Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 17
Bấy giờ, ở thế giới Kham Nhẫn Tam thiên đại thiên đây có bao bốn Đại thiên vương đều cùng vô lượng trăm ngàn ức chúng thiên Bốn đại vương, các chúng thiên tử đồng đến nhóm hội. Có bao Thiên Đế, đều cùng vô lượng trăm ngàn trăm ức Tam thập tam thiên, các chúng thiên tử đồng đến nhóm hội. Có bao Tô Dạ Ma thiên vương đều cùng vô lượng trăm ngàn trăm ức Dạ ma thiên, các chúng thiên tử đồng đến nhóm hội. Có bao San Đổ Sử Đa thiên vương, đều cùng vô lượng trăm ngàn trăm ức Đổ sử đa thiên, các chúng thiên tử đồng đến nhóm hội. Có bao Diệu Biến Hóa thiên vương, đều cùng vô lượng trăm ngàn trăm ức Lạc biến hóa thiên, các chúng thiên tử đồng đến nhóm hội. Có bao Tự Tại thiên vương, đều cùng vô lượng trăm ngàn trăm ức Tha hóa tự tại thiên, các chúng thiên tử đồng đến nhóm hội. Có bao Đại Phạm thiên vương, đều cùng vô lượng trăm ngàn trăm ức các chúng Phạm thiên đồng đến nhóm hội. Có bao Cực Quang Tịnh thiên, đều cùng vô lượng trăm ngàn trăm ức chúng Đệ nhị tĩnh lự thiên đồng đến nhóm hội. Có bao Biến Tịnh thiên, đều cùng vô lượng trăm ngàn trăm ức chúng Đệ tam tĩnh lự thiên đồng đến nhóm hội. Có bao Quảng Quả thiên, đều cùng vô lượng trăm ngàn trăm ức chúng Đệ tứ tĩnh lự thiên đồng đến nhóm hội. Có bao Sắc Cứu Cánh thiên, đều cùng vô lượng trăm ngàn trăm ức chúng Tịnh cư thiên đồng đến nhóm hội. Đấy là chúng Bốn đại thiên vương, cho đến chúng Tịnh cư thiên có bao thân quang tịnh nghiệp dị thục, sáng thường quang sở hiện nơi thân Như Lai trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, trăm ngàn phần chẳng kịp một, trăm ức phần chẳng kịp một, trăm trăm ức phần chẳng kịp một, ngàn trăm ức phần chẳng kịp một, trăm ngàn trăm ức phần chẳng kịp một. Như vậy cho đến số phần, toán phần, kế phần, dụ phần, cho đến cực số phần cũng chẳng kịp một. Vì cớ sao? Vì thường quang sở hiện nơi thân Như Lai sáng hực rực rỡ, đối với các quang rất tôn, rất thắng, rất thượng, rất diệu, vô tỷ, vô đẳng, vô thượng đệ nhất che quang chư Thiên đều khiến chẳng hiện được, in như đèn sáng đối vàng Thiệm Bộ.
Bấy giờ, Thiên Đế Thích thưa cụ thọ Thiện Hiện rằng: Nay thế giới Tam thiên đại thiên đây, có bao trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Tịnh cư đều đến nhóm hội, muốn nghe Tôn giả tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa. Cúi xin Tôn giả biết thời vì nói. Thưa Tôn giả! Sao gọi Bồ tát Ma ha tát Bát nhã Ba la mật đa? Sao là Bồ tát Ma ha tát nên trụ Bát nhã Ba la mật đa? Sao là Bồ tát Ma ha tát nên học Bát nhã Ba la mật đa?
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bảo Thiên Đế Thích rằng: Kiều Thi Ca! Các ngươi thiên chúng, lóng nghe lóng nghe, khéo suy nghĩ nhớ, tôi sẽ nhờ sức Phật oai thần, thuận ý Như Lai, vì các chúng Bồ tát Ma ha tát tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa. Như Bồ tát Ma ha tát nên đối trong ấy, nên trụ như thế, nên học như thế.
Kiều Thi Ca! Chư Thiên ngươi thảy, kẻ chưa phát tâm Vô thượng Bồ đề, nay đều nên phát. Kiều Thi Ca! Các kẻ đã vào Thanh văn, Độc giác Chánh tánh ly sanh chẳng lại năng phát tâm Đại bồ đề. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Kia đối sanh tử đã kết giới hạn vậy. Trong ấy, nếu có kẻ năng đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề phát tâm cầu tới tôi cùng tùy hỷ. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Các kẻ thắng nhân nên cầu thắng pháp, tôi trọn chẳng trở ngại thắng thiện phẩm kia.
