Những phương pháp đặc biệt để nâng cấp tham thiền
Trong chương vừa rồi chúng ta nhìn xem những phương pháp để từ bỏ những lỗi lầm sanh khởi trong tham thiền. Tuy nhiên từ bỏ những lỗi lầm thì không đủ. Chúng ta cũng phải nâng cấp sự tham thiền của chúng ta. Trong chương này và những chương tiếp theo, chúng ta sẽ bàn luận những phương pháp để khai triển tham thiền, từng giai đoạn, đến những cấp độ cao hơn. Một số người cực kỳ may mắn phước đức, tham thiền của họ khai triển một cách tự nhiên. Nhưng những người khác phải nỗ lực trong các phương pháp đặc biệt để tiến bộ.
Tâm quyết định
Có hai phương pháp đặc biệt để tăng cường sự tham thiền. Thứ nhất là lada, có nghĩa một cái hiểu dứt khoát, không nghi ngờ về tánh không. Chúng ta sẽ bàn luận lada trong chương này. Phương pháp đặc biệt thứ hai gồm đem mọi sự vào con đường và tu hành khéo léo sự chứng ngộ này. Chúng ta sẽ bàn luận phương pháp này trong chương tiếp theo.
Sự thực hành Lada
[314] Từ Tây Tạng lada được dịch là “giải thoát rốt ráo”. Giải thoát rốt ráo nghĩa là từ bỏ mọi nghi ngờ và ngần ngại trong tham thiền của chúng ta và an trụ một cách xác quyết trong tâm như nó là. Lada nghĩa đen là nhảy qua một vực núi thay vì đi qua từng bước từng bước.Lada trong truyền thống đại ấn tương đương với tögal trong truyền thống đại toàn thiện của Nyingma, nó có nghĩa đen là nhảy qua.
Từ lada truyền đạt ý nghĩa có tin tưởng trọn vẹn và thực hành với tự do hoàn toàn thoát khỏi nghi ngờ. Nó giống leo núi trong một chiếc xe hơi: có một con đường dài lên núi theo một cách chậm, cẩn thận và một con đường khác ngắn, khó khăn đi thẳng lên núi và đòi hỏi nỗ lực lớn. Chúng ta không dùng con đường dài và dễ; thay vào đó chúng ta dùng con đường tắt, rất nhanh nhưng rất khó khăn.
Khi nào thì thích hợp để làm điều đó? Những người mới học thường có những kinh nghiệm tạm thời; tuy nhiên nếu họ tiếp tục tham thiền theo từng giai đoạn, lớp vỏ của những kinh nghiệm này vở ra và chứng ngộ thực sự xảy ra. Khi điều đó xảy ra, đó là thời gian để đi vào thực hành lada, đi thẳng lên núi. Có thể làm lada quá sớm hoặc quá trễ, và cả hai đều có nguy cơ riêng. Quá sớm khi làm lada nếu chúng ta có cái hiểu trí thức nào đó nhưng chưa có kinh nghiệm thích đáng. Chẳng hạn, một người hiểu biết về Pháp và nói rất hùng biện về một cái thấy cao cấp nhưng thật ra không thật sự có một thái độ từ bỏ hay một chứng ngộ và kinh nghiệm sâu sắc. Đối với loại người ấy thì quá sớm để làm thực hành lên thẳng núi này. Ngược lại, nếu chúng ta chờ quá lâu, thì có nguy cơ trở nên bám luyến mạnh mẽ vào những tham thiền mà chúng ta có, bấy giờ chúng làm thành những chướng ngại cho sự phát triển thêm.
Xác quyết bản tánh của tâm
[316] Chúng ta đi đâu với lada? Từ trong sự nhận biết bản tánh của tâm đã được vị thầy chỉ ra, chúng ta đi mạnh mẽ và trực tiếp lên đỉnh núi – bản tánh nền tảng của tất cả mọi hiện tượng, trong đó và từ đó sanh khởi mọi thứ. Nó là tánh Không của mọi hiện tượng, thật tánh của chúng. Đó là nơi chúng ta đi đến.
