Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (4)


Xem mục lục

Trong chuyên viếng thăm Hoa Kỳ năm 1989, vị cao cấp nhất của Phật giáo Tây Tạng, giải Nobel Hòa Bình năm 1989, đã nói trực tiếp với những người của thời đại chúng ta:

Trong thế giới hôm nay, tất cả đều liên hệ và tùy thuộc lẫn nhau một cách chặt chẽ. Sự bình an và hạnh phúc cá nhân của tôi là. chuyện trách nhiệm của tôi. Nhiing hạnh phúc và bình an của toàn thể xã hội ỉà chuyện của tất cả chúng ta Mỗi chúng ta có trách nhiệm cá nhân phải làm cái gì trong quyền hạn của mình để cải thiện thế giới.

Trong thế kỷ của chúng ta, lòng bỉ là một nhu cầu thiết yếu chứ không phải là một xa xỉ Tphẩm. Những con ngiứỳi là những động vật phải sống chung với nhau, dù chúng ta muốn hay không. Nếu chúng ta thiếu tấm lòng và bi mẫn cho những đồng loại, cuộc đời chúng ta sẽ bị đe dọa. Nếu chúng ta muốn ích kỷ, chúng ta hãy ích kỷ một cách thông minh, vì sự sống còn và hạnh phúc cá nhân của chứng ta tùy thuộc vào những ngiềi khác. Vậy thì thiết yếu là bày tỏ lòng tốt và lòng bi với họ.

Những con ong và con kiến không có tôn giáo, giáo ãục và triết học, nhưng cộng tác với nhau một cách bản năng. Làm như vậy chúng bảo đảm sự tồn tại xã hội của chúng và hạnh phúc mỗi cá nhân trong lòng xã hội ãó. Những con người chúng ta, rõ ràng thông minh hơn và tiến hóa hơn, hãy có thể làm như vậy!

Thế nên, tất cả chúng ta đều có trách nhiệm cá nhân giúp đỡ những người chung quanh ở mức tốt nhất của mình. Nhưng chúng ta không chờ đợi thay đổi thế giới trong chốc lát. Bao giờ chúng ta chiẨa. đạt đến Giác Ngộ, những hành động cho sự tốt đẹp của những người khác sẽ bị hạn chế: Không có hòa bình nội tâm, không thể có hòa bình thế giới. Vậy thì chúng ta phải tự hoàn thiện, và đồng thời lầm tất cả sít mình để giúp âd những người khác.

Trong bài diễn văn Đức Ngài xác nhận rõ ràng rằng lòng bi là một yếu tố căn bản cho thế giới chúng ta. Để cho lòng bi của chúng ta có hiệu lực, nó phải được phôi hợp với trí huệ. Lòng bi, đó là ý muôn của tất cả chúng sanh đều được giải thoát khỏi khổ đau và mê lầm; còn về trí huệ nó trực tiếp thấu hiểu bản tánh tối hậu và bản chất tương dối của chúng ta. Đó là những thành tố căn bản của một đời sông hạnh phúc và lành mạnh, tinh túy của .con đường tâm linh.

Cuốn sách này nhan đề Lòng rộng mở, tâm trong sáng. Lòng rộng mở là lòng bi và vị thá thành thật.

Lòng được bổ túc bởi trí huệ cô đọng nghĩa là tâm trong sáng. Sự hợp nhất của lòng bi và trí huệ đưa tiềm năng con người đến sự bừng nở trọn vẹn, đó là trạng thái giác ngộ. Một lòng rộng mở và một tâm trong sáng là hiện thực hôm nay cũng như cách đây 2500 năm, khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã diễn tả con đường để thực hiện chúng.

Ban đầu, tôi bị hấp dẫn bởi những lời dạy của đức Phật bởi vì chúng cho những kỹ thuật rõ ràng để giáp mặt với những hoàn cảnh của đời sông hàng ngày. Những giáo huấn về mặt chế ngự sự tức giận Và tham luyến tỏ ra hiệu quả khi tôi đưa chúng và ọ thực hành. Hẳn là phải có thời gian để trau dồi tâm thức, thế nên chớ chờ đợi những phép lạ tức thời. Tuy nhiên, chúng ta sẽ thấy rằng, từ lúc người ta quen với những thái độ hiện thực và lân mẫn, những tình huống làm nổi giận chúng ta xưa kia không quấy rầy chúng ta nữa, và người ta càng ngày càng hành động vì hạnh phúc của chúng sanh.

