Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (36)


Xem mục lục

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 13

Quyển Thứ 322: Hội thứ nhất Phẩm Chơn Như thứ 47- 5

Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm

Chính khi thuyết tướng chơn như như thế, ở thế giới Tam thiên đại thiên này, sáu thứ biến động: Đông vọt Tây lăn, Tây vọt Đông lặn, Nam vọt Bắc lặn, Bắc vọt Nam lặn, giữa vọt bìa lặn, bìa vọt giữa lặn. Khi ấy, các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc lại đem hương đa yết la, hương đa ma la, hương bột chiên đàn của trên trời và đem hoa sen xanh, hoa sen hồng, hoa sen vàng, hoa sen trắng, hoa mỹ diệu hương, hoa mỹ diệu âm, hoa đại mỹ diệu âm của trên trời dâng rải lên Đức Thế Tôn và Thượng tọa Thiện Hiện mà thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Rất lạ, chưa từng có vậy. Thượng tọa Thiện Hiện do chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Bấy giờ, Thiện Hiện bảo các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc rằng: Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do sắc nên tùy Như Lai sanh, chẳng do sắc chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời sắc nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời sắc chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng do thọ tưởng hành thức nên tùy Như Lai sanh, chẳng do thọ tưởng hành thức chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời thọ tưởng hành thức nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời thọ tưởng hành thức chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do nhãn xứ nên tùy Như Lai sanh. Chẳng do nhãn xứ chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời nhãn xứ nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời nhãn xứ chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng do nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ nên tùy Như Lai sanh, chẳng do nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do sắc xứ nên tùy Như Lai sanh, chẳng do sắc xứ chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời sắc xứ nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời sắc xứ chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng do thanh hương vị xúc pháp xứ nên tùy Như Lai sanh, chẳng do thanh hương vị xúc pháp xứ chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời thanh hương vị xúc pháp xứ nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời thanh hương vị xúc pháp xứ chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do nhãn giới nên tùy Như Lai sanh, chẳng do nhãn giới chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời nhãn giới nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời nhãn giới chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng do nhĩ tỷ thiệt thân ý giới nên tùy Như Lai sanh, chẳng do nhĩ tỷ thiệt thân ý giới chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời nhĩ tỷ thiệt thân ý giới nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời nhĩ tỷ thiệt thân ý giới chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do sắc giới nên tùy Như Lai sanh, chẳng do sắc giới chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời sắc giới nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời sắc giới chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng do thanh hương vị xúc pháp giới nên tùy Như Lai sanh, chẳng do thanh hương vị xúc pháp giới chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời thanh hương vị xúc pháp giới nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời thanh hương vị xúc pháp giới chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do nhãn thức giới nên tùy Như Lai sanh, chẳng do nhãn thức giới chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời nhãn thức giới nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời nhãn thức giới chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng do nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới nên tùy Như Lai sanh, chẳng do nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do nhãn xúc nên tùy Như Lai sanh, chẳng do nhãn xúc chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời nhãn xúc nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời nhãn xúc chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng do nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc nên tùy Như Lai sanh, chẳng do nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ nên tùy Như Lai sanh, chẳng do nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng do nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ nên tùy Như Lai sanh, chẳng do nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do địa giới nên tùy Như Lai sanh, chẳng do địa giới chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời địa giới nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời địa giới chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng do thủy hỏa phong không thức giới nên tùy Như Lai sanh, chẳng do thủy hỏa phong không thức giới chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời thủy hỏa phong không thức giới nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời thủy hỏa phong không thức giới chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do vô minh nên tùy Như Lai sanh, chẳng do vô minh chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời vô minh nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời vô minh chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng do hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử nên tùy Như Lai sanh, chẳng do hành cho đến lão tử chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời hành cho đến lão tử nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời hành cho đến lão tử chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do ngã nên tùy Như Lai sanh, chẳng do ngã chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời ngã nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời ngã chơn như nên tùy Như Lai sanh, chẳng do hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri kiến giả nên tùy Như Lai sanh, chẳng do hữu tình đến kiến giả chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời hữu tình đến kiến giả nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời hữu tình đến kiến giả chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do bố thí Ba la mật đa nên tùy Như Lai sanh, chẳng do bố thí Ba la mật đa chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời bố thí Ba la mật đa nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời bố thí Ba la mật đa chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng do tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa nên tùy Như Lai sanh, chẳng do tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do nội không nên tùy Như Lai sanh, chẳng do nội không chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời nội không nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời nội không chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng do ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không nên tùy Như Lai sanh, chẳng do ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do chơn như nên tùy Như Lai sanh, chẳng do chơn như chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời chơn như nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời chơn như chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng do pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới nên tùy Như Lai sanh, chẳng do pháp giới cho đến bất tư nghì giới chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời pháp giới cho đến bất tư nghì giới nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời pháp giới cho đến bất tư nghì giới chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do bốn niệm trụ nên tùy Như Lai sanh, chẳng do bốn niệm trụ chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời bốn niệm trụ nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời bốn niệm trụ chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng do bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi nên tùy Như Lai sanh, chẳng do bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do khổ thánh đế nên tùy Như Lai sanh, chẳng do khổ thánh đế chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời khổ thánh đế nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời khổ thánh đế chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng do tập diệt đạo thánh đế nên tùy Như Lai sanh, chẳng do tập diệt đạo thánh đế chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời tập diệt đạo thánh đế nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời tập diệt đạo thánh đế chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do bốn tĩnh lự nên tùy Như Lai sanh, chẳng do bốn tĩnh lự chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời bốn tĩnh lự nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời bốn tĩnh lự chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng do bốn vô lượng, bốn vô sắc định nên tùy Như Lai sanh, chẳng do bốn vô lượng, bốn vô sắc định chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời bốn vô lượng, bốn vô sắc định nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời bốn vô lượng, bốn vô sắc định chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do tám giải thoát nên tùy Như Lai sanh, chẳng do tám giải thoát chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời tám giải thoát nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời tám giải thoát chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng do tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ nên tùy Như Lai sanh, chẳng do tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do không giải thoát môn nên tùy Như Lai sanh, chẳng do không giải thoát môn chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời không giải thoát môn nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời không giải thoát môn chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng do vô tướng, vô nguyện giải thoát môn nên tùy Như Lai sanh, chẳng do vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời vô tướng, vô nguyện giải thoát môn nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do năm nhãn nên tùy Như Lai sanh, chẳng do năm nhãn chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời năm nhãn nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời năm nhãn chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng do sáu thần thông nên tùy Như Lai sanh, chẳng do sáu thần thông chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời sáu thần thông nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời sáu thần thông chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do tam ma địa môn nên tùy Như Lai sanh, chẳng do tam ma địa môn chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời tam ma địa môn nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời tam ma địa môn chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng do đà la ni môn nên tùy Như Lai sanh, chẳng do đà la ni môn chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời đà la ni môn nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời đà la ni môn chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do Phật mười lực nên tùy Như Lai sanh, chẳng do Phật mười lực chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời Phật mười lực nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời Phật mười lực chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng do bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng nên tùy Như Lai sanh, chẳng do bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do quả Dự lưu nên tùy Như Lai sanh, chẳng do quả Dự lưu chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời quả Dự lưu nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời quả Dự lưu chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng do quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán nên tùy Như Lai sanh, chẳng do quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do Độc giác Bồ đề nên tùy Như Lai sanh, chẳng do Độc giác Bồ đề chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời Độc giác Bồ đề nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời Độc giác Bồ đề chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do nhất thiết trí nên tùy Như Lai sanh, chẳng do nhất thiết trí chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời nhất thiết trí nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời nhất thiết trí chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng do đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí nên tùy Như Lai sanh, chẳng do đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do hữu vi nên tùy Như Lai sanh, chẳng do hữu vi chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời hữu vi nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời hữu vi chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Thiên tử phải biết, Thượng tọa Thiện Hiện chẳng do vô vi nên tùy Như Lai sanh, chẳng do vô vi chơn như nên tùy Như Lai sanh. Chẳng rời vô vi nên tùy Như Lai sanh, chẳng rời vô vi chơn như nên tùy Như Lai sanh.

