Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (16)


Xem mục lục

Lời Tựa

Giáo huấn của các vị Karmapa sẽ trường tồn
lâu như giáo huấn của một ngàn Đức Phật.”
– Karma Pakshi

Vị Terton vĩ đại Chogyur Linpa đã tiên báo rằng vị Karmapa thứ mười sáu hay mười bảy một ngày nào sẽ vượt đại dương. Đúng như lời tiên báo đó, giáo huấn của vị Karmapa thứ mười sáu đã đến lục địa Tây phương. Thật vậy, Gyalwa Karmapa đến bây giờ đã hai lần du hành vòng quanh thế giới và ban cho các lời dạy cùng các lễ nhập môn cho nhiều tín đồ và xây nhiều trung tâm Kagyu.

Ở Tây Tạng có chín phái Phật giáo theo giáo huấn của Tiểu thừa, Đại thừa và Kim Cương thừa : phái Gelugpa, sáng lập bởi hóa thân của Đức Văn Thù là Tsongkhapa ; phái Nying-mapa, sáng lập bởi Vajracarya Padmasambhava, Vua Trisong Detsun và Trụ Trì Santaraksita ; phái Kadampa, sáng lập bởi Atisa và Gyalwa Dromtonpa ; phái Sakyapa, sáng lập bởi Drogmi Lotsawa và Konchog Gyalpo ; phái Kagyupa, sáng lập bởi Naropa và Marpa Lotsawa ; phái Chod (đoạn dứt bản ngã), sáng lập bởi nữ thành tựu giả Machig Labkyi Dronma ; phái Shijay (làm lành đau khổ), sáng lập bởi Dampa Sangye ; phái Shangpa Kagyu, sáng lập bởi Khyungpo Naljor ; và phái Urgyen Nyendrup, sáng lập bởi đại thành tựu giả và pháp sư Urgyenpa Rinchen Pal.

Hiện nay tồn tại mạnh mẽ là Gelugpa, Sakyapa, Kagyupa và Nyingmapa. Tất cả đều theo những giáo lý căn bản của đạo Phật được truyền từ Ấn Độ đến Tây Tạng, động viên những tài nguyên lớn con người và vật chất qua nhiều thế kỷ.

Một cách nền tảng, mọi tông phái này là những người nắm giữ sự trao truyền Kim Cương thừa từ Vajradhara đến các tổ. Vị Lạt ma thật sự là sự biểu lộ của Vajradhara, và bởi thế, rất là quan trọng. Điều này giải thích tại sao ngày xưa Phật giáo Tây Tạng được xem là Lạt ma giáo. Danh từ này liên quan đến phương diện này của Phật giáo Tây Tạng.

Nếu bạn nghiên cứu, học hỏi một tông phái bạn sẽ hiểu được mọi tông phái. Không có sự khác biệt quan trọng nào trong các giáo huấn của chúng. Một câu châm ngôn Tây Tạng nói rằng khi bạn ném một bông hoa vào mạn đà la, nó rơi vào vị thần nào thì vị ấy là của bạn. Tương tự, bất cứ tông phái nào bạn gặp đầu tiên và nhận được giáo huấn từ đó đều trở nên rất quan trọng cho bạn. Bạn phải học các giáo huấn ấy một cách đúng đắn và nhận sự truyền dòng. Cũng quan trọng là phải biết lịch sử của dòng phái.

Có nhiều cuốn sách về cuộc đời các vị Karmapa được viết ra ở Tây Tạng. Tôi không làm điều gì mới hơn, tốt hơn các sử liệu vẫn hiện còn, mặc dầu một vài sử liệu này được viết từ hàng thế kỷ trước và chưa hoàn tất. Từ các sách sử ấy, tôi thu thập câu chuyện cuộc đời các vị và dịch ra tiếng Anh với sự giúp đỡ của Stanley Fefferman và John Mac Cann. Bản văn được xuất bản bởi Jampa Thaye (David Stott), đang nghiên cứu tiến sĩ tại đại học Manchester. Namkha Tashi (Christopher Banigan) vẽ các tranh, theo các bức họa nổi tiếng nhất của phái Kagyu do Karshu Gonpo Dorje vẽ ra, được Sanjye Nyenpa Rinpoche đem từ Kham đến làm quà tặng cho Karmapa thứ mười sáu.

Ở Tây phương có nhiều Lạt ma Kagyu và các người theo học. Như là một món quà cho những ai thích thú chuyên tâm vào dòng Karma Kagyu và ngưỡng mộ Gyalwa Karmapa mà chúng tôi đã thu góp và dịch ra câu chuyện của mười sáu hóa thân của Karmapa. Tôi hy vọng cuốn sách này giúp một sự hiểu biết về học hỏi và tu tập đạo Bồ tát và như thế nào tông phái đã được truyền bá từ lúc khởi thủy cho đến ngày nay. Mỗi vị Karmapa có một hiệu năng với chút ít khác nhau như là một vị Bồ tát để cứu giúp hữu tình. Bất cứ công đức nào có được từ công việc ấy đều được hồi hướng cho gia đình thế giới của chúng ta – thế giới phải có hòa bình, hạnh phúc, thoát khỏi khổ đau, chiến tranh và đói kém và hồi hướng cho sự thành tựu viên mãn của giác ngộ và mức độ tâm linh của Bồ tát.


Related Stories:
Karmapa controversy

The Karmapa lineage is the most ancient tulku lineage in Tibetan Buddhism, pre-dating the Dalai Lama lineage by more than two centuries. The lineage is an important one as the Karmapa is traditionally the head of the Karma Kagyu school, one of the four main schools of Tibetan Buddhism. Unfortunately the recognition of the 17th Karmapa has become mired in controversy. Since the death of the 16th Karmapa in 1981 two different candidates have come forward, neither of which has gained universal recognition as the true Karmapa.

There are two claimants — Urgyen Trinley Dorje (also spelled Ogyen Trinley Dorje) and Thaye Dorje — each supported by a number of important lamas from the Kagyu lineage. Both have already been enthroned as 17th Karmapa and perform ceremonial and ritual duties. As of 2006, they have not met.

This situation has led to deep division among Kagyu followers all over the world. Each side accuses the other of lying and wrongdoing. It is therefore very hard to produce an objective description of the events, because the most important developments are known only from conflicting accounts by those involved.

Read More From Wikipedia, the free encyclopedia

Xem mục lục