Kiều Thi Ca! Ngươi hỏi sao gọi Bồ tát Ma ha tát Bát nhã Ba la mật đa ấy. Các ngươi lóng nghe, tôi sẽ vì nói. Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát phát tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, suy nghĩ sắc cho đến thức hoặc vô thường, hoặc khổ, hoặc vô ngã, hoặc không, hoặc như bệnh, hoặc như ung, hoặc như tên, hoặc như ghẻ, hoặc nóng nảy, hoặc ép ngặt, hoặc bại hoại, hoặc hư nát, hoặc biến động, hoặc chóng diệt, hoặc đáng sợ, hoặc đáng nhàm, hoặc có tai, hoặc có hoạnh, hoặc có dịch, hoặc có lệ, hoặc chẳng yên ổn, hoặc chẳng thể bảo tín. Suy nghĩ nhãn xứ cho đến ý xứ. Suy nghĩ sắc xứ cho đến pháp xứ. Suy nghĩ nhãn giới cho đến ý giới. Suy nghĩ sắc giới cho đến pháp giới. Suy nghĩ nhãn thức giới cho đến ý thức giới. Suy nghĩ nhãn xúc cho đến ý xúc. Suy nghĩ nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Suy nghĩ địa giới cho đến thức giới cũng lại như thế. Kiều Thi Ca! Đấy là Bồ tát Ma ha tát Bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát phát tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, suy nghĩ sắc cho đến thức hoặc vắng lặng, hoặc xa lìa, hoặc vô sanh, hoặc vô diệt, hoặc vô nhiễm, hoặc vô tịnh, hoặc vô tác, hoặc vô vi. Suy nghĩ nhãn xứ cho đến ý xứ. Suy nghĩ sắc xứ cho đến pháp xứ. Suy nghĩ nhãn giới cho đến ý giới. Suy nghĩ sắc giới cho đến pháp giới. Suy nghĩ nhãn thức giới cho đến ý thức giới. Suy nghĩ nhãn xúc cho đến ý xúc. Suy nghĩ nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Suy nghĩ địa giới cho đến thức giới cũng lại như thế. Kiều Thi Ca! Đấy là Bồ tát Ma ha tát Bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát phát tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, suy nghĩ vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục xứ, lục xứ duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử cho đến trọn nhóm đống khổ lớn. Đem vô sở đắc mà làm phương tiện, suy nghĩ vô minh diệt nên hành diệt, hành diệt nên thức diệt, thức diệt nên danh sắc diệt, danh sắc diệt nên lục xứ diệt, lục xứ diệt nên xúc diệt, xúc diệt nên thọ diệt, thọ diệt nên ái diệt, ái diệt nên thủ diệt, thủ diệt nên hữu diệt, hữu diệt nên sanh diệt, sanh diệt nên lão tử cho đến trọn đống khổ lớn cũng diệt luôn. Kiều Thi Ca! Đấy gọi Bồ tát Ma ha tát Bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát phát tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, an trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không. An trụ chơn như, pháp giới, thật tế, bất tư nghì giới, an ẩn giới thảy. Kiều Thi Ca! Đấy gọi Bồ tát Ma ha tát Bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát phát tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tu hành bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Tu hành không giải thoát môn, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Tu hành Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Tu hành tất cả tam ma địa môn, đà la ni môn. Tu hành nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Kiều Thi Ca! Đấy gọi Bồ tát Ma ha tát Bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát phát tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Kiều Thi Ca! Đấy là Bồ tát Ma ha tát Bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, tác quán như vầy: "Chỉ có các pháp thay nhau thấm nhuần, thay nhau thêm lớn, thay nhau tròn đầy". Suy nghĩ so tính vô ngã ngã sở. Lại tác quán này: "Các Bồ tát Ma ha tát tâm hồi hướng chẳng hòa hợp cùng tâm Bồ đề. Tâm Bồ đề cũng chẳng hòa hợp cùng tâm hồi hướng". Nghĩa là tâm hồi hướng của Bồ tát Ma ha tát đối trong tâm Bồ đề vô sở hữu bất khả đắc; tâm Bồ đề đối trong tâm hồi hướng cũng vô sở hữu bất khả đắc. Các Bồ tát Ma ha tát tuy như thật quán các pháp mà đối các pháp đều không thấy gì cả. Kiều Thi Ca! Đấy gọi Bồ tát Ma ha tát Bát nhã Ba la mật đa.
Khi ấy, Thiên Đế Thích hỏi Thiện Hiện rằng: Sao là Bồ tát Ma ha tát tâm hồi hướng chẳng hòa hợp cùng tâm Bồ đề, tâm Bồ đề cũng chẳng hòa hợp cùng tâm hồi hướng? Sao là Bồ tát Ma ha tát tâm hồi hướng đối trong tâm Bồ đề vô sở hữu bất khả đắc, tâm Bồ đề đối trong tâm hồi hướng cũng vô sở hữu bất khả đắc?