Vì cớ sao? Các Thiên tử! Tất cả pháp đều vô sở hữu. Các tùy sanh ấy, hoặc sở tùy sanh, do đây tùy sanh và xứ tùy sanh đều chẳng khá được.

Bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử thưa với Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các pháp chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới đều rất thẳm sâu.

Bạch Thế Tôn! Trong đây sắc chẳng khá được, sắc chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây sắc hãy chẳng khá được, huống có sắc chơn như khá được. Trong đây thọ tưởng hành thức chẳng khá được, thọ tưởng hành thức chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây thọ tưởng hành thức chẳng khá được, huống có thọ tưởng hành thức chơn như khá được.

Bạch Thế Tôn! Trong đây nhãn xứ chẳng khá được, nhãn xứ chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây nhãn xứ hãy chẳng khá được, huống có nhãn xứ chơn như khá được. Trong đây nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chẳng khá được, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chẳng khá được, huống có nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chơn như khá được.

Bạch Thế Tôn! Trong đây sắc xứ chẳng khá được, sắc xứ chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây sắc xứ hãy chẳng khá được, huống có sắc xứ chơn như khá được. Trong đây thanh hương vị xúc pháp xứ chẳng khá được, thanh hương vị xúc pháp xứ chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây thanh hương vị xúc pháp xứ chẳng khá được, huống có thanh hương vị xúc pháp xứ chơn như khá được.

Bạch Thế Tôn! Trong đây nhãn giới chẳng khá được, nhãn giới chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây nhãn giới chẳng khá được, huống có nhãn giới chơn như khá được. Trong đây nhĩ tỷ thiệt thân ý giới chẳng khá được, nhĩ tỷ thiệt thân ý giới chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây nhĩ tỷ thiệt thân ý giới chẳng khá được, huống có nhĩ tỷ thiệt thân ý giới chơn như khá được.

Bạch Thế Tôn! Trong đây sắc giới chẳng khá được, sắc giới chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây sắc giới chẳng khá được, huống có sắc giới chơn như khá được. Trong đây thanh hương vị xúc pháp giới chẳng khá được, thanh hương vị xúc pháp giới chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây thanh hương vị xúc pháp giới chẳng khá được, huống có thanh hương vị xúc pháp giới chơn như khá được.

Bạch Thế Tôn! Trong đây nhãn thức giới chẳng khá được, nhãn thức giới chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây nhãn thức giới chẳng khá được, huống có nhãn thức giới chơn như khá được. Trong đây nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới chẳng khá được, nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới chẳng khá được, huống có nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới chơn như khá được.

Bạch Thế Tôn! Trong đây nhãn xúc chẳng khá được, nhãn xúc chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây nhãn xúc hãy chẳng khá được, huống có nhãn xúc chơn như khá được. Trong đây nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc chẳng khá được, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc chẳng khá được, huống có nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc chơn như khá được.

Bạch Thế Tôn! Trong đây nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng khá được, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng khá được, huống có nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như khá được. Trong đây nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng khá được, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng khá được, huống có nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như khá được.

Bạch Thế Tôn! Trong đây địa giới chẳng khá được, địa giới chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây địa giới chẳng khá được, huống có địa giới chơn như khá được. Trong đây thủy hỏa phong không thức giới chẳng khá được, thủy hỏa phong không thức giới chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây thủy hỏa phong không thức giới chẳng khá được, huống có thủy hỏa phong không thức giới chơn như khá được.

