Chúng ta vừa trình bày những tiếp cận mới cho cuộc đời chúng ta và cho những mối tương quan của chúng ta vớỉ nguôi khác. Nhưng để cho những tiếp cận này có một ý nghĩa, chúng phải được áp dụng trong cuộc đời thường nhật. Cuốn sách này không nhắm làm thỏa mãn hiểu biết trí thức của các bạn, mà để cho các bạn những ý tưởng để cải thiện đời sông các bạn.
Như ngài Dalai Lama không ngừng lập đi lập lại, yếu tô" then chốt của một cuộc đời hạnh phúc và một xã hội hòa điệu là lòng bi. Lòng bi, tinh túy của những lời dạy của đức Phật, được đề cao trong mọi tôn giáo của thế giới.
Lòng bi là một tương thông chân thật và trực tiếp với những đồng loại. Đó là khả năng thấu hiểu những người khác và giúp đỡ họ một cách tự nhiên như tự giúp đỡ mình. Có sự khiêm tốn trong lòng bi, và càng lúc càng ít sự phân cách giữa "ta" và những người khác. Lòng bi cũng là một hình thức can đảm bởi ý chí giải thoát những chúng sanh khỏi điều kiện bất toại nguyện của chúng ta.
Ngài Dalai Lama là một thí dụ cho những phẩm tính này. Trong một cuộc hội thảo với các nhà tâm lý học năm 1989, sự khiêm tốn của ngài đã làm mọi người ngạc nhiênề Ngài đôi khi trả lời một câu hỏi khó bằng: "Tôi không biết. Các bạn nghĩ sao?" Trong một thế giới nơi mà những người nổi danh muốn là những người thẩm quyền, thái độ của ngài, in đậm sự tôn trọng và khoan dung, mong muôn học hỏi từ những người khác, chỉ ra một hướng đi khác. Còn nhiều điều nữa khiến chúng ta thấy cuộc đời ngài là một sự trộn lẫn hài hòa của lòng bi, khiêm tốn và can đảm.
Chúng ta có thể áp dụng những điều đó vào cuộc đời chúng ta. Mỗi hoàn cảnh, tình huống cho chúng ta cơ hội để thực hành lòng bỉ trong hành động. Người ta khởi từ những người quanh ta - gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, bạn học, những người gặp trong tiệm bánh hay khi đi du lịch - để trải rộng lòng bi cho tất cả chúng sanh.
Chúng ta có thể học áp dụng cho những người khác sự thương mến mà chúng ta biểu lộ với gia đình, bạn bè của chúng ta. Chúng ta muôn con cái và cha mẹ chúng ta hạnh phúc. Những người khác không là thành phần ữong gia đình chứng ta, nhưng họ là những cha mẹ và con cái của những ai đó'ế Họ cũng là những cha mẹ và con cái, điều độc nhất phân biệt họ là đại danh từ danh xưng: "họ" thay vì "chúng ta"ẵ Từ lúc chúng ta ý thức phương diện danh xưng của những nhãn hiệu này ("tôi" và "những người khác"), tình thương và lòng bi của chúng ta có thể trải rộng cho tất cả với sự bình đẳng. Chính như vậy mà những tình cảm hỗn loạn thoái hóa và hàng rào giữa những con người có thể biến mât.
Làm sao người ta cộ thể thương yêu những cá nhân mà xã hội xem là "xấu"? Không có ai hoàn toàn hiện thân cho cái xấu một cách bẩm sinh. Mọi chúng sanh đều có tiềm năng thành Phật, chỉ những màn của mê lầm, tức giận và tham muốn che đậy tánh tốt nền tảng của họ.
Thương yêu một người tội phạm không có nghĩa là để cho người ấy tiếp tục làm hại những người? khác. Lòng bi là cần thiết cho những nạn nhân cũng như cho những người phạm một hành động xấu. Để cho những người này không tạo ra nữa những hành động tai hại có thể gây ra sự khổ đau của họ trong tương lai, chúng ta phải ngăn cản họ. Chính là không hận thù, không trả thù mới có thể với lòng bi đem lại sự giúp đỡ cho mọi thành phần đang xung đột.
Có một lòng bi bình đẳng cho tất cả chúng sanh không có nghĩa là lơ là với gia đình và bạn bè. Một số người đôi khi quá dấn thân vào cuộc tranh đấu để cải thiện xã hội đến độ con cái của họ phải khổ đau vì sự vắng mặt của họ. Nếu chúng ta có khuynh hướng xem tương quan với những người thân cận và bạn bè như là mặc nhiên, phải chớ quên rằng họ cũng là người mà chúng ta có thể giúp đỡ.