Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (36)


Xem mục lục

Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Tập 13

Quyển Thứ 303: Hội thứ nhất Phẩm Ma Sự thứ 40-1

Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Phật đã khen nói vì chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, tu hành sáu Ba la mật đa, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, các thiện nam tử thiện nữ nhân này có nhiều công đức. Bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này vì chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, khi tu các hạnh sao là lưu nạn ma sự?

Phật nói: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn thuyết pháp yếu, biện luận chẳng liền sanh, phải biết đây là Bồ tát bị ma sự. Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ tát Ma ha tát này muốn thuyết pháp yếu, biện chẳng liền sanh, đây là ma sự? Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa sở tu Bát nhã Ba la mật đa khó được viên mãn; sở tu tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa khó được viên mãn. Bởi duyên đây nên Bồ tát Ma ha tát này muốn thuyết pháp yếu, biện chẳng liền sanh. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn tu thắng hạnh, biện chẳng liền sanh. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự. Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ tát Ma ha tát này muốn tu thắng hạnh, biện chẳng liền sanh, đây là ma sự? Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát này tu hành bố thí Ba la mật đa; tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa không phương tiện khéo léo, biện chẳng liền sanh. Bởi duyên đây nên Bồ tát Ma ha tát muốn tu thắng hạnh, biện chẳng liền sanh. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Khi biên chép kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, uể oải ợ ngáp. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Khi biên chép kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, bỗng nhiên giỡn cười. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Khi biên chép kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, khinh dễ chống nhau. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự .

Lại nữa, Thiện Hiện! Khi biên chép kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, thân tâm rối loạn. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Khi biên chép kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tâm sanh hiểu khác, trái lầm văn cú. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Khi biên chép kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, bỗng có việc khởi chẳng rốt ráo. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Khi biên chép kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chợt khởi nghĩ này: "Ta đối kinh đây chẳng được bổ ích, biên chép mà chi", bèn nới bỏ đi. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Khi thọ trì đọc tụng, suy nghĩ tu tập, nói nghe kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, uể oải ợ ngáp. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự. Lại nữa, Thiện Hiện! Khi thọ trì đọc tụng, suy nghĩ tu tập, nói nghe kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, bỗng nhiên giỡn cười. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Khi thọ trì đọc tụng, suy nghĩ tu tập, nói nghe kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, khinh dễ chống nhau. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Khi thọ trì đọc tụng, suy nghĩ tu tập, nói nghe kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, thân tâm rối loạn. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Khi thọ trì đọc tụng, suy nghĩ tu tập, nói nghe kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tâm sanh hiểu khác, trái lầm văn cú. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Khi thọ trì đọc tụng, suy nghĩ tu tập, nói nghe kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chợt có việc khởi khiến chẳng rốt ráo. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Khi thọ trì đọc tụng, suy nghĩ tu tập, nói nghe kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, bỗng khởi nghĩ này: "Ta đối kinh đây chẳng được bổ ích, cần khổ mà chi", bèn nới bỏ đi. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên nào các thiện nam tử, thiện nữ nhân này đối thâm kinh đây chẳng được bổ ích, bèn nới bỏ đi?

Phật nói: Thiện Hiện!Các thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy ở đời quá khứ chưa lâu tu hành Bát nhã, tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa. Vậy nên đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây chẳng được bổ ích, bèn nới bỏ đi.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, liền khởi nghĩ này: "Chúng ta với đây chẳng được nhận ký, dùng nghe làm chi?" Tâm chẳng thanh tịnh, bèn từ tòa dậy nới bỏ đi. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên nào đối trong kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây, chẳng trao ký kia mà khiến bỏ đi? Phật nói: Thiện Hiện! Bồ tát chưa vào Chánh tánh ly sanh chẳng nên trao ký kia Đại bồ đề.