Bạch Thế Tôn! Trong đây vô minh chẳng khá được, vô minh chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây vô minh chẳng khá được, huống có vô minh chơn như khá được. Trong đây hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử chẳng khá được, hành cho đến lão tử chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây hành cho đến lão tử chẳng khá được, huống có hành cho đến lão tử chơn như khá được.

Bạch Thế Tôn! Trong đây bố thí Ba la mật đa chẳng khá được, bố thí Ba la mật đa chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây bố thí Ba la mật đa chẳng khá được, huống có bố thí Ba la mật đa chơn như khá được. Trong đây tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa chẳng khá được, tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa chẳng khá được, huống có tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa chơn như khá được.

Bạch Thế Tôn! Trong đây nội không chẳng khá được, nội không chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây nội không chẳng khá được, huống có nội không chơn như khá được. Trong đây ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không chẳng khá được, ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không chẳng khá được, huống có ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không chơn như khá được.

Bạch Thế Tôn! Trong đây chơn như chẳng khá được, chơn như chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây chơn như chẳng khá được, huống có chơn như chơn như khá được. Trong đây pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới chẳng khá được, pháp giới cho đến bất tư nghì giới chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây pháp giới cho đến bất tư nghì giới chẳng khá được, huống có pháp giới cho đến bất tư nghì giới chơn như khá được.

Bạch Thế Tôn! Trong đây bốn niệm trụ chẳng khá được, bốn niệm trụ chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây bốn niệm trụ chẳng khá được, huống có bốn niệm trụ chơn như khá được. Trong đây bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi chẳng khá được, bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi chẳng khá được, huống có bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi chơn như khá được.

Bạch Thế Tôn! Trong đây khổ thánh đế chẳng khá được, khổ thánh đế chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây khổ thánh đế chẳng khá được, huống có khổ thánh đế chơn như khá được. Trong đây tập diệt đạo thánh đế chẳng khá được, tập diệt đạo thánh đế chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây tập diệt đạo thánh đế chẳng khá được, huống có tập diệt đạo thánh đế chơn như khá được.

Bạch Thế Tôn! Trong đây bốn tĩnh lự chẳng khá được, bốn tĩnh lự chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây bốn tĩnh lự chẳng khá được, huống có bốn tĩnh lự chơn như khá được. Trong đây bốn vô lượng, bốn vô sắc định chẳng khá được; bốn vô lượng, bốn vô sắc định chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây bốn vô lượng, bốn vô sắc định chẳng khá được; huống có bốn vô lượng, bốn vô sắc định chơn như khá được.

Bạch Thế Tôn! Trong đây tám giải thoát chẳng khá được, tám giải thoát chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây tám giải thoát chẳng khá được, huống có tám giải thoát chơn như khá được. Trong đây tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ chẳng khá được; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ chẳng khá được; huống có tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ chơn như khá được.

Bạch Thế Tôn! Trong đây không giải thoát môn chẳng khá được, không giải thoát môn chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây không giải thoát môn chẳng khá được, huống có không giải thoát môn chơn như khá được. Trong đây vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chẳng khá được; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chẳng khá được; huống có vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chơn như khá được.

Bạch Thế Tôn! Trong đây năm nhãn chẳng khá được, năm nhãn chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây năm nhãn chẳng khá được, huống có năm nhãn chơn như khá được. Trong đây sáu thần thông chẳng khá được, sáu thần thông chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây sáu thần thông chẳng khá được, huống có sáu thần thông chơn như khá được.

Bạch Thế Tôn! Trong đây tam ma địa môn chẳng khá được, tam ma địa môn chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây tam ma địa môn chẳng khá được, huống có tam ma địa môn chơn như khá được. Trong đây đà la ni môn chẳng khá được, đà la ni môn chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây đà la ni môn chẳng khá được, huống có đà la ni môn chơn như khá được.