Thiện Hiện đáp rằng: Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát tâm hồi hướng thời phi tâm, tâm Bồ đề cũng phi tâm. Chẳng lẽ phi tâm hồi hướng phi tâm? Tâm cũng chẳng lẽ hồi hướng phi tâm? Phi tâm chẳng lẽ hồi hướng nơi tâm? Tâm cũng chẳng lẽ hồi hướng nơi tâm? Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Phi tâm tức là bất khả tư nghì, bất khả tư nghì tức là phi tâm, hai thứ như thế đều vô sở hữu. Trong vô sở hữu không có nghĩa hồi hướng. Kiều Thi Ca! Tâm vô tự tánh. Tâm tánh vô nên tâm sở cũng vô. Tâm và tâm sở đã vô tự tánh, nên tâm cũng vô nghĩa hồi hướng. Kiều Thi Ca! Nếu tác quán này, đấy gọi Bồ tát Ma ha tát Bát nhã Ba la mật đa.
Bấy giờ, Thế Tôn khen Thiện Hiện rằng: Hay thay, hay thay! Ngươi khéo hay vì các Bồ tát Ma ha tát tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa, cũng khéo khuyên gắng các Bồ tát Ma ha tát khiến sanh vui mừng, khuyên tu Bát nhã Ba la mật đa.
Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Tôi đã biết ơn chẳng lẽ chẳng trả. Vì cớ sao? Quá khứ Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các đệ tử vì chúng các Bồ tát Ma ha tát tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa, chỉ hiện dạy dẫn, khen gắng vui mừng, an ủi kiến lập, khiến được rốt ráo. Bấy giờ Đức Thế Tôn cũng học trong ấy, nay chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, quay xe diệu pháp lợi vui chúng tôi. Nên tôi ngày nay nên theo Phật dạy, vì chúng các Bồ tát Ma ha tát tuyên nói sáu thứ Ba la mật đa chỉ hiện dạy dẫn, khen gắng vui mừng, an ủi kiến lập, khiến được rốt ráo, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Đấy thời gọi là trả ơn đức kia!
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bảo Thiên Đế Thích rằng: Kiều Thi Ca! Ngươi hỏi sao là Bồ tát Ma ha tát nên trụ Bát nhã Ba la mật đa ấy. Các ngươi lóng nghe, tôi sẽ vì nói. Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa như tướng chỗ nên trụ chẳng nên trụ. Kiều Thi Ca! Sắc, sắc không; thọ tưởng hành thức, thọ tưởng hành thức không; Bồ tát, Bồ tát không. Hoặc sắc không, hoặc thọ tưởng hành thức không, hoặc Bồ tát không. Tất cả như thế đều vô nhị, vô nhị xứ. Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa nên trụ như thế.
Kiều Thi Ca! Nhãn xứ, nhãn xứ không; cho đến ý xứ, ý xứ không; Bồ tát, Bồ tát không. Hoặc nhãn xứ không, cho đến hoặc ý xứ không, hoặc Bồ tát không. Tất cả như thế đều vô nhị, vô nhị xứ. Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa nên trụ như thế.
Kiều Thi Ca! Sắc xứ, sắc xứ không; cho đến pháp xứ, pháp xứ không; Bồ tát, Bồ tát không. Hoặc sắc xứ không, cho đến hoặc pháp xứ không, hoặc Bồ tát không. Tất cả như thế đều vô nhị, vô nhị xứ. Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa nên trụ như thế.
Kiều Thi Ca! Nhãn giới, nhãn giới không; cho đến ý giới, ý giới không; Bồ tát, Bồ tát không. Hoặc nhãn giới không, cho đến hoặc ý giới không, hoặc Bồ tát không. Tất cả như thế đều vô nhị, vô nhị xứ. Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa nên trụ như thế.
Kiều Thi Ca! Sắc giới, sắc giới không; cho đến pháp giới, pháp giới không; Bồ tát, Bồ tát không. Hoặc sắc giới không, cho đến hoặc pháp giới không, hoặc Bồ tát không. Tất cả như thế đều vô nhị, vô nhị xứ. Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa nên trụ như thế.
Kiều Thi Ca! Nhãn thức giới, nhãn thức giới không; cho đến ý thức giới, ý thức giới không; Bồ tát, Bồ tát không. Hoặc nhãn thức giới không, cho đến hoặc ý thức giới không, hoặc Bồ tát không. Tất cả như thế đều vô nhị, vô nhị xứ. Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa nên trụ như thế.