Lại nữa Thiện Hiện! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, liền khởi nghĩ này: "Trong đây chẳng nói danh tự chúng ta, dùng nghe làm gì?" Tâm chẳng thanh tịnh, bèn từ tòa dậy nới bỏ mà đi. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên nào đối trong kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây, chẳng nghe nói danh tự Bồ tát kia? Phật nói: Thiện Hiện! Bồ tát chưa nhận ký Đại Bồ đề, lẽ vậy chẳng nên nghe nói danh tự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân khi nghe thuyết kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, sanh nghĩ như vầy: "Trong ấy chẳng nói chỗ sanh, thành ấp, xóm làng chúng ta, dùng nghe làm gì?". Tâm chẳng thanh tịnh, liền từ tòa dậy nới bỏ mà đi. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên nào ở trong kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây, chẳng nghe nói chỗ sanh, thành ấp, xóm làng Bồ tát kia? Phật nói: Thiện Hiện! Nếu chưa nghe danh từ Bồ tát ấy, chẳng nên nói chỗ sanh sai khác kia.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa, tâm chẳng thanh tịnh mà bỏ đi, tùy kia chỗ khởi tâm chẳng thanh tịnh, nhàm bỏ kinh này cất bước nhiều ít, bèn giảm ngần ấy kiếp số công đức, bị ngần ấy kiếp số tội chướng Bồ đề. Chịu tội kia rồi, trải qua ngần ấy thời gian phát siêng tinh tiến cầu tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, mới có thể phục lại gốc xưa. Vậy nên, Bồ tát nếu muốn mau chứng Vô thượng Bồ đề, chẳng nhàm bỏ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, nới bỏ kinh điển Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu cầu học kinh khác. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân này nới bỏ cội gốc Nhất thiết trí trí là Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, mà vin lấy nhánh lá các kinh khác, chẳng năng được Đại Bồ đề vậy.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các kinh nào khác in như nhánh lá, chẳng năng dẫn phát Nhất thiết trí trí?

Phật nói: Thiện Hiện! Nếu thuyết pháp tương ưng Nhị thừa, nghĩa là bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi và không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn thảy, có bao nhiêu các kinh. Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân với trong ấy tu học được quả Dự lưu, được quả Nhất lai, được quả Bất hoàn, được quả A la hán, được Độc giác Bồ đề chớ chẳng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Đấy gọi là các kinh khác in như nhánh lá, chẳng năng dẫn phát Nhất thiết trí trí. Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu quyết định dẫn phát Nhất thiết trí trí vì có đại thế lực, in như gốc cây. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân nới bỏ kinh điển Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu cầu học kinh khác, quyết định chẳng được Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Kinh điển Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, xuất sanh tất cả các công đức thế gian và xuất thế gian cho Bồ tát Ma ha tát vậy. Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu học Bát nhã Ba la mật đa, thời là tu học tất cả pháp thế gian và xuất thế gian.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như chó đói bỏ ông chủ thực, lại theo kẻ tôi tớ mà cầu kiếm ăn. Qua đời đương lai, có các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa mà nới bỏ tất cả căn bản Phật pháp là Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, cầu học kinh điển tương ưng Nhị thừa cũng lại như thế. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự

Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như có người muốn tìm hương tượng, được tượng này rồi bỏ mà tìm dấu. Ý ngươi hiểu sao? Người này có trí chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Người ấy không trí. Phật nói: Thiện Hiện! Qua đời đương lai, có các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, nới bỏ tất cả căn bản Phật pháp là Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, cầu học kinh điển tương ưng Nhị thừa cũng lại như thế . Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như có người muốn thấy biển cả, đã đến bìa biển lại xem dấu trâu, khởi nghĩ mà rằng: "Nước trong biển cả cạn sâu nhiều ít, đâu bằng đây ư? Ý ngươi hiểu sao? Người này có trí chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Người ấy không trí. Phật nói: Thiện Hiện! Qua đời đương lai, có các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, nới bỏ tất cả căn bản Phật pháp là Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, cầu học kinh điển tương ưng Nhị thừa cũng lại như thế. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như có thợ mộc, hoặc đệ tử y muốn tạo đại điện lượng thù thắng như điện Thiên Đế Thích, thấy điện kia rồi mà lại làm theo kiểu cung điện Nhật Nguyệt. Ý ngươi nghĩ sao? Thợ mộc như thế hoặc đệ tử y, năng tạo đại điện lượng như điện thù thắng của Đế Thích chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng được vậy. Phật nói: Thiện Hiện! Ý ngươi nghĩ sao? Người này có trí chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Người ấy không trí, là loại ngu si. Phật nói: Qua đời đương lai, có các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, muốn cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà nới bỏ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, cầu học kinh điển tương ưng Nhị thừa cũng lại như thế. Ý ngươi nghĩ sao? Các thiện nam tử, thiện nữ nhân năng được Vô thượng Phật Bồ đề chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng được vậy. Phật nói: Thiện Hiện! Ý ngươi nghĩ sao? Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này là trí huệ chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Là loại ngu si. Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như người cầu thấy Chuyển luân Thánh vương, thấy rồi chẳng biết, bỏ đến chỗ khác thấy phàm tiểu vương. Lấy hình tướng kia khởi nghĩ như vầy: Chuyển luân Thánh vương hình tướng oai đức cùng phàm vương khác chi?" Ý ngươi nghĩ sao? Người này có trí chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Người ấy không trí. Phật nói: Thiện Hiện! Qua đời đương lai, có các thiện nam tử thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa muốn cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nới bỏ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, cầu học kinh điển tương ưng Nhị thừa, cũng lại như thế. Ý ngươi nghĩ sao? Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này hãy năng chứng được Đại bồ đề chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng được vậy. Phật nói: Thiện Hiện! Ý ngươi nghĩ sao? Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này là trí huệ chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Là loại ngu si. Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như có người đói được bữa ăn trăm vị mà bỏ, cầu ăn cơm lúa hai tháng. Ý ngươi nghĩ sao? Người này có trí chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Người ấy không trí. Phật nói: Thiện Hiện! Qua đời đương lai, có các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa mà bỏ kinh điển Đại thừa Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, cầu kinh điển tương ưng Nhị thừa với trong ấy muốn cầu Nhất thiết trí trí cũng lại như thế. Ý ngươi nghĩ sao? Các thiện nam tử , thiện nữ nhân này là trí huệ chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Là loại ngu si. Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như có người nghèo được viên ngọc vô giá mà bỏ, cầu lấy viên ngọc xấu. Ý ngươi nghĩ sao? Người này có trí chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Người ấy không trí. Phật nói: Thiện Hiện! Qua đời đương lai, có các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa bỏ kinh điển Đại Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, cầu học kinh điển tương ưng Nhị thừa với trong ấy muốn cầu Nhất thiết trí trí, cũng lại như thế. Ý ngươi nghĩ sao? Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này là trí huệ chăng? Thiện Hiện đáp rằng: Là loại ngu si. Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa khi chép kinh đại Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tranh khởi nhiều biện luận, ưa nói các thứ pháp môn sai khác, khiến việc biên chép Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng được rốt ráo. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự. Chỗ gọi ưa nói bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã. Ưa nói cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Ưa nói thọ trì, đọc tụng, tuyên nói. Ưa nói xem bịnh, tu các phước nghiệp. Ưa nói sắc, ưa nói thọ tưởng hành thức. Ưa nói nhãn xứ, ưa nói nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Ưa nói sắc xứ, ưa nói thanh hương vị xúc pháp xứ.

Ưa nói nhãn giới; ưa nói sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ. Ưa nói nhĩ giới; ưa nói thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Ưa nói tỷ giới; ưa nói hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Ưa nói thiệt giới; ưa nói vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ. Ưa nói thân giới; ưa nói xúc giới, thân thưa giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ. Ưa nói ý giới; ưa nói pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Ưa nói địa giới, ưa nói thủy hỏa phong không thức giới. Ưa nói vô minh; ưa nói hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não. Ưa nói bố thí Ba la mật đa; ưa nói tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa.

Ưa nói nội không; ưa nói ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không.

Ưa nói chơn như; ưa nói pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định , pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Ưa nói khổ thánh đế, ưa nói tập diệt đạo thánh đế.

Ưa nói bốn tĩnh lự; ưa nói bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Ưa nói tám giải thoát; ưa nói tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Ưa nói bốn niệm trụ; ưa nói bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Ưa nói không giải thoát môn; ưa nói vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Ưa nói Bồ tát thập địa. Ưa nói năm nhãn, ưa nói sáu thần thông.

