Top Book
Chùa Việt
Bài Viết

Sách Đọc (22)


Xem mục lục

Như chúng ta đã biết, bản chất cơ bản của bản ngã là bệnh hoạn nếu ta dùng

từ này theo nghĩa rộng hơn để nói đến sự băng hoại và khổ đau. Một người bình

thường có thể mắc phải nhiều chứng bệnh về tinh thần. Những chứng bệnh này

mang đậm nét bản ngã mà ai cũng thấy được bản chất bệnh hoạn của nó, ngoại

trừ người mắc bệnh.

    Ví dụ, nhiều người mắc tật nói dối vì muốn chứng tỏ mình quan trọng hơn,

đặc biệt hơn hoặc để trau chuốt hình ảnh của họ đối với người khác. Họ kín đáo

khoe khoang rằng họ quen biết với nhân vật quan trọng này, với một người thành

đạt kia, rằng họ có rất nhiều thành tích, năng lực và tài sản, hoặc bất kỳ điều gì

mà bản ngã của họ thích đồng nhất vào. Ở một số người thì tật nói dối đã trở

thành một thói quen không thể cưỡng lại được, vì họ bị thúc đẩy bởi cái cảm giác

bất toàn của bản ngã và mong muốn được sở hữu "nhiều hơn". Nhưng hầu hết

những gì họ kể với bạn về cuộc đời của họ chỉ toàn là những câu chuyện tưởng

tượng, là một kiến trúc mà bản ngã của họ vẽ vời ra để cảm thấy lớn hơn, đặc

biệt hơn. Cái hình ảnh lớn lao và phóng đại đó của bản ngã thông thường có thể

lừa được một số người, nhưng không chóng thì chầy mọi người sẽ nhận ra đó chỉ

là một câu chuyện hư cấu.

   Chứng hoang tưởng đó về cơ bản là một dạng phóng đại của bản ngã. Nó

thường là một câu chuyện mà đầu óc của bạn thêu dệt nên nhằm giải thích cho sự

hiện diện của cảm giác sợ hãi thường trực ở trong bạn. Yếu tố chính của câu

chuyện thường là một người nào đó (có lúc là rất nhiều người hay tất cả mọi

người) đang có một âm mưu nào đó chống lại mình, muốn kiểm soát hay ám hại

mình. Câu chuyện hoang tưởng ấy thường có vẻ nhất quán và lô-gic đến độ

thuyết phục được những người cả tin. Tương tự như thế, một số những tổ chức

lớn hoặc những quốc gia cũng có thể có những hệ thống, quan điểm và niềm tin

mà căn bản chứa đầy tính hoang tưởng, không có cơ sở trong thực tế. Vì bản ngã

rất sợ và không tin người khác nên nó thường có xu hướng nhấn mạnh sự "khác

biệt" ở người khác bằng cách tập trung vào những khiếm khuyết mà nó tưởng

tượng ra ở người kia và cho rằng những khiếm khuyết ấy là bản chất của họ.

Nhiều khi khuynh hướng hoang tưởng này được phóng đại đến mức xa hơn và

hiển nhiên biến người khác thành những quái vật thiếu nhân tính. Bản ngã của

bạn rất cần đến người khác, nhưng vấn đề là từ đáy sâu của bản ngã, nó rất thù

ghét và sợ hãi người khác. Câu nói "Địa ngục là người khác" của Jean-Paul

Sartre là câu nói của bản ngã, nó xem việc giao tiếp với người khác là một cực

hình. Những người mắc chứng hoang tưởng thường cảm nhận cực hình đó một

cách thường trực. Còn ở những người mà bản ngã vẫn còn sai sử họ thì họ sẽ

cảm nhận ở mức độ nhẹ hơn. Khi bản ngã ở trong bạn càng lớn thì bạn càng dễ

cảm thấy rằng những vấn đề lớn trong đời sống của bạn là do người khác gây ra,

và bạn sẽ làm cho đời sống người khác khó khăn hơn. Dĩ nhiên bạn không nhận

ra được chuyện này. Bạn tin chắc rằng người khác luôn gây khó khăn cho bạn.