Kiều Thi Ca! Nhãn xúc, nhãn xúc không; cho đến ý xúc, ý xúc không; Bồ tát, Bồ tát không. Hoặc nhãn xúc không, cho đến hoặc ý xúc không, hoặc Bồ tát không. Tất cả như thế đều vô nhị, vô nhị xứ. Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa nên trụ như thế.
Kiều Thi Ca! Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không; cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không; Bồ tát, Bồ tát không. Hoặc nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không, cho đến hoặc ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không, hoặc Bồ tát không. Tất cả như thế đều vô nhị, vô nhị xứ. Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa nên trụ như thế.
Kiều Thi Ca! Địa giới, địa giới không; cho đến thức giới, thức giới không; Bồ tát, Bồ tát không. Hoặc địa giới không, cho đến hoặc thức giới không, hoặc Bồ tát không. Tất cả như thế đều vô nhị, vô nhị xứ. Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa nên trụ như thế.
Kiều Thi Ca! Vô minh, vô minh không; cho đến lão tử, lão tử không; Bồ tát, Bồ tát không. Hoặc vô minh không, cho đến hoặc lão tử không, hoặc Bồ tát không. Tất cả như thế đều vô nhị, vô nhị xứ. Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa nên trụ như thế.
Kiều Thi Ca! Vô minh diệt, vô minh diệt không; cho đến lão tử diệt, lão tử diệt không; Bồ tát, Bồ tát không. Hoặc vô minh diệt không, cho đến hoặc lão tử diệt không, hoặc Bồ tát không. Tất cả như thế đều vô nhị, vô nhị xứ. Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa nên trụ như thế.
Kiều Thi Ca! Bố thí Ba la mật đa, bố thí Ba la mật đa không; cho đến bát nhã Ba la mật đa, bát nhã Ba la mật đa không; Bồ tát, Bồ tát không. Hoặc bố thí Ba la mật đa không, cho đến hoặc bát nhã Ba la mật đa không, hoặc Bồ tát không. Tất cả như thế đều vô nhị, vô nhị xứ. Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa nên trụ như thế.
Kiều Thi Ca! Nội không, nội không không; cho đến vô tánh tự tánh, vô tánh tự tánh không; Bồ tát, Bồ tát không. Hoặc nội không không, cho đến hoặc vô tánh tự tánh không, hoặc Bồ tát không. Tất cả như thế đều vô nhị, vô nhị xứ. Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa nên trụ như thế.
Kiều Thi Ca! Bốn niệm trụ, bốn niệm trụ không; cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, mười tám pháp Phật bất cộng không; Bồ tát, Bồ tát không. Hoặc bốn niệm trụ không, cho đến hoặc mười tám pháp Phật bất cộng không, hoặc Bồ tát không. Tất cả như thế đều vô nhị, vô nhị xứ. Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa nên trụ như thế.
Kiều Thi Ca! Tất cả tam ma địa môn, tất cả tam ma địa môn không; tất cả đà la ni môn, tất cả đà la ni môn không; Bồ tát, Bồ tát không. Hoặc tất cả tam ma địa môn không, hoặc tất cả đà la ni môn không, hoặc Bồ tát không. Tất cả như thế đều vô nhị, vô nhị xứ. Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa nên trụ như thế.
Kiều Thi Ca! Thanh văn thừa, Thanh văn thừa không; Độc giác thừa, Vô thượng thừa; Độc giác thừa, Vô thượng thừa không; Bồ tát, Bồ tát không. Hoặc Thanh văn thừa không; hoặc Độc giác thừa, Vô thượng thừa không, hoặc Bồ tát không. Tất cả như thế đều vô nhị, vô nhị xứ. Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa nên trụ như thế.
Kiều Thi Ca! Dự lưu, Dự lưu không; cho đến Như Lai, Như Lai không; Bồ tát, Bồ tát không. Hoặc Dự lưu không, cho đến hoặc Như Lai không, hoặc Bồ tát không. Tất cả như thế đều vô nhị, vô nhị xứ. Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa nên trụ như thế.
Kiều Thi Ca! Nhất thiết trí, nhất thiết trí không; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không; Bồ tát, Bồ tát không. Hoặc nhất thiết trí không; hoặc đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không, hoặc Bồ tát không. Tất cả như thế đều vô nhị, vô nhị xứ. Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa nên trụ như thế.