Ưa nói Phật mười lực; ưa nói bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, ,đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Ưa nói pháp vô vong thất, ưa nói tánh hằng trụ xả. Ưa nói nhất thiết trí; ưa nói đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Ưa nói tất cả đà la ni môn, ưa nói tất cả tam ma địa môn. Ưa nói quả Dự lưu, ưa nói quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán. Ưa nói độc giác Bồ đề. Ưa nói tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát. Ưa nói chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Vì cớ sao? Thiện Hiện! Vì trong Bát nhã Ba la mật đa không tướng ưa nói vậy. Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu khó nghĩ nghì vậy. Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu không nghĩ lo vậy. Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu không sanh diệt vậy. Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu không nhiễm tịnh vậy. Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu không định loạn vậy. Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu không lìa danh ngôn vậy. Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng khá nói vậy. Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng khá được vậy. Sở dĩ vì sao? Thiện Hiện! Trong Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đã nói các pháp như trước đều vô sở hữu, đều bất khả đắc. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, khi biên chép Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, các pháp như vậy làm rối loạn tâm kia khiến chẳng rốt ráo. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu biên chép được chăng?

Phật nói: Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng biên chép được. Vì cớ sao? Thiện Hiện! Với trong kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây, tự tánh sắc vô sở hữu bất khả đắc, tự tánh thọ tưởng hành thức vô sở hữu bất khả đắc. Tự tánh nhãn xứ vô sở hữu bất khả đắc, tự tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ vô sở hữu bất khả đắc. Tự tánh sắc xứ vô sở hữu bất khả đắc, tự tánh thanh hương vị xúc pháp xứ vô sở hữu bất khả đắc.

Tự tánh nhãn giới vô sở hữu bất khả đắc; tự tánh sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu bất khả đắc. Tự tánh nhĩ giới vô sở hữu bất khả đắc; tự tánh thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu bất khả đắc. Tự tánh tỷ giới vô sở hữu bất khả đắc; tự tánh hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu bất khả đắc. Tự tánh thiệt giới vô sở hữu bất khả đắc; tự tánh vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu bất khả đắc. Tự tánh thân giới vô sở hữu bất khả đắc; tự tánh xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu bất khả đắc. Tự tánh ý giới vô sở hữu bất khả đắc; tự tánh pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu bất khả đắc.

Tự tánh địa giới vô sở hữu bất khả đắc; tự tánh thủy hỏa phong không thức giới vô sở hữu bất khả đắc. Tự tánh vô minh vô sở hữu bất khả đắc; tự tánh hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não vô sở hữu bất khả đắc. Tự tánh bố thí Ba la mật đa vô sở hữu bất khả đắc; tự tánh tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa vô sở hữu bất khả đắc.

Tự tánh nội không vô sở hữu bất khả đắc; tự tánh ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không vô sở hữu bất khả đắc.

Tự tánh chơn như vô sở hữu bất khả đắc; tự tánh pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới vô sở hữu bất khả đắc. Tự tánh khổ thánh đế vô sở hữu bất khả đắc, tự tánh tập diệt đạo thánh đế vô sở hữu bất khả đắc.

Tự tánh bốn tĩnh lự vô sở hữu bất khả đắc; tự tánh bốn vô lượng, bốn vô sắc định vô sở hữu bất khả đắc. Tự tánh tám giải thoát vô sở hữu bất khả đắc; tự tánh tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ vô sở hữu bất khả đắc. Tự tánh bốn niệm trụ vô sở hữu bất khả đắc; tự tánh bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi vô sở hữu bất khả đắc. Tự tánh không giải thoát môn vô sở hữu bất khả đắc; tự tánh vô tướng, vô nguyện giải thoát môn vô sở hữu bất khả đắc. Tự tánh Bồ tát thập địa vô sở hữu bất khả đắc. Tự tánh năm nhãn vô sở hữu bất khả đắc, tự tánh sáu thần thông vô sở hữu bất khả đắc.

Tự tánh Phật mười lực vô sở hữu bất khả đắc; tự tánh bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng vô sở hữu bất khả đắc. Tự tánh pháp vô vong thất vô sở hữu bất khả đắc, tự tánh tánh hằng trụ xả vô sở hữu bất khả đắc. Tự tánh nhất thiết trí vô sở hữu bất khả đắc; tự tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vô sở hữu bất khả đắc. Tự tánh tất cả đà la ni môn vô sở hữu bất khả đắc, tự tánh tất cả tam ma địa môn vô sở hữu bất khả đắc.