    Chứng hoang tưởng cũng được biểu hiện dưới một triệu chứng khác, mang

tính cực đoan hơn. Đó là khi người bệnh càng cảm thấy mình bị dò xét, ngược

đãi, hay đe dọa thì họ càng có cảm giác rằng mình là trung tâm của vũ trụ và mọi

thứ đều quy tụ chung quanh mình, lúc đó họ càng cảm thấy quan trọng và đặc

biệt hơn, vì họ là tiêu điểm tưởng tượng của mọi người. Cảm giác tôi là một nạn

nhân, là một kẻ bị người đời ngược đãi lại thường làm cho họ cảm thấy mình rất

đặc biệt. Vì trong câu chuyện hoang tưởng này, họ thường gán cho họ vai trò vừa

là nạn nhân vừa có khả năng trở thành người hùng; là người sẽ ra tay cứu vớt thế

giới này hay sẽ đánh bại những thế lực đen tối kia.

    Bản ngã tập thể ở nhiều dân tộc, nhiều quốc gia và các tổ chức tôn giáo lớn

thường mang một yếu tố hoang tưởng mạnh mẽ: Chúng ta chống lại những kẻ

thù địch xấu xa. Đó là nguyên nhân gây ra biết bao khổ đau cho con người. Ví dụ

Tòa Án Xử Những Người Khác Tôn Giáo ở Tây Ban Nha, việc truy tố và hành

quyết những kẻ dị giáo và các "phù thủy", quan hệ giữa các nước trong Thế chiến

thứ nhất và thứ hai, chiến tranh lạnh giữa các siêu cường, chủ nghĩa McCarthy

trong thập niên 1950 ở Mỹ, hay những xung đột kéo dài ở Trung Đông, tất cả đều

là những chương đầy khổ đau trong lịch sử loài người đang bị khống chế bởi cơn

hoang tưởng tập thể cực độ.

       Nhiều người, nhiều tập thể hay các nước càng thiếu nhận thức bao nhiêu

thì căn bệnh của bản ngã càng dễ mang tính chất bạo hành bấy nhiêu. Bạo hành

là một hình thức rất man khai nhưng nó vẫn còn rất phổ biến để qua đó bản ngã

cố khẳng định chính nó, chứng minh rằng nó luôn luôn đúng và người khác là

sai. Đối với những người mất nhận thức sâu sắc, một cuộc tranh cãi dễ dàng dẫn

đến tình trạng bạo hành. Tranh cãi là gì? Là khi hai hay nhiều người bày tỏ ý kiến

của mình và những ý kiến đó khác nhau. Mỗi người đều tự đồng nhất với suy

nghĩ của mình, nên những ý kiến và suy nghĩ của họ kết tụ thành một quan điểm

nào đó mang đầy cảm nhận về bản thân mình. Nói khác đi: Tư cách và suy nghĩ

của người đó được trộn lẫn vào nhau. Khi điều này xảy ra thì bạn sẽ bảo vệ cho ý

kiến (suy nghĩ) của mình như thể bạn đang bảo vệ chính bản thân mình. Và trong

vô thức, bạn cảm nhận và hành động như thể bạn đang đấu tranh để sống còn, do

đó những cảm xúc của bạn sẽ phản ánh niềm tin mê mờ này. Những xúc cảm đó

trở thành những cơn lốc: Bạn cảm thấy trong người bạn đang có cảm giác bực

bội, nóng nảy hay hung hăng. Bạn cảm thấy mình phải chiến thắng bằng mọi giá,

vì nếu không bạn e rằng bạn sẽ bị tiêu diệt. Nhưng đó chỉ là một ảo tưởng của

riêng bạn. Bản ngã của bạn không biết rằng suy tư và những quan điểm trong

cách tư duy đó của bạn không liên quan gì đến bản chất chân thật của bạn, vì bản

ngã tự nó là loại suy nghĩ không được kiểm soát.

   Thiền sư Hoằng Nhẫn (22) có câu: "Chân Lý Tối Thượng là cái không thể tìm

kiếm được” (23). Chỉ cần bạn buông bỏ hết những định kiến sai lầm ở trong tâm

mình". Điều đó có nghĩa gì? Hãy thôi tự đồng nhất bạn với những suy nghĩ miên

man và lo sợ vẩn vơ ở trong lòng. Lúc đó Chân Lý Tối Thượng, bản chất chân

thật của bạn, vượt thoát khỏi suy tư, sẽ tự trỗi dậy.

Xem mục lục