Bạch Thế Tôn! Trong đây Phật mười lực chẳng khá được, Phật mười lực chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây Phật mười lực chẳng khá được, huống có Phật mười lực chơn như khá được. Trong đây bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng khá được, bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng khá được, huống có bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chơn như khá được.

Bạch Thế Tôn! Trong đây quả Dự lưu chẳng khá được, quả Dự lưu chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây quả Dự lưu chẳng khá được, huống có quả Dự lưu chơn như khá được. Trong đây quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán chẳng khá được; quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán chẳng khá được; huống có quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán chơn như khá được.

Bạch Thế Tôn! Trong đây Độc giác Bồ đề chẳng khá được, Độc giác Bồ đề chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây Độc giác Bồ đề chẳng khá được, huống có Độc giác Bồ đề chơn như khá được.

Bạch Thế Tôn! Trong đây nhất thiết trí chẳng khá được, nhất thiết trí chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây nhất thiết trí chẳng khá được, huống có nhất thiết trí chơn như khá được. Trong đây đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng khá được; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng khá được; huống có đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chơn như khá được.

Phật nói: Xá Lợi Tử ! Như vậy, như vậy. Như lời ngươi cừa nói. Các pháp chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới đều rất thẳm sâu.

Xá Lợi Tử ! Trong đây sắc chẳng khá được, sắc chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây sắc hãy chẳng khá được, huống có sắc chơn như khá được. Trong đây thọ tưởng hành thức chẳng khá được, thọ tưởng hành thức chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây thọ tưởng hành thức chẳng khá được, huống có thọ tưởng hành thức chơn như khá được.

Xá Lợi Tử! Trong đây nhãn xứ chẳng khá được, nhãn xứ chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây nhãn xứ chẳng khá được, huống có nhãn xứ chơn như khá được. Trong đây nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chẳng khá được, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chẳng khá được, huống có nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ chơn như khá được.

Xá Lợi Tử! Trong đây sắc xứ chẳng khá được, sắc xứ chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây sắc xứ chẳng khá được, huống có sắc xứ chơn như khá được. Trong đây thanh hương vị xúc pháp xứ chẳng khá được, thanh hương vị xúc pháp xứ chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây thanh hương vị xúc pháp xứ chẳng khá được, huống có thanh hương vị xúc pháp xứ chơn như khá được.

Xá Lợi Tử! Trong đây nhãn giới chẳng khá được, nhãn giới chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây nhãn giới chẳng khá được, huống có nhãn giới chơn như khá được. Trong đây nhĩ tỷ thiệt thân ý giới chẳng khá được, nhĩ tỷ thiệt thân ý giới chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây nhĩ tỷ thiệt thân ý giới chẳng khá được, huống có nhĩ tỷ thiệt thân ý giới chơn như khá được.

Xá Lợi Tử! Trong đây sắc giới chẳng khá được, sắc giới chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây sắc giới chẳng khá được, huống có sắc giới chơn như khá được. Trong đây thanh hương vị xúc pháp giới chẳng khá được, thanh hương vị xúc pháp giới chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây thanh hương vị xúc pháp giới chẳng khá được, huống có thanh hương vị xúc pháp giới chơn như khá được.

Xá Lợi Tử! Trong đây nhãn thức giới chẳng khá được, nhãn thức giới chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây nhãn thức giới chẳng khá được, huống có nhãn thức giới chơn như khá được. Trong đây nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới chẳng khá được, nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới chẳng khá được, huống có nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới chơn như khá được.

Xá Lợi Tử! Trong đây nhãn xúc chẳng khá được, nhãn xúc chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây nhãn xúc hãy chẳng khá được, huống có nhãn xúc chơn như khá được. Trong đây nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc chẳng khá được, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc chẳng khá được, huống có nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc chơn như khá được.

Xá Lợi Tử! Trong đây nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng khá được, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng khá được, huống có nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như khá được. Trong đây nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng khá được, nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng khá được, huống có nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chơn như khá được.