Canh chừng tâm để khai triển tâm quyết định
[318] Làm thế nào chúng ta đi trực tiếp lên mặt trái núi? Đoạn ba của Ánh trăng Đại Ấn giải thích rằng chúng ta làm điều này bằng cách giải thích rất rốt ráo. Có hai phần của điều này. Thứ nhất là giải thoát rốt ráo qua nhìn vào tư tưởng và hiện tướng; thứ hai là giải thoát rốt ráo qua nhìn vào đối tượng của tham thiền và thiền giả. Trong cả hai trường hợp, chúng ta bắt đầu bằng cầu nguyện guru gốc và những guru của dòng phái, bởi vì sự khai triển tham thiền dựa vào đức tin và sùng mộ.
Để bắt đầu thực hành nhìn thẳng vào những tư tưởng và hiện tướng, chúng ta phát sanh sùng mộ. Guru yoga thì đặc biệt thích hợp ở điểm này, vì nó cho phép chúng ta nhận biết và tham thiền trong pháp tánh. Đã phát sanh sùng mộ guru, ngài được hiểu như là Pháp thân, chúng ta nhiệt thành cầu khẩn để chứng ngộ rằng bất kỳ hiện tướng nào đều là Pháp thân. Rồi chúng ta mở rộng cân bằng thiền định nhất tâm bằng cách an trụ trong chứng ngộ ấy. Tâm an trụ trong một cách mà cái thấy thấu suốt hay nội quán không lay động và không có thậm chí một chút nhỏ xao lãng nào. Tâm không có mục tiêu nào; nó an trụ trong một cách không tạo tác. Bất cứ cái gì khởi lên vào lúc đó – hoặc một tư tưởng vi tế, một ý nghĩ rõ ràng, hay không có tư tưởng nào cả – đều được nhìn một cách trần trụi và trực tiếp.
Nói tổng quát, không có sự khác biệt giữa lada và sự giới thiệu vào tư tưởng đồng khởi mà chúng ta đã bàn trước đây, nhưng có một khác biệt nhỏ trong cách chúng ta tham thiền. Sự khác biệt này căn bản là một vận hành của khả năng thiền giả; ở điểm này, thiền giả có một khả năng rất mạnh mẽ để nhìn trực tiếp và trần trụi vào bất kỳ tư tưởng nào sanh khởi, gồm cả những tư tưởng vi tế nhất. Thiền giả có thể nhìn trong một trạng thái không xao lãng nhưng không tập chú vào đối tượng nào. Trong trạng thái ấy, thanh tịnh và rỗng rang, thiền giả có thể nghiên tầm những tư tưởng vi tế và rõ ràng và thấy nếu có khác biệt nào giữa chúng. Thiền giả cũng có thể tìm thấy sự khác biệt giữa tâm ở yên và tâm chuyển động. Hoặc những tư tưởng vi tế hay mạnh mẽ, hoặc có nhiều, có ít tư tưởng, hay không có tư tưởng, bản tánh của tâm không thay đổi.
Cũng thế, thiền giả có thể nhìn vào bất cứ vui hay khổ nào sanh khởi, hay bất cứ cái nào của tám mối bận tâm của thế gian, và cắt đứt chúng trọn vẹn, an trụ xác quyết trong bản tánh thực sự của chúng. Đôi khi những tư tưởng dừng mất, đôi khi những tư tưởng phát sáng; thiền giả có thể nhìn vào chúng rõ ràng và thấy chính xác chúng là cái gì. Khi nhìn những hiện tượng bên ngoài – hoặc một hình tướng đẹp hay xấu, lớn hay nhỏ, hoặc một âm thanh thích hay không thích – thiền giả có thể nhìn trần trụi và thấy chúng như chúng là. Hơn nữa, thiền giả có thể nghiên cứu sự khác biệt giữa những hiện tướng và tâm, và những hiện tướng và tư tưởng, và bằng cách làm cạn kiệt những gán ghép thêm thắt, giải thoát rốt ráo vào cách thế hiện hữu thật của tâm.