Khi ấy, Thiên Đế Thích hỏi Thiện Hiện rằng: Sao là Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chỗ chẳng nên trụ? Thiện Hiện đáp rằng: Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên trụ sắc, chẳng nên trụ thọ tưởng hành thức. Chẳng nên trụ nhãn xứ, cho đến chẳng nên trụ ý xứ. Chẳng nên trụ sắc xứ, cho đến chẳng nên trụ pháp xứ. Chẳng nên trụ nhãn giới, cho đến chẳng nên trụ ý giới. Chẳng nên trụ sắc giới, cho đến chẳng nên trụ pháp giới. Chẳng nên trụ nhãn thức giới, cho đến chẳng nên trụ ý thức giới. Chẳng nên trụ nhãn xúc, cho đến chẳng nên trụ ý xúc. Chẳng nên trụ nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, cho đến chẳng trụ ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Chẳng nên trụ địa giới, cho đến chẳng nên trụ thức giới. Chẳng nên trụ vô minh, cho đến chẳng nên trụ lão tử. Chẳng nên trụ vô minh diệt, cho đến chẳng nên trụ lão tử diệt. Chẳng nên trụ bố thí Ba la mật đa, cho đến chẳng nên trụ bát nhã Ba la mật đa. Chẳng nên trụ nội không, cho đến chẳng nên trụ vô tánh tự tánh không. Chẳng nên trụ bốn niệm trụ, cho đến chẳng nên trụ mười tám pháp Phật bất cộng. Chẳng nên trụ tất cả tam ma địa môn, chẳng nên trụ tất cả đà la ni môn. Chẳng nên trụ Thanh văn thừa, chẳng nên trụ Độc giác thừa, Vô thượng thừa. Chẳng nên trụ Dự lưu cho đến chẳng nên trụ Như Lai. Chẳng nên trụ nhất thiết trí; chẳng nên trụ đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Trụ như thế ấy có chỗ đắc vậy.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên trụ đây là sắc cho đến đây là thức. Chẳng nên trụ đây là nhãn xứ cho đến đây là ý xứ. Chẳng nên trụ đây là sắc xứ cho đến đây là pháp xứ. Chẳng nên trụ đây là nhãn giới cho đến đây là ý giới. Chẳng nên trụ đây là sắc giới cho đến đây là pháp giới. Chẳng nên trụ đây là nhãn thức giới cho đến đây là ý thức giới. Chẳng nên trụ đây là nhãn xúc cho đến đây là ý xúc. Chẳng nên trụ đây là nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến đây là ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Chẳng nên trụ đây là địa giới cho đến đây là thức giới. Chẳng nên trụ đây là vô minh cho đến đây là lão tử. Chẳng nên trụ đây là vô minh diệt cho đến đây là lão tử diệt. Chẳng nên trụ đây là bố thí Ba la mật đa cho đến đây là bát nhã Ba la mật đa. Chẳng nên trụ đây là nội không cho đến đây là vô tánh tự tánh không. Chẳng nên trụ đây là bốn niệm trụ cho đến đây là mười tám pháp Phật bất cộng. Chẳng nên trụ đây là tất cả tam ma địa môn, đây là tất cả đà la ni môn. Chẳng nên trụ đây là Thanh văn thừa, đây là Độc giác thừa, Vô thượng thừa. Chẳng nên trụ đây là Dự lưu cho đến đây là Như Lai. Chẳng nên trụ đây là nhất thiết trí, đây là đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì trụ như thế ấy có chỗ đắc vậy.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên trụ sắc cho đến thức hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc không hoặc bất không, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ nhãn xứ cho đến ý xứ hoặc thường hoặc vô thường, cho đến hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ nhãn giới cho đến ý giới hoặc thường hoặc vô thường, cho đến hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ sắc giới cho đến pháp giới hoặc thường hoặc vô thường, cho đến hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ nhãn thức giới cho đến ý thức giới hoặc thường hoặc vô thường, cho đến hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ nhãn xúc cho đến ý xúc hoặc thường hoặc vô thường, cho đến hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc thường hoặc vô thường, cho đến hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Chẳng nên trụ địa giới cho đến thức giới hoặc thường hoặc vô thường, cho đến hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ vô minh cho đến lão tử hoặc thường hoặc vô thường, cho đến hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ vô minh diệt cho đến lão tử diệt hoặc thường hoặc vô thường, cho đến hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa hoặc thường hoặc vô thường, cho đến hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không hoặc thường hoặc vô thường, cho đến hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường, cho đến hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ tất cả tam ma địa môn, tất cả đà la ni môn hoặc thường hoặc vô thường, cho đến hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ Thanh văn thừa, Độc giác thừa, Vô thượng thừa hoặc thường hoặc vô thường, cho đến hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ Dự lưu cho đến Như Lai hoặc thường hoặc vô thường, cho đến hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Chẳng nên trụ nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc thường hoặc vô thường, cho đến hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì trụ như thế ấy có chỗ đắc vậy.