bốn tĩnh lự lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa; bốn vô lượng, bốn vô sắc định lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến bốn tĩnh lự lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, bốn vô lượng, bốn vô sắc định lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Không giải thoát môn lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa; vô tướng , vô nguyện giải thoát môn lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến không giải thoát môn lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Tám giải thoát lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa, cho đến mười biến xứ lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến tám giải thoát lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, cho đến mười biến xứ lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Tịnh quán địa lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa, cho đến Như Lai địa lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến Tịnh quán địa lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, cho đến Như Lai địa lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Cực hỷ địa lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa, cho đến Pháp vân địa lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến Cực hỷ địa lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, cho đến Pháp vân địa lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Ðà la ni môn lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa, tam ma địa môn lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến đà la ni môn lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, tam ma địa môn lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Năm nhãn lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Sáu thần thông lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến năm nhãn lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, sáu thần thông lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Như Lai mười lực lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến Như Lai mười lực lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Ðại từ lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa; đại bi, đại hỷ, đại xả lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến đại từ lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa; đại bi, đại hỷ, đại xả lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Ba mươi hai tướng Ðại sĩ lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa, tám mươi tùy hảo lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến ba mươi hai tướng Ðại sĩ lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, tánh hằng trụ xả lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Pháp vô vong thất lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa, tánh hằng trụ xả lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến pháp vô vong thất lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, tánh hằng trụ xả lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Quả Dự lưu lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa, cho đến Ðộc giác Bồ đề lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến quả Dự lưu lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa, cho đến Ðộc giác Bồ đề lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa. Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề lìa nên Nhất thiết trí trí cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Nhất thiết trí trí lìa nên sáu Ba la mật đa cũng lìa. Nói rộng cho đến Nhất thiết trí trí lìa nên chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng lìa.
Thiên tử phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát khi nghe thuyết các pháp không pháp nào chẳng lìa, nơi tâm chẳng kinh chẳng khiếp chẳng sợ, chẳng lo buồn chẳng ăn năn, chẳng chìm đắm. Phải biết Bồ tát Ma ha tát này hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.
Bấy giờ, Thế Tôn bảo Thiện Hiện rằng:Vì nhân duyên nào các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm tâm chẳng chìm đắm?
Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Vì tất cả pháp vô sở hữu nên đều xa lìa vậy, đều vắng lặng vậy. Vô sở hữu nên vô sanh diệt vậy, vô tánh tướng vậy. Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm tâm chẳng chìm đắm.
Bạch Thế Tôn! Do các thứ nhân duyên như thế thảy, các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm tâm chẳng chìm đắm. Sở dĩ vì sao? Các Bồ tát Ma ha tát đối tất cả pháp hoặc năng chìm đắm, hoặc sở chìm đắm, hoặc xứ chìm đắm, hoặc thời chìm đắm, hoặc kẻ chìm đắm, do đây chìm đắm đều bất khả đắc, vì tất cả pháp đều bất khả đắc vậy.
Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát nghe thuyết việc này tâm chẳng chìm đắm cũng chẳng kinh sợ, chẳng lo buồn, chẳng ăn năn. Phải biết Bồ tát Ma ha tát này hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Sở dĩ vì sao? Bồ tát Ma ha tát này quán tất cả pháp đều bất khả đắc, chẳng thể thi thiết đây năng chìm đắm, đây sở chìm đắm, đây xứ chìm đắm, đây thời chìm đắm, đây kẻ chìm đắm, do đây chìm đắm. Vì nhân duyên này, các Bồ tát Ma ha tát nghe việc như thế tâm chẳng chìm đắm, cũng chẳng kinh sợ,chẳng buồn lo, chẳng ăn năn.
Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng hành được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế, các Thiên Ðế Thích, Ðại Phạm thiên vương chủ thế giới thảy thường chung kính lễ cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen.
Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng hành được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế, chẳng những hằng được các Thiên Ðế Thích, Ðại Phạm thiên vương chủ thế giới thảy thường chung kính lễ cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Bồ tát Ma ha tát này cũng được hơn đây trời Cực quang tịnh, hoặc trời Biến tịnh, hoặc trời Quảng quả, hoặc trời Tịnh cư và các thiên, long, a tố lạc thảy hằng chung kính lễ cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Bồ tát Ma ha tát này năng hành được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế cũng được tất cả Như Lai Ứng Chánh Ð?ng Giác và chúng các Bồ tát Ma ha tát mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới thường chung hộ niệm.
Thiện Hiện phải biết: Bồ tát Ma ha tát này năng hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế, thời khiến bố thí cho đến bát nhã Ba la mật đa mau được viên mãn. Nói rộng cho đến cũng khiến Nhất thiết trí trí mau được viên mãn.
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát năng hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế thường được các Phật và các Bồ tát cùng các trời, rồng, a tố lạc thảy giữ hộ nghĩ nhớ, mau được viên mãn tất cả công đức. Bồ tát Ma ha tát này, phải biết đi chỗ Phật đã đi, cũng chính tu hành hạnh Phật đã hành, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cùng Phật Thế Tôn phải biết không khác.