Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (4)


Xem mục lục

...Những bài thuyết pháp này (cm đức Phật) vô tình diễn tả cho chúng ta nhân vật hàng đầu của lịch sử Ấn ĐỘ- một con người ý chí xác quyết, uy quyền và kiêu hãnh, nhưng với những tính cách và lời nói tinh tế và nhân từ vô cùng. Con ngiùi ấy đã đòi hỏi giác ngộ chứ không mạc khải; không bao giờ nhận rằng một thượng đế nói qua cuộc đời mình. Và tuy nhiên, vị ấy nhẫn nhục và bi mẫn hơn tất cả những vị thầy vĩ đại khác của nhân loại. Như Lão Tử và Christ, ngài muôn đổi cái ác thành cái thiện, sự hận thù thành tình thiiững; và ngài ỉm lặng triác những sự không hiểu và ngộ nhận. Ngiúỵc với phần nhiều những bậc thánh, đức Phật có cảm thức hài hước và ngài biết rằng siêu hình học không có tiếng cừời là sự khiếm nhã.

Will Durant (nhà sử học)

Nhiều dấu hiệu điềm lành có cùng với sự sanh ra của Siddhartha, con của vua và hoàng hậu ở Kapila- vastu, thế kỷ VI trước Chúa giáng sinh. Những cầu vồng xuất hiện trong bầu trời, và những thú vật trở nên hiển hòa và toàn xứ sở mừng vui. Vừa sinh ra, Siddhartha đứng dậy, đi bảy bước và tuyên bô" đây là lần tái sanh cuối cùng.

Thái tử Siddhartha giỏi trong học hành, nghệ thuật và thể thao. Để bảo vệ ngài tách với thế gian, vua cha cấm ngài ra khỏi hoàng thành. Ngài lập gia đình, có một đứa con và hưởng thụ sự xa hoa và những thú vui của cuộc đời vương giả. Nhưng thái tử quan tâm đến đời sông của chúng sanh, và thỉnh thoảng ngài bỏ hoàng cung, đi với người hầu mà cha mẹ không biết. Chính trong những lần dạo chơi này mà ngài có nhiều cuộc gặp gỡ quyết định: một người bệnh, một người già và một xác chết. Người đánh xe giải thích cho ngài rằng không có ai thoát khỏi bệnh, già và chết Một dịp khác, hoàng tử gặp một tu sĩ lang thang. Ngài biết rằng con người thánh thiện này đã từ bỏ tất cả để theo đuổi một sự hiểu biết đích thực đời sông và một lối thoát cho những khó khăn của mình. Những cuộc gặp gỡ này tác động mạnh vào tâm thức ngài.

Chán những lạc thú trong lâu đài, thái tử chỉ có một ý nghĩ: giải quyết những vấn nạn của cuộc đời và tìm một câu trả lời cho những câu hỏi về sự sông và cái chết. Một hôm, ngài bỏ hoàng cung, cởi những y phục vua chúa dể trở thành một người khất thực. Ngài học với những vị thầy thiền đinh vĩ đại nhất của thời đại và hoàn thành mọi lời chỉ dạy của họ, nhưng thấy rằng ngài đã không khám phá bản chất của thực tại cũng như phương tiện để vượt thoát vòng sanh tử, ngài tìm cách đạt đến những thành tựu trong sáu năm khổ hạnh Khi hiểu rằng những hành hạ thân thể không tịnh hóa tâm thức mình, ngài bỏ thực hành này. Và khi ngồi dưới gốc bồ đề của Bodh-Gaya, bắc Ấn, ngài thệ nguyện không đứng dậy nữa cho đến bao giờ đạt được giác ngộ hoàn toàn.

Nhiều lực lượng bên ngoài cũng như bên trong thử làm ngài xao lãng khỏi thiền đinh của ngài. Nhưng vào bình minh ngày trăng tròn của tháng tư âm lịch, ngài thành công trong việc giải thoát tâm thức khỏi mọi ràng buộc và khai triển tất cả tiềm năng của ngài. Như vậy ngài trở thành một vị Phật hoàn toàn thức tỉnh.