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên trụ quả Dự lưu hoặc hữu vi sở hiển, hoặc vô vi sở hiển. Chẳng nên trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác, Bồ đề, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề hoặc hữu vi sở hiển, hoặc vô vi sở hiển. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì trụ như thế ấy có chỗ đắc vậy.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên trụ Dự lưu là phước điền. Chẳng nên trụ Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác, Bồ tát, Như Lai là phước điền. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì trụ như thế ấy có chỗ đắc vậy.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên trụ sơ địa cho đến chẳng nên trụ đệ thập địa. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì trụ như thế ấy có chỗ đắc vậy. Sở dĩ vì sao? Vì trụ như thế ấy động chuyển vậy.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên trụ sơ phát tâm rồi bèn khởi nghĩ này: Ta sẽ viên mãn bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa. Chẳng nên trụ sơ phát tâm rồi bèn khởi nghĩ này: Ta sẽ tu hành bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi. Chẳng nên trụ sơ phát tâm rồi bèn khởi nghĩ này: Ta sẽ tu hành không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta tu gia hạnh đã viên mãn rồi sẽ vào Bồ tát Chánh tánh ly sanh. Chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta đã được vào Chánh tánh ly sanh, sẽ trụ bậc Bồ tát Bất thối chuyển. Chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta sẽ viên mãn năm thông Bồ tát. Chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta trụ Bồ tát viên mãn năm thông, thường dạo vô lượng vô số cõi Phật, lễ kính chiêm ngưỡng, cúng dường thừa sự chư Phật Thế Tôn, lóng nghe chánh pháp, suy nghĩ đúng lý, rộng vì người thuyết. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì trụ như thế ấy có chỗ đắc vậy.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta sẽ nghiêm tịnh như mười phương Phật sở cư tịnh độ. Chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta sẽ hóa làm như mười phương Phật sở cư tịnh độ. Chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta sẽ thành thục các loại hữu tình khiến chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, hoặc vào Niết bàn, hoặc vui người trời. Chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta sẽ qua đến vô lượng vô số cõi nước chư Phật, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn. Lại đem vô biên hoa hương, anh lạc, bảo tràng, phan lọng, áo mặc, đồ nằm, uống ăn, đèn sáng, trăm ngàn trăm ức môn ức số các kỹ nhạc trời, và vô lượng thẩm thượng diệu ngọc của mà vì cúng dường. Chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta sẽ an lập vô lượng vô số vô biên hữu tình, khiến đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được Bất thối chuyển. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì trụ như thế ấy có chỗ đắc vậy.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta sẽ thành xong thanh tịnh nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn. Chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta sẽ thành xong các đẳng trì môn, đối các đẳng trì tự tại du hý. Chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta sẽ thành xong các tổng trì môn, đối các tổng trì đều được tự tại. Chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta sẽ thành xong Như Lai mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta sẽ thành xong ba mươi hai tướng, tám mươi tùy hảo trang nghiêm nơi thân, khiến các hữu tình kẻ thấy vui mừng, xem không nhàm chán. Do đấy chứng được lợi ích an vui. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì trụ như thế ấy có chỗ đắc vậy.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa chẳng nên trụ đây là bổ đặc già la thứ tám, đây là tùy tín hành, đây là tùy pháp hành. Chẳng nên trụ đây là Dự lưu cực bảy phen sanh, đây là nhà nhà, đây là một gian. Chẳng nên trụ đây là bổ đặc già la ngang đầu, cho đến thọ tận phiền não mới hết. Chẳng nên trụ đây là pháp Dự lưu quyết định chẳng đọa, đây là Nhất lai đến đây được hết ngằn mé khổ thế gian. Chẳng nên trụ đây là Bất hoàn hướng, đây là Bất hoàn quả, qua kia mới được vào Niết bàn. Chẳng nên trụ đây là A la hán dứt hẳn hậu hữu, hiện tại tất vào Vô dư Niết bàn. Chẳng nên trụ đây là Độc giác. Chẳng nên trụ đây là Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta vượt bậc Thanh văn, Độc giác, đã trụ bật Bồ tát. Chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta sẽ đầy đủ nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, giác tất cả pháp tất cả tướng rồi dứt hẳn tất cả phiền não ràng gút tập khí nối nhau. Chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta sẽ chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, được Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác quay xe diệu pháp làm các Phật sự, độ thoát vô lượng vô số hữu tình, khiến được Niết bàn rốt ráo an