Đức Phật là một triết gia vĩ đại và một nhà tâm lý vĩ đại đã chỉ cho chúng ta làm thế nào cải thiện cuộc đời chúng ta. Không cần thiết phải tự coi mình là Phật tử để thực hành những kỹ thuật này. Sự thực hành tâm linh đích thực thì vượt qua mọi danh từ "giảo", "chủ nghĩa" (isme) Như Đức Ngài Dalai Lama nói, "lòng bi không phải của riêng của một tôn giáo hay một hệ thông tín ngưỡng nào"

Khi tôi dạy triết học, tâm lý học và thiền định Phật giáo trong một số’ nước, người ta thường hỏi tôi những cuốn sách nào tôi có thể giới thiệu cho người mới học,-một cuốn sách dễ hiểu và giải thích những điều then chốt của rihững giáo lý của Phật có để ý đến cuộc sông của thế kỷ XX.

Có một lượng sách tuyệt vời về Phật giáo, nhưng phần đông chúng không trả lời cho sự diễn tả này. Lòng rộng mở, tâm trong sảng nhắm đến lấp đi chỗ thiếu thốn này. Nó được viết trong một ngôn ngữ giản dị với ít từ kỹ thuật và nước ngoài. Tôi đã thử giải thích rõ những chủ đề đáng quan tâm nhất hay những câu hỏi theo người mới học Cuốn sách này sẽ cho chúng ta một khái quát những lời dạy của Phật, nhưng không đem đến tất cả những trả lời. Thậm chí nó còn gợi ra những vấn đề mới, điều rất bình thường vì chính khi tìm kiếm những trả lời cho những câu hỏi của chúng ta mà chúng ta tiến bộ.

Khi người ta nghiên cứu Phật giáo, người ta không bị đòi hỏi phải hiểu ngay những gì được dạy. Sự tiếp cận này khác với cách giáo dục của Tây phương, nơi người ta được yêu cầu ghi nhớ, hiểu và lập lại tất cả điều mình học Khi nghiên cứu Phật pháp, người ta đi từ nguyên lý rằng tất cả sẽ không hoàn toàn rõ ràng ngay lần đầu. Nhờ nghe nhiều lần cùng một điều, người ta sẽ tìm ra ý nghĩa mới ở noi nó. Những thảo luận với những người bạn cũng cho phép soi sáng sự hiểu của chúng ta.

Đức Phật đã nói về đời sống và tâm thức chúng ta. Cuốn sách này như vậy không nói về triết lý trừu tượng mà về kinh nghiệm - kinh nghiệm của chúng ta - và về cách cải thiện nó. Bởi thế có ích lợi khi đọc sách này mà nghĩ đến cuộc sông thực tế của bạn.

Cuốn sách hướng đến những lời dạy của Phật một cách tổng quát chứ không đến một truyền thông Phật giáo đặc biệt nào. Tuy vậy, tôi chủ yếu được đào tạo trong Phật giáo Tây Tạng, cho nên sự trình bày hẳn là phải có hình thức đó.

Cái nhìn tổng thể

Một sô' trong các bạn sẽ đọc cuôn sách này từ đầu đến cuối trong khi có những người khác chỉ độc những chương làm họ quan tâm. Trong trường hợp này, những nhan đề của chương phải giúp các bạn định hướng. Với những người đọc hết từ đầu đến cuối, sự diễn tiến những chương sẽ hướng dẫn các bạn.

Tôi giải thích trong lúc đầu lối tiếp cận Phật giáo trong việc ữuy tìm chân lý. Chương hai, nhan đề “Làm việc trên những cảm xúc", diễn tả những kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta bằng cách đem vào những quan điểm mới cũng như những kỹ thuật thực hành để cải thiện những tương quan của chúng ta với người khác.