Xá Lợi Tử! Trong đây địa giới chẳng khá được, địa giới chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây địa giới chẳng khá được, huống có địa giới chơn như khá được. Trong đây thủy hỏa phong không thức giới chẳng khá được, thủy hỏa phong không thức giới chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây thủy hỏa phong không thức giới chẳng khá được, huống có thủy hỏa phong không thức giới chơn như khá được.

Xá Lợi Tử! Trong đây vô minh chẳng khá được, vô minh chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây vô minh chẳng khá được, huống có vô minh chơn như khá được. Trong đây hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử chẳng khá được, hành cho đến lão tử chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây hành cho đến lão tử chẳng khá được, huống có hành cho đến lão tử chơn như khá được.

Xá Lợi Tử! Trong đây bố thí Ba la mật đa chẳng khá được, bố thí Ba la mật đa chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây bố thí Ba la mật đa chẳng khá được, huống có bố thí Ba la mật đa chơn như khá được. Trong đây tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa chẳng khá được; tịnh giới , an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa chẳng khá được, huống có tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa chơn như khá được.

Xá Lợi Tử! Trong đây nội không chẳng khá được, nội không chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây nội không chẳng khá được, huống có nội không chơn như khá được. Trong đây ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không chẳng khá được, ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không chẳng khá được, huống có ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không chơn như khá được.

Xá Lợi Tử! Trong đây chơn như chẳng khá được, chơn như chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây chơn như chẳng khá được, huống có chơn như chơn như khá được. Trong đây pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới chẳng khá được, pháp giới cho đến bất tư nghì giới chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây pháp giới cho đến bất tư nghì giới chẳng khá được, huống có pháp giới cho đến bất tư nghì giới chơn như khá được.

Xá Lợi Tử! Trong đây bốn niệm trụ chẳng khá được, bốn niệm trụ chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây bốn niệm trụ chẳng khá được, huống có bốn niệm trụ chơn như khá được. Trong đây bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi chẳng khá được, bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi chẳng khá được, huống có bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi chơn như khá được.

Xá Lợi Tử! Trong đây khổ thánh đế chẳng khá được, khổ thánh đế chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây khổ thánh đế chẳng khá được, huống có khổ thánh đế chơn như khá được. Trong đây tập diệt đạo thánh đế chẳng khá được, tập diệt đạo thánh đế chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây tập diệt đạo thánh đế chẳng khá được, huống có tập diệt đạo thánh đế chơn như khá được.

Xá Lợi Tử! Trong đây bốn tĩnh lự chẳng khá được, bốn tĩnh lự chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây bốn tĩnh lự chẳng khá được, huống có bốn tĩnh lự chơn như khá được. Trong đây bốn vô lượng, bốn vô sắc định chẳng khá được; bốn vô lượng, bốn vô sắc định chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây bốn vô lượng, bốn vô sắc định chẳng khá được; huống có bốn vô lượng, bốn vô sắc định chơn như khá được.

Xá Lợi Tử! Trong đây tám giải thoát chẳng khá được, tám giải thoát chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây tám giải thoát chẳng khá được, huống có tám giải thoát chơn như khá được. Trong đây tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ chẳng khá được; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ chẳng khá được; huống có tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ chơn như khá được.

Xá Lợi Tử! Trong đây không giải thoát môn chẳng khá được, không giải thoát môn chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây không giải thoát môn chẳng khá được, huống có không giải thoát môn chơn như khá được. Trong đây vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chẳng khá được; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chẳng khá được; huống có vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chơn như khá được.

Xá Lợi Tử! Trong đây năm nhãn chẳng khá được, năm nhãn chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây năm nhãn chẳng khá được, huống có năm nhãn chơn như khá được. Trong đây sáu thần thông chẳng khá được, sáu thần thông chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây sáu thần thông chẳng khá được, huống có sáu thần thông chơn như khá được.