vui. Chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta sẽ khéo tu bốn thần túc, đã an trụ đẳng trì thù thắng như thế. Do đẳng trì đây tăng thượng thế lực, khiến ta thọ mệnh như cát Căng già đại kiếp mà trụ. Chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta sẽ thu được thọ lượng vô biên. Chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta sẽ trọn nên ba mươi hai tướng, mỗi mỗi tướng này trăm phước trang nghiêm. Chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta sẽ trọn nên tám mươi tùy hảo, mỗi mỗi hảo này có vô số lượng hy hữu thắng sự. Chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta sẽ an trụ một cõi nghiêm tịnh, cõi ấy rộng rãi nơi mười phương diện như lượng cát Căng già thế giới. Chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta sẽ ngồi yên một tòa kim cương, tòa ấy rộng lớn lượng ngang Tam thiên đại thiên thế giới. Chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta sẽ nương ở cội Đại bồ đề, cội ấy cao rộng các báu trang nghiêm phất ra diệu hương, hữu tình kẻ nghe, tâm tham sân si thảy mau đều trừ diệt, vô lượng vô biên thân bệnh cũng được lành. Các kẻ nghe hương cội Bồ đề này lìa các tác ý Thanh văn, Độc giác, quyết được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Chẳng nên trụ khởi nghĩ này: Ta sẽ được cõi Phật nghiêm tịnh, cõi ấy thanh tịnh không tiếng gọi sắc uẩn, không tiếng gọi thọ tưởng hành thức uẩn. Không tiếng gọi nhãn xứ, không tiếng gọi nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Không tiếng gọi sắc xứ, không tiếng gọi thanh hương vị xúc pháp xứ. Không tiếng gọi nhãn giới, không tiếng gọi nhĩ tỷ thiệt thân ý giới. Không tiếng gọi sắc giới, không tiếng gọi thanh hương vị xúc pháp giới. Không tiếng gọi nhãn thức giới, không tiếng gọi nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới. Không tiếng gọi nhãn xúc, không tiếng gọi nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc. Không tiếng gọi nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, không tiếng gọi nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Không tiếng gọi địa giới, không tiếng gọi thủy hỏa phong không thức giới. Không tiếng gọi vô minh; không tiếng gọi hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử. Chỉ có tiếng gọi bố thí Ba la mật đa, cho đến chỉ có tiếng gọi bát nhã Ba la mật đa. Chỉ có tiếng gọi nội không, cho đến chỉ có tiếng gọi vô tánh tự tánh không. Chỉ có tiếng gọi chơn như, cho đến chỉ có tiếng gọi bất tư nghì giới. Chỉ có tiếng gọi bốn niệm trụ, nói rộng cho đến chỉ có tiếng gọi mười tám pháp Phật bất cộng. Trong ấy đều không tiếng gọi Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác, Dị sanh thảy. Chỉ có tiếng gọi Bồ tát Ma ha tát, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thảy. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì trụ như thế ấy có chỗ đắc vậy. Sở dĩ vì sao? Vì khi tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề giác tất cả pháp đều vô sở hữu. Khi tất cả chúng Bồ tát Ma ha tát trụ bậc Bất thối chuyển cũng thấy các pháp đều vô sở hữu. Kiều Thi Ca! Đấy là Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa như tướng chỗ nên trụ chẳng nên trụ.
Kiều Thi Ca! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tùy tướng chỗ nên trụ chẳng nên trụ, đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên học như thế.
Bấy giờ, Xá Lợi Tử khởi nghĩ này rằng: Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa đối tất cả pháp chẳng nên trụ ấy, làm sao trụ Bát nhã Ba la mật đa? Cụ thọ Thiện Hiện biết chỗ tâm nghĩ Xá Lợi Tử bèn bảo đó rằng: Nơi ý hiểu sao? Tâm các Như Lai là trụ chỗ nào?
Xá Lợi Tử nói: Tâm các Như Lai đều vô sở trụ. Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Tâm Như lai chẳng trụ sắc, chẳng trụ thọ tưởng hành thức. Chẳng trụ nhãn xứ, chẳng trụ nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Chẳng trụ sắc xứ, chẳng trụ thanh hương vị xúc pháp xứ. Chẳng trụ nhãn giới, chẳng trụ nhĩ tỷ thiệt thân ý giới. Chẳng trụ sắc giới, chẳng trụ thanh hương vị xúc pháp giới. Chẳng trụ nhãn thức giới, chẳng trụ nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới. Chẳng trụ nhãn xúc, chẳng trụ nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc. Chẳng trụ nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, chẳng trụ nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Chẳng trụ hữu vi giới, chẳng trụ vô vi giới. Chẳng trụ bốn niệm trụ, nói rộng cho đến chẳng trụ mười tám pháp Phật bất cộng. Chẳng trụ nhất thiết trí; chẳng trụ đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Vì cớ sao? Vì tất cả pháp bất khả đắc vậy. Như vậy, Thiện Hiện! Tâm Như Lai đối tất cả pháp đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bảo Xá Lợi Tử rằng: Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa cũng lại như vậy, tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa mà đồng Như Lai đối tất cả pháp đều vô sở trụ cũng chẳng phải chẳng trụ. Sở dĩ vì sao?
Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa tuy trụ Bát nhã Ba la mật đa mà đối sắc chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Cho đến đối nhất thiết tướng trí cũng chẳng trụ chẳng phải chẳng trụ. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Vì sắc thảy pháp không hai tướng vậy.
Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu tùy tướng chẳng trụ chẳng phải trụ đây. đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên học như thế.
Bấy giờ, trong hội có các thiên tử thầm khởi nghĩ này: Lời lẽ câu chú của các Dược xoa thảy tuy rất ẩn mật mà bạn chúng ta còn biết ra được. Tôn giả Thiện Hiện với Bát nhã Ba la mật đa đây, tuy đem nhiều thứ lời lẽ để chỉ rõ, mà bạn chúng ta trọn chẳng hiểu được gì hết!
Cụ thọ Thiện Hiện biết chỗ tâm các thiên tử nghĩ bèn bảo kia rằng: Thiên tử các ngươi đối tôi đã thuyết chẳng hiểu được ư? Các thiên tử thưa: Như vậy, như vậy. Cụ thọ Thiện Hiện lại bảo kia rằng: Tôi từng đối trong nghĩa tương ưng Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng thuyết một chữ, ngươi cũng chẳng nghe thời hiểu chỗ nào? Vì cớ sao? Các Thiên tử! Trong nghĩa tương ưng Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đều xa lìa văn tự ngôn thuyết vậy. Bởi đấy, với trong đây kẻ thuyết, kẻ nghe và kẻ năng hiểu đều chẳng khá được, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác sở chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề thẳm sâu mầu nhiệm cũng lại như thế.
Các ngươi thiên tử! Như các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hóa làm hóa thân, hóa thân như vậy hóa làm bốn chúng đồng đến nhóm hội mà vì thuyết pháp. Nơi ý hiểu sao? Trong đây có thật kẻ có năng thuyết, năng nghe, năng hiểu chăng? Các thiên tử thưa: Bạch Đại đức! Chẳng thật.
Thiện Hiện bảo rằng: Như thế, các thiên tử! Tất cả pháp đều như hóa vậy. Nay đối trong nghĩa tương ưng Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây kẻ thuyết, kẻ nghe và kẻ năng hiểu đều chẳng khá được. Các thiên tử! Như người trong mộng, mộng ấy có Phật vì đại chúng tuyên nói chánh pháp. Nơi ý hiểu sao? Trong đây có thật kẻ năng nói, năng nghe, năng hiểu chăng? Các thiên tử thưa: Bạch Đại đức! Chẳng thật.
Thiện Hiện bảo rằng: Như thế, các thiên tử! Tất cả pháp đều như mộng vậy. Nay đối trong nghĩa tương ưng Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây, kẻ nói kẻ nghe và kẻ năng hiểu đều chẳng khá được. Các thiên tử! Như có hai người ở một hang núi, mỗi người quay mặt mỗi hướng, khen Phật Pháp Tăng cùng lúc phát vang. Nơi ý hiểu sao? Hai tiếng vang đây năng thay nhau nghe, thay nhau hiểu được chăng? Các thiên tử thưa: Bạch Đại đức! Chẳng được.
Thiện Hiện bảo rằng: Như thế, các thiên tử! Tất cả pháp đều như vang dậy. Nay đối trong nghĩa tương ưng Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, kẻ nói kẻ nghe và kẻ năng hiểu đều chẳng khá được. Các thiên tử! Như huyễn sư giỏi hoặc học trò y, ở giữa đường ngã tư huyễn làm bốn chúng và Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác huyễn đây vì bốn huyễn chúng tuyên nói chánh pháp. Nơi ý hiểu sao? Trong đây có thật kẻ nói kẻ nghe và kẻ năng hiểu chăng? Các thiên tử thưa: Bạch Đại đức! Chẳng thật.
Thiện Hiện bảo rằng: Như thế, các thiên tử! Tất cả pháp đều như huyễn vậy. Nay đối trong nghĩa tương ưng Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, kẻ nói kẻ nghe và kẻ năng hiểu đều chẳng khá được. Các thiên tử! Bởi nhân duyên này, tôi từng đối trong nghĩa tương ưng Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng thuyết một chữ. Các ngươi cũng chẳng nghe thời hiểu chỗ nào?