Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (22)


Xem mục lục

KHỐI KHỔ ĐAU SÂU NẶNG Ở CÁ NHÂN VÀ Ở TẬP THỂ

   Một cảm xúc tiêu cực sẽ không hoàn toàn biến mất nếu bạn không chịu đối

diện với nó, cũng như không muốn nhận biết một cách trọn vẹn từ lúc nó mới

phát sinh. Nếu bạn cố tình phớt lờ, nó sẽ lưu lại dấu tích của khổ đau.

    Điều này càng có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ. Nếu không được

một người lớn có nhận thức đầy đủ hướng dẫn bằng tình thương, sự cảm thông

và hiểu biết để giúp trẻ đối diện trực tiếp thì giải pháp duy nhất của trẻ là tránh né

để khỏi phải cảm nhận những cảm xúc đó. Không may là cơ cấu phòng ngự thuở

ấu thơ ấy thường được giữ nguyên khi đứa trẻ đến tuổi trưởng thành. Những cảm

xúc tiêu cực ngày xưa vẫn còn đó mà vì không được nhận biết nên khi trẻ trưởng

thành, những xúc cảm này thường được thể hiện ra một cách gián tiếp như: tâm

trạng âu lo, giận dữ, khuynh hướng bạo hành,... thậm chí có thể trở thành một

chứng bệnh về thể chất. Trong khi đó, hầu như không ai có thể sống qua thời thơ

ấu mà không phải trải qua một khổ đau nào đó. Ngay khi cả bố mẹ của bạn là

những người đã tỉnh thức thì bạn vẫn phải lớn lên trong một thế giới mà phần lớn

là mê mờ.

    Những khổ đau còn sót lại của một cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ chưa được đối

diện một cách hoàn toàn để chấp nhận và buông bỏ sẽ tạo nên một trường năng

lượng khổ đau trong mỗi tế bào cơ thể. Khối khổ đau đó bao gồm những nỗi khổ

thời thơ ấu, thời niên thiếu và trong suốt quãng đời trưởng thành. Phần lớn khổ

đau của bạn gây nên bởi thói quen tự đồng hóa mình một cách sai lầm với tiếng

nói ồn ào của bản ngã ở trong bạn. Đó là khối khổ đau sâu nặng, người bạn đồng

hành mà bạn không thể nào trốn tránh được chừng nào bạn còn tự đồng hóa mình

với những cảm nhận sai lầm về bản thân.

 Trường năng lượng của những xúc cảm khổ đau xưa cũ nhưng còn rất sống

động này chính là khối khổ đau sâu nặng ở hầu hết mọi người.

   Tuy vậy, khối khổ đau sâu nặng này không chỉ có tính chất cá nhân. Khối

khổ đau đó cũng dự phần vào khổ đau vô vàn của con người suốt chiều dài lịch

sử nhân loại, lịch sử của các cuộc nội chiến hoặc chiến tranh liên miên giữa nước

này với nước kia, của tình trạng nô lệ, cướp bóc, hãm hiếp, tra tấn và các hình

thức bạo lực khác.

    Khối khổ đau sâu nặng này vẫn còn sống trong tâm thức tập thể của nhân loại

và ngày ngày đang được bổ sung thêm. Bạn có thể xác minh điều này khi xem tin

tức buổi tối trên đài truyền hình hay chứng kiến những bi kịch trong các mối

quan hệ chung quanh bạn. Khối khổ đau tập thể đó còn có thể được mã hóa vào

tận các nhiễm sắc thể của con người, dù điều này chưa được khoa học công nhận.

    Mỗi đứa trẻ sinh ra trên đời này đều mang sẵn khối khổ đau sâu nặng này

dưới các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Bạn có thể thấy một số trẻ lúc nào cũng tỏ

ra rất vui tươi ngay từ thuở sơ sinh, một số đứa trẻ khác thì dường như chất chứa

sẵn một nỗi buồn khổ nào đó. Quả thực là trẻ con thường khóc nhiều nếu chúng

không được quan tâm chăm sóc, nhưng ở một số trẻ, dù được chăm sóc tốt thì

chúng cũng hay khóc lóc mà không có một lý do rõ rệt nào. Có vẻ như chúng có

sẵn năng lượng không vui tươi nên muốn làm cho mọi người chung quanh cũng

không được vui như chúng, và thường thì chúng rất thành công. Chúng đi vào thế

giới này với phần chia rất lớn khối khổ đau sâu nặng của con người. Còn một số

trẻ khác thường hay khóc thảm, có lẽ vì chúng cảm nhận được những cảm xúc

tiêu cực đang phát sinh từ bố mẹ. Điều đó làm chúng cảm thấy rất đau khổ và

khối khổ đau sâu nặng ở trong chúng cũng được gia tăng do thu nhận thêm năng

lượng từ nỗi khổ đau của bố mẹ. Bất luận trong trường hợp nào thì khi một đứa

bé lớn lên, khối khổ đau sâu nặng này cũng lớn dần theo.

   Tuy nhiên, không nhất thiết là một đứa trẻ có khối khổ đau nhẹ hơn sẽ trở

thành một người có đẳng cấp tâm linh “cao cấp hơn” những người có khối khổ

đau rất nặng nề. Thật ra, chúng ta thường thấy những trường hợp ngược lại, một

người có khối khổ đau ở mức độ sâu nặng thì người đó có cơ hội tỉnh thức tâm

linh nhiều hơn những người mang một khối khổ đau tương đối nhẹ nhàng. Trong

khi nhiều người vẫn còn bị giam cầm trong khối khổ đau sâu nặng của chính họ

thì một số khác nhờ đã đi đến mức quá sức chịu đựng của họ nên khối khổ đau

sâu nặng trở thành một động cơ mạnh mẽ đưa họ đến với trạng thái tỉnh thức.

   Tại sao hình ảnh đau đớn của Chúa Jesus, với khuôn mặt biến dạng vì thống

khổ và hình hài đẫm máu bởi những vết thương, lại trở thành một hình ảnh đầy ý

nghĩa trong tâm thức tập thể của loài người? Hàng triệu người, đặc biệt là vào

thời Trung cổ, hẳn sẽ không thể nào đồng cảm một cách sâu sắc như thế nếu họ

không nhìn nhận trong vô thức rằng đây là biểu hiện bên ngoài của một hiện thực

bên trong họ, đó là biểu hiện của khối khổ đau sâu nặng ở trong họ. Dù họ vẫn

chưa đủ mức độ tỉnh thức để nhận biết một cách trực tiếp ở trong chính mình,

nhưng đây đã là bước khởi đầu rất quan trọng của quá trình tỉnh thức đó. Chúa

Jesus có thể được xem là một biểu tượng nguyên thủy của loài người, là hiện thân

của khổ đau và khả năng vượt thoát khổ đau (5).

Xem mục lục