Trong bốn mươi lăm năm, đức Phật dạy khắp miền bắc Ân và một phần của Nepal ngày nay. Những đàn ông và phụ nữ muôn xuất gia theo ngài, và như vậy tăng đoàn, cộng dồng tăng ni, bắt đầu. Những người cư sĩ cũng học với đức Phật, giữ năm giới, cúng dường đất cho tăng đoàn để trú ngụ cũng như lương thực, y phục, thuốc men.

Trong vài năm sau, đức Phật trở về Kapilavastu để dạy pháp cho gia đình. Con ngài vào tăng đoàn, và bà dì, người đã nuôi ngài sau cái chết của mẹ, là người nữ được xuất gia đầu tiên, sau đó là người vợ của ngài. Vua cha và triều đình theo những lời dạy của ngài.

Đức Phật đem lại nhiều thay đổi trong xã hội Ân Độ. Ngài khuyên người ta không nên theo một thực hành quá độ về lễ nghi, kêu gọi họ hiểu biết những nghi lễ họ tham dự. Ngài cấm sự phân biệt giai cấp trong tăng đoàn vào thời Ân Độ chia thành bốn giai cấp khắt khe. Cho phụ nữ xuất gia ngài công nhận khả năng giải thoát của họ, thay vì chỉ ở nhà làm bếp. Khuyên khích một cơ chế dân chủ trong tăng đoàn, ngài tạo ra một kiểu mẫu làm thay đổi thái độ của nhà cầm quyền thế tục thời ấy.

Từ đó cuộc đời đức Phật và triết học của ngài không ngừng ảnh hưởng thế giới. Mahatma Gandhi, người đã giải phóng Ấn Độ khỏi chế độ thực dân Anh, đã nói:

Tôi không chút ngần ngại mà nói rằng tôi chịu ơn nhiều về sự gây cảm hứng tôi đã tìm thấy tròng cuộc đời đức Phật... Tình thương không giới hạn của ngài đến tận những sinh vật nhỏ nhất, những cuộc đời nhỏ hơn con người rết nhiều. Và ngài đã nhấn mạnh ãến sự trong sạch của đời sống.

Sự truyền bá của Phật giáo

Sau khi đức Phật nhập Niết bàn không lâu, năm trăm vị A la hán tụ hội để tụng đọc những lời dạy

pháp của đức Phật để gìn giữ và so lại cho thống nhất. Những kinh đã được nhớ và truyền miệng qua hàng thế kỷ, trước khi được chép ra ở Tích Lan khoảng thế kỷ II trước Tây lịch, làm nên kinh tạng pali và truyền thống Theravada.

Như thế những lời dạy của đức Phật đã được truyền từ thầy qua trò trong những thế kỷ đầu tiên sau đức Phật. Người ta nói rằng một sô" lời dạy, như những kinh Bát Nhã Ba La Mật, vẫn được dấu kín khi những hoàn cảnh chưa đủ chín để truyền bá rộng rãi. Những thế kỷ sau, hiền triết Nagarjuna đã làm chúng hồi sinh Những kinh này của đại thừa, viết bằng chữ sanskrit, bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ thự nhất trước Tây lịch và trở nên rất phổ biến.

Trong thế kỷ VI, những tantra, tạo thành một bộ khác của những lời dạy của đức Phật, đã xuất hiện thành văn. Theo truyền thông kim cương thừa, những lời dạy này được đúc Phật ban cho lúc sanh tiền. Nhưng vì chúng ta quá bí truyền để có thể được phổ biến, chúng đã được truyền riêng từ thầy qua ữò trong hàng thế kỷ hay được cất giữ kín.