Chương ba, "Kinh nghiệm hiện thời của chúng ta". Xem xét cuộc sông của chúng ta trong một viễn cảnh mới bằng cách giới thiệu những chủ đề tái sanh và nghiệp. Từ đó chúng ta sẽ khảo sát trong chương bốn tiềm năng trưởng thành của chúng ta - lòng tốt bẩm sinh và cuộc đời làm người quý báu của chúng ta

Chương năm giải thích làm sao khại triển tiềm năng của chúng ta bằng cách theo con đường đưa đến Giác Ngộ. Bôn Chân Lý Cao Cả thiết lập nên lời dạy đầu tiên của đức Phật. Từ lúc chúng ta ý thức kinh nghiệm hiện thời của chứng ta và tiềm năng phi thường của chúng ta, sự quyết tâm giải thoát khỏi mọi điều kiện bất toại nguyện của đời sống lớn lên trong chúng ta. Điều này sẽ đưa chúng ta đến thực hành đạo đức để thiết lập một căn cứ vững chắc cho sự phát triển tối hậu của chúng ta. Từ đỏ, chúng ta có thể mở rộng viễn cảnh của chúng ta, nhận biết lòng tốt của những người khác và như vậy khai triển tình thương, lòng bi và một ý định vị tha của chúng ta. Để thực hiện tiềm năng của chúng ta và giúp đỡ đồng loại tốt hơn, chúng ta cần trí huệ, nhất là trí huệ xuyên thấu bản tánh tối hậu của hiện hữu. Lòng bi, vị tha và trí huệ dẫn chúng ta mở lòng mình và có tâm trong sáng hơn.

Tâ't cả chủ đề này nuôi dưỡng thiền định, được nói ở phần tiếp theo. Sự khái quát này về con đường đưa đến giác ngộ cho phép chúng ta mến phục những phẩm tính cửa chư Phật, của Pháp và của Tăng. Tất cả điều đó được giải thích trong đoạn về quy y.

Một số các bạn có thể thích thú bởi cuộc đời Phật Thích Ca Mâu Ni, người sáng lập triết học và tâm lý học Phật giáo. Đó là chủ đề chương thứ sáu, cũng trình bày những truyền thống chính của Phật giáo như chúng được thực hành ngày nay. "Lòng bi trong hành động", chương bảy, gợi ra những phương tiện thực hành để áp dụng những giáo lý của Phật vào đời sông mọi ngày.

Mục tiêu của tôi là cho các bạn lôi vào tinh túy những giáo lý của Phật, tôi đã cố gắng cô đọng chúng trong vài trang, tìm cách hiến tặng các bạn đầy đủ, nhưng không nhiều hơn nữa. Và vì mọi người không có cùng khẩu vị, đó không phải là một công việc khá dễ dàng. Nếu các bạn muốn biết nhiều hơn nữa, các. bạn có thể đọc những sách khác, tham dự những buổi thuyết pháp hay nói chuyện với những người thực hành Phật giáo.

Một sô" điểm ngôn ngữ và văn thể cần một sô" chính xác. Trừớc hết, ữong thuật ngữ Phật giáo, không có sự khác biệt giữa lòng và tâm, hai từ này có thể thay đổi cho nhau. Vì những lý do thực hành tôi sử dụng chữ "tầm", mặc dù nó không chỉ nói đến não hay trí năng của chúng ta. Tâm chúng ta là cái tri giác và cảm nhận những thế giới bên ngoài và bên trong của chúng ta. Nó không hình dạng, tạo ra bởi ý thức giác quan, bởi thức tâm trí, bởi những cảm giác, bởi trí thông minh... Tôi sẽ trở lại về sau này.

Tiếp theo, "Phật" ám chỉ Phật Thích Ca Mâu Ni, sống cách đây 2500 năm ở Ân Độ. Nhưng cũng phải biết rằng có nhiều chúng sanh cũng đạt đến giác ngộ và đã trở thành Phật.

 

Xem mục lục