Tự tánh quả Dự lưu vô sở hữu bất khả đắc; tự tánh quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán vô sở hữu bất khả đắc. Tự tánh Độc giác Bồ đề vô sở hữu bất khả đắc. Tự tánh tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát vô sở hữu bất khả đắc. Tự tánh chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề vô sở hữu bất khả đắc.

Thiện Hiện! Tự tánh các pháp đều vô sở hữu bất khả đắc tức là vô tánh. Vô tánh như thế tức là Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng phải pháp vô tánh năng chép được vô tánh. Vậy nên Bát nhã Ba la mật đa chẳng biên chép được.

Thiện Hiện! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, khởi nghĩ như vầy: Với trong kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây, vô tánh là sắc, vô tánh là thọ tưởng hành thức. Vô tánh là nhãn xứ, vô tánh là nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Vô tánh là sắc xứ, vô tánh là thanh hương vị xúc pháp xứ.

Vô tánh là nhãn giới; vô tánh là sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vô tánh là nhĩ giới; vô tánh là thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vô tánh là tỷ giới; vô tánh là hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vô tánh là thiệt giới; vô tánh là vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vô tánh là thân giới; vô tánh là xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vô tánh là ý giới; vô tánh là pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Vô tánh là địa giới, vô tánh là thủy hỏa phong không thức giới. Vô tánh là vô minh; vô tánh là hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não. Vô tánh là bố thí Ba la mật đa; vô tánh là tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa.

Vô tánh là nội không, vô tánh là ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không.

Vô tánh là chơn như; vô tánh là pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Vô tánh là khổ thánh đế, vô tánh là tập diệt đạo thánh đế.

Vô tánh là bốn tĩnh lự; vô tánh là bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Vô tánh là tám giải thoát; vô tánh là tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Vô tánh là bốn niệm trụ; vô tánh là bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Vô tánh là không giải thoát môn; vô tánh là vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Vô tánh là Bồ tát thập địa. Vô tánh là năm nhãn, vô tánh là sáu thần thông.

Vô tánh là Phật mười lực; vô tánh là bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Vô tánh là pháp vô vong thất, vô tánh là tánh hằng trụ xả. Vô tánh là nhất thiết trí; vô tánh là đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Vô tánh là tất cả đà la ni môn, vô tánh là tất cả tam ma địa môn.

Vô tành là quả Dự lưu; vô tánh là quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán. Vô tánh là Độc giác Bồ đề. Vô tánh là tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát. Vô tánh là chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, biên chép Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, khởi nghĩ như vầy: "Ta đem văn tự biên chép Bát nhã Ba la mật đa". Kia chấp văn tự biên chép được Bát nhã Ba la mật đa, phải biết đấy là ma sự.

Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Vì với trong kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu này, sắc vô văn tự, thọ tưởng hành thức vô văn tự. Nhãn xứ vô văn tự, nhỉ tỷ thiệt thân ý xứ vô văn tự. Sắc xứ vô văn tự, thanh hương vị xúc pháp xứ vô văn tự. Nhãn giới vô văn tự; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ vô văn tự. Nhĩ giới vô văn tự; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô văn tự. Tỷ giới vô văn tự; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ vô văn tự. Thiệt giới vô văn tự; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ vô văn tự. Thân giới vô văn tự; xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ vô văn tự. Ý giới vô văn tự; pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô văn tự.

Địa giới vô văn tự, thủy hỏa phong không thức giới vô văn tự. Vô minh vô văn tự; hành, thức, danh, sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não vô văn tự. Bố thí Ba la mật đa vô văn tự; tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa vô văn tự .

Nội không vô văn tự; ngoại không, nội ngoại không; không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không vô văn tự.

Chơn như vô văn tự; pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới vô văn tự. Khổ thánh đế vô văn tự, tập diệt đạo thánh đế vô văn tự.

Bốn tĩnh lự vô văn tự; bốn vô lượng, bốn vô sắc định vô văn tự. Tám giải thoát vô văn tự; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ vô văn tự. Bốn niệm trụ vô văn tự; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi vô văn tự. Không giải thoát môn vô văn tự ; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn vô văn tự. Bồ tát thập địa vô văn tự. Năm nhãn vô văn tự, sáu thần thông vô văn tự.