Cách thứ hai chúng ta giải thoát rốt ráo được diễn tả theo đối tượng của tham thiền và thiền giả. Với đối tượng tham thiền, chúng ta nhìn vào cái đang được tham thiền, dĩ nhiên, đó là tâm chúng ta. Chúng ta nhìn vào tâm chúng ta không phải theo hiểu biết tri thức, mà trực tiếp, và bởi thế chúng ta khai triển kinh nghiệm đích thực và tin tưởng lớn lao. Chúng ta nhìn để biết đối tượng này là gì và bản tánh của nó là gì. Những cách suy nghĩ và hiểu bình thường không hiệu quả, vì đây là điểm mà mọi gán ghép thêm thắt phải bị cắt đứt. Nghĩa của cái ấy phải được vun trồng trong tham thiền và được nhìn trở đi trở lại – rõ ràng, sống động, và không có xao lãng hay trụ bám.
Phương diện thứ hai của điều này phải được làm với tâm, nó đang tham thiền về tâm, đó là thiền giả. Làm như vậy để hiểu rằng đối tượng và tâm nhìn đối tượng là một. Ngôn ngữ Tây Tạng thì ích lợi ở đây: nơi chúng ta nói “đối tượng” và “chủ thể” thì người Tây Tạng nói “đối tượng” và “cái có một đối tượng.” Trong cùng một cách, khi chúng ta nhìn vào đối tượng tham thiền, lúc ấy chúng ta phải nhìn trở đi trở lại vào tâm đang tham thiền. Cái gì là sự liên hệ giữa đối tượng trên đó người ta tham thiền và hành giả đang tham thiền? Có một cảm giác một cái ở ngoài và một cái kia ở trong? Nếu có bất kỳ cảm giác nhị nguyên nào, chúng ta phải nhìn và nghiên tầm lại. Bấy giờ chúng ta đi đến chỗ hiểu rằng không có đối tượng và không có “cái có một đối tượng”. Tóm lại, cách nhìn này là một phương pháp từ bỏ những quan niệm nhị nguyên.
Giải thoát thực sự
[323] Đã trình bày cái có nghĩa là giải thoát rốt ráo vào tâm tư tưởng và hiện tướng, đối tượng tham thiền và người tham thiền, bấy giờ bản văn diễn tả sự giải thoát thực sự vào trong sáng vô ngại (TT. zangtal). Từ zangtal này có nghĩa “thấu thoát rốt ráo” vừa có nghĩa “được thấu thoát trọn vẹn.” Ở đây là sự làm việc với bám luyến vào bản thân tham thiền.
Khi chúng ta là những người mới học, sự hiểu biết xác quyết về cách thế hiện hữu của tâm, đây là đối tượng của tham thiền, là tuyệt đối cần thiết. Nhưng khi chúng ta đã quen thuộc với cách thế hiện hữu của tâm, lời chỉ dạy cho phép sự chắc chắn này tan vở. Có một cảm thức về cái gì siêu xuất, cái chắc chắn đặc biệt nào đó, được chúng ta cho phép tan biến. Chánh niệm là quan trọng trước kia, bây giờ được cho phép thư giản, và ước muốn sâu xa đối với cái cần được kinh nghiệm được buông lỏng. Chúng ta bỏ đi sự nỗ lực của người kinh nghiệm và thư giản.
Sự thực hành lada này được gọi là “lada thực sự với trong sáng vô ngại.” Chúng ta bắt đầu bằng cách ngồi không có điều kiện trong samadhi, để tâm an trụ trong tánh Không, nó là vô sanh, không có hy vọng nào về cái gì xảy ra. Chúng ta không có những tư tưởng như là, “Tôi phải có tham thiền tốt,” bởi vì chúng ta đang cố gắng nhận biết tâm như nó là. Bản tánh của tâm chúng ta không biến đổi dù tham thiền có tiến hành tốt hay không. Chúng ta có thể làm thực hành này trong mọi hoàn cảnh khác nhau, chẳng hạn, khi đi đâu đó, khi ăn, hay bị đam mê nào chi phối.
Đây là một thời kỳ thực hành đòi hỏi nỗ lực kinh khủng. Bản văn nói nếu chúng ta thấy nó rất khó khăn, chúng ta cần nghĩ ngơi ba hay bốn ngày và rồi thực hành trở lại. Nếu chúng ta làm như vậy, nó có thể đem đến một tiến bộ rất mãnh liệt trong tham thiền.