Sau khi đức Phật nhập Niết bàn, những lời dạy của ngài lan truyền nhanh chóng ở Ân Độ đến miền bắc của Pakistan và Afghanistan bây giờ. Người ta có thể thấy những di tích của nền văn minh Phật giáo vĩ đại này trong những hang động Ajanta và Ellora ở Ân, với những hình điêu khắc và tranh vẽ tinh vi, và

Bamiyan ở Afghanistan, nơi tượng Phật khổng lồ được khắc trên sườn núi. Những đại học tu viện Phật giáo được lập ở Ấn, trở thành trung tâm của tư tưởng trí thức trong nhiều thế kỷ. Những di tích đổ nát của Nalanda, đại học cổ nhất vẫn thấy được cho đến ngày nay, trong bang Bihar.

Sự thực hành những lời dạy của đức Phật đã biến mất khỏi văn hóa Ân Độ sau thế kỷ XII/ tiếp sau cuộc xâm lăng của quân Hồi giáo. Tuy nhiên ảnh hưởng Phật giáo vẫn còn trong văn hóa Ân, và người ta chứng kiến trong những năm gần đây một sự đột khởi của sự thực hành Phật giáo sông động. Một sô" đông giai cấp "không được chạm tới" đã quy y ở Ấn Độ. Một nhóm 500.000 người cùng đinh đã theo Phật giáo vào năm 1956, và ngày nay túi đồ có khoảng sáu triệu.

Một nhóm lớn Phật giáo khác ở Ấn là những di dân Tây Tạng. Từ năm 1959, một số dân Tây Tạng đi qua Ấn Độ, lập thành một cộng đồng Phật giáo ở Ấn.

Ấn Độ là điểm xuất phát cho sự truyền bá Phật giáo ở châu Á. Thế kỷ III trước Tây lịch, vua Asoka gởi những phái đoàn truyền giáo đến Sri Lanka, và Phật giáo cắm rễ ở đó. Từ Sri Lanka và Ấn Độ, Phật giáo được truyền sang Miến Điện và Thái Lan cũng như Đông Nam Á. Những giáo lý đến từng đợt, trước là Theravada, rồi đại thừa và cuối cùng kim cương thừa. Thế kỷ VII, Phật giáo truyền qua Idonesia, nơi tháp Borobudur nổi tiếng được xây dựng.

Ở Đông Nam Á - Thái Lan, Miến Điện và Cam- puchia - truyền thông Theravada thông lãnh, còn ở Việt Nam người ta thấy động thời những truyền thống Theravada, Thiền và Tịnh độ. Những di dân Trung Hoa đến Malá thế kỷ vừa qua luôn luôn đem Phật giáo theo họ, thành thử những truyền thống Phật giáo luôn luôn có mặt ở Malaisia hiện đại và ở Singapore vẫn còn những nhóm nhỏ Phật giáo ở Indonesia.

Thế kỷ III trước Tây lịch, Phật giáo truyền vào các vương quốc trung Á qua con đường tơ lụa. Nó đến Trung Hoa qua trung Á và từ Ân Độ bằng đường biển. Những người hành hương Trưng Hoa đi qua Ân Độ để học và dịch kinh sang tiếng Hoa. Vào thế kỷ IV sau Tây lịch Phật giáo đã cắm rễ vững chắc ở Trung Hoa

Ở Trung Hoa Phật giáo có nhiều tông phái. Thiền và Tịnh độ là những tông phổ cập nhất ngày nay. Những phái Phật giáo đầu tiên và những lời dạy về sau của kim cương thừa cũng đến Trung Hoa, nhưng chúng không được thực hành bao nhiêu.

Từ Trung Hoa, những truyền thông này đi vào Hàn Quốc đầu thế kỷ IV. Từ đó, chúng đến Nhật Bản, ở đây Phật giáo được thiết lập vững chắc vào thế kỷ IX. Ngày nay nhiều truyền thống Phật giáo sống chung ở Nhật: Thiền, Tịnh độ, Nhật Liên tông và Chân Ngôn tông, một truyền thông mật giáo. Từ Trung Hoa, Phật giáo cũng phát triển về phía nam, ở Việt nam.