Phật mười lực vô văn tự; bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng vô văn tự. Pháp vô vong thất vô văn tự, tánh hằng trụ xả vô văn tự. Nhất thiết trí vô văn tự; đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vô văn tự. Tất cả đà la ni môn vô văn tự, tất cả tam ma địa môn vô văn tự.

Quả Dự lưu vô văn tự; quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán vô văn tự. Độc giác Bồ đề vô văn tự. Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát vô văn tự. Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề vô văn tự. Vậy nên chẳng chấp có văn tự năng biên chép được Bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam tử , thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, khởi chấp như vầy: Với trong kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây, vô văn tự là sắc, vô văn tự là thọ tưởng hành thức. Vô văn tự là nhãn xứ, vô văn tự là nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Vô văn tự là sắc xứ, vô văn tự là thanh hương vị xúc pháp xứ.

Vô văn tự là nhãn giới; vô văn tự là sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vô văn tự là nhĩ giới; vô văn tự là thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vô văn tự là tỷ giới; vô văn tự là hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vô văn tự là thiệt giới; vô văn tự là vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc; thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vô văn tự là thân giới; vô văn tự là xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vô văn tự là ý giới; vô văn tự là pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Vô văn tự là địa giới, vô văn tự là thủy hỏa phong không thức giới. Vô văn tự là vô minh; vô văn tự là hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử sầu thán khổ ưu não. Vô văn tự là bố thí Ba la mật đa; vô văn tự là tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa.

Vô văn tự là nội không; vô văn tự là ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không.

Vô văn tự là chơn như; vô văn tự là pháp giới; pháp tánh, bất hư vọng tánh; bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Vô văn tự là khổ thánh đế, vô văn tự là tập diệt đạo thánh đế.

Vô văn tự là bốn lĩnh lự; vô văn tự là bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Vô văn tự là tám giải thoát; vô văn tự là tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Vô văn tự là bốn niệm trụ; vô văn tự là bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bẳy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Vô văn tự là không giải thoát môn; vô văn tự là vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Vô văn tự là Bồ tát thập địa. Vô văn tự là năm nhãn, vô văn tự là sáu thần thông.

Vô văn tự là Phật mười lực; vô văn tự là bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Vô văn tự là pháp vô vong thất, vô văn tự là tánh hằng trụ xả. Vô văn tự là nhất thiết trí; vô văn tự là đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Vô văn tự là tất cả đà la ni môn, vô văn tự là tất cả tam ma địa môn.