Hòa lẫn ngày và đêm
Đoạn này nói về trộn lẫn ngày và đêm một cách liên tục, theo nghĩa bao bọc tất cả những kinh nghiệm của chúng ta với tham thiền. Cũng có thể đó là sự hòa lẫn của tham thiền và hậu tham thiền. Điều này áp dụng không chỉ cho kinh nghiệm ban ngày của chúng ta mà còn cả kinh nghiệm ban đêm của chúng ta. Làm thế nào chúng ta duy trì tham thiền qua tham thiền chính thức và hậu tham thiền? Qua giải thoát rốt ráo vào sự không ngần ngại vô sanh. Ở điểm này, thiền giả phải học thư giản chánh niệm, bởi vì chánh niệm bao hàm một ý định nào đó. Sức mạnh của chánh niệm ở điểm này có khuynh hướng làm phát sanh một loại nắm giữ và bám luyến. Sự bám luyến thuộc khái niệm và cảm xúc này được giải thoát qua thư giản chánh niệm.
Quan trọng là giữ trong tâm rằng, ở điểm này, chúng ta đang nói về tham thiền của người đã đi một quảng đường dài, khá dài, đã phát sanh kinh nghiệm tuyệt hảo về cách thế hiện hữu của tâm và đã học cách duy trì kinh nghiệm ấy. Với người ấy, cách để tiến bộ xa hơn là thư giản thậm chí mong muốn vi tế nhất duy trì chánh niệm và nhận biết sự vật. (cũng được thư giản).
Chúng ta có thể nghĩ, “Nếu phải thực hành theo cách ấy, tôi không rơi vào trạng thái hoàn toàn không tỉnh giác sao? Cái đó có lợi lạc gì?” Đó không phải là điều xảy ra. Có nghĩa rằng chánh niệm chúng ta chấm dứt ở điểm này vẫn còn một loại trụ chấp thuộc về xúc cảm và quan niệm nào đó. Trong hành trình không ngơi nghỉ này đến chỗ khám phá thật tánh của tâm, chúng ta đã đến điểm chúng ta có thể cho phép thậm chí cái trụ chấp nhỏ nhất thuộc khái niệm và xúc cảm, nó là một bộ phận cấu thành chánh niệm, được tan biến. Chúng ta ở yên trong một trạng thái thoát khỏi bất kỳ công việc tâm thức nào, bất cứ cái gì cố ý đem đến cho tâm. Trong một trạng thái như vậy, chúng ta tỉnh giác sự vật như chúng là, tâm như nó là. Như vậy loại tỉnh giác này cao hơn nhiều so với tỉnh giác chúng ta đã khai triển trước kia, nó hoặc quá chặt hoặc quá lỏng.
Làm tràn đầy kinh nghiệm của chúng ta với sự chứng ngộ của tham thiền này có nghĩa là gì? Dĩ nhiên, một cách lý tưởng, chúng ta có thể mở rộng cái này thậm chí vào trong giấc ngủ của chúng ta. Đúng như cách chúng ta học tham thiền trong bản tánh của tâm mà không cố ý đem thêm cái gì cho tâm, chúng ta có thể tiếp tục việc này trong giấc ngủ và đem giấc ngủ và giấc mộng vào con đường. Điều ấy là lý tưởng, nhưng với phần lớn, điều ấy cũng không thể thậm chí đối với một thiền giả hay nữ thiền giả ở cấp độ này. Nó xảy ra, nhưng không nhiều. Điều thường hơn, thậm chí với những người ở cấp độ cao này, là khi chúng ta đi ngủ, chúng ta mất chánh niệm về cách thế hiện hữu thật của tâm, và những giấc mộng khởi lên theo một cách mê mờ. Tuy nhiên, khi chúng ta thức dậy khỏi giấc ngủ, chúng ta lập tức nhớ lại cái đã xảy ra và có cái thấy thấu suốt vào cách thế hiện hữu thật của giấc ngủ và giấc mộng ấy. Bấy giờ cái thấy thấu suốt hay nội quán vào cách thế hiện hữu thật của tâm lại tiếp tục theo một cách không dứt, và kinh nghiệm ban ngày của chúng ta lại thấm nhuần với chứng ngộ của tham thiền này.
Tâm của Giác ngộ
[330] Khi chúng ta tham thiền về đại ấn, điều quan trọng nhất là tham thiền về bản tánh của tâm. Trên chứng ngộ tánh Không của tâm, chúng ta tiến bộ dần dần qua những giai đoạn của những con đường.