Phật giáo lần đầu tiên đến đến Tây Tạng vào thế kỷ VII, từ Nepal và Trung Hoa. Sau khi Padmasam- bhava đến Tây Tạng, Phật giáo truyền bá nhanh chóng. Sau một cuộc tranh luận nổi tiếng giữa hiền triết Ân Độ Kamalasila và một thiền sư Trung Hoa, người Tây Tạng hướng về Ân Độ để tìm nguồn giáo lý ở đó. Bốn truyền thống lớn được hình thành trong Phật giáo Tây Tạng, theo những dòng giáo lý khác nhau, nhưng cách thực hành thì tương tự. Từ Tây Tạng, Phật giáo được truyền qua Mông cổ, và miền bắc Trung Hoa, trong một số vùng biên của Liên Xô cũ, cũng như trong khắp vùng Hy Mã Lạp Sơn.

Dù vua Asoka đã gởi những phái đoàn Phật giáo đến Hy Lạp vào thế kỷ III ữước Tây lịch, ở Tây phương chỉ trong thế kỷ vừa qua mà người ta bắt đầu chú ý đến Phật giáo.

Một số dấu hiệu hình như chỉ cho thấy rằng "những năm mất tích" của Jesus trong thời trẻ thì đã trải qua ở Ân Độ. Trong một bản văn tìm thấy ở Ladakh, miền bắc Ân, có nói rằng một thanh niên đã đến để học trong vùng này và sau đó về xứ của mình. Những ghi chú về năm và diễn tả hình dáng phù hợp với cuộc đời của Jesus, nhưng phải tiến hành những nghiên cứu lịch sử sâu hơn trước khi đưa ra một kết luận nào. Nhưng rõ ràng có một sự giống nhau đáng ngạc nhiên giữa những lời dạy của Jesus và những lời dạy của đức Phật về tình thương và lòng bi.

Thế kỷ XIX, những trí thức Tây phương bắt đầu chú ý đến những giáo lý Phật giáo, và triết học Phật giáo được dạy ở đại học ngày nay. Những năm sau này, người ta thấy trong phần lớn những nước Tây phương có những ngôi chùa hay trung tâm thực hành Phật giáo. Phật giáo thu hút và gây cảm hứng càng lúc càng nhiều ở Tây phương, về tâm linh cũng như về trí thức. Người ta sống trong những xã hội hiện đại Tây phương thích thú những kỹ thuật thiền định Phật giáo để làm bình an tâm thức và làm nảy sinh tình thương và lòng bi. Hơn nữa, trên bình diện trí thức, người ta cảm thấy bị kích thích bởi cách tiếp cận logic và cởi mở của Phật giáo. ĩ

Ngoài ra cách tiếp cận của Phật giao tương hợp với phương pháp khoa học, và những quan niệm về thế giới của nó hòa điệu với những khám phá của khoa học. Erich Fromm, nhà phân tâm học và triết học xã hội Mỹ gôc Đức, đã nói:

Một cách nghịch lý, tư tưởng tôn giáo Đông phương tỏ ra thích ứng với tư tưởng duy lý Tây phương hơn chính bản thân tư tưởng tôn giáo Tây phương.

Nhà luật học lỗi lạc người Anh Chrismas Hum­phreys, đã viết:

Phật giáo là một hệ thông tư tiềng, một tôn giáo, một khoa học tâm linh và một cách sống vừa hợp lý, có thể thực hiện được và có một tầm phổ quất vì sự rộng lớn của nó. Từ 2500 năm nay, nó đã thỏa mãn những nhu cầu tâm linh của gần một phần ba nhân loại. Nó nói với những ngtiời tìm kiếm chân lý bởi vì nó không có giáo điều, làm bằng lòng lý trí cũng như trái tỉm, nhấn mạnh vào sự kiện ngtiời ta chỉ có thể ảựa vào chính mình, rằng phải thực hành sự khoan dung đôi với những ý kiến của người khác; bởi vì nó bao trùm khoa học, tôn giáo, triết học, tâm lý học, huyền học, đạo đức và nghệ thuật, và xác nhận rằng con ngiỉời là nguồi sáng tạo duy nhất của cuộc đời nó, bây giờ và mai sau.

Xem mục lục