Vô văn tự là quả Dự lưu; vô văn tự là quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán. Vô văn tự là Độc giác Bồ đề. Vô văn tự là tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát. Vô văn tự là chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Phật nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như lời ngươi vừa nói. Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, khi biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, suy nghĩ, diễn nói kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, nếu khởi nghĩ nhớ cõi nước, hoặc khởi nghĩ nhớ thành ấp, hoặc khởi nhớ phương đó, hoặc khởi nhớ phương xứ. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, khi biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, suy nghĩ, nói diễn kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, nếu khởi nhớ mô phạm thân giáo, hoặc khởi nhớ bạn lành đồng học, hoặc khởi nhớ cha mẹ vợ con, hoặc khởi nhớ anh em chị em, hoặc khởi nhớ bà con bạn bè nội ngoại. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, khi biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, suy nghĩ, diễn nói kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, nếu khởi nghĩ ác tặc ác thú, hoặc khởi nghĩ ác nhân, ác quỷ, hoặc khởi nghĩ chúng hội dạo chơi, hoặc khởi nghĩ dâm nữ vui khoái, hoặc khởi nghĩ trả ơn trả oán, hoặc khởi nghĩ bao nhiêu vô lượng khác lạ, đều bị ác ma dẫn phát làm chướng ngăn Bát nhã Ba la mật đa. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, khi biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, suy nghĩ, diễn nói kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, được danh dự lớn cung kính cúng dường, chỗ gọi áo mặc, uống ăn, đồ nằm, thuốc men, của cải. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này thọ mắc nghiệp đây, bỏ nghiệp sở tác. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, khi biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, suy nghĩ, diễn nói kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, có các ác ma cầm đem các thứ thơ luận của thế tục, hoặc lại đem kinh điển tương ưng Nhị thừa trá hiện kẻ thân hữu mà trao cho Bồ tát. Trong nội dung ấy rộng thuyết thắng sự thế tục, hoặc rộng thuyết các uẩn-giới-xứ, đế thật, duyên khởi, ba bảy thứ Bồ đề phần pháp, ba giải thoát môn, bốn tĩnh lự thảy, nói đây là kinh điển thú thâm áo, nên siêng tu học mà bỏ kinh đang tu học kia. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa này khôn khéo phương tiện, chẳng nên thọ mắc ác ma trao cho thơ luận thế tục, hoặc kinh điển nhị thừa. Sở vì sao? Vì thơ luận thế tục, kinh điển Nhị thừa chẳng năng dẫn phát Nhất thiết trí trí được, chẳng phải phương tiện khéo léo đến tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề vậy. Thiện Hiện! Ta với trong kinh Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây, rộng thuyết đạo khéo léo phương tiện Bồ tát Ma ha tát. Nếu đối trong ấy tinh siêng tu học, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ Bồ tát thừa, nới bỏ kinh điển Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu mà thọ học thơ luận của ác ma hoặc kinh Nhị thừa. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ năng nghe pháp ưa vui lắng nghe, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu; kẻ năng nói pháp đắm vui, biếng nhác, chẳng muốn vì nói. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ năng nói pháp tâm chẳng đắm vui, cũng chẳng biếng nhác, vui vì người nói Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, phương tiện khuyên gắng biên chép, thọ trì đọc tụng, tu tập; kẻ năng nghe pháp biếng nhác đắm vui, chẳng muốn nghe thọ. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ năng nghe pháp ưa vui muốn nghe, biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu; kẻ năng nói pháp muốn qua phương khác, chẳng đặng vì nói. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ năng nói pháp vui vì người nói Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, phương tiện khuyên gắng biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập; kẻ năng nghe pháp muốn qua phương khác, chẳng đặng nghe chịu. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ năng nói pháp đủ đại ác dục, yêu chuộng danh lợi, áo mặc uống ăn, đồ nằm thuốc men, cúng dường của cải. Kẻ năng nghe pháp thiểu dục vui đủ, tu hạnh viễn ly, dũng mãnh chính siêng, đủ niệm định tuệ, nhàm ghét lợi dưỡng, cung kính, danh dự. Đôi bên chẳng hòa hợp, chẳng đặng nói nghe biên chép, thọ trì đọc tụng, tu tập Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ năng nói pháp thiểu dục vui đủ, tu hạnh viễn ly, dũng mãnh chính siêng, đủ niệm định huệ, nhàm ghét lợi dưỡng, cung kính, danh dự. Kẻ năng nghe pháp đủ đại ác dục, yêu chuộng danh lợi, áo mặc ăn uống, đồ nằm thuốc men, cúng dường của cải. Đôi bên chẳng hòa hợp, chẳng đặng nói nghe biên chép, thọ trì đọc tụng, tu tập Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ năng nói pháp chịu tu mười hai công đức đỗ đa: một là ở chỗ vắng vẻ, hai là thường khất thực, ba là áo giẻ lượm, bốn là một lần ăn, năm là một lần ngồi ăn, sáu là tùy được ăn, bảy là ở trong mả, tám là ở đất trống, chín là ở dưới cây, mười là thường ngồi chẳng nằm, mười một là tùy được đồ trải, mười hai chỉ ba y. kẻ năng nghe pháp chẳng chịu tu mười hai công đức đỗ đa, nghĩa là chẳng ở chỗ vắng vẻ cho đến chẳng chịu chỉ ba y. Đôi bên chẳng hòa hợp, chẳng đặng nói nghe biên chép, thọ trì đọc tụng, tu tập Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ năng nghe pháp chịu tu mười hai công đức đỗ đa, nghĩa là ở chỗ vắng vẻ, cho đến chịu chỉ ba y. Kẻ năng nói pháp chẳng tu mười hai công đức đỗ đa, nghĩa là chẳng ở chỗ vắng vẻ cho đến chẳng chịu chỉ ba y. Đôi bên chẳng hòa hợp, chẳng đặng nói nghe biên chép, thọ trì đọc tụng, tu tập Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ năng nói pháp có tín, có giới, có vui thiện ý, muốn vì người thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, phương tiện khuyên gắng biên chép thọ trì, đọc tụng tu tập. Kẻ năng nghe pháp không tín, không giới, không vui thiện ý, chẳng ưa nghe chịu. Đôi bên chẳng hòa hợp, chẳng nghe đặng nói nghe biên chép, thọ trì đọc tụng, tu tập Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ năng nghe pháp có tín, có giới, có vui thiện ý, muốn cầu nghe hỏi, biên chép thọ trì, đọc tụng tu tập Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Kẻ năng nói pháp không tín, không giới, không tu thiện ý, chẳng muốn vì nói. Đôi bên chẳng hòa hợp, chẳng đặng nói nghe biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ năng nói pháp tâm không keo lẫn, năng xả tất cả. Kẻ năng nghe pháp tâm có keo lẫn, chẳng năng nới xả. Đôi bên chẳng hòa hợp, chẳng đặng nói nghe biên chép, thọ trì đọc tụng, tu tập Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ năng nghe pháp tâm không keo lẫn, năng xả tất cả. Kẻ năng nói pháp tâm keo lẫn, chẳng năng nới xả. Đôi bên chẳng hòa hợp, chẳng đặng nói nghe biên chép, thọ trì đọc tụng, tu tập Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ năng nghe pháp muốn xin cúng dường kẻ năng nói pháp những áo mặc, uống ăn, đồ nằm, thuốc men và bao của cải, mà kẻ năng nói pháp chẳng vui thọ dụng. Đôi bên chẳng hòa hợp, chẳng đặng nói nghe biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập, Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ năng nói pháp muốn đem cung cấp kẻ năng nghe pháp những áo mặc, uống ăn, đồ nằm, thuốc men và bao của cải, mà kẻ năng nghe pháp chẳng vui thọ dụng. Đôi bên chẳng hòa hợp, chẳng đặng nói nghe biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ năng nói pháp trọn nên khai trí, chẳng muốn nói rộng. Kẻ năng nghe pháp trọn nên diễn trí, chẳng ưa nói hẹp. Đôi bên chẳng hòa hợp, chẳng đặng nói nghe biên chép, thọ trì, đọc tụng, tu tập Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ năng nghe pháp trọn nên khai trí, chỉ ưa nói hẹp, mà kẻ năng nói pháp trọn nên diễn trí, vui ưa nói rộng. Đôi bên chẳng hòa hợp, chẳng đặng nói nghe biên chép, thọ trì đọc tụng, tu tập Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ năng nói pháp chuyên ưa biết rộng mười hai phần giáo thứ lớp pháp nghĩa, chỗ gọi Khế kinh, Ứng tụng, Biệt ký, Phúng tụng, Tự thuyết, Nhân duyên, Thí dụ, Bổn sự, Bổn sanh, Phương quảng, Hy pháp, Luận nghĩa. Kẻ năng nghe pháp chẳng ưa biết rộng mười hai phần giáo thứ lớp pháp nghĩa, chỗ gọi Khế kinh cho đến Luận kinh. Đôi bên chẳng hòa hợp, chẳng đặng nói nghe biên chép, thọ trì đọc tụng, tu tập Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ năng nghe pháp chuyên ưa biết rộng mười hai phần giáo thứ lớp pháp nghĩa, chỗ gọi Khế kinh cho đến Luận nghĩa. Kẻ năng nói pháp chẳng ưa biết rộng mười hai phần giáo, thứ lớp pháp nghĩa, chỗ gọi Khế kinh cho đến Luận nghĩa. Đôi bên chẳng hòa hợp, chẳng đặng nói nghe biên chép, thọ trì đọc tụng, tu tập Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ năng nói pháp đã trọn nên sáu Ba la mật đa. Kẻ năng nghe pháp chưa trọn nên sáu Ba la mật đa. Đôi bên chẳng hòa hợp, chẳng đặng nói nghe biên chép, thọ trì đọc tụng, tu tập Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Lại nữa, Thiện Hiện! Kẻ năng nghe pháp đã trọn nên sáu Ba la mật đa. Kẻ năng nói pháp chưa trọn nên sáu Ba la mật đa. Đôi bên chẳng hòa hợp, chẳng đặng nói nghe biên chép, thọ trì đọc tụng, tu tập Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Phải biết đấy là Bồ tát bị ma sự.

Xem mục lục