Đôi khi những học trò tự hỏi rằng đâu là mối liên quan giữa đại ấn một bên và lòng bi cho những chúng sanh khác và Bồ đề tâm ở bên kia. Thực sự, có một nối kết mật thiết. Trong Cầu Nguyện Ngưỡng Vọng Đại Ấn, Karmapa thứ Ba, Rangjung Dorje, nói, “Bản tánh của những người lưu lạc luôn luôn là Phật”. “Những người lưu lạc” ở đây là những chúng sanh, đi từ kiếp này sang kiếp khác mà không có nhà ở cố định. Lời dạy của Karmapa nghĩa là Phật tánh không phải là cái gì ngoại lai đối với chúng sanh. Đúng ra, nó đã luôn luôn và sẽ luôn luôn là bản tánh sâu xa nhất của những chúng sanh. Dòng thứ hai nói, “Không chứng ngộ cái này, họ lang thang không dứt trong sanh tử.” “Không chứng ngộ” là không chứng ngộ tự tâm chúng ta. Chúng sanh lang thang trong sanh tử, không bao giờ kết thúc cuộc lang thang này; một đời tiếp nối đời khác không cùng tận. Và trong những đời khác nhau ấy, chúng sanh kinh nghiệm nhiều khó nhọc, mê lầm, chướng ngại, và các loại khổ đau. Câu ba và câu bốn nói, “Đối với chúng sanh khổ đau không dứt, hãy phát khởi lòng bi. Chúng ta cần sanh lòng bi.” Điểm then chốt là thấy sự khổ đau của chúng sanh không cạn kiệt, lòng bi sanh khởi tự nhiên.
Nếu chúng ta đã có phước làm sanh ra chứng ngộ sâu xa và phi thường đại ấn, điều ấy rất tốt. Nếu chúng ta đã hiểu đại ấn dù chỉ một ít, điều ấy cũng rất tốt. Chúng ta nhớ rằng chúng ta đã có được thân người, chúng ta đã có thể vào cửa Pháp và nghe những chỉ dạy phi thường này, và chúng ta đã có cơ hội thực hành những lời dạy tinh túy này. Điều đó tự thân nó là phước đức không thể quan niệm, không thể hiểu. Nó cũng hiếm hoi không thể tính đến. Đối với những người không có một cơ hội như vậy, chúng ta phát sanh lòng bi và nghĩ đến làm sao giúp đỡ họ. Đây là chúng ta trau dồi lòng bi trong thực hành đại ấn như thế nào. Bạn mang trong tâm ý tưởng rằng bạn đã có cơ hội nhận những giáo lý đại ấn, tham thiền về chúng và bạn quyết định bạn sẽ làm bất cứ điều gì có thể để làm tăng thêm sự lợi lạc của chúng sanh và làm cho những người khác có cơ hội này. Theo cách ấy, bạn phát sanh Bồ đề tâm, tâm của giác ngộ. Xin hãy làm điều ấy mọi lúc và hãy nghe những giáo lý theo cách này.
Câu hỏi: Rinpoche, ngài đã nói nhìn vào những giấc mộng của chúng ta sẽ giúp thấy sự huyễn của đời sống hàng ngày. Ngài có thể cho thêm những lời chỉ dẫn về làm sao chúng ta tỉnh thức trong giấc mộng?
Ringpoche: Nếu bạn duy trì chánh niệm và cảnh giác về cái đang xảy ra trong tâm bạn lúc ban ngày, chánh niệm và cảnh giác ấy sẽ tiếp tục vào ban đêm. Nếu ban ngày, bạn chánh niệm về cái bạn đang làm với thân, khẩu, tâm, điều này sẽ thành một bẩm chất chánh niệm, và khi bạn quen thuộc với nó, những bẩm chất này sẽ giúp bạn nhận biết giấc mộng là giấc mộng. Điều quan trọng nhất là sự thực hành chánh niệm. Nếu bạn đã quen với nó lúc ban ngày, nó sẽ tiếp tục trong những giấc mộng của bạn. Nếu bạn không tiến hành hoạt động thức tỉnh lúc ban ngày, bấy giờ bạn sẽ trở nên mê mờ lúc bạn ngủ.