Xá Lợi Tử! Trong đây tam ma địa môn chẳng khá được, tam ma địa môn chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây tam ma địa môn chẳng khá được, huống có tam ma địa môn chơn như khá được. Trong đây đà la ni môn chẳng khá được, đà la ni môn chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây đà la ni môn chẳng khá được, huống có đà la ni môn chơn như khá được.

Xá Lợi Tử! Trong đây Phật mười lực chẳng khá được, Phật mười lực chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây Phật mười lực chẳng khá được, huống có Phật mười lực chơn như khá được. Trong đây bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng khá được, bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng khá được, huống có bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chơn như khá được.

Xá Lợi Tử! Trong đây quả Dự lưu chẳng khá được, quả Dự lưu chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây quả Dự lưu chẳng khá được, huống có quả Dự lưu chơn như khá được. Trong đây quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán chẳng khá được; quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán chẳng khá được; huống có quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán chơn như khá được.

Bạch Thế Tôn! Trong đây Độc giác Bồ đề chẳng khá được, Độc giác Bồ đề chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây Độc giác Bồ đề chẳng khá được, huống có Độc giác Bồ đề chơn như khá được.

Xá Lợi Tử! Trong đây nhất thiết trí chẳng khá được, nhất thiết trí chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây nhất thiết trí chẳng khá được, huống có nhất thiết trí chơn như khá được. Trong đây đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng khá được; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chơn như cũng chẳng khá được. Vì cớ sao? Trong đây đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng khá được; huống có đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chơn như khá được.

Khi thuyết tướng chơn như này, trong chúng một muôn ba ngàn Bí sô hết hẳn các lậu, tâm được giải thoát thành A la hán; năm trăm Bí sô ni xa trần lìa bẩn, đối trong các pháp sinh tịnh pháp nhẫn; năm ngàn Bồ tát Ma ha tát được vô sanh pháp nhẫn, sáu vạn Bồ tát hết hẳn các lậu, tâm được giải thoát thành A la hán.

Bấy giờ Phật bảo Xá Lợi Tử rằng: Sáu vạn Bồ tát này ở quá khứ đã từng gần gũi cúng dường năm trăm Đức Phật, chỗ mỗi mỗi Đức Phật phát hoằng thệ nguyện, chánh tín xuất gia. Tuy tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, cũng chẳng nhiếp thọ sức phương tiện khéo léo, nên khởi tưởng riêng khác, hành hạnh riêng khác. Khi tu bố thí tác nghĩ như vầy: Đây là bố thí, đây là của thí, đây là kẻ nhận, ta năng hành thí. Khi tu tịnh giới tác nghĩ như vầy: Đây là tịnh giới, đây là tội nghiệp, đây là cảnh phải hộ, ta năng trì giới. Khi tu an nhẫn tác nghĩ như vầy: Đây là an nhẫn, đây là ngăn nhẫn, đây là cảnh phải nhẫn, ta năng an nhẫn. Khi tu tinh tiến tác nghĩ như vầy: Đây là tinh tiến, đây là biếng nhác, đây là phải làm, ta năng tinh tiến. Khi tu tĩnh lự năng nghĩ như vầy: Đây là tĩnh lự, đây là cảnh động, đây là phải tu, ta năng tu định. Kia rời Bát nhã Ba la mật đa và rời sức phương tiện khéo léo, nên nương tưởng riêng khác mà hành hạnh bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự riêng khác. Bởi tưởng riêng, hành riêng khác nên chẳng được vào ngôi Bồ tát Chánh tánh ly sanh. Bởi chẳng được vào ngôi Bồ tát Chánh tánh ly sanh nên được quả Dự lưu, lần lữa cho đến quả A la hán.

Xá Lợi Tử! Các Bồ tát này dù có đạo Bồ tát không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn mà xa lìa Bát nhã Ba la mật đa và sức phương tiện khéo léo, nên đối với thật tế tác chứng lấy quả Thanh văn.

Xem mục lục